Việc kiểm soát Biển Đông đóng vai trò tiên quyết cho tương lai phát triển và hiện đại hóa của hải quân và ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc. Nói cách khác, vai trò chiến lược của Biển Đông đối với Trung Quốc đã gia tăng cùng với quá trình hiện đại hóa của quân đội nước này.
Máy bay J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc |
Tóm tắt
Từ khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng cuộc cải cách toàn diện năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc được đánh thức, đưa nước này trỗi dậy mạnh mẽ, vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới kể từ năm 2009. Cùng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc bắt đầu đầu tư lớn cho hiện đại hóa quốc phòng, tập trung ưu tiên các lĩnh vực hải quân, không quân và quân sự vũ trụ. Kiểm soát Biển Đông là điều kiện cần cho quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Ngược lại, Quân đội được hiện đại hóa là điều kiện đủ cho Trung Quốc quyết đoán kiểm soát Biển Đông. Bài viết này đánh giá mối tương tác giữa chiến lược hiện đại hóa quân đội với chính sách quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông trong những năm gần đây.
Chuyển dịch chiến lược quân sự
Từ những năm cuối thập kỷ 1980 và những năm đầu thập niên tiếp theo, một số sự kiện lớn đã diễn ra tại Trung Quốc và trên thế giới, ảnh hưởng đến tư duy của giới lãnh đạo Trung Quốc liên quan đến chiến lược an ninh quốc phòng. Chiến tranh Lạnh đi đến hồi kết với sự sụp đổ của Liên Xô và tan rã của khối các nước Xã hội Chủ nghĩa (XHCN). Các nước XHCN còn lại, trong đó có Trung Quốc, đứng trước nhiều khó khăn nghiêm trọng. Dù Trung Quốc đã tiến hành công cuộc đổi mới trước đó và cách tiếp cận của Bắc Kinh với tư tưởng XHCN - Tư bản Chủ nghĩa (TBCN) đã khác nhiều so với trước đây, cái kết của Chiến tranh Lạnh với ưu thế của phương Tây vẫn là một biến cố lớn. Trong bối cảnh đó, sự kiện liên quan trực tiếp đến Trung Quốc là cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989 và hệ quả là Bắc Kinh chịu lệnh cấm vận và trừng phạt chặt chẽ hơn từ phương Tây.
Những năm sau đó, chiến thắng nhanh gọn tuyệt đối của liên quân do Mỹ cầm đầu tại Iraq năm 1991 và tại Bosnia năm 1995 gây ấn tượng mạnh với các nhà chiến lược ở Trung Quốc. Trong các chiến dịch đó, Liên quân đã sử dụng các vũ khí tối tân, công nghệ hiện đại để thực hiện các cuộc tấn công nhanh với độ chính xác cao. Đối lập với hình ảnh này là chiến lược quân sự truyền thống “biển người” đã tỏ rõ sự lỗi thời của Trung Quốc. Việc sử dụng bộ binh dựa vào số đông đã hoàn toàn lép vế khi thế giới bước vào giai đoạn vũ khí hiện đại công nghệ cao. Điều đó càng thúc ép Bắc Kinh xây dựng một chiến lược quân sự mới trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh.
Ngay từ đầu những năm 1990, trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã sử dụng các tài liệu mới trong giảng dạy chiến lược cho các quan chức quân đội. Các tài liệu đó sau này được biên tập, phát triển, và xuất bản thành cuốn “Khoa học Chiến lược quân sự” vào năm 1999. Năm 2005, cuốn sách này đã được xuất bản bằng tiếng Anh, khẳng định hơn nữa việc Trung Quốc công khai với thế giới về những thay đổi Chiến lược Quốc phòng. Điểm nổi bật nhất trong thay đổi của Trung Quốc là chuyển trọng tâm tập trung từ bộ binh sang tác chiến phối hợp giữa hải, không quân và chiến tranh điện tử.
Xu hướng này tiếp tục trong những năm đầu thế kỷ 21 và diễn ra sâu rộng hơn. Từ năm 2000, cứ hai năm một lần, Bắc Kinh xuất bản Sách trắng Quốc phòng, trong đó công bố các đường hướng chiến lược quân sự chính của Trung Quốc. Sách trắng xuất bản năm 2004 ghi rõ: Trong khi tiếp tục đề cao việc xây dựng Lục quân, Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Hoa ưu tiên phát triển Hải quân, Không quân, và lực lượng Chiến lược để tăng cường năng lực chiến đấu và quyền làm chủ trên biển và trên không. Việc công bố chiến lược làm chủ trên biển trên một tài liệu chính thống cấp cao như vậy khẳng định biển đã trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược quân sự của Trung Quốc.
Tham vọng biển và hàng không vũ trụ
Hai trong số các ưu tiên chiến lược của quá trình hiện đại hóa quân sự Trung Quốc là Không quân - Quân sự Vũ trụ và Hải quân. Từ năm 2004, Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc đã chính thức hóa học thuyết tác chiến quân sự kết hợp giữa không quân với lực lượng quân sự vũ trụ. Do vậy, hai lĩnh vực không quân và quân sự vũ trụ có thể gộp chung khi nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu các ngành/lĩnh vực chủ yếu như vệ tinh, ra-đa, máy bay chiến đấu, và tên lửa (gọi tắt là ngành hàng không vũ trụ phục vụ quân sự).
Ngành công nghiệp HKVT quân sự của Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình sớm đặt mục tiêu phát triển sau khi trở lại cầm quyền từ cuối thập kỷ 1970. Trong giai đoạn đầu, Trung Quốc nhanh chóng sản xuất được tổng số trên 12 ngàn máy bay thuộc 25 loại khác nhau trong các nhóm chính: máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay vận tải, trực thăng và các máy bay chuyên dụng khác. Hàng chục ngàn cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên môn được đào tạo, nhiều cơ sở nghiên cứu HKVT được thiết lập. Nhiều chuyên gia HKVT hàng đầu của Trung Quốc đã được đào tạo từ giai đoạn này.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, Trung Quốc chú trọng đến số lượng hơn là chất lượng. Chỉ đến khi chứng kiến các chiến dịch quân sự của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, như cuộc tấn công dựa trên công nghệ cao ở I-rắc năm 1991, Bắc Kinh mới thực sự tỉnh ngộ, thay đổi chiến lược quân sự của mình. Năm 1991, Giáo sư Lí Đại Quang (Li Daguang) của Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, kiểm soát không gian là nhân tố quyết định trong các cuộc chiến tranh hiện đại.Sau đó, giới chiến lược quân sự Trung Quốc cũng tin rằng chiến tranh không gian sẽ là tâm điểm trong các cuộc chiến không giáp mặt trong tương lai. Một tướng cao cấp trong Quân đội Trung Quốc năm 2007 từng lên báo khẳng định, không gian sẽ không còn là một môi trường hòa bình mà sẽ bị vũ trang hóa trong tương lai rất gần.
Ngoài ý nghĩa quân sự, phát triển HKVT cũng có ý nghĩa chính trị và kinh tế đối với Trung Quốc. Ngành HKVT phát triển sẽ đem lại vị thế cường quốc mới cho Trung Quốc, vì chỉ có một số ít quốc gia có khả năng phát triển lĩnh vực này. Điều đó khẳng định hệ thống chính trị Trung Quốc hiện tại có đủ khả năng lãnh đạo đất nước tiến vào thời kỳ công nghệ hiện đại. Về kinh tế, ngành HKVT phát triển sẽ hỗ trợ được nhiều ngành nghề khác như quy hoạch đất đai, phóng vệ tinh thương mại, cảnh báo thảm họa sớm và dự báo thời tiết; giúp nền kinh tế Trung Quốc hoạt động hiệu quả hơn.
