Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Tướng Lê Mã Lương: Nếu không lường trước nguy cơ, con cháu sẽ phải gánh hậu họa

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)

(GDVN) - Tướng Lê Mã Lương lo ngại về việc người Trung Quốc "núp bóng" người Việt Nam mua đất tại một số điểm được cho là nhạy cảm về an ninh, quốc phòng ở Đà Nẵng.
LTS: Một số cựu tướng lĩnh quân đội quan ngại, về lâu dài, nếu có việc người Trung Quốc giấu mặt mua đất ven biển ở TP. Đà Nẵng có thể phát sinh những nguy cơ tiềm ẩn về an ninh, quốc phòng…
Để làm rõ vấn đề này, hôm 27/12, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam.
PV: Quan điểm của ông như thế nào về thông tin cho rằng có người Trung Quốc giấu mặt mua đất tại một số vị trí được cho là nhạy cảm về an ninh, quốc phòng ở Đà Nẵng thời gian gần đây?
Thiếu tướng Lê Mã Lương: Trước hết, cần phải khẳng định rằng, Đà Nẵng là thành phố thuộc Miền trung, có vai trò, tầm chiến lược quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng của cả nước.
Từ đây, mối liên hệ giữa khu vực Bắc Trung Bộ với Nam Trung Bộ và vùng chiến lược Tây Nguyên được thắt chặt hơn.
Mặt khác, vịnh Đà Nẵng có vai trò đặc biệt quan trọng

Theo thông tin của cơ quan quản lý đất đai quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, hiện có gần 250 lô đất ven biển Đà Nẵng do người Trung Quốc núp bóng thu gom. Hiện nay, số người Trung Quốc tạm trú trên địa bàn là 302 người (222 lao động, 80 du lịch lưu trú dài hạn). Ngoài ra, số lưu trú ngắn ngày trong các khách sạn, resort tính từ 1.12.2015 đến nay là 2.710 người.

về an ninh, quốc phòng. Thời kỳ kháng chiến, thực dân Pháp đổ bộ vào nước ta cũng thông qua vịnh này.
Đến thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, lực lượng địch cũng sử dụng vịnh này để đổ bộ lực lượng thủy quân lục chiến, làm điểm chuyển quân. Nói như vậy để thấy rằng, trong kháng chiến, vịnh Đà Nẵng nói riêng, Đà Nẵng nói chung có một tầm quan trọng như thế nào về mặt chiến lược quân sự, quốc phòng, an ninh của cả nước.
Mặt khác, trong thời điểm hiện tại, giữa ta và Trung Quốc đang có tranh chấp về chủ quyền biển đảo, thì vị trí Đà Nẵng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Nói như vậy để thấy rằng, việc người Trung Quốc ồ ạt mua đất tại các khu vực được cho là nhạy cảm nói trên, rõ ràng là có ý đồ.
Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam (ảnh: Huyền Anh/Giaoduc.net.vn).

Quân đội Việt Nam sẽ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm

Quân sự - Tình báo

Việt Nam không muốn tiến tới đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tốn kém tiền bạc và công nghệ. Tuy nhiên, quân đội Việt Nam được hiện đại hóa để sẵn sàng bắt Trung Quốc trả giá và để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc.
Bài viết của tác giả Carlyle A. Thayer - Giáo sư Danh dự về Chính trị, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia. Bài viết được đăng trên Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Chennai, Ấn Độ.
Giới thiệu
Bài viết này xem xét tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã dẫn đến việc hiện đại hóa chưa từng thấy các lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam như thế nào. Diễn biến này được đặt trong sự phát triển có tính lịch sử của quan hệ Trung-Việt từ tình trạng thù địch trong suốt cuộc xung đột Campuchia thành bạn bè hữu nghị. Mặc dù tranh chấp lãnh thổ Biển Đông là điều khó chịu chính trong quan hệ song phương, nó đã không ngăn cản hai nước phát triển những gì họ gọi là một “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Việt Nam cố gắng duy trì quyền tự chủ của mình thông qua một chính sách hợp tác chính trị và kinh tế với Trung Quốc trong các lĩnh vực mà lợi ích quốc gia của họ hội tụ và bằng việc đấu tranh chống lại hành vi quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bối cảnh chính trị-chiến lược
Hai năm sau khi Việt Nam thống nhất, nước này bị lôi kéo vào một cuộc xung đột biên giới với nước láng giềng Campuchia. Tháng 12/1978 Việt Nam đã ra quyết định định mệnh là can thiệp vào nước láng giềng của mình và lật đổ Khmer Đỏ, một chế độ đã liên minh với Trung Quốc. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách xâm nhập miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để “dạy cho Việt Nam một bài học” vì thách thức Trung Quốc. Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế và thương mại đối với Việt Nam.

Cậu bé 13 tuổi khuyên Hạng Vũ rút lệnh chôn sống dân Hoàng Thành: Người được lòng dân sẽ được thiên hạ...

Cậu bé 13 tuổi bình tĩnh thu phục được Hạng Vũ

Trong cuốn “Sử ký Hạng Vũ” có ghi chép lại một câu chuyện xảy ra ở bên ngoài Hoàng thành. “Ngoại Hoàng” là tên của một thành phố nằm tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay. Thời Hạng Vũ và Lưu Bang tranh giành thiên hạ, đã đánh đến nơi này.
Hoàng thành vốn do thủ hạ của Lưu Bang là tướng Bành Việt canh giữ. Trải qua mấy ngày chiến đấu kịch liệt, Hạng Vũ phải chật vật lắm mới dẹp xong được bên ngoài hoàng thành.
Sau khi Hạng Vũ vào thành, ông vô cùng căm phẫn trăm dân nơi đây đã từng ra sức trợ giúp Bành Việt canh giữ thành. Vì vậy, Hạng Vũ liền hạ lệnh bắt giam tất cả nam giới trên 15 tuổi để chuẩn bị chôn sống. Dân chúng bên ngoài thành lập tức lâm vào cảnh sợ hãi vô cùng.
Nam giới trên 15 tuổi đều là người trụ cột trong gia đình. Nếu như họ phải chết hết, trong nhà chỉ còn vợ mất chồng, con mồ côi cha, làm sao họ có thể sống nổi? Một cậu bé 13 tuổi gặp tình cảnh này vô cùng phẫn nộ, không thể chịu nổi. Thế là, cậu ta liều chết đến gặp Hạng Vũ mong muốn yêu cầu ông ta thu hồi lệnh sát nhân này lại.
Hạng Vũ nhìn thấy cậu bé, cảm thấy rất bất ngờ, liền quát lớn: “Đứa trẻ kia, ngươi thật to gan, lại dám đến đây gặp ta?”
Cậu bé bình tĩnh trả lời: “Đại Vương! Ngài diệt đi Tần quốc, cứu vớt dân chúng. Dân chúng tôn sùng ngài làm cha mẹ. Tiểu dân là một người dân nhỏ bé muốn tới gặp cha mẹ thì có gì phải sợ hãi đây?”
Những lời nói vừa hợp tình hợp lý lại dễ nghe khiến Hạng Vũ mất sự nóng giận trong lòng. Cậu bé lại nói tiếp: “Dân chúng trong nội thành đã sớm ngóng trông ngài tới. Nhưng mà dưới sự bức bách của Bành Việt nên không ai dám ra ngoài thành cả. Cuối cùng thì ngài cũng đã đến rồi! Nhưng mà, tiểu dân thấy bên ngoài đang đồn đại khắp nơi rằng, ngài muốn chôn sống tất cả nam giới trên 15 tuổi. Tiểu dân biết rõ Đại Vương là người hiểu biết nên tuyệt đối sẽ không làm việc này. Tiểu dân nghĩ ngài tốt nhất nên dán thông cáo bác bỏ tin đồn này để yên ổn lòng dân.”
Hạng Vũ nghe xong những lời này, lại tức giận quát hỏi: “Chôn sống chúng thì có cái gì là không nên? Ngươi nói không ra đạo lý thì ta sẽ chôn sống luôn cả ngươi.”

Bà Phan Thị Khi 81 tuổi ở Cửa Tùng-Quảng Trị về tới " cõi âm" rồi bị trả về kể chuyện cõi âm


Đi đến âm gian sau khi chết: Chuyện bà lão “chết đi sống lại” kể chuyện thực nơi cõi âm


Nếu như ở phần đầu của bài “Toàn bộ quá trình đi đến âm gian sau khi con người chết đi [1]”, độc giả đã trải qua một chuyến “du hành” đầy đủ nơi cõi âm, thì câu chuyện hoàn toàn có thực sau đây của bà Phan Thị Khi (81 tuổi, trú tại khu phố An Hòa 2, Thị trấn Cửa Tùng, Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), lại khiến người khác tròn mắt kinh ngạc khi nghe bà kể lại một cách hết sức giản dị những chuyện nơi âm gian mà bà đã trải qua, tự nhiên và dĩ nhiên như hơi thở vậy…
Chuyện bà Khi chết đi sống lại cách nay đã 30 năm. Từ khi sống lại đến nay, bà Khi luôn khỏe mạnh, không hề đau ốm. Và những câu chuyện lúc bà chết đi đã gặp người thân, bà con lối xóm nơi âm gian khiến nhiều người vốn không tin cũng phải hết sức suy ngẫm…

Bước ra khỏi quan tài sau 20 giờ: Trải nghiệm sự phi thường của đời người

Bà Khi chết đi sống lại cách đây mấy chục năm, nhưng ngoài 80 tuổi bà vẫn khỏe mạnh và minh mẫn.
Sinh ra trong gia đình nghèo ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), từ nhỏ bà đã phải cực nhọc cùng cha mẹ mưu sinh kiếm sống. Lớn lên trong thời kì chiến tranh, bà hiểu quá rõ nỗi đau chiến tranh, nhưng bà cũng vẫn phải tham gia vào những trận chiến và lấy chồng năm 1960, cùng chồng định cư tại thị trấn Cửa Tùng cho đến nay.

Những đau thương của những cuộc chiến qua đi, để lại là một chút dư âm như thế này…(Ảnh: Nhịp Sống Thời Đại) [2]
Những đau thương của những cuộc chiến qua đi, để lại là một chút dư âm như thế này…(Ảnh: Nhịp Sống Thời Đại)

Vua Lê Thánh Tôn tặng câu đối cho dân:" đối" nghề làm vua với nghề hót phân người "vinh- sang" như nhau


Nghề nào là nghề cao quý? Câu chuyện đối đáp giữa vua Lê Thánh Tông và thảo dân nghèo


Nhân dịp đầu năm mới, vua Lê Thánh Tông mặc thường phục vi hành để xem xét tình hình dân chúng.
Ði tới đâu, nhà vua cũng thấy la liệt những câu đối ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, trong lòng vui mừng lắm. Riêng nhà nọ, chẳng treo đèn, kết hoa mà cũng chẳng đối liễn gì hết. Vua lấy làm ngạc nhiên, rẽ vào hỏi, chủ nhà trả lời rằng:
– Chẳng giấu gì bác, nhà cháu làm cái nghề hèn hạ quá, nên chẳng dám phô phang gì với ai cho thêm tủi!
Vua ngạc nhiên, hỏi:
– Sao lại có nghề gì là nghề hèn hạ?
Chủ nhà thưa:
– Dạ, nhà cháu chỉ chuyên đi… mót phân người để bán thôi ạ!
Nghe xong, vua cười nói:
– Nếu vậy nhà bác đây là sang trọng bậc nhất, mà nghề của bác cũng là vẻ vang bậc nhất. Câu đối của bác nếu dán lên cũng hay bậc nhất, việc gì mà lại kêu là hèn!
Nói đoạn, vua lấy giấy bút, đề giùm cho một đôi câu đối như sau:
Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự,
Ðề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.

Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn về dự án lấp sông Đồng Nai

(Xã hội) - Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về dự án lấp sông Đồng Nai.


Không gian Dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” nhìn từ trên cao.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành Lập, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khoá XIII: “Tại các buổi tiếp xúc, cử tri tiếp tục phản ánh dự án lấp sông Đồng Nai để làm dự án phát triển đô thị ven sông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của người dân các tỉnh phía Nam và tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Theo chỉ đạo của Chính phủ thì các Bộ, ngành có liên quan đang xem xét, xử lý vấn đề này.

Quân đội Việt - Mỹ xích gần nhau cùng ngăn TQ chiếm Biển Đông

Tàu hải quân Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam tại căn cứ Cam Ranh ngày 2/1/2013. Liên minh quân sự Việt - Mỹ đang ngày càng thắt chặt trên mặt trận Biển Đông.
Tàu hải quân Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam tại căn cứ Cam Ranh ngày 2/1/2013. Liên minh quân sự Việt - Mỹ đang ngày càng thắt chặt trên mặt trận Biển Đông.

Hoa Kỳ cung cấp võ khí cho một quốc gia cộng sản, điều không tưởng cách đây nửa thế kỷ, nay đã thành hiện thực khi hai nước cựu thù tư bản Mỹ và cộng sản Việt cùng hướng về một mục tiêu chung: ngăn cản Trung Quốc bành trướng Biển Đông.

Trong bài nhận định hôm 28/12, tờ Global Post cho rằng liên minh quân sự Việt - Mỹ đang ngày càng thắt chặt trên mặt trận Biển Đông.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

TTg Nguyễn Tấn Dũng: Cần ngăn chặn âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước

Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền

TTO - Sáng 28-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển KT-XH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương - Ảnh: V.V.T
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương - Ảnh: V.V.T
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết ước cả năm 2015, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,68%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 6,5%) và cao hơn mục tiêu đề ra là 6,2%.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu tóm tắt dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.

Kỷ niệm 100 năm sinh-“chiêu tuyết” cho nhà văn, nhà đấu tranh cho dân chủ Đỗ Đức Dục…

Bài và ảnh của Phạm Viết Đào.

Sáng nay ngày 28/12/2015, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn Đỗ Đức Dục; tổ chức hội luận về cuộc đời sự nghiệp của nhà văn-nhà giáo dục-nhà văn hóa- nhà hoạt động dân chủ Đỗ Đức Dục, một trí thức lớn của đất nước…
Đông đảo các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình, dịch thuật bạn bè và gia đình đã tham dự lễ kỷ niệm…

Mở đầu Lễ ký niệm, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội nhà văn VN đã nêu lý do: vì sao Hội nhà văn VN không tổ chức kỷ niệm đồng thời với Hội Sử học đúng dịp ngày sinh của ông vào tháng 8/2015; Là để có thời gian chuẩn bị kỹ và muốn kéo dài hơn sự tưởng niệm đối với nhà văn Đỗ Đức Dục, một nhà lý luận-phê bình-dịch thuật văn học xuất sắc, có nhiều đóng góp lớn cho văn học nước nhà. 
Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Đỗ Đức Dục được giới sử học đánh giá là một Trí thức cách mạng dấn thân…

Mở đầu lễ kỷ niệm, cử tọa đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những công lao đóng góp cho văn học của nhà văn Đỗ Đức Dục, ông là người hoạt động văn học cùng
thời với nhà văn Nam Cao…
Nhà văn Vũ Tú Nam, người cùng thời với nhà văn Đỗ Dức Dục tham gia hội luận...

Trung Quốc bố trí thêm 3 tàu chiến ở Biển Đông để áp đặt yêu sách chủ quyền


ĐÔNG BÌNH

(GDVN) - 3 tàu chiến mới gồm tàu trinh sát điện tử, tàu tiếp tế và tàu đo đạc, đây đều là những tàu chi viện có tác dụng hỗ trợ cho hải quân tác chiến ở Biển Đông.

Tờ Vượng báo Đài Loan ngày 28/12 đưa tin, tình hình Biển Đông liên tục căng thẳng, các nước xung quanh đều tăng cường sức mạnh quân sự.
Lễ biên chế tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh số hiệu 852, tàu tiếp tế Lô Cô Hồ số hiệu 962 và tàu đo đạc biển xa Tiền Học Sâm số hiệu 873 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Để tăng cường thúc đẩy hiện thực hóa yêu sách vô lý, phi pháp ở Biển Đông, Quân đội Trung Quốc vừa tổ chức lễ biên chế, đặt tên, trao cờ cho 3 tàu chiến, lần lượt là tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh số hiệu 852, tàu tiếp tế Lô Cô Hồ số hiệu 962 và tàu đo đạc biển xa Tiền Học Sâm số hiệu 873 cho Hạm đội Nam Hải.

Đà Nẵng: Lộ diện ông chủ bí ẩn showroom chỉ tiếp khách Trung Quốc

Lần gần đây nhất, nhân vật này đi theo visa doanh nghiệp, vào Việt Nam từ ngày 10/12/2015 và sẽ hết hạn ngày 9/3/2016, do Công ty Quốc Đô bảo lãnh với danh nghĩa khảo sát thị trường.

Như tin đã đưa, liên quan đến showroom H.A Cao su thiên nhiên (148 Xuân Thủy, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng; thuộc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tuệ Dân) chỉ tiếp khách Trung Quốc mà cấm cửa khách Việt Nam có một nhân vật “bí ẩn” tên là Shao Can Hui (Thiệu Xán Huy) với chức danh Tổng Giám đốc.

Nhà nghỉ Minh Phương, nơi Shao Can Hui đang thuê tạm trú cùng 14 người Trung Quốc! (Ảnh: HC)
Theo nguồn tin của Infonet, Shao Can Hui sinh ngày 18/1/1986, quốc tịch Trung Quốc, đã vào Việt Nam nhiều lần. Những lần trước Shao Can Hui do Công ty Tuệ An (Hội An, Quảng Nam) bảo lãnh vào Việt Nam.

Thông tin kinh hoàng: Làm sao phát triển khi mỗi ngày có 3.600 cuộc thanh tra?

Trong chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” tối 13.12.2015, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, trong năm qua (tức là tính từ 1.1.2015 đến 12.12.2015), ngành thanh tra đã tiến hành 40.000 cuộc thanh tra và 830.000 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện 212.000 tỉ đồng sai phạm, chuyển cơ quan điều tra 313 vụ với 356 đối tượng và, đã thu hồi được 70% số tiền sai phạm (doanhnghiepvn.vn, 09:32:00, 14.12.2015)!

Trước hết, xin bày tỏ nỗi vui mừng đối với sự “phát triển” mạnh mẽ của ngành thanh tra với thành tích thanh tra rất nhiều, phát hiện sai phạm không hề ít; và, nhất là, đã thu hồi rất nhanh số tiền thất thoát, 70% đã thu hồi, tức là 148.400 tỉ đồng!...

Tuy nhiên, cũng cần đặc biệt nhấn mạnh rằng có rất nhiều nghĩ suy, không hề kém là những chuyện đáng bàn từ những con số day dứt trên.

2 thông tin nên cải chính trong Chương trình thời sự 19h 27/12/2015 liên quan tới Trung Quốc

Phạm Viết Đào.

Trong chương trình Thời sự VTV 1 19 h ngày 27/12/2015 theo người viết bài này Đài truyền hình Việt Nam nên tìm cách cải chính hoặc nói lại cho rõ 2 thông tin này:

1/ Có đúng: " Bất đồng trên Biển Đông là một tồn tại khách quan"... như lời ông Tập Cận Bình phát biểu với Đoàn Việt Nam ?

Đưa tin về kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, VTV 1 đã phỏng vấn ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Theo thông tin mà ông Trần Văn Hằng nói trên VTV 1: ông Tập Cận Bình có phát biểu với Đoàn Quốc hội Việt Nam rằng vấn đề “bất đồng trên Biển Đông là một tồn tại khách quan”…và phía Việt Nam nhất trí với nhận định đó ?
Theo người viết thì lập luận như vậy là phía Trung Quốc đã đánh tráo khái niệm, đánh tráo ngôi vị; đây là một miếng võ hiểm mà người Trung Quốc thường hay dùng “ vị khách vi chủ”; miếng võ này là miếng võ "khách" tranh thế chủ động của "chủ", biến mình thành chủ và biến chủ thành khách…biến kẻ xâm lược, xâm chiếm hải phận Việt Nam, kẻ đạo chích thành "ông khách" đòi làm ông chủ đòi phải được xếp ghế, xếp chỗ, xếp phần...

Bất đồng trên Biển Đông không hề là tồn tại khách quan do lịch sử hay do một sự biến đổi địa lý nào đó mà sự bất đồng này hoàn toàn do phía Trung Quốc chủ động gây ra:

Nhiều ký tự lạ, chữ Trung Quốc xuất hiện ở Vịnh Hạ Long

16/09/2015 32,939 lượt xem

Chữ Trung Quốc, ký tự lạ trong các hang động Vịnh Hạ Long – (Ảnh: nld.com.vn)
Chữ Trung Quốc, ký tự lạ trong các hang động Vịnh Hạ Long – (Ảnh: nld.com.vn)
Vịnh Hạ Long được mệnh danh là kỳ quan của thế giới, nổi bật với những hang động tuyệt đẹp. 
vinh ha long
Du khách tham quan hang động tuyệt đẹp ở Vịnh Hạ Long – (Ảnh: vedephalong.com)
Phiến đá lạ đã gây sự tranh biện của rất nhiều các chuyên gia – (Ảnh: kienthuc.net.vn)
Phiến đá lạ đã gây sự tranh biện của rất nhiều các chuyên gia – (Ảnh: kienthuc.net.vn)
Hằng năm, Vịnh Hạ Long đón rất nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là số lượng lớn du khách Trung Quốc tới thăm quan. Tuy nhiên, cùng với đó là sự xuất hiện của những ký tự lạ, chữ Trung Quốc dày đặc trong các hang động.
Nhiều chữ được viết ở các vị trí rất khó, phải có phương tiện hỗ trợ… không rõ bằng cách nào mà du khách tham quan có thể leo lên viết được.
Về phía quản lý, bà Phạm Thùy Dương – Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long trao đổi với PV báo Người Lao Động cho biết: “Chúng tôi cùng các chuyên gia đã nghiên cứu, khảo sát kỹ và thử một số giải pháp, trong đó có dùng một số chất hóa học để rửa nhưng không xóa được chữ. Không hiểu họ dùng chất gì để viết lên đá. Vừa rồi, chúng tôi mời chuyên gia địa chất của New Zealand giúp. Ông ấy có gửi một số phương pháp sang và đang thử nghiệm ở quy mô nhỏ nhưng có vẻ không hiệu quả” .
vinh ha long co chu trung quoc
Hang Đầu Gỗ là nơi xuất hiện nhiều ký tự lạ và chữ Trung Quốc nhất. Quản lý khu du lịch Hạ Long bất lực không thể nào tẩy xóa được các chữ này  – (Ảnh: nld.com.vn)
Cùng với đó là việc nhiều người dân đồn đoán có những chữ có thể là “bùa yểm” của người Trung Quốc, có người thì nhận định vui rằng đây cũng giống như kiểu phim “Tây Du Ký” – khi Tôn Ngộ Không đánh dấu nơi mình đã tới. Tuy nhiên tất cả chỉ là phỏng đoán, về phía cơ quan chức năng chưa có kết luận chính thức những chữ trên là gì.
Chưa bàn đến việc những chữ viết trên có chứa đựng điều “bí ẩn” gì bên trong hay không, chỉ riêng việc 1 kỳ quan thiên nhiên của thế giới bị bôi bẩn bởi những ký tự lạ, chữ Trung Quốc đã là điều khó có thể chấp nhận được.