Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

VNTB- Nhân sự Đảng mắc dịch

   

Nguyễn Thị Huyền

(VNTB) – Cần xem xét trách nhiệm của cựu bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về việc tắc trách trong nhiệm vụ Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương, khiến đe dọa đến rất nhiều sinh mạng chính trị của nhiều nhân sự cao cấp vốn được ‘quy hoạch – cơ cấu’.

Với việc nhiều nhân sự trong bộ máy Đảng cầm quyền đang lao đao về nghi nhiễm dịch Covid-19, dẫn tới phải áp dụng biện pháp cách ly 14 ngày, đưa đến vai trò bị giảm sút của các đảng viên lãnh đạo tại nhiều cấp từ trung ương như bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cho tới chính quyền địa phương Nghệ An, Đà Nẵng – Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa…, cho thấy Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã lơ là trong phòng, chống dịch Covid-19, hệ lụy nhiều cán bộ trung, cao cấp của Đảng phải đối mặt với dịch bệnh khiến sức khỏe giảm sút; trong khi tiêu chuẩn sức khỏe được dùng để xét cho ‘xếp ghế’ ở kỳ đại hội Đảng sắp tới đây.
Đơn cử, với việc đoàn cán bộ cao cấp của Bộ Kế hoạch Đầu tư sang Ấn Độ và Anh Quốc để có dữ liệu liên quan phục vụ soạn văn kiện đại hội Đảng, diễn ra vào tuần cuối tháng 2 và tuần đầu tháng 3 tại Ấn Độ và Anh Quốc, cho thấy bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã không cắt cử những cán bộ y tế thích hợp của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, để cùng theo đoàn khi mọi người đang buộc phải công cán ở các quốc gia đang có dịch Covid-19 bùng phát.
Khi đoàn trở về, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cũng không đưa ra những bước thủ tục, bắt buộc tất cả thành viên trong đoàn phải kê khai liên quan đến các nơi thuộc vùng dịch mà họ đã đi qua.
Câu hỏi đặt ra: phải chăng bà cựu bộ trưởng y tế đã tắc trách?; Hay là các chính khách của Đảng đã có ý xem thường bà Trưởng ban, bất chấp những quy định mang tính ràng buộc mà Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã ký ban hành Quyết định 215-QĐ/TW, “Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ trung ương”? (*)
Giả dụ tình huống vấn nạn dịch Covid-19, từ ca thứ 21lây lan mạnh trong nội bộ các quan chức Đảng, dẫn đến nhiều thương vong, hoặc sức khỏe giảm sút nặng nề trong bộ máy cầm quyền, liệu có đe dọa về phá sản quy hoạch nhân sự mà Bộ Chính trị đã cơ cấu trong thời gian qua?
+ Chú thích:
(*) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-215-QD-TW-2020-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-to-chuc-bo-may-cua-Ban-Bao-ve-can-bo-434109.aspx

VNTB – Ba Đình sẽ đóng cửa nhiều cơ quan Đảng, nếu công bố dịch cúm Vũ Hán?

Mai Lan

(VNTB) – Phải chăng yếu tố địa lý “Ba Đình” nơi có ca nhiễm thứ 17 và thứ 21 đưa tới hàng loạt lây lan, khiến phải tạm đóng cửa cả Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,… đã khiến Bộ Y tế chần chừ công bố “Hà Nội Covid-19”?


Chủ tịch Hà Nội đã đề xuất Bộ Y tế về chuyện công bố dịch Covi-19 ở Hà Nội. Yêu cầu này được đưa ra hôm 8-3. Lúc đó Hà Nội có 4 ca dương tính Covi-19, có 1 ca nghi ngờ, có 1 ca nhiễm thứ phát.
Tuy nhiên tính đến tối ngày 10-3, Bộ Y tế vẫn chưa chấp thuận yêu cầu này của chính quyền Hà Nội. Trong khi đây là điều rất bình thường nếu xét về luật định.
Theo khoản 1 điều 2 Quyết định 02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, điều kiện công bố dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A là có ít nhất 1 người bệnh được chẩn đoán xác định. Covid-19 thuộc nhóm bệnh này.
Nội dung công bố dịch gồm: tên bệnh dịch; thời gian, địa điểm và quy mô xảy ra dịch; nguyên nhân, đường lây truyền, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch; các biện pháp phòng, chống dịch; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm.
Trước đó, đầu tháng 2, Bộ Y tế đã công bố dịch tại tỉnh Khánh Hòa khi mới có duy nhất 1 bệnh nhân Covid-19 theo đề nghị của tỉnh này.
Phải chăng yếu tố địa lý “Ba Đình” nơi có ca nhiễm thứ 17 và thứ 21 đưa tới hàng loạt lây lan, khiến phải tạm đóng cửa cả Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,… đã khiến Bộ Y tế chần chừ công bố “Hà Nội Covid-19”?
Quận Ba Đình, Hà Nội là nơi có trụ sở của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường gọi tắt là Bộ Chính trị, tại số 1A Hùng Vương, phường Điện Biên.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ở quận Ba Đình. Bộ Y tế có trụ sở tại số 138A đường Giảng Võ, phường Kim Mã. Phủ chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nằm ở Ba Đình. Tòa nhà làm việc của Quốc hội Việt Nam cũng ở Ba Đình. Trụ sở làm việc của Chính phủ Việt Nam cũng ở Ba Đình. Tại địa chỉ 46 Hoàng Diệu, quận Ba Đình là tòa Đại sứ quán Trung Quốc…
Giả dụ như mai đây công bố “Hà Nội Covid-19”, có lẽ toàn bộ ban bệ của chính phủ và Đảng đều phải ‘dạt vào Nam’, tại các điểm gọi là “văn phòng 2” cũng không kém hoành tráng ở Sài Gòn?


VNTB – Cơ quan đầu tiên ở Việt Nam phải tạm đóng cửa vì… hết lãnh đạo làm việc

Nguyễn Nam

(VNTB) – Ông Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho biết viện tạm đóng cửa vì… hết lãnh đạo làm việc


Đó là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.
“Chúng tôi quyết định tạm đóng cửa, dừng hoạt động trụ sở chính của viện tại số 1 Liễu Giai, Hà Nội cho đến hết tuần này. Đến cuối tuần này sẽ đánh giá tiếp tình hình cụ thể để cân nhắc chuyện tuần tới có thể mở cửa trở lại hay không. Còn các đơn vị khác thuộc viện ở các tỉnh vẫn được hoạt động bình thường”.
Ông Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho biết cơ quan này đã quyết định tạm đóng cửa, dừng hoạt động tại trụ sở chính của viện ở số 1 Liễu Giai, Hà Nội đến hết tuần.
Theo ông Quang, chiều ngày 4-3, viện tổ chức hội nghị và nhiều thành viên (có cả lãnh đạo chủ chốt) của đơn vị đã có tiếp xúc với ông Nguyễn Quang Thuấn (61 tuổi), nguyên lãnh đạo của viện. Vào thời điểm đó, ông Thuấn mới vừa trở về từ Anh trên chuyến bay VN0054 của Vietnam Airlines (cùng chuyến và ngồi gần bệnh nhân Nguyễn Hồng Nhung, ca mắc Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam).
Sau đó, ông Thuấn được xác định là ca mắc Covid-19 thứ 21 tại Việt Nam. Ông Bùi Nhật Quang cho biết đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đều bình thường. Tuy nhiên, vì số người liên quan bị cách ly khá nhiều và đều là những cán bộ chủ chốt của các cơ quan, đơn vị nên ảnh hưởng khá lớn đến tình hình hoạt động của viện, do đó viện tạm đóng cửa vì… hết lãnh đạo làm việc.
Trong ngày 10-3, Phiên họp lần thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng được hoãn, song không công khai về lý do.
Ở một diễn biến khác, toàn bộ lãnh đạo cấp tỉnh của Nghệ An đã tiếp xúc, làm việc với đoàn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 6-3 với sự có mặt của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, chuẩn bị phải cách ly theo quy định trong 14 ngày. Liệu khi ấy có tạm dừng một số công việc quản lý hành chính ở tỉnh Nghệ An vì thiếu lãnh đạo?
Một ghi nhận trên báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ở chuyên mục “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, thì hoạt động liên quan đến chính khách Nguyễn Phú Trọng gần đây nhất là vào ngày 27-2-2020, “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp các Đại sứ trình Quốc thư” (xem clip do VTV thực hiện).

Sức khỏe của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay ra sao là điều không thể tìm thấy trên báo chí. Với việc truyền thông gián đoạn tin tức về ông Nguyễn Phú Trọng, đang đưa đến những đồn đoán tiêu cực về tương lai của Đại hội Đảng lần thứ 13, nhất là với ca nhiễm Covid-19 thứ 21 tại Việt Nam là một quan chức cấp cao chuyên về lý luận của Đảng.

Vài lời động viên, thăm hỏi bệnh nhân thứ 21

Phạm Hiển
10-3-2020
Anh thân mến!
Mấy ngày nay, biết tin anh bén duyên với em Vy nhân chuyến đi ngoài ra nhớt, dân mạng xúm xít vào nhạo báng, chê bai anh, em thấy thương anh lắm lắm. Thấy anh cũng tội, em không thể chặc lưỡi “mà thôi cũng kệ” như thói thường. Nay em bỏ buổi chợ, ngồi gõ phím nhờ chuyển đến anh vài lời động kinh (động viên anh vững vàng thần kinh)!
Trước tiên, em thành tâm chúc anh chóng âm tính. Em biết, lời chúc đó là thừa. Vì anh, người chiến sĩ kiên cường xông pha trên trận tuyến đường lối tư tưởng thì không thể nào gục ngã. Anh được trang bị vũ khí lí luận Mác-xít Lê-nin-nít đến tận răng thì dù en-cô-vy chứ vì-cô-em cũng tuổi gì động được đến lông ống của anh.
Anh ạ, người ta xỉa xói vào gia sản của anh. Đĩ cấp thấp bán trôn nuôi miệng, đĩ cấp cao bán miệng nuôi trôn (*) anh nhỉ. Anh chắc chả phải con ông Sáu cháu ông Năm gì, lương chỉ dưới 20 củ/tháng, anh phải lưỡi trong lưỡi ngoài, lao động đến lở mồm long móng, thối mồm khắm lưỡi mới có được cơ ngơi ngày nay. Thói đời, trâu buộc ghét trâu ăn, anh chớ nên để ý làm gì mà hại đến cái long lưỡi vốn không xương dễ tổn thương của mình. Hết sức bảo vệ nó anh nhé. Sau này bình phục, anh lại phun châu nhả ngọc, nhổ nước bọt giúp đời, anh hỉ.
Rồi, họ rỉa rói anh về việc anh đi nước ngoài trong lúc dịch bệnh. Họ đâu có hiểu được sự hy sinh cao thượng của anh. Trong lúc ai cũng sợ dịch bệnh, anh thì xông pha nơi lam sơn chướng khí, chốn tư bản giãy đành đạch, anh chắt kinh, lọc nghiệm ngõ hầu tìm đường đi cho xứ xở Đông Lào. Anh lao tâm khổ tứ như vậy mà dân đen chúng có hiểu cho anh đâu. Chúng chỉ biết cái trước mắt, cái miếng cơm manh áo tầm thường. Anh đang ốm đau bệnh tật, người ta dồn anh đến chân tường, mà tâm trí anh, chỉ một mực dồn người ta đến chân lý cao sang tươi đẹp. Thương anh quá anh ôi!
Bọn chúng còn móc máy anh khoản tiệc tùng, ăn chơi nhảy múa. Nghề anh, chuyên hoạt động bằng mồm, bằng lưỡi. Mà quy luật, cái gì càng làm càng phát triển, cái gì không dùng thì nó teo. Anh chơi golf để nó vận động, cân bằng chân tay. Anh nhậu nhẹt có ca sĩ đến hát mua vui, để anh thư thái tâm hồn, máu huyết lưu thông, âm dương cân bằng, đầu óc anh mới sáng mượt, thì anh mới soi đường chỉ lối cho lũ dân đen bọn em đi lên chủ nghĩa xã hội loài người hằng mong ước.
Qua được đận này, dù rằng “Cave kể chuyện, nghiện trình bày, say chém gió” cũng không so được với kho lý luận từ lò mác – dao của anh thì cũng rút lui thôi anh ạ. Bằng ấy năm phun nước miếng, phì nước dãi, cá thu cá kiếm đủ rồi, nên cá hồi anh ạ. Dù anh muốn cống hiến cho dân cho nước, dù anh sung sức trên bảo dưới nghe răm rắp thì vẫn nên biết điểm dừng. U70 rồi, không đú theo trend được đâu anh. Bọn sửu nhi, nhất là sửu nhi hạt giống đỏ nó khôn ngoan kín kẽ hơn anh nhiều, anh ơi!
Về rồi, rửa mồm gác lưỡi, vui thú điền viên cỏ cây hoa lá, mặc kệ bọn xã hội nó nói gì cũng cứ ăn quả bơ, đội mũ phớt mà sống. Làm thằng đàn ông, nhất là thằng đàn ông có lý luận lại có chỗ đứng thì phải cứng cái lập trường anh nhé!
(Ah, ở khu cách li, anh nhớ đánh răng, rửa mồm thường xuyên nhé kẻo bọn thối mồm chúng rủa anh là dạng mồm thối).
Em gửi đến anh lời chào thân thương mong anh chớ thân tàn ma dại, nhé anh!
Phạm Hiển

BỆNH NHÂN SỐ 21 TỨC GIÁO SƯ THUẤN CÓ THỂ LÀM BÙNG NỔ DỊCH TẠI VIỆT NAM, TƯƠNG TỰ VAI TRÒ BỆNH NHÂN SỐ 31 THUỘC GIÁO PHÁI TÂN THIÊN ĐỊA CỦA HÀN QUỐC


Theo facebook nhà báo Lưu Trọng Văn, thì Giáo sư Thuấn, nhà lý luận vỹ đại của đảng ta (Phó chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương) đi nghiên cứu lý luận XHCN ở Ấn Độ, trên chuyến bay từ Ấn Độ về Anh thì giáo sư ngồi cạnh một người Anh có biểu hiện sốt và ho liên tục.
Sau đó từ Anh về Việt Nam thì đi chung chuyến với cô Nhung.
Như vậy nếu không có vụ chị gái cô Nhung cũng bị thì cô Nhung dính Cô Vy từ nhà lý luận.
Tuy nhiên chị gái của cô Nhung bị nhiễm nên chưa chắc “mèo nào cắn cổ mèo nào”.
Khả năng cũng có thể là hai mèo cùng cắn cổ nhau nghĩa là cả 2 đều bị lây sẵn từ người khác sau đó cùng lây chéo với nhau một lần nữa chăng?
Nhưng khi cô Nhung về Việt Nam thì mức độ tiếp xúc với bên ngoài thấp hơn nhà lý luận vì nhà lý luận liên tục hội họp tiệc tùng (theo nhà báo Trương Huy San thì nhà lý luận mở tiệc mời cả ca sĩ đến hát rất là trưởng giả) trong khi cô Nhung nằm nhà sau đó đi khám tại bệnh viện Hồng Ngọc.
Hiện mức độ lây lan của nhà lý luận được xác định là vỹ đại nhất Việt Nam cho tới nay, chấp luôn cả em gái Vĩnh Phúc.
Một điều rất tệ hại là nhà lý luận ngồi cạnh người Anh có biểu hiện nhiễm Cô Vy nhưng về Việt Nam lại không hề có ý thức khai báo để cách ly.
Danh sách lãnh đạo Hội đồng Lý luận T W có thể có mặt trong cuộc hội nghị mà nhà lý luận vỹ đại phát biểu.
Nhà lý luận số 1 Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng:
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh*
Các nhà lý luận tầm cỡ - Phó Chủ tịch Hội đồng:
- GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng.
- GS.TS Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng.
- GS.TS Vũ Văn Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng.
- PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng.
- PGS.TS Phạm Văn Linh, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng.
Tổng thư ký kiêm Ủy viên thường trực Hội đồng
- PGS.TS Nguyễn Viết Thông.
Các uỷ viên gồm nhiều uỷ viên T W đảng và nhiều thành viên tổ tư vấn của thủ tướng.
Và lộ trình có thể gieo rắc Cô Vy của nhà lý luận vỹ đại (xem ảnh)
( Copy FB Trần Đình Thu )
———-
Bổ sung thông tin có thể số 21 mới là nguồn nhập khẩu #Wuhanvirus qua VN0054 vào Vietnam :
https://m.thanhnien.vn/…/nghi-ngo-co-nguon-lay-covid-19-thu…

Bí ẩn cột đá ở ngôi chùa nghìn năm tuổi

sky nguồn: s.o.h.a...v.n.
Gửi 10:45am | 10/03/2020

 
A-A+ ‹Đọc›

Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút 
Tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận chính xá‌c về biểu tượng của cột đ‌á đứng sừng sững trên núi Lãm Sơn.
Ảnh minh họa
Đại Lãm Thần Quang Tự là tên chữ của chùa Dạm, ngôi chùa 1.000 năm tuổi nằm trên dãy núi Lãm Sơn (xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Những nét hoa văn từ thời Lý còn để lại dấu ấn trên từng công trình còn lưu sót lại ở đây. Dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, trải qua các đời Lý, Trần, Lê… chùa Dạm đã được trùng tu, xây dựng lại nhưng quy mô và giá trị nghệ thuật của ngôi chùa xưa vẫn như trường tồn cùng dòng chảy của lịch sử.
Theo ông Nguyễn Xuân Bắc (phụ trác‌h người cao tuổi thôn Tự Thôn, xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), chùa Dạm được xây dựng trên mặt bằng rộng 7.500m2. Nhìn tổng thể chùa Dạm như một tò‌a sen.

Đại Lãm Thần Quang Tự là tên chữ của chùa Dạm, ngôi chùa 1.000 năm tuổi nằm trên dãy núi Lãm Sơn (xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Những nét hoa văn từ thời Lý còn để lại dấu ấn trên từng công trình còn lưu sót lại ở đây. Dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, trải qua các đời Lý, Trần, Lê… chùa Dạm đã được trùng tu, xây dựng lại nhưng quy mô và giá trị nghệ thuật của ngôi chùa xưa vẫn như trường tồn cùng dòng chảy của lịch sử.
Theo ông Nguyễn Xuân Bắc (phụ trác‌h người cao tuổi thôn Tự Thôn, xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), chùa Dạm được xây dựng trên mặt bằng rộng 7.500m2. Nhìn tổng thể chùa Dạm như một tò‌a sen.

Huyền bí giếng tiên xứ Mường

2 giờ trước
 Các bản Mường ở miền núi phía Bắc nước ta luôn chứa đựng kho tàng những câu chuyện linh thiêng, kỳ bí. Tại bản Khộp xã Ngọc Lâu (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), câu chuyện về chiếc giếng cổ ngự ngay đầu làng quanh năm đầy ắp nước trong văn vắt từ lâu đã được lưu truyền là giếng thần, giếng tiên cùng rất nhiều câu chuyện kỳ bí...
Cận cảnh giếng thần ở bản Khộp
Ông Bùi Văn Chấn (nguyên Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) tự hào: “Xã miền núi chúng tôi có cả cái giếng thần nghìn tuổi. Dù trời có hạn thì đồng ruộng cũng không sợ hết nước”. Nói xong, ông dẫn chúng tôi đến bản Khộp cao chót vót trên đỉnh núi để mục sở thị giếng thần kỳ lạ này.
Quan sát kỹ, đó là một mó nước đã được quy hoạch xây dựng khá sạch sẽ. Bốn bên xây bằng bê tông vuông vức nhưng nước không lúc nào cạn dù cho cả làng có múc đổ đi hay dùng máy để bơm ra ngoài. Một số thanh niên nghịch ngợm ở bản Khộp đã thử tát nước ra ngoài suốt đêm nhưng giếng không cạn một chút nào.
Điều này được kiểm nghiệm qua anh Bùi Văn Hanh, nhà ngay cạnh giếng thần. Anh Hanh cho hay: “Không biết mạch nước ở đâu nhưng dùng máy bơm cỡ lớn để tát cả đêm vẫn không thể hết nước trong giếng”. Ông Bùi Văn Huy một cán bộ xã Ngọc Lâu cho hay: “Trước đây, giếng thần nhìn rất hoang dã như một mó nước tự nhiên. Vì sợ bị mai một nên chúng tôi cho xây dựng tường bao để bảo vệ. Tuy nhiên, tính linh thiêng và mực nước trong giếng vẫn không hề thay đổi”. 
Cụ Én kể chuyện giếng thần  
Ngay cụ Én thời trẻ cũng phải thường xuyên chạy vào các hang núi để trốn hùm beo. Thú dữ cũng đã làm hại nhiều người dân bản địa khi họ dùng nước tại giếng thần này. Tuy nhiên, theo quan niệm địa phương thì muông thú bình đẳng với con người nên không ai được phép đánh đuổi thú dữ khi chúng đến với giếng thần. Vì thế, một thời giếng thần Ngọc Lâu là tài sản chung của tất cả người Mường sống dọc ven núi Hòa Bình và các muông thú trong rừng rậm. 