Từ khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng cuộc cải cách toàn diện năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc được đánh thức, đưa nước này trỗi dậy mạnh mẽ, vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới kể từ năm 2009. Cùng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc bắt đầu đầu tư lớn cho hiện đại hóa quốc phòng, tập trung ưu tiên các lĩnh vực hải quân, không quân và quân sự vũ trụ. Kiểm soát Biển Đông là điều kiện cần cho quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Ngược lại, Quân đội được hiện đại hóa là điều kiện đủ cho Trung Quốc quyết đoán kiểm soát Biển Đông. Bài viết này đánh giá mối tương tác giữa chiến lược hiện đại hóa quân đội với chính sách quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông trong những năm gần đây.
Chuyển dịch chiến lược quân sự
Từ những năm cuối thập kỷ 1980 và những năm đầu thập niên tiếp theo, một số sự kiện lớn đã diễn ra tại Trung Quốc và trên thế giới, ảnh hưởng đến tư duy của giới lãnh đạo Trung Quốc liên quan đến chiến lược an ninh quốc phòng. Chiến tranh Lạnh đi đến hồi kết với sự sụp đổ của Liên Xô và tan rã của khối các nước Xã hội Chủ nghĩa (XHCN). Các nước XHCN còn lại, trong đó có Trung Quốc, đứng trước nhiều khó khăn nghiêm trọng. Dù Trung Quốc đã tiến hành công cuộc đổi mới trước đó và cách tiếp cận của Bắc Kinh với tư tưởng XHCN - Tư bản Chủ nghĩa (TBCN) đã khác nhiều so với trước đây, cái kết của Chiến tranh Lạnh với ưu thế của phương Tây vẫn là một biến cố lớn. Trong bối cảnh đó, sự kiện liên quan trực tiếp đến Trung Quốc là cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989 và hệ quả là Bắc Kinh chịu lệnh cấm vận và trừng phạt chặt chẽ hơn từ phương Tây.
Những năm sau đó, chiến thắng nhanh gọn tuyệt đối của liên quân do Mỹ cầm đầu tại Iraq năm 1991 và tại Bosnia năm 1995 gây ấn tượng mạnh với các nhà chiến lược ở Trung Quốc. Trong các chiến dịch đó, Liên quân đã sử dụng các vũ khí tối tân, công nghệ hiện đại để thực hiện các cuộc tấn công nhanh với độ chính xác cao. Đối lập với hình ảnh này là chiến lược quân sự truyền thống “biển người” đã tỏ rõ sự lỗi thời của Trung Quốc. Việc sử dụng bộ binh dựa vào số đông đã hoàn toàn lép vế khi thế giới bước vào giai đoạn vũ khí hiện đại công nghệ cao. Điều đó càng thúc ép Bắc Kinh xây dựng một chiến lược quân sự mới trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh.
Ngay từ đầu những năm 1990, trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã sử dụng các tài liệu mới trong giảng dạy chiến lược cho các quan chức quân đội. Các tài liệu đó sau này được biên tập, phát triển, và xuất bản thành cuốn “Khoa học Chiến lược quân sự” vào năm 1999. Năm 2005, cuốn sách này đã được xuất bản bằng tiếng Anh, khẳng định hơn nữa việc Trung Quốc công khai với thế giới về những thay đổi Chiến lược Quốc phòng. Điểm nổi bật nhất trong thay đổi của Trung Quốc là chuyển trọng tâm tập trung từ bộ binh sang tác chiến phối hợp giữa hải, không quân và chiến tranh điện tử.
Xu hướng này tiếp tục trong những năm đầu thế kỷ 21 và diễn ra sâu rộng hơn. Từ năm 2000, cứ hai năm một lần, Bắc Kinh xuất bản Sách trắng Quốc phòng, trong đó công bố các đường hướng chiến lược quân sự chính của Trung Quốc. Sách trắng xuất bản năm 2004 ghi rõ: Trong khi tiếp tục đề cao việc xây dựng Lục quân, Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Hoa ưu tiên phát triển Hải quân, Không quân, và lực lượng Chiến lược để tăng cường năng lực chiến đấu và quyền làm chủ trên biển và trên không. Việc công bố chiến lược làm chủ trên biển trên một tài liệu chính thống cấp cao như vậy khẳng định biển đã trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược quân sự của Trung Quốc.
Tham vọng biển và hàng không vũ trụ
Hai trong số các ưu tiên chiến lược của quá trình hiện đại hóa quân sự Trung Quốc là Không quân - Quân sự Vũ trụ và Hải quân. Từ năm 2004, Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc đã chính thức hóa học thuyết tác chiến quân sự kết hợp giữa không quân với lực lượng quân sự vũ trụ. Do vậy, hai lĩnh vực không quân và quân sự vũ trụ có thể gộp chung khi nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu các ngành/lĩnh vực chủ yếu như vệ tinh, ra-đa, máy bay chiến đấu, và tên lửa (gọi tắt là ngành hàng không vũ trụ phục vụ quân sự).
Ngành công nghiệp HKVT quân sự của Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình sớm đặt mục tiêu phát triển sau khi trở lại cầm quyền từ cuối thập kỷ 1970. Trong giai đoạn đầu, Trung Quốc nhanh chóng sản xuất được tổng số trên 12 ngàn máy bay thuộc 25 loại khác nhau trong các nhóm chính: máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay vận tải, trực thăng và các máy bay chuyên dụng khác. Hàng chục ngàn cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên môn được đào tạo, nhiều cơ sở nghiên cứu HKVT được thiết lập. Nhiều chuyên gia HKVT hàng đầu của Trung Quốc đã được đào tạo từ giai đoạn này.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, Trung Quốc chú trọng đến số lượng hơn là chất lượng. Chỉ đến khi chứng kiến các chiến dịch quân sự của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, như cuộc tấn công dựa trên công nghệ cao ở I-rắc năm 1991, Bắc Kinh mới thực sự tỉnh ngộ, thay đổi chiến lược quân sự của mình. Năm 1991, Giáo sư Lí Đại Quang (Li Daguang) của Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, kiểm soát không gian là nhân tố quyết định trong các cuộc chiến tranh hiện đại.Sau đó, giới chiến lược quân sự Trung Quốc cũng tin rằng chiến tranh không gian sẽ là tâm điểm trong các cuộc chiến không giáp mặt trong tương lai. Một tướng cao cấp trong Quân đội Trung Quốc năm 2007 từng lên báo khẳng định, không gian sẽ không còn là một môi trường hòa bình mà sẽ bị vũ trang hóa trong tương lai rất gần.
Ngoài ý nghĩa quân sự, phát triển HKVT cũng có ý nghĩa chính trị và kinh tế đối với Trung Quốc. Ngành HKVT phát triển sẽ đem lại vị thế cường quốc mới cho Trung Quốc, vì chỉ có một số ít quốc gia có khả năng phát triển lĩnh vực này. Điều đó khẳng định hệ thống chính trị Trung Quốc hiện tại có đủ khả năng lãnh đạo đất nước tiến vào thời kỳ công nghệ hiện đại. Về kinh tế, ngành HKVT phát triển sẽ hỗ trợ được nhiều ngành nghề khác như quy hoạch đất đai, phóng vệ tinh thương mại, cảnh báo thảm họa sớm và dự báo thời tiết; giúp nền kinh tế Trung Quốc hoạt động hiệu quả hơn.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc |
Những thay đổi về tư duy như thế thúc đẩy Trung Quốc đầu tư mạnh hơn nữa vào HKVT. Nhiều dự án nghiên cứu lớn như Chương trình 126, Chương trình 863 và Chương trình 998 những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 được tổ chức nhằm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, và ứng dụng các vũ khí chiến lược, những vũ khí hủy diệt thần tốc trong chiến lược quốc phòng của Trung Quốc.
Tàu sân bay và tàu ngầm
Quá trình hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc được tiến hành theo hai hướng chính: phát triển năng lực tàu ngầm và năng lực tàu sân bay.
Tàu ngầm gồm hai nhóm chính là nhóm tàu ngầm tấn công (SSN) và nhóm tàu ngầm chiến lược (SSBN). Tàu ngầm tấn công dùng để tấn công các tàu bè và cơ sở vật chất của đối phương trên bờ. Đây là một vũ khí quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc.[7] Trong khi đó, tàu ngầm chiến lược mang đầu đạn hạt nhân, thường cố gắng ẩn mình để không bị phát hiện và bị tấn công, đóng vai trò răn đe hạt nhân đối với các nước khác. Loại tàu này đóng vai trò răn đe quan trọng, vì các cơ sở phóng tên lửa trên mặt đất thường dễ bị theo dõi và phá hủy ngay từ đầu nếu có chiến tranh xảy ra. Ngược lại, do tàu ngầm thay đổi vị trí liên tục và nằm sâu trong lòng biển nên việc theo dõi và chống đỡ các cuộc tấn công từ nó khó khăn hơn nhiều.
Trung Quốc sở hữu những tàu ngầm đầu tiên từ đầu những năm 1950, khi mua được bốn tàu ngầm đã qua sử dụng của Liên Xô. Từ năm 1958, nước này đã thông qua kế hoạch tự thiết kế và xây dựng tàu ngầm của riêng mình. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 70 tàu ngầm đóng tại 3 hạm đội: Hạm đội Biển Bắc, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Biển Đông (Nam Hải). Trong số đó, có 4 tàu ngầm chiến lược và 66 tàu ngầm tấn công.
Bên cạnh tàu ngầm, Trung Quốc cũng theo đuổi chương trình xây dựng đội tàu sân bay rất tham vọng. Về mặt quân sự, tàu sân bay góp phần mở rộng đáng kể tầm tác chiến của không quân. Về ý nghĩa chính trị, xây dựng tàu sân bay còn là biểu tượng của một cường quốc hàng đầu thế giới, góp phần thúc đẩy sức mạnh tổng thể của một quốc gia.
Từ khi còn là Tổng tư lệnh Hải quân Trung Quốc năm 1982, Đô đốc Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), sau này trở thành Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương và là quân nhân cuối cùng là thành viên Bộ Chính trị Trung Quốc, đã khởi động chương trình nghiên cứu xây dựng tàu sân bay. Năm 1997, ông đã viết bài trên báo Hải quân Trung Quốc, khẳng định rằng nước này cần có các tàu sân bay để bảo vệ chủ quyền và tài nguyên biển.
Năm 1998, Trung Quốc mua được con tàu đang đóng dở của Ukraine - tàu Varyag. Con tàu này được đưa về cảng Đại Liên năm 2002. Sau hơn 10 năm sửa chữa và bổ sung, năm 2011 tàu Varyag đã hoàn thiện và trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc với tên gọi Liêu Ninh. Kể từ đó, tàu Liêu Ninh đã được chạy thử và diễn tập nhiều lần. Hiện nay, quân đội Trung Quốc đã thành công trong việc thử nghiệm cất - hạ cánh của máy bay chiến đấu J-15 từ tàu Liêu Ninh.
Tàu sân bay và tàu ngầm
Quá trình hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc được tiến hành theo hai hướng chính: phát triển năng lực tàu ngầm và năng lực tàu sân bay.
Tàu ngầm gồm hai nhóm chính là nhóm tàu ngầm tấn công (SSN) và nhóm tàu ngầm chiến lược (SSBN). Tàu ngầm tấn công dùng để tấn công các tàu bè và cơ sở vật chất của đối phương trên bờ. Đây là một vũ khí quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc.[7] Trong khi đó, tàu ngầm chiến lược mang đầu đạn hạt nhân, thường cố gắng ẩn mình để không bị phát hiện và bị tấn công, đóng vai trò răn đe hạt nhân đối với các nước khác. Loại tàu này đóng vai trò răn đe quan trọng, vì các cơ sở phóng tên lửa trên mặt đất thường dễ bị theo dõi và phá hủy ngay từ đầu nếu có chiến tranh xảy ra. Ngược lại, do tàu ngầm thay đổi vị trí liên tục và nằm sâu trong lòng biển nên việc theo dõi và chống đỡ các cuộc tấn công từ nó khó khăn hơn nhiều.
Trung Quốc sở hữu những tàu ngầm đầu tiên từ đầu những năm 1950, khi mua được bốn tàu ngầm đã qua sử dụng của Liên Xô. Từ năm 1958, nước này đã thông qua kế hoạch tự thiết kế và xây dựng tàu ngầm của riêng mình. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 70 tàu ngầm đóng tại 3 hạm đội: Hạm đội Biển Bắc, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Biển Đông (Nam Hải). Trong số đó, có 4 tàu ngầm chiến lược và 66 tàu ngầm tấn công.
Bên cạnh tàu ngầm, Trung Quốc cũng theo đuổi chương trình xây dựng đội tàu sân bay rất tham vọng. Về mặt quân sự, tàu sân bay góp phần mở rộng đáng kể tầm tác chiến của không quân. Về ý nghĩa chính trị, xây dựng tàu sân bay còn là biểu tượng của một cường quốc hàng đầu thế giới, góp phần thúc đẩy sức mạnh tổng thể của một quốc gia.
Từ khi còn là Tổng tư lệnh Hải quân Trung Quốc năm 1982, Đô đốc Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), sau này trở thành Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương và là quân nhân cuối cùng là thành viên Bộ Chính trị Trung Quốc, đã khởi động chương trình nghiên cứu xây dựng tàu sân bay. Năm 1997, ông đã viết bài trên báo Hải quân Trung Quốc, khẳng định rằng nước này cần có các tàu sân bay để bảo vệ chủ quyền và tài nguyên biển.
Năm 1998, Trung Quốc mua được con tàu đang đóng dở của Ukraine - tàu Varyag. Con tàu này được đưa về cảng Đại Liên năm 2002. Sau hơn 10 năm sửa chữa và bổ sung, năm 2011 tàu Varyag đã hoàn thiện và trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc với tên gọi Liêu Ninh. Kể từ đó, tàu Liêu Ninh đã được chạy thử và diễn tập nhiều lần. Hiện nay, quân đội Trung Quốc đã thành công trong việc thử nghiệm cất - hạ cánh của máy bay chiến đấu J-15 từ tàu Liêu Ninh.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc |
Quân sự mạnh hơn, Trung Quốc hung hăng Biển Đông
Đô đốc Robert Willard, Chỉ huy lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ từng nhận xét, trong thập kỷ qua, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã phát triển vượt mọi dự đoán tình báo trước đó của Mỹ, ở mức chưa có tiền lệ trong lịch sử. Sở hữu sức mạnh Hải quân, Không quân và ngành quân sự vũ trụ vượt trội, trong đó có tàu sân bay, tàu ngầm, các tàu chiến hiện đại, và các thiết bị vệ tinh, ra-đa theo dõi tàu thuyền tạo ra ưu thế lớn cho Trung Quốc đối với các nước láng giềng, đồng thời tạo chiến lược chống tiếp cận (A2/AD) đối với tàu chiến Mỹ trong trường hợp xung đột leo thang.
Trong quá khứ, không ít thời điểm Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự để uy hiếp hoặc chiếm đoạt các đảo, đá của các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, một trong những lý do quan trọng khiến Bắc Kinh còn dè chừng, đó chính là khả năng hạn chế của lực lượng vũ trang, đặc biệt không quân. Theo nghiên cứu của hai học giả Andrew Erickson và Gabe Collin thì Đô đốc Chen Weiwen, người giữ vị trí chỉ huy lực lượng Trung Quốc đánh chiếm bãi Gạc Ma của Việt Nam năm 1988 đánh giá, trong cuộc tấn công này, phía Trung Quốc không sợ các tàu chiến của Việt Nam mà sợ các máy bay chiến đấu, bởi trong thời điểm đó, không quân Trung Quốc khó lòng hỗ trợ. Chiến đấu cơ Trung Quốc nếu bay từ căn cứ gần nhất là đảo Hải Nam thì cũng chỉ có khoảng 5 phút tham chiến trước khi phải quay về vì hết xăng. Vì thế, Trung Quốc rất thèm muốn sở hữu tàu sân bay để tăng cường khả năng kiểm soát trên không trong trường hợp có chiến sự.
Điều đó khẳng định việc mở rộng kiểm soát không trung có yếu tố sống còn hỗ trợ cho lực lượng hải quân trong tham vọng trên biển của Bắc Kinh. Một chuyên gia hải quân Trung Quốc, ông Lý Kiệt (Li Jie), nhận định khi tàu sân bay Liêu Ninh được khánh thành rằng tàu sân bay sẽ đóng vai trò quan trọng đối với Bắc Kinh trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên biển và bảo vệ các quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc.
Tăng cường năng lực kiểm soát biển, không trung
Với quyết tâm hiện đại hóa, ngành Hàng không vũ trụ Trung Quốc trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự đã có bước phát triển vượt bậc từ đầu thế kỷ 21. Những thành tựu công nghệ ra-đa vượt đường chân trời (over-the-horizon - OTH), hiện do Không quân Trung Quốc quản lý, cho phép phát hiện mục tiêu ở khoảng cách từ 1000 đến 4000 km.
Bên cạnh đó, hệ thống vệ tinh phức tạp và hệ thống định vị toàn cầu góp phần tăng cường năng lực của Trung Quốc trong việc theo dõi tàu thuyền trên biển khơi với độ chính xác cao. Hệ thống vệ tinh được Bắc Kinh đầu tư phát triển với tốc độ nhanh chóng trong thập kỷ qua. Năm 2000, Trung Quốc mới phóng vệ tinh đầu tiên có khả năng cung cấp các ảnh phục vụ quân đội, truyền trực tiếp ảnh đến các trạm mặt đất. Đến năm 2006, Trung Quốc phóng thành công Yaogan-1 (Dao Cảm 1), vệ tinh ra-đa hoạt động trong không gian đầu tiên của nước này. Kể từ đó, các vệ tinh tương tự liên tục được Bắc Kinh đưa lên quỹ đạo, đặc biệt từ năm 2008.
Tính tổng, từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc đã phóng 32 vệ tinh do thám có thể sử dụng cho mục đích quân sự, trong số đó, khoảng 15-17 vệ tinh vẫn đang hoạt động trên quỹ đạo, cho phép Trung Quốc tăng cường thông tin chiến lược cũng như các khả năng tác chiến cụ thể Ít nhất 13 vệ tinh Yaogan đã được phóng lên quỹ đạo cho đến nay, tạo thành hệ thống giám sát điện tử đầu tiên của Trung Quốc. Hệ thống này được phát triển tương tự như hệ thống Giám sát Biển NOSS của Mỹ. NOSS cho phép phát hiện và xác định các loại tàu thuyền trên biển và các thông số chi tiết quan trọng khác của các tàu đó như vị trí, tốc độ di chuyển, hướng di chuyển, cỡ tàu và thậm chí trạng thái của các trang thiết bị điện tử có trên tàu.
Một thành tựu đáng kể khác của ngành công nghiệp vệ tinh Trung Quốc là hệ thống định vị toàn cầu Beidou-2 (Bắc Đẩu 2). Hệ thống này được bắt đầu phát triển từ năm 1999 và dự kiến sẽ hoàn thành năm 2020 với tổng cộng 35 vệ tinh. Cho đến nay, chỉ có một số ít nước và khu vực có trình độ phát triển cao như Mỹ, EU, và Nga mới sở hữu được các hệ thống định vị toàn cầu. Beidou-2 được sử dụng cho cả các mục đích dân sự và quân sự, có khả năng định vị và dẫn đường chính xác.
Nhiều tàu của lực lượng Hải giám Trung Quốc đã được trang bị hệ thống giám sát và truyền tin hiện đại, bao gồm cả dịch vụ định vị toàn cầu của Beidou, giúp lực lượng chấp pháp Trung Quốc dễ dàng theo dõi vị trí của những tàu cá Trung Quốc được trang bị thiết bị định vị đầu cuối nhỏ gọn, vì thế có thể hỗ trợ và can thiệp nhanh chóng khi tàu cá yêu cầu.Điều này góp phần giải thích tại sao lực lượng chấp pháp Trung Quốc trong rất nhiều trường hợp gần đây có khả năng phản ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp trên biển của tàu cá như vậy, đặc biệt khi các tàu cá Trung Quốc đối mặt với các tàu chấp pháp nước khác ở khu vực tranh chấp.
Răn đe trên biển
Ngoài khả năng theo dõi các diễn biến trên biển dựa vào sự phát triển của hệ thống ra-đa, vệ tinh, và định vị toàn cầu, sự phát triển của lực lượng HKVT quân sự của Trung Quốc còn góp phần quan trọng vào năng lực kiểm soát biển khơi của Trung Quốc trên hai khía cạnh chủ yếu: (1) Mở rộng tầm kiểm soát trên không, và (2) phát triển hệ thống chống tiếp cận trên biển (A2/AD).
Với chương trình hiện đại hóa quốc phòng, hiện không quân Trung Quốc đã có tầm hoạt động rộng hơn, tăng cường khả năng kiểm soát trên không của Bắc Kinh trong các hoạt động quân sự xa đất liền. Hiện tại, nước này đã có một số máy bay tiếp liệu H-6U và máy bay chiến đấu có khả năng tiếp liệu trên không. Hoạt động tiếp liệu trên không cho phép Trung Quốc tiến hành các chiến dịch không quân ngoài khơi xa hơn trong trường hợp có xung đột. Tuy nhiều máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc như SU-30 do Nga sản xuất chưa tương thích với H-6U, và lượng dầu mỗi máy bay H-6U có thể tiếp chỉ khoảng gần 17.000 lít, thấp hơn nhiều mức 36 - 45.000 lít như kỳ vọng, nhưng với đầu tư của Bắc Kinh cho quốc phòng lớn như hiện nay, khả năng không quân Trung Quốc sẽ còn có những bước tiến dài trong những năm tới đây.
Bên cạnh lực lượng Không quân, Trung Quốc còn có các đơn vị Không quân riêng của lực lượng Hải quân. Đơn vị này được thành lập từ năm 1950 với nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động của hải quân trên biển. Chính lực lượng này đã tham gia các hoạt động vũ lực của quân đội Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa trong những năm 1970 và 1980. Hiện nay, lực lượng này có hơn 330 máy bay chiến đấu, hơn 100 trực thăng, một số máy bay ném bom, và một số máy bay không người lái hiện đại.
Chiến đấu cơ J-11B của Trung Quốc |
Tầm kiểm soát trên không xa hơn góp phần quan trọng khiến Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn trong những xung đột trên biển. Một trong những lý do trước đây Trung Quốc không dám sử dụng vũ lực để chiếm Trường Sa vì quần đảo này nằm rất xa Trung Quốc so với các bên tranh chấp khác. Nếu xung đột xảy ra trên biển, Bắc Kinh không có khả năng phản ứng nhanh và hỗ trợ trên không. Ngày nay, khi tầm tác chiến trên không được mở rộng, Trung Quốc lại trở lại với tham vọng độc chiếm biển Đông ngày một rõ ràng hơn.
Dù vậy, tiếp liệu trên không cho các hoạt động kéo dài của máy bay chiến đấu là công việc rất phức tạp mà Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệm thực tế chiến trường. Vì thế, khả năng hỗ trợ thực sự của không quân đối với hải quân nếu có xung đột xảy ra trên vùng biển xa vẫn là câu hỏi lớn. Điều đó cho thấy, các hoạt động mở rộng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở khu vực Trường Sa, cho phép máy bay có thể cất và hạ cánh là vấn đề hết sức nghiêm trọng, tạo bàn đạp quân sự vững chắc cho tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Bên cạnh mở rộng tầm tác chiến trên không, Trung Quốc cũng phát triển hệ thống vũ khí răn đe để ngăn ngừa sự tham gia của các cường quốc khác, đặc biệt Mỹ, trong trường hợp xảy ra xung đột trên biển. Tên lửa chống tàu tầm xa Dong-Feng (DF21-D) là một ví dụ điển hình. Loại tên lửa này được công bố từ năm 2009, sử dụng hệ thống dẫn đường hiện đại để tấn công các tàu chiến khi chúng còn cách xa Trung Quốc. Theo lý thuyết thì chỉ cần một tên lửa DF-21D, với sức nặng 600kg, là đủ để phá hủy hoàn toàn một tàu sân bay. Phía Trung Quốc nói DF-21D có khả năng tấn công tàu ở khoảng cách 2.700 km sau khi được phóng từ bờ. Tuy nhiên, phía Mỹ ước đoán khoảng cách này chỉ ở mức 1.500km. Chính công nghệ ra-đa và vệ tinh Trung Quốc xây dựng được tích hợp trong thành tố dẫn đường cho tên lửa. Điều đáng lưu ý là, dù mức độ chính xác của tên lửa này cũng chưa được kiểm chứng, Dong-Feng DF-21D là tên lửa chống tàu tầm xa đầu tiên trên thế giới có khả năng tấn công tàu sân bay đang hoạt động trên biển từ các bệ phóng di động trên đất liền.
Nhìn rộng hơn nữa, các loại vũ khí tầm xa và vũ khí không gian của Trung Quốc là thách thức lớn đối với các cường quốc khác. Tháng 1/2007, Bắc Kinh phóng một tên lửa phá hủy một vệ tinh thời tiết với lý do vệ tinh này đã hết hạn sử dụng. Vụ thử vũ khí thành công này khiến các cường quốc giật mình. Trung Quốc đã chính thức sở hữu vũ khí chống vệ tinh (ASAT), khiến các vệ tinh nước ngoài, dù phục vụ mục đích quân sự hay dân sự, không còn an toàn nếu có xung đột xảy ra liên quan tới Trung Quốc.
Vệ tinh là nguồn cung cấp thông tin chính xác tối quan trọng cho nhiều hoạt động thương mại và quân sự. Một khi vệ tinh bị tấn công, thiệt hại kinh tế và quốc phòng đối với quốc gia sở hữu là rất lớn. Thành công trong việc phát triển vũ khí chống vệ tinh vì thế nâng cao vị thế của Trung Quốc trong quan hệ với các cường quốc khác, đặc biệt với Mỹ.
Độc chiếm Biển Đông: Nhu cầu sống còn
Quá trình hiện đại hóa quốc phòng cho phép Trung Quốc tăng cường năng lực răn đe và kiểm soát trên biển. Ngược lại, một trong những tiền đề quan trọng phục vụ việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, cả không quân và hải quân, là khả năng kiểm soát trên biển Đông.
Phát triển khoa học HKVT phục vụ mục đích thương mại và quân sự là một ưu tiên chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc. Vì thế, trong những năm qua, Bắc Kinh đã xây dựng thêm một trung tâm phóng vệ tinh lớn thuộc Công viên HKVT tại đảo Hải Nam. Trước khi xây dựng trung tâm này, Trung Quốc có ba trung tâm khác đặt ở Tửu Tuyền, Tây Xương và Thái Nguyên, đều nằm sâu trong đất liền. Trung tâm phóng vệ tinh Wenchang (WSLC) đặt tại đảo Hải Nam là trung tâm lớn và hiện đại nhất hiện nay, được xây dựng từ năm 2007 và mới hoàn thành giữa năm 2014.
WSLC có hai ưu điểm kỹ thuật lớn mà các trung tâm trước đây của Trung Quốc không có. Thứ nhất, khu vực này nằm ở vùng vĩ độ thấp (khoảng 19 độ vĩ độ Bắc), cho phép phóng các thiết bị nặng hơn 7,4% so với các trung tâm đang có. Vì thế, WSLC được dùng để phóng các vệ tinh cỡ lớn, ví dụ như các bộ phận lớn của trạm không gian, hay các chương trình lên mặt trăng hoặc các hành tinh khác. Điều này là tối quan trọng cho chương trình không gian mang theo người của Trung Quốc. Thứ hai, vì WSLC nằm ở gần cảng biển, các thiết bị phóng sẽ được vận chuyển đến đây bằng tàu biển. Điều này giúp việc vận chuyển các lõi đẩy thế hệ mới có kích cỡ lớn của Trung Quốc dễ dàng và an toàn hơn nhiều so với vận chuyển bằng đường sắt khổ hẹp trên đất liền của Trung Quốc như hiện nay.
Điểm yếu lớn nhất của WSLC chính là việc nó nằm ở Hải Nam, rất dễ bị theo dõi hoặc tấn công từ biển. Cách duy nhất để hạn chế điểm yếu này là kiểm soát toàn bộ Biển Đông và không cho phép các tàu và máy bay do thám nước ngoài tiếp cận khu vực. Điều này cũng phần nào giải thích lý do Trung Quốc phản ứng rất mạnh với các chương trình do thám trên không và trên biển của Mỹ xung quanh đảo Hải Nam trong những năm qua.
Một lý do tối quan trọng khiến Biển Đông có ý nghĩa sống còn đối với hải quân hiện đại của Trung Quốc là vị trí chiến lược và cấu tạo địa lý đặc biệt của nó mà không vùng biển nào khác tiếp giáp với Trung Quốc có được. Trung Quốc giáp với ba biển chính là Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông (Nam Hải – theo cách gọi của Trung Quốc). Trên thực tế, Hoàng Hải là một phần phía bắc của Đông Hải, nằm kẹp trong đất liền. Vì thế, Trung Quốc chỉ có thể tiếp cận biển xa qua Đông Hải và Biển Đông.
Về yếu tố địa chính trị, Đông Hải bị chặn bởi bán đảo Triều Tiên ở phía Bắc, chuỗi đảo Ryukyu của Nhật ở phía Tây và Đài Loan ở phía Nam. Cả Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan đều là những đồng minh thân cận của Mỹ và sở hữu năng lực hải quân hiện đại, và đều rất nhạy cảm với những phát triển của Hải quân Trung Quốc. Ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á tiếp giáp biển cũng nhạy cảm với quá trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc, nhưng yếu hơn nhiều so với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan cả về kinh tế và quân sự. Hơn nữa, sau năm 1992, Mỹ đóng cửa hai căn cứ quân sự tại Philippines, trong khi Liên Xô tan rã, khiến ảnh hưởng của các nước lớn ngoài khu vực giảm sút rõ rệt. Vì thế, sự mở rộng hoạt động của Hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông ít vấp phải sự phản đối mạnh mẽ hơn.
