Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, bà sẽ nhắc ông Võ Kim Cự phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là khi giai đoạn đó mình đang là lãnh đạo tỉnh nhà.
Sáng 23/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí sau khi được bầu tái đắc cử vào sáng 22/7.
Tham dự buổi gặp còn có các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ, Phùng Quốc Hiển, Tổng thư ký Quốc hội và Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội.
Formosa đã nhận trách nhiệm bồi thường trước sự cố ô nhiễm môi trường gây nên tình trạng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, nhưng xung quanh Formosa vẫn đang tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường, khiến người dân bức xúc. Bên lề kỳ họp Quốc hội khoá XIV, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình.
Phóng viên (PV):Đại diện người dân một trong 4 địa phương trực tiếp bị ảnh hưởng bởi Formosa, ông sẽ gửi kiến nghị gì đến Quốc hội khoá XIV?
Trong kỳ họp này, đoàn Quảng Bình sẽ có ý kiến phát biểu tại nghị trường. Thứ nhất, phản ánh đầy đủ tình hình, thực trạng Formosa đã gây ảnh hưởng đến môi trường và người dân như thế nào. Nhân dân thì điêu đứng, ngành du lịch giảm thu nhập, hậu quả kinh tế quá rõ, kéo theo đó là hậu quả về chính trị, phức tạp về an ninh, trật tự, tâm lý người dân hoang mang… Bên cạnh đó, chúng tôi có kiến nghị xử lý nghiêm những người tiếp tay cho Formosa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đề nghị Chính phủ, các bộ ngành quan tâm giải quyết dứt điểm các hậu quả của môi trường biển. Ngoài ra, chúng tôi đề nghị Chính phủ và nhân dân cả nước ủng hộ nhân dân Quảng Bình khắc phục hậu quả, làm thế nào để tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ trong du lịch.
Theo tôi, cả nước nên hỗ trợ nhân dân Quảng Bình bằng các việc làm thiết thực, như hỗ trợ ngư dân Quảng Bình đánh bắt xa bờ, tạo kế sinh nhai trong thời gian sắp tới, có giải pháp để ngành du lịch Quảng Bình không phải phá sản… Chẳng hạn, đến Quảng Bình du khách không chỉ tắm biển và ăn hải sản, mà còn có thể tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, hang động, tắm suối… Nếu chỉ thoả mãn nhu cầu của người dân thì khó nhưng nếu vì mục đích chia sẻ với Quảng Bình thì tôi nghĩ là làm được. Hiện Quảng Bình cũng đang kêu gọi để kích cầu du lịch, tất cả nhà hàng, khách sạn, các tour du lịch đều giảm giá 20-30%...
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương trả lời phỏng vấn báo chí, chiều 22-7.
Ông Trân ước tính, chỉ với 2 tỷ đồng (khoảng 100.000 USD) là đủ để chế tạo một tổ hợp khí tài đánh chìm được một chiếc tàu khu trục có giá cả trăm triệu USD.
Ông Phan Bội Trân chia sẻ rằng, khi ông công bố dự định chế tạo tàu ngầm tại Việt Nam, mọi người đều cho đó là chuyện hoang đường. Ngay cả vợ ông cũng nghĩ ông "đang gặp vấn đề gì đó trong đầu, não bộ hình như không ổn".
Nhưng ông vẫn quyết tâm đổ tiền thừa kế vào việc làm tàu ngầm...
PV: Lý do nào khiến ông quyết định sử dụng vật liệu composite làm vỏ tàu, thưa ông?
Ông Phan Bội Trân: Ở bên Pháp, người ta cũng đã chế tạo tàu ngầm bằng vật liệu composite rồi. Và trong nhiều chiếc tàu ngầm hiện nay đều có vật liệu composite nhưng người ta không tiết lộ ra.
Hơn nữa, thế mạnh của tôi là làm trong ngành composite trong khoảng 35 năm nay. Và chỉ có composite mới cho phép mình làm tàu ngầm tàng hình. Composite còn cho phép mình chế tạo tàu ngầm dễ hơn trong điều kiện của Việt Nam và có thể sản xuất hàng loạt.
TS Nguyễn Đức Thắng:Trước tiên tôi phải rất cám ơnTS.
Tô Văn Trườngviết
bài phản biện đối với bài viết của tôi. Tôi thực sự đã làm anh vất vả. Áy này
và cảm tạ vô cùng. Sau đây, những phần tô hồng là do tôi viết để đỡ “đòn”. Tuy
nhiên khả năng đỡ đòn có hạn và cũng vì đây là Fair Forum nên tôi nhờ PGS. TS
Trần Hồng Côn đỡ đòn hộ những gì mà TS. TVT chưa được thỏa mãn. Tại sao tôi lại
nhờ anh Côn vì tôi còn nhớ một buổi chiều hè chủ nhật, dịp khoảng tháng 7/1970,
thế mà đã 46 năm rồi, anh Côn, tôi và các anh Thích, Thân, Cường, Dũng, Ngọc,
Phố v.v. khoảng gần chục anh xuống sân đá bóng gôn tôm (gôn mini) tại kí túc xá
Albertov thuộc khoa Khoa học tự nhiên, trường Karlova Universita Praha (Cộng
hòa Séc hiện nay). Sinh viên Việt Nam mình ở các trường khác đến chơi với bọn
tôi đều gọi là “chuồng chim Albertov”. Anh Côn đội bên kia, tôi đội bên này.
Anh Côn là tiền đạo, tôi là hậu vệ. Anh Côn thi đấu rất quyết liệt, giầy mới
xịn, có đinh thép ở đế sáng choang. Tôi hôm đó, giầy đá bóng giặt chưa khô,
nhưng vì các anh cứ kéo, do thiếu người, nên đi chân đất, làm hậu vệ. Anh Côn
dẫn bóng lao như điên vào gôn bên tôi, tôi nhìn bóng và xông lên chặn. Thế nào
mà quả bóng không bị anh Côn đá, tự nhiên đầu ngón chân phải của tôi kêu rắc
một cái. Ôi đau quá! Tôi tin là anh Côn không chủ ý, nhỡ, bỏ qua. Ngón cạnh
ngón cái bị vẹo hẳn sang một bên, tập tễnh mấy ngày thấy hết đau. Nhưng để lại
dị tật cho đến tận ngày nay. Nay “bắt đền” anh Côn bằng nhờ trả lời anh TVT
những câu hỏi rất hóc của anh Trường!
TS Tô Văn Trường: Bài viết “Cần trả lại chân lý khoa học cho kết luận về
nguyên nhân cá chết” của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thắng đã được đăng tải rộng rãi
trên các trang mạng xã hội trong và ngoài nước trong mấy ngày qua, gây xôn xao
công luận vì cho rằng kết luận của Chính phủ đã công bố ngày 30/6/2016 dựa trên
cảm tính, suy diễn chủ quan.
Đây là bài báo có hàm lượng khoa học cao, có chính kiến, thể
hiện sự quan tâm nghiêm túc của tác giả đối với nguyên nhân cá chết ở miền
Trung.
1. Về phenol, cyanua là những độc tố mạnh
Tác giả cho rằng nguyên nhân làm cá chết cấp tính hàng loạt chia
làm 2 loại cụ thể sau:
a) Bị tiếp xúc/phơi nhiễm với độc tố, đến đủ nồng độ gây chết
LC50.
b) Bị chết do thiếu oxy.
Hai nguyên nhân này khác nhau cơ bản về bản chất hóa học và cơ
chế gây chết. Kết luận đã công bố thuộc về nguyên nhân a), vì phenol và cyanua
được coi là những độc tố mạnh. Suy diễn này đã bỏ qua điều kiện bắt buộc cần có
là nồng độ của phenol và cyanua trong nước biển khi đó phải lớn hơn hoặc bằng
LC50.
Sau scandal một nữ đại biểu quốc hội là Châu Thị Thu Nga bị công an bắt vào giữa năm 2015, Quốc hội Việt Nam lại vừa “phát hiện” một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta.
‘Công dân Malta’ Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Với lý do bà Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã phải họp đột xuất phiên thứ 8, bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
Theo hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Vietnam; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Công thương thành phố Hà Nội; Phó trưởng ban Đối ngoại của Hội đồng Nữ doanh nhân thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam...
Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không hẳn nằm ở chỗ tư cách đại biểu quốc hội của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị xem xét lại. Mà từ vụ việc của bà Hường, người dân đã có hẳn một bằng chứng xác đáng về chuyện đến cả đại biểu quốc hội Việt Nam cũng chuẩn bị “ra đi tìm đường cứu nước” như thế nào, thay vì trước đây chỉ nghe đồn đoán về “một bộ phận không nhỏ” đã chuẩn bị nhảy lên máy bay ra nước ngoài nếu tổ quốc “có biến”.
Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan: “Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là “Ðại Nam Quan”, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ “Trung ngoại nhất gia”, dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có”Chiêu đức đài”, đằng sau đài có “Ðình tham đường” (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có”Ngưỡng đức đài” của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.”
Theo “Ðịa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Ðỗ Ðình Nghiêm (Nhà in Lê Văn Tân xuất bản, Hà Nội, 1926): “Cửa Nam Quan ở ngay biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Kể từ Hà Nội lên đến tỉnh lỵ Lạng Sơn là 150 km; đến cây số 152 là chợ Kỳ Lừa; đến cây số 158 là Tam Lung; đến cây số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây số 167 là cửa Nam Quan đi sang Long Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng Ðăng lên cửa Nam Quan có 5 km; từ Kỳ Lừa lên Nam Quan mất 15 km [về phía tây nam chợ Kỳ Lừa có động Tam Thanh, trước động Tam Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng Sơn] và từ tỉnh lỵ Lạng Sơn lên Nam Quan là 17 km.”
Các bức ảnh trong entry này sắp xếp không theo trình tự thời gian, mà theo trình tự không gian của chuyến đi từ Đồng Đăng sang Long Châu – Trung Quốc. Trong số đó có các bức ảnh do vợ chồng Imbert chụp vào khoảng thời gian cuối năm 1906, trong chuyến đi tới vùng biên ải Trung Hoa.
Hình 1: Thị xã Đồng Đăng nhìn từ đỉnh cao của trạm quan trắc, nơi đóng quân của một đội trưởng bộ binh bản xứ và một trung úy Pháp. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906 – trang Ecpad)
Hơn 60 năm trước, một cuộc khai quật tại hang động Qumran đã tìm thấy hơn 900 bản thảo cổ tiết lộ nhiều bí ẩn về quá khứ của nhân loại.
Các nhà khảo cổ đã vô cùng bối rối khi tìm thấy một văn bản bất thường trong số này, một cuộn cung cấp những manh mối về sự sụp đổ của Nephilim – Người Khổng Lồ trong Kinh Thánhđã nói. Nó được gọi là The Book of Giants.
Trong một hang động ở gần biển Chết, các nhà khảo cổ đã khám phá ra hơn 900 cuốn sách bằng da cổ xưa, trong số đó có ghi chép về người khổng lồ.
Hang động Qumran nằm ở phía Tây Bắc biển Chết là một địa điểm khảo cổ nổi tiếng và ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải. Tại nơi đây, năm 1947, một người chăn cừu Bedouin tình cờ phát hiện ra những cuốn bản thảo cổ xưa.
Sau đó, năm 1956, những cuộc khảo cổ với quy mô lớn đã phát hiện ra tới 900 bản thảo trên giấy da, bản thảo bằng đồng, một ít được viết bằng giấy cói có niên đại trước Công nguyên. Từ đó, cung cấp cho chúng ta những cái nhìn quan trọng về quá khứ mà nhân loại trải qua.
(Bình luận quân sự) - Ngày 18/7, Tờ “Svobodnaia Pressa” (SV-Nga) đã cho đăng bài với tiêu đề trên, xin dịch lại để giới thiệu cùng bạn đọc (có sắp xếp lại để tiện theo dõi).
