Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

'Điệp vụ Biển Đỏ' nằm trong chiến lược tuyên truyền của Trung Quốc

  • 10:42 28/03/2018
  •  
  • 171
     "Nói khán giả xem phim Điệp vụ Biển Đỏ suy diễn là không đúng mà phải nói là việc này nằm trong âm mưu của Trung Quốc", chuyên gia Hoàng Việt nhận định.
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch ngày 26/3 phát đi thông báo phản hồi về việc kiểm duyệt của Cục Điện ảnh với bộ phim "Điệp vụ Biển Đỏ" (Operation Red Sea) của nhà sản xuất Trung Quốc. Kết luận của bộ nói rằng đoạn cuối được cho là "lạc lõng" của bộ phim "hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo".
    'Diep vu Bien Do' nam trong chien luoc tuyen truyen cua Trung Quoc hinh anh 1
    Chuyên gia Hoàng Việt. 
    Liên quan vấn đề này, Zing.vn có cuộc trao đổi với ông Hoàng Việt, chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Luật Biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Ông Việt cho rằng đoạn kết của "Điệp vụ Biển Đỏ" nằm trong âm mưu của Trung Quốc cũng như chiến lược tuyên truyền tổng thể của nước này về tranh chấp Biển Đông.
    Đây không phải là trùng hợp ngẫu nhiên, càng không phải là "suy diễn" của một bộ phận khán giả Việt Nam, theo vị chuyên gia.
    - Ông bình luận gì về kết luận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với việc kiểm duyệt bộ phim "Điệp vụ Biển Đỏ"?
    - Một số khán giả coi những cái phim này sẽ thấy là bình thường, nhưng phải thấy như thế này: Trong suốt một thời gian dài, Trung Quốc đã thực hiện một chiến lược tuyên truyền tổng thể về những yêu sách của họ trên Biển Đông. Từ sách giáo khoa cho đến các tạp chí khoa học, dù là trong những lĩnh vực có vẻ không liên quan như môi trường, dù là trong nước hay trên thế giới, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy cái gọi là đường lưỡi bò. Đây là kế hoạch tuyên truyền của họ để mà sau này, nếu không vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, thì họ sẽ dựa vào cái cớ đó để mà nói rằng thế giới đã chấp nhận điều đó rồi.

    TRỤ SỞ CỤC ĐIỆN ẢNH Ở 147 HOÀNG HOA THÁM, HÀ NỘI- MẢNH ĐẤT RẤT NHIỀU MA

    Phạm Viết Đào. 

    Dư luận đang ầm ỹ vụ bộ phim “ Điệp vụ Biển đỏ” của Trung Quốc vừa bị Bộ Văn hóa tức tốc cho rút khỏi rạp vì một số hình ảnh liên quan tới chủ quyền Biển Đông, một vùng biển đang nổ ra những trách chấp dữ dội, nóng bỏng giữa Việt Nam, một số nước trong khu vực ASEAN với Trung Quốc; Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 thì Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào để tuyên bố có chủ quyền trong vùng biển quan trọng này.
    Vừa mới xuất hiện trên mạng bài phỏng vấn bà Đinh Thanh Hương – Tổng giám đốc Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (Galaxy ME), đơn vị này đã từ chối hãng Bona Film Group phát hành phim “Điệp vụ Biển Đỏ” tại Việt Nam. Bà Đinh Thanh Hương đã có những thông tin chia sẻ sau những ồn ào xoay quanh bộ phim và khâu kiểm duyệt. Theo bà Đinh Thanh Hương thì phía Bona Film Group đã đàm phán đề nghị Công ty Thiên Ngân nhập phim và trình duyệt chiếu với cái giá hỗ trợ từ phía Bona Film Group là 2 triệu USD, nhưng Thiên Ngân đã không dám ký kết hợp đồng vì không tin “Biệt vụ Biển đỏ” sẽ lọt cửa Hội đồng duyệt phim quốc gia?
    Trách nhiệm về vụ duyệt cho chiếu bộ phim này thuộc về Cục Điện ảnh, cơ quan đứng ra tổ chức duyệt và cấp giấy phép phát hành bộ phim
    Đây không chỉ là một vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia lãnh hải, vì việc cho công chiếu bộ phim này,
    Nhân vụ bê bối này, người viết xin đề cập tới yếu tố tâm linh có liên quan tới địa chỉ 147 Hoàng Hoa Thám, nơi trụ sở của Cục Điện ảnh đang làm việc. Chuyện ma mà người viết đề cập ở đây không hàm nghĩa bóng, mang tính hình tượng kiểu như cuốn tiểu thuyết “ Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường viết.
    Xin nêu một số hiện tượng liên quan tới chuyện “ma cỏ” của khu đất này từ năm 1975 tới 2018 mà người viết có thông tin:
    147 Hoàng Hoa Thám theo định số mới của Hà Nội, anh em trong ngành điện ảnh vẫn quen gọi 62 Hoàng Hoa Thám; Tại địa chỉ này có 2 cơ quan đặt trụ sở đó là Cục Điện ảnh và Hãng bảo hộ quyền tác giả và một số hộ cán bộ công nhân viêc chức và nghệ sĩ điện ảnh ở.

    TIN ĐỘNG TRỜI: NGHI ÁN HỘI ĐỒNG DUYỆT QUỐC GIA NHẬN 2 TRIỆU USD CỦA TRUNG QUỐC ĐỂ CHO CHIẾU PHIM "ĐIỆP VỤ BIỂN ĐỎ"

    “Phía TQ chi 2 triệu USD để phim Điệp vụ Biển Đỏ được duyệt trình chiếu tại Việt Nam”

    28/03/2018 16:24
    Long Nhất

    Ngày 24/3, sau hơn một tuần trình chiếu, bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ” do Hãng Bona Film Group của Trung Quốc sản xuất và được Công ty CGV Việt Nam phát hành đột ngột dừng mọi suất chiếu với lí do phim không có khán giả.
    Bà Đinh Thanh Hương – Tổng giám đốc Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (Galaxy ME), đơn vị từ chối hãng Bona Film Group phát hành phim “Điệp vụ Biển Đỏ” tại Việt Nam đã có những thông tin chia sẻ sau những ồn ào xoay quanh bộ phim và khâu kiểm duyệt.
    – Được biết, Galaxy là đơn vị đầu tiên được Bona Film liên hệ để phát hành phim “Điệp vụ Biển Đỏ”. Tuy nhiên cuối cùng khi xin giấy phép và trình chiếu lại là CGV, vậy thông tin trên có chính xác không thưa bà?
    Thông tin trên là sự thật. Cuối năm 2017, hãng phim Bona có liên hệ với Galaxy để thương thảo hợp đồng phát hành. Tuy nhiên sau quá trình làm việc, phía Galaxy đã từ chối.

    Bà Đinh Thanh Hương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông và Giải trí Galaxy.
    – Lý do vì sao bà cũng như Galaxy từ chối, phải chăng bà đã đoán trước được tình huống sẽ xảy ra hiện tại?

    Vụ "Điệp vụ biển Đỏ": Cục Điện ảnh, Hội đồng Duyệt phim phải chịu trách nhiệm; Điệp vụ Biển Đỏ: Ban Tuyên giáo đang bỏ trống lĩnh vực điện ảnh!

    28-3-2018
    Phim “Điệp vụ Biển Đỏ” (Operation Red Sea) đang làm cho công chúng phẫn nộ vì tuyên truyền sức mạnh hoang vẽ của hải quân Trung quốc tại Biển Đông Nam Á. Để lọt phim này là tội của “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện”.
    Nhưng tội đầu têu là công ty TNHH CJ CGV – đơn vị nhập phim. Vì lợi nhuận CJ CGV đã nhập bất phim “Điệp vụ Biển Đỏ”, bất chấp mọi lợi ích của Việt Nam.
    I. TẠI SAO LẠI QUẢNG CÁO CHO SỨC MẠNH HOANG VẼ CỦA HẢI QUÂN TRUNG QUỐC?
    1. Có bao nhiêu phim trên thế giới, hà cớ chi mà phải tuyên truyền không công cho hải quân Trung Quốc?