Về đặc điểm địa lý, Biển Đông là vùng biển tiếp giáp Trung Quốc duy nhất phù hợp cho sự phát triển của tương lai Hải quân Trung Quốc, bao gồm hệ thống tàu ngầm chiến lược, tàu sân bay, và các tàu chiến cỡ lớn khác. Đông Hải quá nhỏ và nông cho sự phát triển quy mô lớn của hải quân. Những nghiên cứu của cơ quan quản lý Biển và Khí hậu của Mỹ (NOAA) cho thấy, có tới 70% Đông Hải (bao gồm cả Hoàng Hải) có độ sâu dưới 200 mét, và độ sâu trung bình của vùng biển này chỉ đạt 350 mét. Khu vực sâu hơn ở Hoàng Hải, từ 200 đến 1000 mét nằm ở phía Tây và Nam, chạy dọc theo chuỗi đảo Ryukyu của Nhật. Vùng sâu nhất là khoảng 2.700 mét, nằm kẹt giữa chuỗi đảo Ryukyu và Senkaku (Điếu Ngư) cũng do Nhật Bản kiểm soát.
Trong khi đó, Nhật bản và Mỹ sở hữu các trang thiết bị và công nghệ săn ngầm hiện đại, gồm máy bay, hệ thống ra-đa, vệ tinh, máy bay v.v... Tháng 3/2013, lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản đã tiếp nhận 2 máy bay săn ngầm P-1 trong tổng số dự kiến 70 máy bay săn ngầm loại này để thay thế máy bay săn ngầm P-3C do Mỹ sản xuất. P-1 và P-8A Poseidon do Mỹ sản xuất là hai loại máy bay săn ngầm thế hệ mới, được trang bị công nghệ tối tân hàng đầu thế giới và có tầm hoạt động xa với tốc độ nhanh hơn. Một nghiên cứu gần đây thậm chí còn cho rằng các tàu ngầm tấn công của Mỹ không cần thiết phải theo sát tàu ngầm chiến lược Trung Quốc. Chỉ cần xác định tương đối khu vực hoạt động của tàu ngầm chiến lược Trung Quốc, họ có thể vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo phóng lên từ tàu ngầm này. Điều đó có nghĩa sức mạnh răn đe của tàu ngầm chiến lược Trung Quốc bị hạn chế nhiều khi dễ dàng bị theo dõi khi ra vào biển Đông Hải.
Để so sánh, Biển Đông có diện tích khoảng gần 3,7 triệu km2, rộng gấp ba lần Đông Hải. Về độ sâu, biển Đông có độ sâu trung bình hơn 1.200m. Một khu vực bằng phẳng và rộng có độ sâu trung bình 4.500m. Vùng sâu nhất ở biển Đông thuộc rãnh Manila (Manila Trench) có độ sâu 5.377m. Với độ sâu và vùng nước rộng lớn, Biển Đông là nơi đặc biệt thuận lợi cho các tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc ra vào và ẩn náu, tránh sự truy tìm của các trang thiết bị săn ngầm nước ngoài.Là một khu vực rộng lớn, đây sẽ là nơi lý tưởng cho các hoạt động của các tàu sân bay - vốn là những tàu chiến lớn và nặng nhất trên thế giới, và thường được hộ tống bởi một đội trên dưới 10 tàu khác nhau trong các cuộc tập luyện cũng như tác chiến.
Một đội tàu như thế thường cần có một khu vực rộng lớn để tổ chức huấn luyện và diễn tập. Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ có một tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất, có căn cứ ở cảng Đại Liên ở Hoàng Hải. Vì thế, vấn đề hoạt động của tàu sân bay chưa thực sự cấp thiết. Tuy nhiên, theo kế hoạch đội tàu sân bay của Trung Quốc có thêm một số tàu nữa trong những thập kỷ tới, khi đó Đông Hải sẽ trở nên quá chật chội cho tất cả đội tàu này. Đó là lý do khiến Biển Đông phù hợp hơn rất nhiều so với Đông Hải trong việc trở thành căn cứ chính cho tương lai phát triển của Hải quân Trung Quốc.
Việc Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu ngầm Du Lâm lớn và hiện đại trên đảo Hải Nam với những hang ngầm trong núi cho phép tàu ngầm tránh các cuộc tấn công từ bên ngoài càng khẳng định ý đồ xây dựng lực lượng quân sự mạnh trên Biển Đông của Trung Quốc. Nhiều va chạm giữa các tàu/máy bay do thám Mỹ với lực lượng của Trung Quốc trên Biển Đông, như vụ EP-3 năm 2001 hay vụ Impeccable năm 2009 là bằng chứng nữa về quyết tâm của Trung Quốc loại bỏ các hoạt động do thám của nước ngoài trên biển Đông. Với việc xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa từ nửa đầu năm 2014, trong đó có xây dựng các cơ sở quân sự và tiếp liệu, ý đồ từng bước thâu tóm quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc để phát triển lực lượng quân sự trên vùng biển này ngày càng lộ rõ.
Dù vậy, tiếp liệu trên không cho các hoạt động kéo dài của máy bay chiến đấu là công việc rất phức tạp mà Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệm thực tế chiến trường. Vì thế, khả năng hỗ trợ thực sự của không quân đối với hải quân nếu có xung đột xảy ra trên vùng biển xa vẫn là câu hỏi lớn. Điều đó cho thấy, các hoạt động mở rộng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở khu vực Trường Sa, cho phép máy bay có thể cất và hạ cánh là vấn đề hết sức nghiêm trọng, tạo bàn đạp quân sự vững chắc cho tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Bên cạnh mở rộng tầm tác chiến trên không, Trung Quốc cũng phát triển hệ thống vũ khí răn đe để ngăn ngừa sự tham gia của các cường quốc khác, đặc biệt Mỹ, trong trường hợp xảy ra xung đột trên biển. Tên lửa chống tàu tầm xa Dong-Feng (DF21-D) là một ví dụ điển hình. Loại tên lửa này được công bố từ năm 2009, sử dụng hệ thống dẫn đường hiện đại để tấn công các tàu chiến khi chúng còn cách xa Trung Quốc. Theo lý thuyết thì chỉ cần một tên lửa DF-21D, với sức nặng 600kg, là đủ để phá hủy hoàn toàn một tàu sân bay. Phía Trung Quốc nói DF-21D có khả năng tấn công tàu ở khoảng cách 2.700 km sau khi được phóng từ bờ. Tuy nhiên, phía Mỹ ước đoán khoảng cách này chỉ ở mức 1.500km. Chính công nghệ ra-đa và vệ tinh Trung Quốc xây dựng được tích hợp trong thành tố dẫn đường cho tên lửa. Điều đáng lưu ý là, dù mức độ chính xác của tên lửa này cũng chưa được kiểm chứng, Dong-Feng DF-21D là tên lửa chống tàu tầm xa đầu tiên trên thế giới có khả năng tấn công tàu sân bay đang hoạt động trên biển từ các bệ phóng di động trên đất liền.