Mục đích là để cung cấp thêm một cách nhìn từ một hướng khác về cùng một vấn đề.
Phần một: Lời dẫn của Ban biên tập
“Nhật Bản vừa tiến hành một bước đi tối quan trọng trong việc mở rộng thẩm quyền của Lực lượng phòng vệ nước này. Ngày thứ năm 16/7/2015, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua một gói các điều chỉnh trong lĩnh vực quốc phòng cho phép Lực lượng quân sự nước này quyền sử dụng sức mạnh của mình ở nước ngoài.
Lần đầu tiên kể từ sau thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có quyền sử dụng vũ khí trong trường hợp đối mặt với khiêu khích quân sự, để bảo vệ các nước bạn bè kể cả trong trường hợp Nhật Bản không bị tấn công. Thêm nữa, điều khoản cấm các quân nhân Nhật Bản mang vũ khí trong các chiến dịch của Liên Hợp Quốc cũng bị hủy bỏ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong phiên thảo luận Dự luật an ninh tại Hạ viện.
Ngày 18/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tỉnh ủy Hậu Giang, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh uỷ viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Vậy Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và cá nhân Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang có những khuyến điểm, vi phạm gì trong vụ việc này? Phóng viên VOV phỏng vấn ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang.
Ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang (Ảnh: Báo Giao thông).
PV: Thưa ông, khi tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh, Hậu Giang căn cứ vào những hồ sơ về công tác cán bộ của các Bộ, ngành hay cơ quan Trung ương nào?
(GDVN) - PGS.TS Nguyễn Văn Nhã cho biết, ở nhiều nước đào tạo đại học 4 năm, nhưng sinh viên được học rất sâu về ngành, chứ không học nhiều môn vô bổ như ở Việt Nam.
Vào tháng 1/2016, Bộ Giáo dục đã có tờ trình đề nghị rút ngắn thời gian đào tạo đại học từ 3 – 4 năm. Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – nguyên Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, rút ngắn thời gian đào tạo mà cắt thời gian học ngành thì chẳng khác nào trong bữa ăn để lại toàn món phụ, cắt đi món chính.
Thưa Phó Giáo sư, ông có ủng hộ việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học không? Và theo ông, khi rút ngắn thời gian đào tạo thì phải cấu trúc lại thế nào?
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: Tôi ủng hộ quan điểm rút ngắn thời gian đào tạo đại học. Chúng ta biết rằng có 4 khối kiến thức, bao gồm: Kiến thức chung (Chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương…) có tổng cộng vào khoảng 30 tín chỉ. Gần như tất cả các trường đều học khối kiến thức chung này. 30 tín chỉ ấy chiếm mất khoảng 1 năm học. Như vậy thực chất hiện nay đào tạo đại học 4 năm thì học vào chuyên ngành và chuẩn bị cho tốt nghiệp chỉ có 3 năm.
Sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết liên quan đến vấn đề Biển Đông, Lưu Vân Sơn – một bộ hạ thuộc hệ thống Giang phái nắm trong tay hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại được một phen lên sân tái diễn. (Getty Image)
Cuộc phân tranh giữa biển Đông và những nỗ lực thổi bùng dư luận của Lưu Vân Sơn
Sau khi vấn đề biển Đông được Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết, bộ đôi Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường trong thời gian đầu cũng tỏ vẻ không đồng ý, nhưng vẫn luôn cật lực cố gắng hiệp thương và giải quyết hòa bình. Ngược lại, hệ thống truyền thông chính phủ của ĐCSTQ luôn cao giọng “khai hỏa”, thổi bùng lòng sục sôi của dân chúng, đồng thời nêu cao giọng điệu “chiến tranh” để uy hiếp. Lưu Vân Sơn – Ủy viên Thường trực Bộ chính trị thuộc hệ thống Giang phái từ trước tới nay vốn khống chế hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ lại có một cơ hội mới để lên sân tái diễn.
Thời gian đầu, hai họ Tập – Lý không chấp nhận, nói rằng phải giải quyết hòa bình
Theo phán quyết cuối cùng của Tòa án Trọng tài quốc tế La Hague, phủ định hoàn toàn khẳng định chủ quyền của Trung Quốc nằm trong đoạn lưỡi bò 9 khúc, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường đã có lời phát ngôn khá hiếm thấy trong ngày, nhấn mạnh rằng không chấp nhận phán quyết này của Tòa Trọng tài, mà sẽ căn cứ vào Luật pháp Quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề.
Tập Cận Bình cường điệu “các đảo ở Nam Hải (Biển Đông) từ trước đến nay đều là lãnh thổ của Trung Quốc”, “Trung Quốc không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào từ phán quyết của Tòa Trọng tài”. Trung Quốc luôn cố gắng cùng với các nước có liên quan “trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử, căn cứ vào luật pháp quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình giải quyết vấn đề đang tranh cãi”.
Lý Khắc Cường biểu thị, Trung Quốc không chấp nhận, không thừa nhận cái mà Philipines gọi là “phán quyết”, phải căn cứ luật pháp quốc tế, thông qua đàm phán và giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Truyền thông chính phủ ĐCSTQ “khai hỏa”, thổi bùng dư luận dân chúng
Tất cả các tờ báo chính phủ của ĐCSTQ vào ngày 13 tháng 7 đều cùng giật tít vấn đề Biển Đông lên trang nhất, chỉ trích phán quyết của Tòa Trọng tài là hoàn toàn vô hiệu, lời lẽ sực mùi hỏa pháo.
Bài viết mang tên “Chớ lấy ‘giấy vụn’ làm tên đạn” được đăng trên Nhân Dân nhật báo đã phê phán phán quyết của Tòa trọng tài với một giọng điệu hùng hổ, nói rằng phán quyết này là để vừa lòng Philipines và “một số thế lực quốc tế nào đó”, đồng thời Nhân Dân nhật báo đã phân tích bối cảnh hình thành của phiên tòa này, cho rằng bản chất của tòa án này là do “Nước Mỹ đứng đằng sau thao túng, Philipines chỉ đứng trước khán đài mà biểu diễn trò náo nhiệt”.
Tờ “Bán đảo buổi sáng” ở Đại Liên đã giật tít chữ lớn “Một tờ giấy bỏ – một màn hài kịch” để hình dung vụ kiện, còn có rất nhiều những tờ báo khác lấy “không chấp nhận, không thừa nhận, không chấp hành” để giật tít trên trang đầu; tờ Nhân Dân nhật báo đã cho đăng bài bình luận và chuyên mục “tiếng chuông bình luận”, đã phê phán Mỹ một cách bóng gió, tiếng chuông bình luận nói Toà án “từ lúc bắt đầu đã không đúng với phương hướng công chính khách quan, là công cụ của một số người và một số quốc gia”; tờ Trung Cộng quân báo đã cho đăng bài viết ngay trang đầu tiên nói rằng, Tòa trọng tài là “quân bài chính trị khoác trên mình chiếc áo pháp luật”.
Ngày 14 tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ lớn tiếng rằng “đem vấn đề Nam Hải để gây áp lực cho Trung Quốc, sẽ khiến cho Nam Hải trở thành cái nôi của chiến tranh”, tướng lĩnh quân đội ĐCSTQ cũng lớn tiếng trên “Hoàn Cầu thời báo” rằng “nếu như Nam Hải khai chiến, rất nhiều hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ không trở về”.
Truyền thông Hồng Kông đưa tin nói, phía quan chức chính phủ ĐCSTQ sử dụng truyền thông để tiến hành “cuộc chinh phạt miệng” là điều dễ hiểu.
Tập Cận Bình từng biểu thị “hiếu chiến tất vong”
Phiên bản tiếng Trung của BBC đưa tin, ngày 7 tháng 11 năm 2015, sau khi vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, ông Tập Cận Bình đã có buổi thuyết trình tại Đại học Quốc lập Singapore, đã đề cập đến nhiều vấn đề, đồng thời cường điệu những đảo ở biển Đông là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.