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

Đại hội 13 và cuộc chiến với ma

Bởi
 AdminTD
 -

Sao Băng
9-3-2020
Vẻ mặt  như tượng sáp, giữa cái đêm giao thừa kỳ dị chưa từng có với mưa như trút, ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Tết bằng lời “sấm truyền” mà ông hết sức khiêm nhường bảo đó là nôm na mượn của ông Hồ, rằng “năm nay cả nước chắc càng thắng to”.
Lời “sấm truyền” đã trở thành lời rủa ứng ngay tắp lự. Từ quý mở màn của năm 2020, cả nước “thắng to” trong cuộc chiến với Covid- 19 mà nhiều bác sĩ nói đó là “cuộc chiến với ma”. Đó không chỉ là con ma dưới góc nhìn y khoa, mà đó thực sự là con ma phủ bóng lên Đại hội 13. Giống như thể oan có đầu, nợ có chủ, con bệnh đầu tiên của Hà Nội xuất phát ở “vùng đất thánh” Ba Đình và “yếu nhân” được nó chọn để nhân lên sức mạnh là một giáo sư Mác Lê.

Trung Quốc tiếp tục đưa hơn 130 tàu bao vây khu vực đảo Thị Tứ

  Tin trong ngàyViệt Nam  4,601

Mặc dù đang phải đối phó với dịch virus Corona (Covid-19), tuy nhiên kể từ đầu năm đến nay, hơn 130 tàu của Trung Quốc vẫn xuất hiện bao vây gần đảo Thị Tứ, tình hình tranh chấp trên biển Biển Đông tiếp tục căng thẳng.

Trung Quốc tiếp tục đưa hơn 130 tàu bao vây khu vực đảo Thị Tứ
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy tàu Trung Quốc xuất hiện dày đặc gần đảo Thị Tứ (Nguồn: AMTI)

Cựu Bí thư thành Hồ: “Vô sản lưu manh”



Cựu Bí thư thành Hồ: “Vô sản lưu manh” (Kỳ 1)



Thu Hà
6-3-2020
Lê Thanh Hải sinh năm 1950, xuất thân từ ấp Điều Hoà, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Năm 13 tuổi, một chữ bẻ đôi không có, cậu bé gốc Hoa tên Lê Thanh Hải lang thang, lần mò lên Sài Gòn kiếm sống. Một lão hàn gò người Tàu ở quận 5 thương tình, cho phụ việc và dạy cho Lê Thanh Hải nghề thợ hàn.
Khi quân lực Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam để kìm chân Trung Cộng và ngăn chặn Cộng sản Bắc Việt nam tiến, những thằng bé vô học, du thủ du thực, như Lê Thanh Hải được lực lượng cộng sản nằm vùng lôi kéo vào đội quân có tên “Biệt Động thành”. Nhiệm vụ chính được giao là ném lựu đạn giết lính Mỹ và binh sĩ VNCH, ám sát các thành phần trí thức viên, chức phục vụ nền Đệ Nhị Cộng hoà.