    Điệp vụ Biển Đỏ: Hội đồng duyệt phim nói không, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói có bối cảnh ở Trường Sa ( Người chết cãi người đi chôn?); Cho công chiếu "Điệp vụ biển Đỏ" là mặc nhiên công nhận biển Đông của Trung Quốc!

    Thứ Ba, 27/03/2018 14:31 PM GMT+7

    (VTC News) - Hội đồng duyệt phim Việt Nam nói "Điệp vụ Biển Đỏ" chỉ nói đến hải phận Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định bối cảnh cuối phim ở Trường Sa.
    1. Ngày 2/3, Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện với 7/11 thành viên xem và thẩm định phim Điệp vụ Biển Đỏ (4 thành viên vắng có lý do). Sau khi thẩm định và phân loại, bộ phim được 100% thành viên Hội đồng đề nghị cho phép phổ biến với điều kiện cấm khán giả dưới 18 tuổi (C18).

    Ngày 15/3, bộ phim được cấp Giấy phép phổ biến phim số 39/GPPBP-CĐA/A2018. Cục Điện ảnh chịu trách nhiệm cấp phép sau khi Hội đồng duyệt phim quốc gia thông qua. Việc khai thác bộ phim đến thời gian nào thuộc thẩm quyền của nhà phát hành và không phải thông báo cho Cục Điện ảnh.
    Ngày 16/3, Operation Red Sea - Điệp vụ Biển Đỏ của đạo diễn Lâm Siêu Hiền ra mắt tại các cụm rạp Việt Nam. Nội dung phim xoay quanh việc một hạm đội hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ giải cứu hai mẹ con công dân nước này bị một nhóm khủng bố bắt giữ.



    Diep vu Bien Do: Hoi dong duyet phim noi khong, Bo Quoc phong Trung Quoc noi co boi canh o Truong Sa hinh anh 1
     Phút cuối phim "Điệp vụ Biển Đỏ" có cảnh đoàn tàu chiến Trung Quốc bao vây chiếc tàu nước ngoài và liên tục phát loa yêu cầu chiếc tàu này phải rời khỏi vùng biển mà họ gọi là "South China Sea"

    Tổng thống Pháp Macron đề cập tới nhân quyền với TBT Nguyễn Phú Trọng

    Bởi
     AdminTD
     -

    Linh Quang
    28-3-2018
    Hãng thông tấn Pháp AFP cho biết, trong cuộc hội đàm Tổng thống Pháp Macron đã nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù. Ông cũng kêu gọi Việt Nam thực hiện những cải cách để tăng cường nhà nước pháp quyền.

    Tiêu tiền thuế của dân cớ sao Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lại làm “tay sai” cho giặc?

     

     -
    Còn nhớ vào đúng ngày kỷ niệm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Bộ VH-TT-DL đã tổ chức biểu diễn nghệ thuật Nội Mông để “tưởng nhớ” những người đã ngã xuống vì biển đảo. Nay đến ngày đau thương, 64 người lính Việt đổ máu xuống Trường Sa để bảo vệ Gạc Ma, Bộ này lại cho công chiếu bộ phim “Điệp vụ biển đỏ” với nội dung chứa đựng những toan tính, mưu đồ chính trị sâu xa của Trung Quốc về chủ quyền biển Đông. Nhiều người tự hỏi, vì sao những buổi biểu diễn nghệ thuật, phim ảnh mang tính “tẩy não” này lại lọt qua sự kiểm duyệt “cẩn thận” của Hội Đồng thẩm định phim, Cục Điện ảnh, rồi Bộ VH-TT-DL? Liệu đằng sau những hành động cấp phép những ấn phẩm mang tính chất “nhồi sọ” cho TQ này là gì?
    Đây là 7 người trong cái hội đồng duyệt phim “điệp vụ biển đỏ”: NHÓM BIỆT KÍCH TÀU

    Mỹ bất ngờ đánh mạnh vào Nga, bất chấp thái độ thân thiện của TT Trump

    Trọng Nghĩa

    mediaTT. Donald Trump tại Nhà Trắng. Ảnh ngày 20/03/2018.REUTERS/Jonathan Ernst
    Ngày 26/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép trục xuất một số lượng nhà ngoại giao Nga lớn chưa từng thấy ở Hoa Kỳ. Nghịch lý được giới phân tích nêu bật là ông Trump đã đồng ý như trên cho dù cho đến nay, ông vẫn thường xuyên có những phát biểu, những động thái thân thiện với tổng thống Nga Putin và nhiều lần bất chấp khuyến cáo của các cộng sự viên.




    Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ông Donald Trump đã bật đèn xanh cho một cuộc trục xuất cán bộ ngoại giao Nga rầm rộ nhất trong lịch sử nước Mỹ, bao gồm 60 người bị cho là « gián điệp », đồng thời cho đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Seattle (miền tây bắc nước Mỹ), bị cho là quá gần các nhà máy của tập đoàn chế tạo phi cơ Boeing.
    Quyết định trên đây được coi là một hành động nhằm trả đũa lại vụ điệp viên Skripal bị đầu độc tại Anh, trong đó Nhà Nước Nga đã bị phương Tây quy trách nhiệm.
    Hành động đó cũng nằm trong một loạt những động thái cứng rắn khác của Washington trong thời gian gần đây, cụ thể là quyết định trừng phạt nhắm vào một số quan chức Nga bị buộc tội chủ trương một chiến dịch loan tin thất thiệt nhằm vào Hoa Kỳ.

    Việt Nam đặt mua 24 phi cơ Airbus trị giá hơn 3 tỷ đô la

    Trọng Nghĩa

    mediaAirbus A321 LR neo bán cho tập đoàn FLC của Việt Nam.ERIC PIERMONT / AFP
    Kinh tế là một trong những trong tâm của chuyến thăm Pháp của tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngày 26/03/2018, tập đoàn máy bay Airbus cho biết FLC đã ký biên bản ghi nhớ về việc mua 24 chiếc Airbus A321neo. Thỏa thuận đã được chính thức ký kết dưới sự chứng kiến của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch Quốc Hội Pháp ông François de Rugy.

    VNTB - Nga và Trung Quốc có khả năng không kiểm soát được chính mình.


    Phạm Nguyên Trường dịch (VNTB) Hai mươi năm trước, niềm hân hoan trước thắng lợi của dân chủ hóa ra là sai lầm, nhưng chiến thắng của chế độ độc tài hiện nay cũng có thể là không kéo dài
    Nếu trong thế kỷ XX chúng ta đã sống trong thế giới của những cuộc xung đột mang tính ý thức hệ, thì trong thế kỷ XXI, chúng ta đang sống trong thế giới của những cuộc đụng độ địa chính trị - ít nhất, đây là ý kiến ​​được nhiều người chấp nhận. Nhưng công nghệ đang phát triển nhanh đến mức chẳng bao lâu nữa thế giới của những xung đột địa chính trị có thể chuyển sang mức độ xung đột khác. Chẳng bao lâu nữa lục địa Á-Âu có thể sẽ mất cân bằng, vì những chế độ độc đoán đang gây ra bất ổn tại Moscow và Bắc Kinh có thể không còn ổn định.
    Tháng 12 năm 1997, tôi công bố bài báo trên trang bìa của tờ Atlantic với nhan đề là “Was Democracy Just a Moment?” (Dân chủ chỉ là khoảnh khắc?). Đó là giai đoạn lạc quan vô bờ bến của giới tinh hoa cầm quyền trước chiến thắng của chế độ dân chủ trên toàn thế giới. Tôi đưa ra ý tưởng nói rằng niềm hân hoan sẽ không kéo dài và chẳng bao lâu nữa sẽ xuất hiện những hình thức mới của chế độ độc tài. Luận cứ của tôi hình thành trên kinh nghiệm cá nhân, trong vai trò phóng viên nước ngoài ở nhiều nước, nơi những cuộc bầu cử được tổ chức mà không có các thiết chế bầu cử và tầng lớp trung lưu đang hình thành. Hiện nay, kinh nghiệm của tôi, như một độc giả và phóng viên nước ngoài lại cung cấp cho tôi một ý tưởng nữa: quá trình ngóc đầu dậy chủ nghĩa độc đoán mà tôi dự đoán cách đây 20 năm cũng có thể là hiện tượng sớm nở tối tàn.
    Phúc lợi của tầng lớp trung lưu gia tăng đến chóng mặt và quá trình phát triển công nghệ thường diễn ra trong hệ thống độc đoán hoặc nửa độc đoán, tạo áp lực lên chính phủ, buộc chính phủ phải chú ý hơn tới nhu cầu của người dân. Nga và Trung Quốc là những ví dụ nhãn tiền về những xu hướng này. Hiện nay, họ đang đối mặt với cái mà tôi gọi là cái bẫy Samuel Huntington. 
    Một người selfie với bức họa chân dung Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: RIA Novosti, Vitaliy Belousov

    Tin tức nói Việt Nam mới đây đã xuống thang 'trước áp lực của Trung Quốc' trong dự án Cá Rồng Đỏ đặt ra nhiều câu hỏi.; VN tạm dừng hay chấm dứt hẳn 'Cá Rồng Đỏ?

    Ngày 23/3, BBC đăng bài viết của phóng viên Bill Hayton về việc Việt Nam ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.
    Đến ngày 27/3, Việt Nam chưa đưa ra phản ứng chính thức.
    Trả lời BBC, ba nhà nghiên cứu Biển Đông từ Singapore, Mỹ, Italy bày tỏ quan điểm khác nhau, nhưng cho rằng Việt Nam đứng trước bài toán khó ở Biển Đông.

    Vụ Repsol làm giảm niềm tin nhà đầu tư?

    Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường S. Rajaratnam, Singapore nhận định dù đe dọa của Trung Quốc có thật hay không, tin tức báo chí về vụ việc không phải là tuyên truyền tốt cho Hà Nội.
    "Một là việc này dường như chứng tỏ Hà Nội sẽ nhượng bộ trước đe dọa của Trung Quốc, và thứ hai là nó làm sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư trong ngành khai thác dầu khí."

    Tất cả các con đường đều dẫn tới… La Mã


    27/03/2018
    Cựu phó Thống đống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Bình.
    Trân Văn
    Ngạn ngữ “Tất cả các con đường đều dẫn tới La Mã” (All roads lead to Rome) – biểu thị cho sự tự hào của đế chế La Mã (khởi đầu từ năm 27 trước Công nguyên và kéo dài cho đến thế kỷ thứ 16) về sự hùng mạnh của đế chế ấy, giờ có thể dùng để truy nguyên hiện tình chính trị, kinh tế, xã hội của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hướng… ngược lại.

    Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

    4 Phim nói Biển Đông thuộc Trung Quốc vẫn duyệt chiếu ở Việt Nam: Không chấp nhận được; Hàng chục tàu chiến Trung Quốc kéo đến Biển Đông ( (THEO LỜI MỚI CỦA CỤC ĐIỆN ẢNH?); Thứ trưởng Vương Duy Biên trả lời về Điệp vụ Biển Đỏ


    Đánh giá tác giả
    1 2 3 4 5
     4 THANH NIÊN
    Đó là một trong các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia khi trả lời Thanh Niên xung quanh vụ việc của phim Điệp vụ Biển Đỏ.



    'Điệp vụ Biển Đỏ' được duyệt chiếu tại Việt Nam từ ngày 16.3

    'Điệp vụ Biển Đỏ' được duyệt chiếu tại Việt Nam từ ngày 16.3

    Từ sự việc này, tôi nghĩ, việc thẩm định, kiểm duyệt các bộ phim được đưa ra rạp và phổ biến tại VN cần phải chặt chẽ hơn nữa. Với những nội dung nhạy cảm, dễ gây phản ứng trong dư luận, đặc biệt là liên quan tới quan hệ VN - Trung Quốc hoặc liên quan tới vấn đề Biển Đông càng phải có sự thẩm định, kiểm duyệt chặt chẽ. Việc để những nội dung gây dư luận trái chiều như vậy được phổ biến tới đông đảo khán giả, theo tôi là không cần thiết.