Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thăng: Hai con tôi đi du học cũng không về

TPO - Trả lời về vấn đề thu hút nhân tài phục vụ đất nước, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng tiết lộ, 2 con của ông đi du học nước ngoài cũng... không về nước.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng. Ảnh: Trường PhongThứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng. Ảnh: Trường Phong
Sáng nay, 29/12, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại Phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện luật thanh niên trước Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của QH, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng tiết lộ hai con của ông đi du học nước ngoài và không về nước. 

Ngân sách cạn kiệt nhưng ‘kinh tế phục hồi rất rõ nét’ (!?)

Cuối năm 2015, trong một não trạng xơ vữa, Tổng Cục Thống kê Việt Nam lại công bố: “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm nay ước tính tăng 6.68% so với năm 2014, cao hơn 0.48% so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 6.2%. Đây là mức tăng cao nhất 5 năm qua”, và “GDP là chỉ số ấn tượng nhất cho thấy nền kinh tế phục hồi rất rõ nét”.
Vào những năm trước, những kết quả “ấn tượng” của Tổng Cục Thống kê vẫn khó bị kiểm chứng bởi thực tế quá thiếu minh bạch của nền ngân sách quốc gia. Tuy nhiên nghịch lý kinh khủng là vào năm 2015, các số liệu kinh tế vẫn thuần túy được tuyên truyền theo lối tuyên giáo trong bối cảnh vừa bùng nổ một sự thật vào thời điểm cuối năm: ngân sách trung ương chỉ còn 45,000 tỷ đồng mà “không biết phân bổ cho cái gì” – được tiết lộ do chính ông Bùi Quang Vinh, Ủy viên trung ương đảng và là Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư.

Vào năm 2014, ông Vương Đình Huệ - Trưởng ban kinh tế trung ương – đã phải nói mát mẻ rằng “GDP có chân”. Hình ảnh hài hước này phản ánh phần lớn trong 63 tỉnh thành ở Việt Nam đều báo cáo “GDP địa phương” lên đến 10-15%, nhưng đến khi tổng kết lại thì GDP quốc gia chỉ vào khoảng 5-6%. Như vậy số còn lại biến đi đâu?

Trung Quốc điều Hải Dương 981 tới vị trí mới trên Biển Đông-Trường Sa

Trung Quốc điều Hải Dương 981, giàn khoan Bắc Kinh từng hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tới địa điểm mới ở Biển Đông.
trung-quoc-dieu-hai-duong-981-toi-vi-tri-moi-tren-bien-dong
Giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: AsianSentinel
Giàn khoan Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở giếng Lăng Thủy 24-1-1, khu vực có tọa độ 17°29′32″N/110°57′11″E từ ngày 28/12-10/2/2016, Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) hôm qua thông báo trên trang web.

Tây đen, Tây trắng...vào ta bán dâm không dễ...



Hàng trăm cảnh sát bố ráp, tạm giữ gần 100 người châu Phi ở Sài Gòn

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ những người da đen


Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ những người da đen
Thấy lực lượng kiểm tra, hàng trăm nam thanh niên da đen gốc châu Phi (chủ yếu là quốc tịch Nigeria) bỏ chạy tán loạn làm náo loạn cả khu phố.
Tối 28.12, Công an TP.HCM và Công an Q.Gò Vấp bất ngờ ập vào tầng trệt Lô A, chung cư Khang Gia (đường Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.HCM) để kiểm tra những người da đen đang cư trú, làm việc tại đây.

Trung Quốc giúp đường sắt tốc độ cao:Lạng Sơn nói tốt quá

(Tin tức thời sự) - Việc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) muốn đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn là một tín hiệu quá đáng mừng. 

