Viện Tâm thần Max Planck ở thành phố Munich phát hiện những mẫu vật này từ năm ngoái nhưng chỉ công bố chi tiết trong tuần này, theo hãng tin RT đưa tin vào hôm qua (31/8).
Một ủy ban đã được thành lập để xác định danh tính các nạn nhân và đưa họ đến một ngôi mộ tập thể cùng với các mẫu vật đã được phát hiện trước đây. Quá trình này có thể mất vài tháng nếu không phải là vài năm, theo Viện Max Planck.
Các mẫu vật thuộc về nhà thần kinh học Julius Hallervorden của Đức Quốc xã. Ông ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu đối với bộ não của các tù nhân Do Thái tại các trại tập trung.
Bác sỹ này không hề nhận ra sự tàn bạo của mình. Ông từng phát biểu: “Những bộ não cung cấp dữ liệu tuyệt vời về tình trạng thiểu năng trí tuệ, dị tật và các bệnh tật bắt đầu từ thời thơ ấu. Tất nhiên tôi chấp nhận các bộ não. Thật sự tôi không quan tâm chúng đến từ đâu và làm thế nào chúng được chuyển đến cho tôi“.
Thông qua các nghiên cứu, ông Hallervorden cùng đồng nghiệp Hugo Spatz, đã khám phá ra một chứng bệnh thoái hóa não liên quan đến một loại protein mang tên pantothenate kinase. Bệnh này ban đầu được gọi là hội chứng Hallervorden-Spatz cho đến khi vấn đề đạo đức của hai bác sỹ này bị phanh phui.
Viện Max Planck cũng phát hiện các bộ phận cơ thể từ thí nghiệm của bác sỹ “tử thần” Josef Mengele. Ông ta khét tiếng với những thí nghiệm tàn bạo mà không cần gây mê đối với cả người lớn và trẻ em. Ông ta bơm trực tiếp vào cầu mắt của các trẻ em để nhuộm đồng tử con mắt thành màu xanh.
Đặc biệt, bác sỹ quái dị này còn có niềm đam mê với các cặp song sinh, hàng ngàn người đã chết vì bị ông ta mổ xẻ để thỏa mãn tính tò mò. Có một đêm, ông ta đã giết chết 14 cặp song sinh để nghiên cứu.
Không chỉ có Đức Quốc Xã mới tiến hành những thí nghiệm quái dị lên thân thể người. Hiện nay, một bác sỹ Trung Quốc đang tìm cách trở thành người đầu tiên tiến hành dạng thí nghiệm siêu tưởng.
Phẫu thuật ghép đầu
Người có hoài bão này là bác sỹ Nhậm Hiểu Bình (Ren Xiaoping) thuộc Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân (Harbin Medical University) tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Ông Nhậm từng là thành viên trong nhóm bác sỹ ghép tay đầu tiên tại Mỹ vào năm 1999.
Ý tưởng ghép đầu đã khiến cộng đồng y khoa và truyền thông thế giới giật mình kinh hãi.
Kế hoạch của ông ta được thuật lại trên New York Times ngày 11/6 như sau: “Cắt rời hai cái đầu từ hai cơ thể người, kết nối các mạch máu của cơ thể của người hiến đầu và cơ thể người nhận đầu, chèn một tấm kim loại để ổn định cổ mới, thấm các đầu dây thần kinh cột sống vào trong một chất có tác dụng như keo dính để hỗ trợ dây thần kinh tái phát triển, và cuối cùng là khâu nối da.”
Các chuyên gia trên khắp thế giới báo động Trung Quốc đang đi quá giới hạn đạo đức và thực tiễn của khoa học. Các chuyên gia nhận định rằng cấy ghép như vậy là điều không thể, ít nhất là hiện nay, họ chỉ ra vấn đề là rất khó kết nối các dây thần kinh trong tủy sống. Phẫu thuật thất bại đồng nghĩa với việc bệnh nhân thiệt mạng.
Ông Nhậm đã tiến hành thí nghiệm phẫu thuật ghép đầu đối với hàng trăm con chuột, tất cả đều chết. Ông này cho biết đã tiến hành thí nghiệm trên các tử thi người, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Cộng đồng quốc tế nghi ngờ liệu có người còn sống nào chịu làm vật thí nghiệm cho ông Nhậm. Điều này dấy lên một mối quan ngại liên quan đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc. Nước này đang bị quốc tế lên án vì giam giữ các học viên Pháp Luân Công tại nhiều nơi để làm kho nội tạng sống cho hoạt động cấy ghép nội tạng. Các trại giam giữ này được ví như các trại tập trung của Đức Quốc Xã.
Thi thể của các học viên bị thu hoạch nội tạng thường bị hỏa táng hoặc chuyển cho ngành công nghiệp nhựa hóa, giúp Trung Quốc trở thànhquốc gia xuất khẩu xác chết số 1 thế giới. Hắc Long Giang, nơi ông Nhậm làm việc, là một trong những nơi khét tiếng nhất về nạn đàn áp và mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công.
Vậy nên, ý tưởng ghép đầu của bác sỹ Trung Quốc khiến nhiều người lo ngại khả năng đây sẽ là một thảm họa tương tự thời Đức Quốc Xã. Theo nhận định của ông Arthur L. Caplan, một nhà đạo đức y khoa tại Đại học New York đăng trên bài viết của New York Times: “Hệ thống của Trung Quốc không minh bạch chút nào. Tôi không tin vào sự suy xét hay chính sách về đạo đức sinh học của Trung Quốc. Cộng thêm nền chính trị, tự hào dân tộc và tinh thần kinh doanh, thật khó mà biết được điều gì đang xảy ra.”
Mai Lan
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét