Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Thêm một số "câu hỏi phản động" hỏi BT Bộ Giáo dục-Đào tạo

Phuong Nong đã chia sẻ ảnh của Trần Hữu Tiến.
50 phút
Trần Hữu Tiến
20 giờ
Tôi muốn hỏi ông bộ trưởng giáo dục vài câu,nếu ông giải thích được thì từ mai tôi hứa sẽ không bao giờ đăng các bài liên quan tới cái mà các ông vẫn gọi là "phản động"nữa...
1- trong khi tiếng anh là quốc tế ngữ,việt nam ta đào tạo còn chưa đâu vào đâu giờ ôm đồm dạy thêm 4 thứ tiếng nữa liệu nó có tính khả thi không?
2-chúng ta đều hiểu 4 ngôn ngữ trên rất khó học nếu học xong ra trường công việc không liên quan tới chúng,thì chỉ vài năm không động tới là quên sạch vậy thì học để làm gì?
3-phổ thông tiếng anh mất hàng nghìn tỷ vẫn chưa có kết quả,vậy các ông cần bao nhiêu nghìn tỷ nữa để phổ cập bốn thứ tiếng trên?hãy minh bạch cho dân biết...
4-tôi nghi ngờ một điều có phải chăng vừa rồi các ông lấy cớ muốn tiếng việt trong sáng thì phải học tiếng tàu,nhưng bị phía dân đen chúng tôi phải ứng gay gắt quá lên giờ mới quay sang vở kịch này định đánh lạc hướng người dân,cái chính các ông vẫn muốn ép dân Việt Nam ta học tiếng tàu? nếu thế thật thì tại sao các ông cứ phải ép dân việt nam ta phải học tiếng tàu cho bằng được?có sức ép nào đứng sau chỉ huy các ông?khiến các ông thà chịu nhục để dân chửi nhưng vẫn nhắm mắt bịt tai làm càn?càng nghĩ càng giống thuyết âm mưu...-
5-câu cuối cùng tôi muốn hỏi ông bộ trưởng nhạ có khả năng hiểu biết được bao nhiêu ngoại ngữ vậy? các vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam ta nói được bao nhiêu thứ tiếng? 3 triệu đảng viên bao nhiêu người nói được tiếng anh?các ông vẫn thường nói lãnh đạo phải làm gương cho dân noi theo vậy các ông hãy học trước đi,rồi hãy bắt dân học...



Vnexpress: Bộ Giáo dục thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc English

Bộ Giáo dục xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3 đến lớp 12 và sẽ thí điểm dạy như ngoại ngữ thứ nhất vào năm học tới.

Lộ trình Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 có mục tiêu chính nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Song song với tiếng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc, Nhật Bản như ngoại ngữ thứ nhất.
Bộ sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017. Bộ cũng sớm thẩm định và ban hành chương trình này để làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa và học liệu phục vụ việc dạy và học trong trường phổ thông.
Năm học 2016-2017, Bộ đã cho thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM, gồm tiểu học Nguyễn Du, tiểu học Khương Thượng, tiểu học Chu Văn An, tiểu học quốc tế Gateway và trường Việt Úc (TP HCM). Môn này lần lượt nhân rộng trên cả nước, đặc biệt là những địa phương có nguyện vọng và điều kiện triển khai.
Tiếng Hàn, tiếng Pháp được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai. Năm học này, tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP HCM. Giai đoạn 2017-2025, ngoại ngữ này sẽ lần lượt được triển khai ở các lớp tiếp theo của cấp THCS và cấp THPT. Sau thí điểm, các trường có đủ điều kiện và nhu cầu thì có thể tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ thứ hai.
Việc dạy học tiếng Pháp tiếp tục được đổi mới, điều chỉnh chương trình song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông theo hướng tinh giản và hiện đại hóa. Đồng thời, hoàn thiện bộ sách tiếng Pháp ngoại ngữ 2 quyển 1 cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, đề án trước mắt tập trung vào nâng cao chất lượng tiếng Anh, song khuyến khích các tỉnh tùy vào tình hình thực tế để dạy học thêm các ngoại ngữ khác.
"Việc học ngoại ngữ muốn tiến triển nhanh thì người học cần phải được mở rộng giao lưu với giáo viên bản ngữ, sinh viên nước ngoài. Học tiếng gì phải tiếp cận với người nói tiếng đó", ông nói và đề nghị các trường cần xây dựng trung tâm học liệu, sử dụng nguồn tài liệu có uy tín trên thế giới cho giáo viên, học sinh tham khảo, phục vụ dạy học.
Hoàng Phương

Không có nhận xét nào: