Dân trí Một phần tư thế kỷ, bằng việc “phát huy” giải pháp “đẩy” những quan chức mỗi khi sai phạm lên chức vụ cao hơn, nhiều danh và lợi hơn, chúng ta hình như đã đi giật lùi trong việc xây dựng kỷ cương. Hiện tượng này thật nguy hiểm cho sự tiến bộ của xã hội.
Minh họa: Ngọc Diệp
Lãnh đạo khi sai phạm, thường “bị” kỷ luật bằng cách chuyển sang nơi khác và đưa lên vị trí cao hơn, hiện tượng đó chẳng lạ lẫm gì, mà có từ cách đây rất lâu rồi. Để cảnh báo hiện tượng này, tháng 7 năm 1990, báo Lao động đã đăng một truyện châm biếm với tiêu đề: “Hãy kỷ luật chồng tôi” với nội dung như sau:
Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ X, suốt hai mươi năm ngồi ở ghế này, đã phải tiếp đến hàng ngàn người đến gõ cửa xin được tăng lương, đề bạt hoặc đi nước ngoài công tác, nhưng chưa có một lần nào ông lại được tiếp một người đến cầu khẩn hãy kỷ luật chồng mình.
Con người ấy đang ngồi trước mặt ông. Đó là một phụ nữ có khuôn mặt trái xoan, đượm một nỗi buồn sâu xa chắc vì một nỗi bất hạnh lớn lao và dai dẳng đang dày vò chị. Tỏ ra rất sành về tâm lý, ông hỏi luôn:
- Chắc là anh ấy lại cặp bồ nhăng nhít với cô nào chăng?
Việc kiểm soát Biển Đông đóng vai trò tiên quyết cho tương lai phát triển và hiện đại hóa của hải quân và ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc. Nói cách khác, vai trò chiến lược của Biển Đông đối với Trung Quốc đã gia tăng cùng với quá trình hiện đại hóa của quân đội nước này.
Máy bay J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tóm tắt
Từ khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng cuộc cải cách toàn diện năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc được đánh thức, đưa nước này trỗi dậy mạnh mẽ, vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới kể từ năm 2009. Cùng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc bắt đầu đầu tư lớn cho hiện đại hóa quốc phòng, tập trung ưu tiên các lĩnh vực hải quân, không quân và quân sự vũ trụ. Kiểm soát Biển Đông là điều kiện cần cho quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Ngược lại, Quân đội được hiện đại hóa là điều kiện đủ cho Trung Quốc quyết đoán kiểm soát Biển Đông. Bài viết này đánh giá mối tương tác giữa chiến lược hiện đại hóa quân đội với chính sách quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông trong những năm gần đây.
Hãy bắt đầu bằng những trả lời chính thức của ông Vũ Huy Hoàng về việc con trai là Vũ Quang Hải được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư tài chính dầu khí (PVFI) năm 25 tuổi và làm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Rượu rượu, bia nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) năm 28 tuổi.
Vị cựu Bộ trưởng khẳng định, việc bổ nhiệm con trai làm Phó Tổng Giám đốc và thư ký riêng là ông Võ Thanh Hà làm Chủ tịch HĐQT không phải do ông đề xuất mà là do Sabeco có công văn thiết tha xin đích danh và Đảng ủy cơ quan bộ đã xem xét theo đúng quy trình.
Ông Hoàng cũng cho biết, vào thời điểm cuối năm 2014, HĐQT của Sabeco mà trực tiếp là Chủ tịch HĐQT (lúc đó là ông Phan Đăng Tuất) có công văn gửi lãnh đạo và ban cán sự Bộ Công thương nói rằng, tình hình kinh doanh của đơn vị hoạt động bình thường nhưng bộ máy chưa được kiện toàn.
Trong khi nguồn tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu nên tổng công ty đề nghị Bộ cho phép xin đích danh Vũ Quang Hải cùng với một người tại chỗ nữa để kiện toàn bộ máy.
Thẩm quyền bổ nhiệm và đề bạt là của tổng công ty. Căn cứ đề nghị của Sabeco và tính đến các tiêu chuẩn, Bộ đồng ý cho Hải vào trong đó để Sabeco làm quy trình bổ nhiệm.
Một câu hỏi khác được đặt ra: Nhiều ý kiến cho rằng, vì anh Vũ Quang Hải có bố đang là lãnh đạo Bộ Công Thương nên mới được ưu ái bổ nhiệm làm lãnh đạo PVFI khi mới chỉ 25 tuổi và sau đó là lãnh đạo tại Sabeco?
Một công trình tưởng niệm các binh sỹ Việt Nam thiệt mạng trong chiến tranh biên giới Việt - Trung tại trận tuyến Vị Xuyên, thuộc tỉnh Hà Giang, sắp được khánh thành, theo một nhà hoạt động và blogger trong nước có nhiều năm khảo cứu độc lập về trận Vị Xuyên.
Trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, nhà văn Phạm Viết Đào, người có em trai hy sinh ở mặt trận này trong thời gian xảy ra cuộc chiến, cho hay:
"Chiều ngày 18/6/2016, theo thông tin của một số cựu chiến binh của Sư đoàn 356, tôi đã tìm đường lên điểm cao 468, thuộc thôn Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang; tôi đã chứng kiến việc những người thợ đang gấp rút hoàn thành ngôi Đền thờ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trong các trận đánh chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc giai đoạn 1980-1989, bảo vệ vùng biên cương này của Việt Nam."
Theo blogger này thì một số nguồn tiền để xây dựng ngôi Đền thờ tưởng niệm này là đóng góp do các cực chiến binh từng tham gia chiến đấu tại Vị Xuyên-Hà Giang, một số nhà hảo tâm quan tâm tới cuộc chiến tại Vị Xuyên-Hà Giang "muốn xây dựng một ngôi đền để tưởng niệm sự hy sinh quả cảm của những đồng đội của mình trong cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm."
Nhà văn Phạm Viết Đào cho biết thêm:
"Theo số liệu ban đầu, các cựu chiến binh và các nhà hảo tâm đã quyên góp được trên 6 tỷ đồng. Chiều 18/6/2016, khi tôi đến thì ngôi đền đã xây xong điện thờ chính, hiện thợ thi công đang gấp rút khuôn viên bao quanh gồm 2 khu cách biệt…"
Khuôn viên của của ngôi đền được ông Đào mô tả là đặt trên điểm cao 468, liền kề với Cao điểm 685, nơi "cách con suối Thanh Thủy, nơi từng xảy ra những trận đánh ác liệt giai đoạn 1984-1988; Cao điểm này được mệnh danh là lò vôi thế kỷ…" - nhà văn nói:
"Liền kề với Cao điểm 685 là Cao điểm 772, lính Hà Giang mệnh danh là “Đồi thịt băn”, cao điểm này nối liền với Cao điểm 1509… Tên của điểm cao đặt theo chiều cao của cao điểm so với mặt biển."
Trong số các bộ, ngành, địa phương dư thừa nhiều xe, như Dân trí đã đưa tin, có các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (thừa 176 xe), Bộ Công Thương (thừa 57 xe), hệ thống công đoàn của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (thừa 82 xe), tỉnh Bình Thuận (thừa 29 xe), tỉnh Quảng Ninh (thừa 73 xe)...
Mặc dù số lượng xe công dư thừa lớn như vậy nhưng nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn đề nghị cho mua xe mới.
Máy bay tuần thám CASA 212 số hiệu 8983
bị mất liên lạc ở khu vực gần đảo Bạch Long Vĩ. Ảnh: internet
Trang tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 18/6 cho biết nhận
lời đề nghị của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ngày 17/6 Hải quân Trung Quốc điều 4
tàu chiến đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”…
Trang tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc (PLA) ngày 18/6 cho biết nhận
lời đề nghị của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ngày 17/6 Hải quân Trung Quốc điều 4
tàu chiến đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”, hỗ trợ tìm kiếm 1 máy bay không quân và
1 máy bay cảnh sát biển Việt Nam gặp tai nạn cùng với tổ lái máy bay. Hiện công
tác tìm kiếm đang được tiến hành.
Có thể loại trừ hoàn toàn 'yếu tố chính trị' trong vụ một phi cơ tiêm kích quân sự và một phi cơ tìm kiếm cứu hộ của Việt Nam vừa gặp nạn tại Biển Đông, đặc biệt là nguyên nhân 'có tên lửa bắn lên', theo một cựu phi công và quan chức Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam.
Bình luận với BBC hôm 17/6/2016, trước hết ông Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng chiếc CASA-212 'chắc chắn đã bị một va đập rất mạnh' khi rơi xuống biển qua những thông tin mà ông biết được, trong đó có các hình ảnh về các mảnh xác của phi cơ tìm kiếm, cứu hộ của Cảnh sát biển Việt Nam.
Dựa trên những hình ảnh nhận được, ông Nguyễn Thành Trung nói, có thể khẳng định được là chiếc phi cơ CASA-212 đã bị tai nạn khiến vỡ ra.
-Vì sao hai phi công trên chiếc Su-30 được ngư dân cứu vớt, chứ không phải lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp?
-Phi công Trần Quang Khải nhảy dù bị dù quấn lênh đênh trên biển suốt 84 tiếng. Lúc vớt thi thể, các bác sỹ xác định đã tử vong trước đó 2 ngày (48 tiếng).Như vậy anh Khải còn sống trên biển tới 36 tiếng. Nếu cứu hộ kịp thời, chắc sẽ không hy sinh.
Ngư dân Lệ (mặc áo màu xanh) cùng hai ngư dân (không rõ tên) đã cứu phi công
Nguyễn Hữu Cường. Ảnh: Đức Hùng/ VNE
Vì sao hai phi công trên chiếc Su-30 được ngư dân cứu vớt, chứ
không phải lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp?
Phi công Trần Quang Khải nhảy dù bị dù quấn lênh đênh trên biển suốt 84 tiếng.
Lúc vớt thi thể, các bác sỹ xác định đã tử vong trước đó 2 ngày (48 tiếng).Như
vậy anh Khải còn sống trên biển tới 36 tiếng. Nếu cứu hộ kịp
thời, chắc sẽ không hy sinh.
Theo nguồn tin mới nhất mà chúng tôi mới có được là các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc chắn chắn sẽ tấn công Viêt Nam trong một thời gian rất gần, có thể là trong vòng tháng sau, hoặc chậm lắm là trong phạm vi mùa hè này. Theo một nguồn tin đáng tin cậy khẳng định, đây là một nguồn tin chính xác, đáng tin cậy và mong rằng người dân và chính phủ CSVN phải chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất. Các giới chức Hoa Kỳ đã đưa ra những phân tích và nhận định tình hình cũng như các lý do chính (4 lý do) vì sao Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam, sau khi họ rút dân Tàu và các phương tiện làm ăn ra khỏi Việt Nam.
According to the latest news that we received from the analysts and U.S high ranking officials believing that China will attack Vietnam within the near future. The time frame would be next month or within this Summer. The source confirmed that the information is reliable and expects the Vietnam government and its people be prepared for the worse. The source also laids out the main reasons why China would imminently attack Vietnam after they repatriate their citizens and withdraw business out of Vietnam.
TTO - Thông tin về việc xây dựng chuồng gà phải xin phép ở Cao Bằng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Vậy xây chuồng gà loại nào thì phải xin giấy phép?
Bên cạnh những bình luận thể hiện sự bức xúc, khó hiểu vì sao xây dựng một chuồng gà nhỏ với cũng phải xin cấp phép, nhiều bạn đọc còn thắc mắc liệu nếu gia đình muốn xây một chuồng gà, chuồng vịt… với quy mô tương tự thì phải xin phép các cơ quan nào?
Chuồng gà nhỏ như "lỗ mũi" phải xin?
“Mới đây có dự án 33 tầng ở Hà Nội được chủ đầu tư xây dựng trái phép trên khu đất có diện tích gần 6.695m2. Giữa thủ đô lại có một tòa nhà to đùng xây không phép, còn ở nơi thâm sơn cùng cốc xây một viên gạch có vữa cũng không qua mắt được nhà chức trách là thế nào?!” - một ban đọc nói.
Nhiều người thắc mắc tại sao “xây một cái chuồng gà nhỏ xíu mà phải tới bốn cơ quan giải quyết hai tháng không xong?”.
Luật sư (LS) Bùi Quang Nghiêm, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng thông tin xây một viên gạch cũng phải xin phép là không có căn cứ.
(Kinh tế) - Ngoài việc thua lỗ do giá urê trên thị trường liên tục giảm, các bộ phận của nhà máy Đạm Ninh Bình cũng thường xuyên hỏng hóc, những bộ phận này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.
Các bộ phận của nhà máy Đạm Ninh Bình thường xuyên hỏng hóc.
Từ tham vọng đến thua lỗ bết bát
Liên quan đến hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam có địa chỉ tại khu công nghiệp Khánh Phú (Ninh Bình), mới đây lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ đạo thực hiện việc thanh tra nhà máy Đạm Ninh Bình trong tháng 6 này.
TPO - Ngày 13/6, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có văn bản gửi nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chất vấn về việc điều động ông Vũ Quang Hải (28 tuổi, con trai nguyên Bộ trưởng Hoàng) về làm thành viên HĐQT đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc Tổng Cty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hồi đầu năm 2015.
Ông Vũ Quang Hải và quyết định điều động về làm thành viên HĐQT đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc Tổng Cty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hồi đầu năm 2015.
Văn bản, do Phó Chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải ký cho thấy, năm 2011 khi mới 25 tuổi, không có thành tích kinh doanh gì nhưng ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư tài chính dầu khí (PVFI), do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.
Theo VAFI, PVFI dưới sự lãnh đạo của ông Vũ Quang Hải liên tục bị thua lỗ. Cụ thể, năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng, qua 2 năm PVFI lỗ trên 220 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của công ty là 300 tỷ đồng. Sau hai năm làm lãnh đạo tại PVFI, ông Hải được điều động về Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương). Thời điểm này, theo VAFI, PVFI đã gần như tê liệt hoạt động, dù là công ty đại chúng nhưng mọi thông tin về PVFI đều bị bưng bít. Sau chỉ khoảng 1 năm về Cục Xúc tiến Thương mại với chức danh Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, ông Hải lại được đưa về làm lãnh đạo tại Sabeco.