Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Đất và máu: Nguồn gốc của Thế chiến II tại châu Á

Posted on  by The Observer

Print Friendly
osaka-sb01s
Nguồn: Panka J. Mishra, “Land and blood: The origins of the Second World War in Asia”, The New Yorker, 25/11/2013.
Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Đánh giá lại tầm quan trọng của chiến tranh Trung – Nhật
“Chúng ta sẽ có một cuộc chiến của riêng mình”, W. H. Auden nói với Christopher Isherwood trong lúc họ đang trên đường đến Hồng Kông vào tháng 1/1938 để viết một cuốn sách về cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật. Trong khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha, theo Isherwood, “đã đầy những nhà quan sát có tên tuổi”, thì ít ai ở Phương Tây biết đến những Guernica (một thành phố Tây Ban Nha bị tàn phá) của chiến tranh Trung-Nhật lần hai, bao gồm cuộc hãm hiếp và tàn sát hàng vạn dân thường tại Nam Kinh bởi lính Nhật. Auden, trong bài thơ “Trong thời chiến” (In Time of War) (1939) viết, “Bản đồ có thể chỉ những nơi/Mà cuộc sống giờ thật bạo tàn/Nam Kinh. Dachau.” Tại Vũ Hán, thủ đô thời chiến bị vây hãm của Trung Quốc, Isherwood có trực cảm rằng “ẩn chứa ở đây là tất cả những đầu mối vốn cho phép một chuyên gia nếu tìm ra được chúng sẽ có thể dự đoán được những sự kiện trong 50 năm tiếp theo.”
Auden và Isherwood đã sửng sốt trước sự tự mãn của những ông chủ châu Âu tại châu Á lúc bấy giờ, ví dụ như lãnh đạo của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) Sir Vandeleur Molyneux Grayburn. Grayburn, khi được hỏi quan điểm của ông về chiến tranh, nói rằng, “Vâng, chỉ là bọn bản xứ đánh nhau”.

Cuối năm nhìn lại hồ sơ tranh chấp Biển Đông

FB Trương Nhân Tuấn

26-12-2014
(Từ Nhật ký facebook)
Báo chí đăng tin nhà xuất bản Trùng Khánh (TQ) vừa cho ra mắt cuốn sách song ngữ Hoa-Việt “Những điều tâm đắc của Lê Khả Phiêu”, đúng đêm Noel 24-12-2014, ngay tại nhà tác giả ở Hà Nội. Nghe nói nhà xuất bản này đã tài trợ ông cựu tổng bi thư từ a đến z để in 1000 cuốn sách đâu tiên. Đâu mà có người tốt bụng (dữ thần) vậy!
Thì chắc cũng có qua, có lại. Theo tin tức (từ thập niên 90) ở người thư ký của ông là Nguyễn Chí Trung, thì chính Ông Phiêu là người đã nhìn nhận giữa VN « có ba vùng biển tranh chấp » với Trung Quốc. Ba vùng biển này là ba vùng biển đó là : vùng vịnh Bắc Việt, vùng biển Hoàng Sa và vùng biển Trường Sa.
Ở VN ít có người lên tiếng phản đối vụ này. Phía đảng, sự im lặng là phải đạo, vì đó là “nhận thức chung của lãnh đạo”. Còn phía học giả VN, một số im lặng có lẽ do không ý thức được tầm quan trọng hành vi một chính phủ nhìn nhận một vùng lãnh thổ, hay vùng biển (của quốc gia bị quốc gia khác) tranh chấp. Số khác (thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông) thì nhìn nhận “có tranh chấp tại vùng biển TS”, như ý kiến của Lê Khả Phiêu.
Một thí dụ về hệ quả của việc “nhìn nhận có tranh chấp”. TQ từ nhiều năm nay đã làm áp lực đủ mọi thứ với các chính phủ Nhật, chỉ để được một chuyện : chính phủ Nhật nhìn nhận có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) với TQ. Nhưng các lãnh đạo Nhật họ đâu có ngu (như lãnh đạo...) ?
Nhìn nhận có « tranh chấp » (tại Senkaku) là nhìn nhận sự hiện diện chính đáng của TQ tại quần đảo này. Theo tập quán quốc tế, (qua các vụ tòa án quốc tế phân xử), cách giải quyết tranh chấp về chủ quyền (giữa hai quốc gia) tại một vùng lãnh thổ là chia đôi vùng lãnh thổ đó.
Tranh chấp vùng biển cũng vậy. Nhìn nhận có tranh chấp ở vùng biển TS là chia đôi với TQ ở vùng biển này.
Người ta đặt câu hỏi nguyên nhân vì sao ông Lê Khả Phiêu lại nhìn nhận có tranh chấp tại vùng biển Trường Sa ? Người ta cũng đặt câu hỏi tương tự cho các học giả VN (thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông).

Nguyễn Thị Từ Huy - Một số tư tưởng của người Nga trong giai đoạn Perestroika

Thời điểm này, ngay trước đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam, những người Việt quan tâm đến tương lai của cộng đồng chung và tương lai của bản thân mình xét trong tương quan với cộng đồng, cũng như tương lai của các thế hệ con cháu, có lẽ đều tự đặt cho mình câu hỏi : Việt Nam có thể tiến hành những cải cách chính trị căn bản để phát triển, để bảo tồn độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ ?

Ở một thời điểm như vậy, có lẽ cần tìm hiểu thấu đáo những gì mà người Nga đã làm để tiến hành cải cách trong giai đoạn Perestroika, giai đoạn mà nước Nga biết đến một sự thay đổi căn bản trong cấu trúc chính trị xã hội, đặt nền móng cho sự hình thành một nước Nga dân chủ.

Tổng công trình sư của Perestroika, như tất cả chúng ta đều biết, là Mikhail Gorbatchev, người được đánh giá là không chỉ làm thay đổi nước Nga, mà còn « làm thay đổi số phận của cả hành tinh chúng ta », như nhận định của Andrei S. Gratchev. Tuy nhiên, perestroika không thể tiến hành nếu không có một bộ phận lớn các trí thức và các nhân vật chính trị ủng hộ. Trong số những người sát cánh bên Gorbatchev, có Vadim Medvedev, uỷ viên Bộ Chính trị, Tringuiz Aïtmatov, nhà văn, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng đã được dịch và được độc giả Việt Nam yêu mến (Truyện núi đồi và thảo nguyên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Và một ngày dài hơn thế kỷ, Con tàu trắng, Djamila), Tatiana Zaslavskaia, nhà xã hội học, Otto Latsis và R. Simonian, nhà kinh tế học…

Dưới đây xin dịch giới thiệu một số đoạn thể hiện những tư tưởng quan trọng của một số người đã tham gia thực hiện công cuộc cải cách ở nước Nga.

1/ Ngày hôm nay, nhiệm vụ chính của chúng ta là xây dựng đời sống tinh thần cho các các nhân, trong khi tôn trọng đời sống nội tâm của họ và trao cho họ sức mạnh đạo đức. Chúng ta tìm cách khởi động tất cả mọi tiềm năng trí tuệ của xã hội chúng ta, tất cả mọi tiềm năng văn hoá, để tạo ra các cá nhân năng động về mặt xã hội, phong phú về tinh thần, công chính và có lương tâm. Một con người cần biết và cảm nhận được rằng những người khác cần đến sự đóng góp của mình, rằng phẩm giá của mình không bị coi rẻ, rằng mình được đối xử với sự tin tưởng và tôn trọng. Nếu một người nhận ra những điều đó, anh ta sẽ có khả năng thực hiện rất nhiều việc. (Gorbatchev, Perestroika (bản dịch tiếng Pháp), Flammarion, 1987, tr.36)

2/ Cải cách(Perestroïka), điều đó có nghĩa là loại bỏ sự suy thoái đạo đức xã hội chủ nghĩa khỏi xã hội, thực sự thi hành các nguyên tắc của công lý xã hội. Điều đó có nghĩa là lời nói phải tương ứng với việc làm, các quyền phải đi đôi với nghĩa vụ. Đó là tôn trọng lao động lương thiện và lao động chất lượng cao, đó là vượt lên trên các xu hướng cào bằng về lương và về tiêu thụ. (Gorbatchev, Perestroika (bản dịch tiếng Pháp), Flammarion, 1987, tr.44)

3/ Cải cách đã mang lại những nhiệm vụ mới cho nền chính trị của chúng ta, và cho suy tư của chúng ta về xã hội. Trong số các nhiệm vụ đó, có nhiệm vụ phải chấm dứt sự trì trệ tư duy của xã hội, để mở ra cho xã hội những phạm vi rộng lớn hơn của tư duy và để khắc phục triệt để những hậu quả của sự độc quyền về lý luận, điển hình cho thời kỳ tôn thờ lãnh tụ. (Gorbatchev, Perestroika (bản dịch tiếng Pháp), Flammarion, 1987, tr.62)

Truyện 19+: Câu chuyện của một Tú bà

(Dẫn từ bên nhà một mụ tú bà).

Tôi hồi trẻ làm cave, đến khi có tí tuổi, ngực dài, háng rộng, toan về già rồi, thì chuyển qua làm tú bà. Cái này cũng giống như mấy cầu thủ bóng đá, khi hết thời thì quay qua làm huấn luyện viên vậy. Cầu thủ chuyển qua làm huấn luyện viên có nhiều thuận lợi lắm, bởi họ có kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên sân cỏ. Còn tôi, từ cave chuyển qua làm tú bà cũng không gặp khó khăn gì mấy, bởi tôi có kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên giường.

Có lẽ sau nghề buôn thuốc phiện và trộm cướp thì cave là nghề bị xã hội khinh rẻ nhất. Tôi thấy có chút bất công. Bởi dù gì thì cave vẫn kiếm tiền bằng chính công sức của họ (dù ít hay nhiều), chứ họ không lấy trộm, không cướp giật, không ăn chặn của ai. Trong khi đó, đầy những kẻ làm giàu bằng những cách thất đức, bẩn thỉu hơn thì lại được người đời ngợi ca, trọng vọng.

http://xmedia.nguoiduatin.vn/2013/01/29/c1dce23841b32eed71fb0a160019b377-images.jpg
Hình minh họa
Người ta bảo mại dâm làm cho đạo đức xã hội suy đồi. Ở vị trí là một tú bà, đương nhiên tôi không đồng tình với quan điểm ấy. Bởi cái việc mà đàn ông làm với cave về bản chất nó cũng chẳng khác gì cái việc vẫn được các tiểu thuyết tình yêu hay các sách văn chương gọi là sự thiêng liêng, sự thăng hoa, là đặc ân mà tạo hóa ban cho loài người (và cả loài vật). Đàn ông và cave làm việc đó với nhau sòng phẳng, “tiền đưa, dưa thúc”, chứ họ không loạn luân, không hiếp dâm.

Nếu bắt buộc phải chịu cái tiếng xấu là làm cho xã hội suy đồi, thì sự suy đồi mà mại dâm tạo ra cho cái xã hội này cũng nhỏ xíu thôi, chẳng ăn thua gì so với bao nhiêu thứ suy đồi ngoài kia cả.

Xây dựng quốc gia ở Nam Việt Nam

“Việt Nam là cột trụ chính của Thế giới Tự do ở Đông Nam Á, viên đá đỉnh vòm, cái nút đậy trong con đập. Nó là đứa con của chúng ta, chúng ta không được phép bỏ rơi nó, và chúng ta không thể làm ngơ trước những nhu cầu của nó”[1]. Với những lời nói đó, Thượng nghị sĩ John F. Kennedy đã thể hiện nhiều hơn là một niềm tin cá nhân. Các ý nghĩ của ông phản ánh một đồng thuận cơ bản về chính trị trong giới tinh hoa quyền lực Washington, giới mà đã hình thành trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh xuất hiện và trong những năm năm mươi đã đạt tới tầm của một sự hiển nhiên. Thuyết Truman, NSC-68 và Thuyết Domino là thể hiện về mặt an ninh chính trị của một thế giới quan bao gồm một loạt những cái được cho là sự thật khách quan, những sự thật là có thể được tóm tắt tựu trung như sau: Dân chủ và tự do là các mục tích cơ bản của Hoa Kỳ. Cả những đánh giá không đúng và những sai lầm cũng không thể thay đổi gì được ở điều đó. Điều quan trọng là các động cơ và chủ ý lúc nào cũng phải tốt. Chủ nghĩa cộng sản ngược lại là hung hãn và muốn bành trướng. Lịch sử đã dạy rằng người ta không bao giờ có thể xoa dịu được một kẻ xâm lấn: Hiệp ước München của năm 1938 (mà với nó, các thế lực Phương Tây đã chấp thuận lời yêu cầu chia xẻ nước Tiệp Khắc của Hitler) đã chứng minh điều đó đầy ấn tượng. “Chính sách ngăn chặn” của Truman về cơ bản là đúng. Phương Tây chỉ mạnh như mắt xích yếu nhất trong chuỗi của các quốc gia tự do. Vì vậy mà chiến thắng của cộng sản trong một nước sẽ đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và của Phương Tây tự do nói chung.

John F. Kennedy (phía sau bên phải) trong chuyến đi thăm Việt Nam năm 1951
John F. Kennedy (phía sau bên phải) trong chuyến đi thăm Việt Nam năm 1951

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Những lời tiên tri của Nostradamus cho năm 2016

Năm 2016 sẽ có nhiều vụ nổ và nhiều máy bay rơi tại khu vực Cận Đông là một trong số những tiên đoán quan trọng của nhà triết học Nostradamus.

Nhà tiên tri lừng danh Nostradamus.
Nhà tiên tri lừng danh Nostradamus. Nhà tiên tri lừng danh Nostradamus.
Nhà triết học người Pháp Nostradamus (thế kỷ XVI) nổi tiếng khắp thế giới nhờ tài tiên tri chính xác của mình về những biến cố bi thảm của lịch sử nhân loại. Dưới đây là những tiên đoán quan trọng nhất của ông dành cho năm 2016.

Tổng thống cuối cùng của nước Mỹ

Qua những lời tiên tri của Nostradamus có thể thấy, ông đã nhìn thấy trước việc Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2013. Tuy nhiên, ông khẳng định đó sẽ là Tổng thống cuối cùng của nước Mỹ. Có lẽ đây là lời tiên đoán gây ra nhiều tranh cãi cũng như nhiều phương án lý giải hơn cả trong số những lời tiên đoán của Nostradamus.

Các thảm họa thiên nhiên

Trong những lời tiên đoán của mình cho năm 2016, Nostradamus nhắc tới những điều kiện thiên nhiên khác thường và những thảm họa thiên nhiên có thể xảy ra khắc nghiệt hơn trước. Chẳng hạn, ông nói tới việc nước sẽ chiếm thế thượng phong so với đất. Ông tiên đoán năm 2016 sẽ chứng kiến khu vực Cận Đông rực cháy vì nơi này chứa đựng quá nhiều dầu mỏ.

Những hiện tượng thiên văn khác thường

Theo lời Nostradamus, trong năm 2016 nhân loại sẽ phải đối mặt với những hiện tượng khác thường có liên quan với những dịch chuyển trong vũ trụ.

Nam Hải Vân còn 49 biệt thự, biệt phủ xây trái phép

Một phúc trình của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng cho biết hiện có đến 49 biệt thự, biệt phủ xây trái phép trên núi Hải Vân thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu mà không bị nhà cầm quyền đập bỏ như vụ biệt thự của ông Phan Như Thạch, thiếu tướng, cựu giám đốc công an Quảng Nam, và biệt phủ của ông Ngô Văn Quang, giám đốc một công ty vàng ở tỉnh Quảng Nam.

            Các lô đất quanh khu vực sân bay Nước Mặn hiện Trung cộng mua gần hết. (ảnh: M.Trí)
Phúc trình cho biết những công trình xây dựng trái phép trên núi Hải Vân đã có từ lâu nay. Nhưng chủ rừng lúc đó là Ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân (đã giải thể vào năm 2008, nay là Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu) không hiểu vì sao lại không biết hay làm ngơ?.

“Nếu chỉ nghe qua về việc những công trình xây dựng không phép trên núi Hải Vân thuộc địa phận của phường thì nhiều người sẽ đặt câu hỏi chính quyền địa phương ở đâu? vì sao lại để chuyện này xảy ra?. Nhưng họ đâu có biết, rừng đó trước đây là do Kiểm lâm quản lý, mọi hoạt động trong rừng họ đều phải nắm và giải quyết. Khi chưa bàn giao cho địa phương thì địa phương cũng chịu...”, ông Bùi Nguyễn Hồng Hải, phó chủ tịch phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, nói.

Cú sốc "gây chiến" và âm mưu toàn cầu Trung Quốc



Cập nhật : 01:00 | 27/12/2015


Tham vọng gia tăng ảnh hưởng với kinh tế toàn cầu động cơ thôi thúc Trung Quốc đưa ra quyết định quyết định bất ngờ trong 2015. Điều này tạo ra một cú sốc và sự dè chừng cho thị trường tài chính thế giới.

Bước ngoặt lịch sử
Tháng 8/2015, Ngân hàng Trung ương TQ (PBoC) đã có một quyết định khiến cả thế giới bất ngờ: đưa cơ chế quản lý đồng nhân dân tệ (NDT) sang một trang mới, chuyển từ neo buộc sang thả nổi có điều chỉnh so với đồng USD của Mỹ.
Với quy chế xác định tỷ giá tham chiếu hàng ngày dựa trên diễn biến trên thị trường, liên tiếp trong 3 ngày từ 11-13/8/2015, PBoC đã 3 lần hạ tỷ giá tham chiếu lần lượt là 1,9%, 1,6% và 1,1%, đưa đồng NDT giảm tổng cộng gần 5% xuống còn 6,45 NDT/USD, mức thấp kỷ lục trong suốt 4 năm trước đó.
Quyết định bất ngờ của PBoC là một thay đổi rất lớn và ngay lập tức được cho là đã khơi mào cho cuộc chiến tranh tiền tệ ở châu Á và buộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải trì hoãn nâng lãi suất.
tỷ giá, liên ngân hàng, USD, VND, NDT, tỷ-giá, NDT, reminbi, yuan, Trung-Quốc, PBOC, Cục-dự-trữ-liên-bang-Mỹ, Fed, Ấn-Độ, NDT, phá-giá, IMF, NHNN, HSBC, HSC, AZN, cuộc-chiến-tiền-tệ, xuất-khẩu, lạm-phát, ổn-định, tăng-trưởng, WB, World-Bank
Trung Quốc phá giá mạnh đồng NDT (yuan) trong năm 2015.

Bộ Ngoại giao và hải quân Trung Quốc tranh cãi về nổ súng đầu tiên ở Biển Đông?

HỒNG THỦY

(GDVN) - Người ta thấy rõ có "mùi thuốc súng" trong những phát ngôn của ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc về cái gọi là "kiềm chế lắm mới...
Tạp chí Tiền Tiêu xuất bản tại Hồng Kông số tháng 12/2015 đưa tin, lâu nay Bộ Ngoại giao và hải quân Trung Quốc vẫn có mâu thuẫn trong việc xử lý vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Vài tháng trở lại đây mâu thuẫn giữa hai cơ quan này ngày càng lớn hơn trước.
Ông Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, ảnh: China Daily.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vấn nhấn mạnh, trong các tình huống tàu chiến Trung Quốc chạm trán với tàu chiến Mỹ hay các nước khác, hải quân Trung Quốc nhất định không được nổ súng trước để tiện cho ngoại giao vào cuộc, xử lý các tranh chấp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hoặc giữa Trung Quốc với các nước khác trong khu vực.

Quyền lực trị quốc và vai trò Quân vương



XUÂN DƯƠNG

(GDVN) - Dùng cấp dưới để hiện thực hóa ý tưởng, dựa vào thần dân để củng cố ngai vàng, chỉ có vậy quyền uy của Quân vương mới thực sự vững bền.

Hơn chục năm trước, bộ phim “Tể tướng Lưu Gù” lần đầu tiên công chiếu tại Việt Nam, bộ phim xoay quanh ba nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa là Càn Long, Hòa Thân và Lưu Dung.
Lưu Dung không đồng tình khi Càn Long cho xây dựng một ngôi chùa trong lúc dân vùng sông Hoài chết đói vì lũ lụt.

Cứ mỗi lần kêu gọi “Hoàng thượng, hãy lấy dân làm gốc!”, Lưu Dung lại bị hạ phẩm hàm nhưng không vì thế Lưu Dung ngừng kêu, kể cả đến lúc bị lột hết mũ áo trở thành thường dân, bị đuổi ra khỏi cung điện.

Mặc dù vậy, không thể nói nhờ Lưu Dung mà thời Càn Long trị vì được xem là một trong những thời kỳ huy hoàng của lịch sử Trung Hoa.
Càn Long là vị vua thọ lâu nhất và tại vị lâu nhất  trong lịch sử Trung Hoa nhờ có trung thần Lưu Dung và tham quan Hòa Thân.
Quyền lực trị quốc và vai trò Quân vương (Ảnh minh họa)
Sa hoàng Pie Đại đế được người Nga tôn sùng là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga.

Khi nội tạng người trở thành “món hàng” siêu lợi nhuận ở Trung Quốc

CÙNG CHỦ ĐỀ

Do nhu cầu ghép tạng cao nên nội tạng trở thành “món hàng” siêu lợi nhuận. Cũng chính vì thế mà có những tổ chức, cá nhân bất chấp tất cả để buôn bán, mổ cắp nội tạng người khác nhằm thu lợi.

nội tạng, lợi nhuận, buôn bán tạng,
ISIS bán nội tạng con người để tài trợ cho các hoạt động khủng bố của chúng. (Ảnh: EPA)
“Thế giới ngầm” buôn bán nội tạng phát triển
Những thị trường kinh doanh nội tạng sầm uất nhất trên thế giới bao gồm: Kosovo, Mozambich, Israel, Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập và Trung Quốc. Trong đó Trung Quốc là một trong những thị trường mua bán nội tạng sống bất hợp pháp lớn nhất thế giới. Ngoài ra, đã có những bằng chứng cho thấy nhóm Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tự xưng buôn bán nội tạng người để tài trợ cho các hoạt động khủng bố trên khắp Trung Đông.
Reuters dẫn một tài liệu thu được của chính phủ Mỹ cho biết nhóm Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tự xưng cho phép lấy nội tạng từ tù nhân còn sống để cứu người Hồi giáo bất chấp việc gây tử vong cho kẻ bị bắt. Đây cũng là một trong các biện pháp trừng phạt tù nhân của ISIS.

Nguyễn Trọng Tạo và Trường ca biển mặn

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

2015-12-26
truong-ca-bien-man-622.jpg
Bìa sách Trường ca biển mặn của Nguyễn Trọng Tạo.
Courtesy NXBHNV

Một nghệ sĩ đa tài

Tên tuổi nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo có lẽ không xa lạ với người nghe nhạc nhưng những sáng tác văn học của ông cũng chiếm niềm tin yêu của không ít người đọc từ nhiều chục năm qua. Ông thắng hàng chục giải thưởng thơ, truyện, ca khúc, trường ca cấp nhà nước và cả về vẽ bìa sách ông cũng không nhường cho các họa sĩ trẻ, được đào tạo từ các đại học mỹ thuật. Nhìn qua những giải thưởng mà ông nhận được trong cuộc đời sáng tác người ta dễ dàng thừa nhận Nguyễn Trọng Tạo là một nghệ sĩ đa tài, một nhà thơ xứng đáng khi được nhắc tới tên và một nhạc sĩ mà những ca khúc của ông đã đi vào lòng nhiều thế hệ.