Phạm Viết Đào.
Chiến lược “Trung Quốc náu mình chờ thời” do
Đặng Tiểu Bình đề ra phải chăng đã chuyển qua giai đoạn mới; Giờ là lúc Trung
Quốc ngửa bài ra để xưng hùng, xưng bá với thế giới, khu vực ?
Việc Trung Quốc triển khai hàng loạt các thao tác chính trị, quân sự, kinh tế,
ngoại giao, trong đó đáng chú ý là các động thái nhằm vào 2 địa bàn chiến lược
Biển Đông và biển Hoa Đông; liệu có phải nhằm và đạt mục tiêu khống chế, độc
chiếm 2 vùng biển này?
Biển Đông, Hoa Đông vừa cửa ngõ ra đại dương của Trung Quốc. Biển Đông và biển
Hoa Đông là vùng biển liên quan tới quyền lợi hàng hải hàng loạt nước ASEAN, Nhật
Bản và các đồng minh và khách hàng của Mý và Tây Âu. Đây là vùng biển có mật độ
lưu thông hàng hải nhộn nhịp vào loại bậc nhất của thế giới vì gắn với một thị
trường đông dân, năng động…
Tất cả những động thái của Trung Quốc trong những năm gần đây là đang triển
khai theo chiến lược cách đây gần 2000 năm của Gia Cát Lượng (181–234), Thừa tướng
nhà Thục Hán thời Tam Quốc, chiến lược “phòng
ngự bằng phương pháp tấn công”…
Gia Cát Lượng vạch ra và trực tiếp khai chiến lược này nhằm mục đích cứu vãn sự
sụp đổ của tập đoàn quân phiệt Thục Hán; Thục Hán đang đứng trước sức ép bởi sức
mạnh vượt trội hơn của 2 tập đoàn: Nguỵ Tào có được thiên thời và Đông Ngô-Tôn
Quyền có được địa lợi …
Nếu để Nguỵ liên minh với Ngô chủ động tấn công Tây Xuyên thì Thục Hán sẽ bị sụp
đổ ngay lập tức. Đế đối phó, Gia Cát Lượng nhẫn nhục khôi phục lại sự liên minh
với Đông Ngô sau trận thua của Lưu Bị ở Hào Đình, bị Lục Tốn đốt sạch 40 doanh
trại. Đích thân Gia Cát Lượng miễn cưỡng 6 lần ( theo Tam Quốc diễn nghĩa) cất
quân đánh ra Kỳ Sơn khu vực Trường An của Nguỵ-Tào…Lần cuối cùng Gia Cát Lượng ốm
chết trên gò Ngũ Trượng…
Theo chính sử của Trần Thọ thời nhà Tấn, sống sau thời Tam Quốc 70 năm viết
trong Tam quốc chí xác nhận: Gia Cát Lượng 6 lần cất quân bắc phạt đánh Nguỵ
không thành là do bởi Gia Cát Lượng “ vô
năng “( chữ dùng của sử gia Trần Thọ) …
Tập Cận Bình có giống như Gia Cát Lượng nhận thấy: nếu bị các thế lực bên ngoài
chọc xía vào những “tử huyệt” của
mình, Trung Quốc sẽ rơi vào hỗn loạn và sụp đổ nhanh như nhà Thục Hán thời Tam
Quốc.
Về bản chất, “nội tạng”, “cơ địa”
Trung Quốc đang chứa đựng những “khối u
ác”, “những tử huyệt” nếu bị
virus bên ngoài thâm nhập vào sẽ kích động, xô đẩy đất nước Trung Hoa rơi vào
tình cảnh hỗn loạn và sẽ bị phân liệt dẫn tới tai biến, đột quỵ…
1/ Về Kinh tế:
Sự phát triển kinh tế-xã hội nóng của Trung Quốc sau cải cách, mở cửa của Đặng
Tiểu Bình là sự phát triển của một “sinh thể” dựa vào sự xúc tác của các
chất kích thích, tăng trọng thái quá. Sự tăng trưởng này chỉ đạt được những kết
qủa ban đầu giống như gia súc lên cân nhanh, nhiều bộ phận trên cơ thể phát triển
tăng theo ý muốn, không theo tự nhiên, xổi do đó không là một sinh thể khoẻ mạnh,
có sức sống bền vững, tự thân…
Những ‘thực phẩm chức năng” phục vụ
cho tăng trưởng nóng của Trung Quốc: khai thác, vơ vét tận diệt môi trường
thiên nhiên, tài nguyên, khoáng sản, bóc lột sức người; dựa vào nền đại công nghiệp
xuất khẩu hàng hoá giá rẻ, chất lượng thấp, hàng nhái, hàng giả tạo tạo nên những
thành quả, lợi nhuận, doanh thu chụp giật nhất thời…
2/Về xã hội:
Nội trị, Trung Quốc thi hành nhiều chính sách an sinh xã hội duy ý chí, tù mù
và thiếu nhất quán. Ví dụ: chính sách đẻ một con; chính sách này đã dẫn tới
nguy cơ mất cân bằng tự nhiên về tỷ lệ trai gái. Chính sách này đã đẩy một quốc
gia vốn bị ăn sâu tư tưởng Khổng giáo: trọng nam khinh nữ vào trạng thái bất an
về các thiết chế an sinh xã hội. Chính sách đẻ một con này tạo nên những
trận “động kinh” làm chấn thương, bất
an tâm thần, tâm lý trong đời sống tinh thần của người Trung Hoa…