Thúc đẩy phát triển mạng lưới giao thông vận tải
Phía chính quyền tỉnh Quảng Tây cho rằng đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn của Việt Nam đang khai thác đối với cả tàu khách và hàng hóa tốc độ không cao, hiệu quả chưa được như mong muốn.
Nên đã đề xuất với về một tuyến đường sắt tốc độ cao chạy từ Lạng Sơn tới Hà Nội với tốc độ chạy tàu 200km/h. Tỉnh bạn cũng cho biết sẽ thu xếp vốn nếu dự án đường sắt tốc độ cao được cấp có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 28/12, ông Lý Vinh Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Đây mới chỉ là đề xuất trong một buổi gặp gỡ xã giao giữa lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây, chưa có đề án hay quan điểm rõ ràng. Như vậy, có triển khai thực hiện hay không chúng tôi còn phải xin ý kiến của Chính phủ.
Thế nhưng, chủ trương của tỉnh và cả nước đều là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông. Hợp tác xây dựng đường sắt thì cần phải xem xét cụ thể, khi có dự án".
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Đại - Quyền Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Chúng tôi cũng đã nhận được thông tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn, nó sẽ thúc đẩy việc phát triển vận tải hàng hóa từ các tỉnh qua địa bàn Lạng Sơn, từ lượng hành khách cho đến hàng hóa.
Đồng thời, sẽ thúc đẩy việc giao thông vận tải thuận tiện, phát triển tốt hơn. Bởi vì, hiện nay, số lượng vận chuyển hàng hóa qua tỉnh Lạng Sơn vẫn chủ yếu là đường bộ, còn đường sắt thì vô cùng ít.
Trung Quoc giup duong sat toc do cao:Lang Son noi tot qua
Tỉnh Quảng Tây muốn đầu tư vốn xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn

Ông Hồ Chí Minh làm gì ở Trung Quốc từ tháng 8-1942 tới tháng 9/1944 ?

NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI TÊN GỌI HỒ CHÍ 

MINH ĐI TRUNG QUỐC NĂM 1942

Đặng Quang Huy
ST – KK - TL
Ông Hồ Chí Minh bị tướng Quốc dân Đảng Trương Phát Khuê bắt giam 1 năm; Sau đó Trương Phát Khuê viết thư cho Hồ Chí Minh ra điều kiện để được thả tự do: Phải hợp tác tham gia Ban trù bị Đại hội toàn quốc của Việt Cách tổ chức tại Liễu Châu-Trung Quốc...
Sau khi tham gia tổ chức này do Tưởng Giới Thạch lập, ông Hồ Chí Minh mới được quay về Việt Nam tháng 10/1944...
          Từ sau Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5 năm 1941, chiến tranh thế giới chuyển biến. Sáng ngày 22/6/1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Liên minh chống phát xít được hình thành với trụ cột là 3 nước Liên Xô, Anh, Mỹ. Sau khi Đức đánh Liên Xô, Nhật đứng trước hai lựa chọn: Một là tấn công Liên Xô từ phía Đông, hai là tiếp tục bành trướng xuống phía Nam. Nhật đã chọn hướng thứ hai. Từ khi Nhật vào Việt Nam, Tưởng Giới Thạch điều động một số lớn quân đội về Vân Nam. Ở Quảng Tây, Tưởng Giới Thạch tăng cường cho lực lượng Đệ tứ chiến khu của Trương Phát Khuê với mục đích ngăn chặn quân Nhật tràn vào Vân Nam và chuẩn bị kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”. Ở nước ta, Mặt trận Việt Minh sau hơn một năm ra đời đã có cơ sở ở nhiều vùng trong nước, đặc biệt là các tỉnh Việt Bắc. Tại đây, phong trào cứu quốc phát triển rộng rãi, thông suốt từ xã đến liên tỉnh, hoạt động du kích xuất hiện ở nhiều nơi.
          Tuy vậy, Mặt trận Việt Minh vẫn chưa có quan hệ chính thức với một nước nào trong phe Đồng minh chống phát xít. Việc hợp tác với Trung Quốc, một nước lớn trong phe Đồng minh, ở ngay cạnh nước ta, cùng chống Nhật cũng chưa được chính thức cam kết. Trong lúc đó, Tưởng Giới Thạch đang đẩy mạnh việc chuẩn bị vào Việt Nam. Từ đầu năm 1942, quan hệ giữa nhà đương cục Trung Quốc với bộ phận Việt Minh hải ngoại ở Hoa Nam trở nên căng thẳng do bọn Việt Quốc phá hoại. Vì thế, việc tranh thủ Quốc dân Đảng Trung Hoa cho cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc và Việt Nam gặp nhiều bất lợi.

Tướng Lê Mã Lương: Nếu không lường trước nguy cơ, con cháu sẽ phải gánh hậu họa

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)

(GDVN) - Tướng Lê Mã Lương lo ngại về việc người Trung Quốc "núp bóng" người Việt Nam mua đất tại một số điểm được cho là nhạy cảm về an ninh, quốc phòng ở Đà Nẵng.
LTS: Một số cựu tướng lĩnh quân đội quan ngại, về lâu dài, nếu có việc người Trung Quốc giấu mặt mua đất ven biển ở TP. Đà Nẵng có thể phát sinh những nguy cơ tiềm ẩn về an ninh, quốc phòng…
Để làm rõ vấn đề này, hôm 27/12, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam.
PV: Quan điểm của ông như thế nào về thông tin cho rằng có người Trung Quốc giấu mặt mua đất tại một số vị trí được cho là nhạy cảm về an ninh, quốc phòng ở Đà Nẵng thời gian gần đây?
Thiếu tướng Lê Mã Lương: Trước hết, cần phải khẳng định rằng, Đà Nẵng là thành phố thuộc Miền trung, có vai trò, tầm chiến lược quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng của cả nước.
Từ đây, mối liên hệ giữa khu vực Bắc Trung Bộ với Nam Trung Bộ và vùng chiến lược Tây Nguyên được thắt chặt hơn.
Mặt khác, vịnh Đà Nẵng có vai trò đặc biệt quan trọng

Theo thông tin của cơ quan quản lý đất đai quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, hiện có gần 250 lô đất ven biển Đà Nẵng do người Trung Quốc núp bóng thu gom. Hiện nay, số người Trung Quốc tạm trú trên địa bàn là 302 người (222 lao động, 80 du lịch lưu trú dài hạn). Ngoài ra, số lưu trú ngắn ngày trong các khách sạn, resort tính từ 1.12.2015 đến nay là 2.710 người.

về an ninh, quốc phòng. Thời kỳ kháng chiến, thực dân Pháp đổ bộ vào nước ta cũng thông qua vịnh này.
Đến thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, lực lượng địch cũng sử dụng vịnh này để đổ bộ lực lượng thủy quân lục chiến, làm điểm chuyển quân. Nói như vậy để thấy rằng, trong kháng chiến, vịnh Đà Nẵng nói riêng, Đà Nẵng nói chung có một tầm quan trọng như thế nào về mặt chiến lược quân sự, quốc phòng, an ninh của cả nước.
Mặt khác, trong thời điểm hiện tại, giữa ta và Trung Quốc đang có tranh chấp về chủ quyền biển đảo, thì vị trí Đà Nẵng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Nói như vậy để thấy rằng, việc người Trung Quốc ồ ạt mua đất tại các khu vực được cho là nhạy cảm nói trên, rõ ràng là có ý đồ.
Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam (ảnh: Huyền Anh/Giaoduc.net.vn).

Quân đội Việt Nam sẽ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm

Quân sự - Tình báo

Việt Nam không muốn tiến tới đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tốn kém tiền bạc và công nghệ. Tuy nhiên, quân đội Việt Nam được hiện đại hóa để sẵn sàng bắt Trung Quốc trả giá và để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc.
Bài viết của tác giả Carlyle A. Thayer - Giáo sư Danh dự về Chính trị, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia. Bài viết được đăng trên Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Chennai, Ấn Độ.
Giới thiệu
Bài viết này xem xét tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã dẫn đến việc hiện đại hóa chưa từng thấy các lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam như thế nào. Diễn biến này được đặt trong sự phát triển có tính lịch sử của quan hệ Trung-Việt từ tình trạng thù địch trong suốt cuộc xung đột Campuchia thành bạn bè hữu nghị. Mặc dù tranh chấp lãnh thổ Biển Đông là điều khó chịu chính trong quan hệ song phương, nó đã không ngăn cản hai nước phát triển những gì họ gọi là một “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Việt Nam cố gắng duy trì quyền tự chủ của mình thông qua một chính sách hợp tác chính trị và kinh tế với Trung Quốc trong các lĩnh vực mà lợi ích quốc gia của họ hội tụ và bằng việc đấu tranh chống lại hành vi quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bối cảnh chính trị-chiến lược
Hai năm sau khi Việt Nam thống nhất, nước này bị lôi kéo vào một cuộc xung đột biên giới với nước láng giềng Campuchia. Tháng 12/1978 Việt Nam đã ra quyết định định mệnh là can thiệp vào nước láng giềng của mình và lật đổ Khmer Đỏ, một chế độ đã liên minh với Trung Quốc. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách xâm nhập miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để “dạy cho Việt Nam một bài học” vì thách thức Trung Quốc. Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế và thương mại đối với Việt Nam.

