Đó là phản bác của Tiến sĩ Phan Minh Ngọc đối với dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính được giao soạn thảo đề án nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để xử lý một phần nợ xấu, dự kiến trình Quốc hội thông qua.
Ủy viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình: nhân vật chỉ chăm bẳm dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. |
Theo quan điểm của Tiến sĩ Phan Minh Ngọc, nợ xấu do lỗi của các ngân hàng, người nộp thuế chẳng có tội tình gì mà phải chịu nhìn đồng tiền thuế của mình được tiêu vào những hố đen do người khác tạo ra.
Nhiều ý kiến khác cũng đang bức bối trước âm mưu rút rỉa ngân sách và do đó là rút rỉa tiền đóng thuế của dân để xử lý nợ xấu.
Theo Tiến sĩ Bùi Trinh, lấy ngân sách xử lý nợ xấu là lấy của người nghèo chia cho người giàu!
Nhưng lại có những chuyên gia cam tâm đứng về các nhóm lợi ích tài chính và hô hào “phải dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu”. Một trong những ý kiến đó là ông Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV. Tại hội thảo Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra mới đây, ông Cấn Văn Lực đã cho rằng cần phải có thêm ngân sách để xử lý nợ xấu. Loại ý kiến thiên về nhóm lợi ích này còn “dự toán” cụ thể khoảng 5,000 – 10,000 tỷ đồng từ ngân sách để “mua nợ xấu”.
Trong thực tế, nợ xấu bất động sản lại chiếm đến ít nhất 70% tổng nợ xấu lên đến 500,000 tỷ đồng trong khối ngân hàng. Nhưng cú thử thực hiện bản thành tích của VAMC chỉ xử lý trên giấy được khoảng 10% số nợ xấu mua lại từ các ngân hàng thương mại, sẽ thấy triển vọng để khoảng một phần ba khối tổ chức tín dụng “một đi không trở lại” là rất cao trong vài năm tới.
Vào cuối năm 2015, trong khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống Đốc Nguyễn Văn Bình cố ép nợ xấu về dưới 3%, thì chính báo cáo của Ủy Ban Giám Sát và Tài Chính Quốc Gia – một cơ quan phân tích tài chính thuộc chính phủ mà trước đây mang tâm thế khá khép nép – lại cho thấy tỉ lệ nợ xấu thực lên đến 17%.
Cho đến nay, toàn bộ 500 hồ sơ chào bán nợ xấu mà VAMC gửi cho các tổ chức tài chính nước ngoài từ năm 2014 vẫn vô vọng hồi âm chính thức. Nếu cả VAMC mà còn không thuyết mị nổi những doanh nghiệp cá mập trong nước “ôm” lại nợ xấu, sẽ chẳng một tập đoàn nước ngoài nào dại dột rước lấy “của nợ Việt Nam.”
Vào Tháng Mười, 2014, ba năm sau khi triển khai đề án xử lý nợ xấu, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình đưa kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước” ra Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội.
Nhưng cũng bởi quá chủ quan nên chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã vấp phải một làn sóng phản đối quyết liệt từ đủ mọi thành phần dân chúng và cả trong giới quan chức. Cho tới lúc đó, đa số người dân đều đã nhận ra nợ xấu có nguồn gốc cơ bản từ những chiến dịch kinh doanh cực kỳ phiêu lưu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm trong thời kỳ “đầu cơ vàng” những năm 2006-2007, để sau đó khi các thị trường đầu cơ lao dốc và gần như sụp đổ thì phần lớn các chủ thể đầu tư đều rước họa vào thân.
Còn giờ đây, một lần nữa giới tham mưu tài chính cho chính phủ lại âm thầm bày mưu tính kế “dùng ngân sách để xử lý nợ xấu” – mà về thực chất là rút rỉa tiền đóng thuế của nhân dân và của cả những người rất nghèo.
Lê Dung
(SBTN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét