Phạm Viết Đào.
Hậu quả của sự cài đặt, viện
trợ củaTrung Quốc
Việc
cài đặt, đẩy hai miền nam bắc Việt Nam vào lò lửa chiến tranh, buộc quân đội Mỹ
nhảy vào tham chiến và tạo cơ hội cho Trung Quốc “dây máu ăn phần” là điều
chúng tôi muốn bàn trong phần này.
Do
sự tác động của các chủ trương, chính sách du nhập từ Trung Quốc, các chính
sách đã khiến cho các cột trụ về chính trị-kinh tế-văn hóa xã hội miền bắc bị
giáng những đòn nặng nề, làm cho xã hội miền bắc trở nên lệ thuộc vào Trung
Quốc…
Âm
mưu thâm độc của Trung Quốc “xuất khẩu, viện trợ” các thiết chế maoist đó nhằm
đạt mục đích biến xã hội miền bắc thành một trại lính; và trại lính đó đã biến
những người lính miền bắc bị cương tỏa, dẫn dắt bởi chiến thuật “đốt thuyền,
đánh chìm thuyền”. Những người lình miền bắc sau khi vượt sông Bến Hải cũng giống như “8000 nghìn tráng sĩ của Hạng Vũ vượt sông Trường Giang” trong Hán Sở tranh hùng; Không còn đường về do bị đốt mất thuyền...
Người
lính miền bắc khi bị đưa vào chiến trường miền nam, họ buộc phải chiến đấu đến
cùng, bởi vì sau lưng họ không có chỗ lùi: đất đai vườn tược đã là của HTX;
thành phố thì cũng không còn cơ sở tư doanh cả từ hiệu cắt tóc, tiệm bán phở.
Người lính nếu đảo ngũ, bỏ chiến trường có quay về thì cũng không còn đất sống…Điều
này khác với những người lính của quân đội Việt Nam cộng hòa. Chúng ta có thệ nhận
biết điều này qua một bài thơ của Hữu Thỉnh:
Năm anh em mỗi
đứa một quê
Đã lên xe ấy là cùng một hướng
Nổ máy lên ta một dạ xung phong
Trước quân thù là chỉ biết có tiến công.
Năm anh em ta mang năm cái tên
Ấy khi lên xe không còn tên riêng nữa
Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa
Năm quả tim chung nhịp đập rộn ràng...
( Năm anh em trên một chiếc xe tăng)
Xin
đưa một thông tin đáng chú ý trên báo Nhân Dân phát hành tại Hà Nội, số 2021 ra
ngày 28 tháng Chín 1959 nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân
Dân Trung Hoa. Bài báo được dịch sang tiếng Anh và lưu trữ trong Thư Viện Quốc
Hội Hoa Kỳ (Libray of Congress):
“Trong năm năm qua, Trung Quốc đã dành cho
Việt Nam sự giúp đỡ nhiệt tình. Chỉ riêng tiền bạc, trong đó Trung Quốc viện
trợ không hoàn lại, đã lên đến 900 triệu Yuan, đây là số lượng bằng thu nhập
nội địa của ngân sách Việt Nam trong ba năm 1955, 1956, 1957 cộng lại… Trong
công nghiệp, Trung Quốc đã giúp chúng ta trong lãnh vực khai thác hầm mỏ, sản
xuất điện khí, cải thiện sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, công
nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất phân bón và hóa
chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dầu khí, công nghiệp sắt thép…
Mặc dù trong mười năm xây dựng, Trung Quốc đạt được nhiều thành quả vật chất,
vẫn còn là một nước nghèo. Dù sao, Trung Quốc đã hết lòng viện trợ chúng ta. Do
đó, chúng ta càng biết ơn sự trợ giúp đó”.
Trong
khi Trung Quốc dồn tiền của “viện trợ” cho Việt Nam thì tại Trung Quốc, tại nhiều
vùng nông thôn đang phải trải qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử loài
người. Nạn đối bắt nguồn từ chủ trương do Mao Trạch Đông gây ra trong thời kỳ
Bước nhảy vọt và Công xã nhân dân từ năm 1958 đến năm 1962.