Cậu bé 13 tuổi khuyên Hạng Vũ rút lệnh chôn sống dân Hoàng Thành: Người được lòng dân sẽ được thiên hạ...

Cậu bé 13 tuổi bình tĩnh thu phục được Hạng Vũ

Trong cuốn “Sử ký Hạng Vũ” có ghi chép lại một câu chuyện xảy ra ở bên ngoài Hoàng thành. “Ngoại Hoàng” là tên của một thành phố nằm tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay. Thời Hạng Vũ và Lưu Bang tranh giành thiên hạ, đã đánh đến nơi này.
Hoàng thành vốn do thủ hạ của Lưu Bang là tướng Bành Việt canh giữ. Trải qua mấy ngày chiến đấu kịch liệt, Hạng Vũ phải chật vật lắm mới dẹp xong được bên ngoài hoàng thành.
Sau khi Hạng Vũ vào thành, ông vô cùng căm phẫn trăm dân nơi đây đã từng ra sức trợ giúp Bành Việt canh giữ thành. Vì vậy, Hạng Vũ liền hạ lệnh bắt giam tất cả nam giới trên 15 tuổi để chuẩn bị chôn sống. Dân chúng bên ngoài thành lập tức lâm vào cảnh sợ hãi vô cùng.
Nam giới trên 15 tuổi đều là người trụ cột trong gia đình. Nếu như họ phải chết hết, trong nhà chỉ còn vợ mất chồng, con mồ côi cha, làm sao họ có thể sống nổi? Một cậu bé 13 tuổi gặp tình cảnh này vô cùng phẫn nộ, không thể chịu nổi. Thế là, cậu ta liều chết đến gặp Hạng Vũ mong muốn yêu cầu ông ta thu hồi lệnh sát nhân này lại.
Hạng Vũ nhìn thấy cậu bé, cảm thấy rất bất ngờ, liền quát lớn: “Đứa trẻ kia, ngươi thật to gan, lại dám đến đây gặp ta?”
Cậu bé bình tĩnh trả lời: “Đại Vương! Ngài diệt đi Tần quốc, cứu vớt dân chúng. Dân chúng tôn sùng ngài làm cha mẹ. Tiểu dân là một người dân nhỏ bé muốn tới gặp cha mẹ thì có gì phải sợ hãi đây?”
Những lời nói vừa hợp tình hợp lý lại dễ nghe khiến Hạng Vũ mất sự nóng giận trong lòng. Cậu bé lại nói tiếp: “Dân chúng trong nội thành đã sớm ngóng trông ngài tới. Nhưng mà dưới sự bức bách của Bành Việt nên không ai dám ra ngoài thành cả. Cuối cùng thì ngài cũng đã đến rồi! Nhưng mà, tiểu dân thấy bên ngoài đang đồn đại khắp nơi rằng, ngài muốn chôn sống tất cả nam giới trên 15 tuổi. Tiểu dân biết rõ Đại Vương là người hiểu biết nên tuyệt đối sẽ không làm việc này. Tiểu dân nghĩ ngài tốt nhất nên dán thông cáo bác bỏ tin đồn này để yên ổn lòng dân.”
Hạng Vũ nghe xong những lời này, lại tức giận quát hỏi: “Chôn sống chúng thì có cái gì là không nên? Ngươi nói không ra đạo lý thì ta sẽ chôn sống luôn cả ngươi.”

Bà Phan Thị Khi 81 tuổi ở Cửa Tùng-Quảng Trị về tới " cõi âm" rồi bị trả về kể chuyện cõi âm


Đi đến âm gian sau khi chết: Chuyện bà lão “chết đi sống lại” kể chuyện thực nơi cõi âm


Nếu như ở phần đầu của bài “Toàn bộ quá trình đi đến âm gian sau khi con người chết đi [1]”, độc giả đã trải qua một chuyến “du hành” đầy đủ nơi cõi âm, thì câu chuyện hoàn toàn có thực sau đây của bà Phan Thị Khi (81 tuổi, trú tại khu phố An Hòa 2, Thị trấn Cửa Tùng, Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), lại khiến người khác tròn mắt kinh ngạc khi nghe bà kể lại một cách hết sức giản dị những chuyện nơi âm gian mà bà đã trải qua, tự nhiên và dĩ nhiên như hơi thở vậy…
Chuyện bà Khi chết đi sống lại cách nay đã 30 năm. Từ khi sống lại đến nay, bà Khi luôn khỏe mạnh, không hề đau ốm. Và những câu chuyện lúc bà chết đi đã gặp người thân, bà con lối xóm nơi âm gian khiến nhiều người vốn không tin cũng phải hết sức suy ngẫm…

Bước ra khỏi quan tài sau 20 giờ: Trải nghiệm sự phi thường của đời người

Bà Khi chết đi sống lại cách đây mấy chục năm, nhưng ngoài 80 tuổi bà vẫn khỏe mạnh và minh mẫn.
Sinh ra trong gia đình nghèo ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), từ nhỏ bà đã phải cực nhọc cùng cha mẹ mưu sinh kiếm sống. Lớn lên trong thời kì chiến tranh, bà hiểu quá rõ nỗi đau chiến tranh, nhưng bà cũng vẫn phải tham gia vào những trận chiến và lấy chồng năm 1960, cùng chồng định cư tại thị trấn Cửa Tùng cho đến nay.

Những đau thương của những cuộc chiến qua đi, để lại là một chút dư âm như thế này…(Ảnh: Nhịp Sống Thời Đại) [2]
Những đau thương của những cuộc chiến qua đi, để lại là một chút dư âm như thế này…(Ảnh: Nhịp Sống Thời Đại)

Vua Lê Thánh Tôn tặng câu đối cho dân:" đối" nghề làm vua với nghề hót phân người "vinh- sang" như nhau


Nghề nào là nghề cao quý? Câu chuyện đối đáp giữa vua Lê Thánh Tông và thảo dân nghèo


Nhân dịp đầu năm mới, vua Lê Thánh Tông mặc thường phục vi hành để xem xét tình hình dân chúng.
Ði tới đâu, nhà vua cũng thấy la liệt những câu đối ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, trong lòng vui mừng lắm. Riêng nhà nọ, chẳng treo đèn, kết hoa mà cũng chẳng đối liễn gì hết. Vua lấy làm ngạc nhiên, rẽ vào hỏi, chủ nhà trả lời rằng:
– Chẳng giấu gì bác, nhà cháu làm cái nghề hèn hạ quá, nên chẳng dám phô phang gì với ai cho thêm tủi!
Vua ngạc nhiên, hỏi:
– Sao lại có nghề gì là nghề hèn hạ?
Chủ nhà thưa:
– Dạ, nhà cháu chỉ chuyên đi… mót phân người để bán thôi ạ!
Nghe xong, vua cười nói:
– Nếu vậy nhà bác đây là sang trọng bậc nhất, mà nghề của bác cũng là vẻ vang bậc nhất. Câu đối của bác nếu dán lên cũng hay bậc nhất, việc gì mà lại kêu là hèn!
Nói đoạn, vua lấy giấy bút, đề giùm cho một đôi câu đối như sau:
Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự,
Ðề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.

Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn về dự án lấp sông Đồng Nai

(Xã hội) - Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về dự án lấp sông Đồng Nai.


Không gian Dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” nhìn từ trên cao.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành Lập, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khoá XIII: “Tại các buổi tiếp xúc, cử tri tiếp tục phản ánh dự án lấp sông Đồng Nai để làm dự án phát triển đô thị ven sông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của người dân các tỉnh phía Nam và tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Theo chỉ đạo của Chính phủ thì các Bộ, ngành có liên quan đang xem xét, xử lý vấn đề này.

Quân đội Việt - Mỹ xích gần nhau cùng ngăn TQ chiếm Biển Đông

Tàu hải quân Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam tại căn cứ Cam Ranh ngày 2/1/2013. Liên minh quân sự Việt - Mỹ đang ngày càng thắt chặt trên mặt trận Biển Đông.
Tàu hải quân Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam tại căn cứ Cam Ranh ngày 2/1/2013. Liên minh quân sự Việt - Mỹ đang ngày càng thắt chặt trên mặt trận Biển Đông.

Hoa Kỳ cung cấp võ khí cho một quốc gia cộng sản, điều không tưởng cách đây nửa thế kỷ, nay đã thành hiện thực khi hai nước cựu thù tư bản Mỹ và cộng sản Việt cùng hướng về một mục tiêu chung: ngăn cản Trung Quốc bành trướng Biển Đông.

Trong bài nhận định hôm 28/12, tờ Global Post cho rằng liên minh quân sự Việt - Mỹ đang ngày càng thắt chặt trên mặt trận Biển Đông.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

TTg Nguyễn Tấn Dũng: Cần ngăn chặn âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước

Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền

TTO - Sáng 28-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển KT-XH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương - Ảnh: V.V.T
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương - Ảnh: V.V.T
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết ước cả năm 2015, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,68%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 6,5%) và cao hơn mục tiêu đề ra là 6,2%.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu tóm tắt dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.

Kỷ niệm 100 năm sinh-“chiêu tuyết” cho nhà văn, nhà đấu tranh cho dân chủ Đỗ Đức Dục…

Bài và ảnh của Phạm Viết Đào.

Sáng nay ngày 28/12/2015, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn Đỗ Đức Dục; tổ chức hội luận về cuộc đời sự nghiệp của nhà văn-nhà giáo dục-nhà văn hóa- nhà hoạt động dân chủ Đỗ Đức Dục, một trí thức lớn của đất nước…
Đông đảo các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình, dịch thuật bạn bè và gia đình đã tham dự lễ kỷ niệm…

Mở đầu Lễ ký niệm, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội nhà văn VN đã nêu lý do: vì sao Hội nhà văn VN không tổ chức kỷ niệm đồng thời với Hội Sử học đúng dịp ngày sinh của ông vào tháng 8/2015; Là để có thời gian chuẩn bị kỹ và muốn kéo dài hơn sự tưởng niệm đối với nhà văn Đỗ Đức Dục, một nhà lý luận-phê bình-dịch thuật văn học xuất sắc, có nhiều đóng góp lớn cho văn học nước nhà. 
Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Đỗ Đức Dục được giới sử học đánh giá là một Trí thức cách mạng dấn thân…

Mở đầu lễ kỷ niệm, cử tọa đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những công lao đóng góp cho văn học của nhà văn Đỗ Đức Dục, ông là người hoạt động văn học cùng
thời với nhà văn Nam Cao…
Nhà văn Vũ Tú Nam, người cùng thời với nhà văn Đỗ Dức Dục tham gia hội luận...

Trung Quốc bố trí thêm 3 tàu chiến ở Biển Đông để áp đặt yêu sách chủ quyền


ĐÔNG BÌNH

(GDVN) - 3 tàu chiến mới gồm tàu trinh sát điện tử, tàu tiếp tế và tàu đo đạc, đây đều là những tàu chi viện có tác dụng hỗ trợ cho hải quân tác chiến ở Biển Đông.

Tờ Vượng báo Đài Loan ngày 28/12 đưa tin, tình hình Biển Đông liên tục căng thẳng, các nước xung quanh đều tăng cường sức mạnh quân sự.
Lễ biên chế tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh số hiệu 852, tàu tiếp tế Lô Cô Hồ số hiệu 962 và tàu đo đạc biển xa Tiền Học Sâm số hiệu 873 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Để tăng cường thúc đẩy hiện thực hóa yêu sách vô lý, phi pháp ở Biển Đông, Quân đội Trung Quốc vừa tổ chức lễ biên chế, đặt tên, trao cờ cho 3 tàu chiến, lần lượt là tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh số hiệu 852, tàu tiếp tế Lô Cô Hồ số hiệu 962 và tàu đo đạc biển xa Tiền Học Sâm số hiệu 873 cho Hạm đội Nam Hải.