Nhìn rộng hơn nữa, các loại vũ khí tầm xa và vũ khí không gian của Trung Quốc là thách thức lớn đối với các cường quốc khác. Tháng 1/2007, Bắc Kinh phóng một tên lửa phá hủy một vệ tinh thời tiết với lý do vệ tinh này đã hết hạn sử dụng. Vụ thử vũ khí thành công này khiến các cường quốc giật mình. Trung Quốc đã chính thức sở hữu vũ khí chống vệ tinh (ASAT), khiến các vệ tinh nước ngoài, dù phục vụ mục đích quân sự hay dân sự, không còn an toàn nếu có xung đột xảy ra liên quan tới Trung Quốc.
Vệ tinh là nguồn cung cấp thông tin chính xác tối quan trọng cho nhiều hoạt động thương mại và quân sự. Một khi vệ tinh bị tấn công, thiệt hại kinh tế và quốc phòng đối với quốc gia sở hữu là rất lớn. Thành công trong việc phát triển vũ khí chống vệ tinh vì thế nâng cao vị thế của Trung Quốc trong quan hệ với các cường quốc khác, đặc biệt với Mỹ.
Độc chiếm Biển Đông: Nhu cầu sống còn
Quá trình hiện đại hóa quốc phòng cho phép Trung Quốc tăng cường năng lực răn đe và kiểm soát trên biển. Ngược lại, một trong những tiền đề quan trọng phục vụ việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, cả không quân và hải quân, là khả năng kiểm soát trên biển Đông.
Phát triển khoa học HKVT phục vụ mục đích thương mại và quân sự là một ưu tiên chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc. Vì thế, trong những năm qua, Bắc Kinh đã xây dựng thêm một trung tâm phóng vệ tinh lớn thuộc Công viên HKVT tại đảo Hải Nam. Trước khi xây dựng trung tâm này, Trung Quốc có ba trung tâm khác đặt ở Tửu Tuyền, Tây Xương và Thái Nguyên, đều nằm sâu trong đất liền. Trung tâm phóng vệ tinh Wenchang (WSLC) đặt tại đảo Hải Nam là trung tâm lớn và hiện đại nhất hiện nay, được xây dựng từ năm 2007 và mới hoàn thành giữa năm 2014.
WSLC có hai ưu điểm kỹ thuật lớn mà các trung tâm trước đây của Trung Quốc không có. Thứ nhất, khu vực này nằm ở vùng vĩ độ thấp (khoảng 19 độ vĩ độ Bắc), cho phép phóng các thiết bị nặng hơn 7,4% so với các trung tâm đang có. Vì thế, WSLC được dùng để phóng các vệ tinh cỡ lớn, ví dụ như các bộ phận lớn của trạm không gian, hay các chương trình lên mặt trăng hoặc các hành tinh khác. Điều này là tối quan trọng cho chương trình không gian mang theo người của Trung Quốc. Thứ hai, vì WSLC nằm ở gần cảng biển, các thiết bị phóng sẽ được vận chuyển đến đây bằng tàu biển. Điều này giúp việc vận chuyển các lõi đẩy thế hệ mới có kích cỡ lớn của Trung Quốc dễ dàng và an toàn hơn nhiều so với vận chuyển bằng đường sắt khổ hẹp trên đất liền của Trung Quốc như hiện nay.
Điểm yếu lớn nhất của WSLC chính là việc nó nằm ở Hải Nam, rất dễ bị theo dõi hoặc tấn công từ biển. Cách duy nhất để hạn chế điểm yếu này là kiểm soát toàn bộ Biển Đông và không cho phép các tàu và máy bay do thám nước ngoài tiếp cận khu vực. Điều này cũng phần nào giải thích lý do Trung Quốc phản ứng rất mạnh với các chương trình do thám trên không và trên biển của Mỹ xung quanh đảo Hải Nam trong những năm qua.
Một lý do tối quan trọng khiến Biển Đông có ý nghĩa sống còn đối với hải quân hiện đại của Trung Quốc là vị trí chiến lược và cấu tạo địa lý đặc biệt của nó mà không vùng biển nào khác tiếp giáp với Trung Quốc có được. Trung Quốc giáp với ba biển chính là Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông (Nam Hải – theo cách gọi của Trung Quốc). Trên thực tế, Hoàng Hải là một phần phía bắc của Đông Hải, nằm kẹp trong đất liền. Vì thế, Trung Quốc chỉ có thể tiếp cận biển xa qua Đông Hải và Biển Đông.
Về yếu tố địa chính trị, Đông Hải bị chặn bởi bán đảo Triều Tiên ở phía Bắc, chuỗi đảo Ryukyu của Nhật ở phía Tây và Đài Loan ở phía Nam. Cả Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan đều là những đồng minh thân cận của Mỹ và sở hữu năng lực hải quân hiện đại, và đều rất nhạy cảm với những phát triển của Hải quân Trung Quốc. Ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á tiếp giáp biển cũng nhạy cảm với quá trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc, nhưng yếu hơn nhiều so với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan cả về kinh tế và quân sự. Hơn nữa, sau năm 1992, Mỹ đóng cửa hai căn cứ quân sự tại Philippines, trong khi Liên Xô tan rã, khiến ảnh hưởng của các nước lớn ngoài khu vực giảm sút rõ rệt. Vì thế, sự mở rộng hoạt động của Hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông ít vấp phải sự phản đối mạnh mẽ hơn.
Về đặc điểm địa lý, Biển Đông là vùng biển tiếp giáp Trung Quốc duy nhất phù hợp cho sự phát triển của tương lai Hải quân Trung Quốc, bao gồm hệ thống tàu ngầm chiến lược, tàu sân bay, và các tàu chiến cỡ lớn khác. Đông Hải quá nhỏ và nông cho sự phát triển quy mô lớn của hải quân. Những nghiên cứu của cơ quan quản lý Biển và Khí hậu của Mỹ (NOAA) cho thấy, có tới 70% Đông Hải (bao gồm cả Hoàng Hải) có độ sâu dưới 200 mét, và độ sâu trung bình của vùng biển này chỉ đạt 350 mét. Khu vực sâu hơn ở Hoàng Hải, từ 200 đến 1000 mét nằm ở phía Tây và Nam, chạy dọc theo chuỗi đảo Ryukyu của Nhật. Vùng sâu nhất là khoảng 2.700 mét, nằm kẹt giữa chuỗi đảo Ryukyu và Senkaku (Điếu Ngư) cũng do Nhật Bản kiểm soát.
Trong khi đó, Nhật bản và Mỹ sở hữu các trang thiết bị và công nghệ săn ngầm hiện đại, gồm máy bay, hệ thống ra-đa, vệ tinh, máy bay v.v... Tháng 3/2013, lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản đã tiếp nhận 2 máy bay săn ngầm P-1 trong tổng số dự kiến 70 máy bay săn ngầm loại này để thay thế máy bay săn ngầm P-3C do Mỹ sản xuất. P-1 và P-8A Poseidon do Mỹ sản xuất là hai loại máy bay săn ngầm thế hệ mới, được trang bị công nghệ tối tân hàng đầu thế giới và có tầm hoạt động xa với tốc độ nhanh hơn. Một nghiên cứu gần đây thậm chí còn cho rằng các tàu ngầm tấn công của Mỹ không cần thiết phải theo sát tàu ngầm chiến lược Trung Quốc. Chỉ cần xác định tương đối khu vực hoạt động của tàu ngầm chiến lược Trung Quốc, họ có thể vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo phóng lên từ tàu ngầm này. Điều đó có nghĩa sức mạnh răn đe của tàu ngầm chiến lược Trung Quốc bị hạn chế nhiều khi dễ dàng bị theo dõi khi ra vào biển Đông Hải.
Để so sánh, Biển Đông có diện tích khoảng gần 3,7 triệu km2, rộng gấp ba lần Đông Hải. Về độ sâu, biển Đông có độ sâu trung bình hơn 1.200m. Một khu vực bằng phẳng và rộng có độ sâu trung bình 4.500m. Vùng sâu nhất ở biển Đông thuộc rãnh Manila (Manila Trench) có độ sâu 5.377m. Với độ sâu và vùng nước rộng lớn, Biển Đông là nơi đặc biệt thuận lợi cho các tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc ra vào và ẩn náu, tránh sự truy tìm của các trang thiết bị săn ngầm nước ngoài.Là một khu vực rộng lớn, đây sẽ là nơi lý tưởng cho các hoạt động của các tàu sân bay - vốn là những tàu chiến lớn và nặng nhất trên thế giới, và thường được hộ tống bởi một đội trên dưới 10 tàu khác nhau trong các cuộc tập luyện cũng như tác chiến.
Một đội tàu như thế thường cần có một khu vực rộng lớn để tổ chức huấn luyện và diễn tập. Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ có một tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất, có căn cứ ở cảng Đại Liên ở Hoàng Hải. Vì thế, vấn đề hoạt động của tàu sân bay chưa thực sự cấp thiết. Tuy nhiên, theo kế hoạch đội tàu sân bay của Trung Quốc có thêm một số tàu nữa trong những thập kỷ tới, khi đó Đông Hải sẽ trở nên quá chật chội cho tất cả đội tàu này. Đó là lý do khiến Biển Đông phù hợp hơn rất nhiều so với Đông Hải trong việc trở thành căn cứ chính cho tương lai phát triển của Hải quân Trung Quốc.
Việc Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu ngầm Du Lâm lớn và hiện đại trên đảo Hải Nam với những hang ngầm trong núi cho phép tàu ngầm tránh các cuộc tấn công từ bên ngoài càng khẳng định ý đồ xây dựng lực lượng quân sự mạnh trên Biển Đông của Trung Quốc. Nhiều va chạm giữa các tàu/máy bay do thám Mỹ với lực lượng của Trung Quốc trên Biển Đông, như vụ EP-3 năm 2001 hay vụ Impeccable năm 2009 là bằng chứng nữa về quyết tâm của Trung Quốc loại bỏ các hoạt động do thám của nước ngoài trên biển Đông. Với việc xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa từ nửa đầu năm 2014, trong đó có xây dựng các cơ sở quân sự và tiếp liệu, ý đồ từng bước thâu tóm quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc để phát triển lực lượng quân sự trên vùng biển này ngày càng lộ rõ.
Biển Đông ngày càng quan trọng
Biển Đông có vai trò ngày càng quan trọng cho tương lai phát triển của Trung Quốc trên cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, chiến lược, quân sự, và an ninh. Trong đó, yếu tố chiến lược quân sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng chi phối chính sách của Trung Quốc trong những năm gần đây. Mối quan hệ hai chiều đó có thể được diễn giải theo sơ đồ như sau:
Biển Đông có vai trò ngày càng quan trọng cho tương lai phát triển của Trung Quốc trên cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, chiến lược, quân sự, và an ninh. Trong đó, yếu tố chiến lược quân sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng chi phối chính sách của Trung Quốc trong những năm gần đây. Mối quan hệ hai chiều đó có thể được diễn giải theo sơ đồ như sau:
Việc kiểm soát Biển Đông đóng vai trò tiên quyết cho tương lai phát triển và hiện đại hóa của hải quân và ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc. Nói cách khác, vai trò chiến lược của Biển Đông đối với Trung Quốc đã gia tăng cùng với quá trình hiện đại hóa của quân đội nước này. Ngược lại, nhờ tăng cường sức mạnh hải - không quân và ngành hàng không vũ trụ, trong đó có quân sự vũ trụ, Trung Quốc đã tăng cường khả năng răn đe và kiểm soát trên biển. Điều đó cho phép Bắc Kinh quyết đoán hơn trong các tình huống căng thẳng trên Biển Đông.
TS. Hà Anh Tuấn
* Tác giả TS. Hà Anh Tuấn là Cán bộ nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao.
(Vietimes)
Trung Quốc ép ASEAN rút tuyên bố, Ngoại trưởng Singapore bỏ họp báo ra về
(GDVN) - Khối đã quyết định không ban hành một tuyên bố chung và các nước thành viên ASEAN sẽ ra thông báo cá nhân nếu muốn.
Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia tiếp tục dọa PhilippinesÁp đặt, quy chụp là dội nước lạnh vào nhiệt huyết bảo vệ Tổ quốcBáo Trung Quốc xuyên tạc phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma về Biển Đông
The Wall Street Journal ngày 14/6 đưa tin, các Ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN đã đồng thanh lên tiếng bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về những căng thẳng ngày một gia tăng ở Biển Đông.
Dấu hiệu này cho thấy một sự đoàn kết thống nhất mà The Wall Street Journal gọi là "khác thường" chống lại các nỗ lực bành trướng của Bắc Kinh, nhưng dường như đã "sụp đổ" chỉ vài giờ sau khi tuyên bố chung của ASEAN bị rút lại.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: cnsnews.com. |
Phát biểu của các Ngoại trưởng ASEAN được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc tìm mọi cách hạ thấp uy tín và vai trò phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nhiều khả năng chống lại yêu sách bành trướng của Bắc Kinh.
Trong tuyên bố chung phát hành sau cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tại Côn Minh thủ phủ tỉnh Vân Nam, các nhà ngoại giao hàng đầu Đông Nam Á đã kêu gọi tôn trọng pháp luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp, một động thái được xem như chỉ thẳng vào Bắc Kinh đang tìm cách chống đối phán quyết của PCA.
Những tuần gần đây Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã lên án Bắc Kinh vì những hành vi coi thường, chà đạp luật pháp hàng hải quốc tế. Ý kiến của các Ngoại trưởng ASEAN chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ "khác thường" bởi lâu nay có những chia rẽ trong phản ứng của khối với sự hung hăng ngày càng phiêu lưu của Trung Quốc trong khu vực.
Vài giờ sau khi phát hành tuyên bố chung, Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết ASEAN đã buộc phải thu hồi tuyên bố chung này để thay đổi một số nội dung. Không có lời giải thích nào được đưa ra, đến cuối buổi tối Thứ Ba vẫn chưa có một tuyên bố chung nào của cuộc họp.
Một nhà ngoại giao cấp cao một nước thành viên ASEAN tiết lộ, khối đã quyết định không ban hành một tuyên bố chung và các nước thành viên ASEAN sẽ ra thông báo cá nhân nếu muốn. Trước khi rời cuộc họp, Bộ Ngoại giao của Singapore và Indonesia đã ra thông báo riêng nhắc lại những điểm chính trong tuyên bố chung của ASEAN trước đó.
Áp đặt, quy chụp là dội nước lạnh vào nhiệt huyết bảo vệ Tổ quốc |
ASEAN vẫn bị ràng buộc bởi cơ chế đồng thuận tuyệt đối nên tìm được tiếng nói chung về Biển Đông là cả một quá trình đấu tranh khi một số thành viên lại ủng hộ lập trường bành trướng của Trung Quốc vì những lợi ích kinh tế.
Trong tuyên bố ban đầu, các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về những diễn biến gần đây và những gì đang diễn ra ở Biển Đông. Nó gây xói mòn lòng tin và sự tự tin, làm gia tăng căng thẳng, phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.
Các Ngoại trưởng ASEAN giữ thể diện cho Trung Quốc bằng cách không chỉ đích danh thủ phạm, thay vào đó họ đã nhắc lại sự phản đối của mình với các nỗ lực quân sự hóa và bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, những gì Bắc Kinh đã làm trong 2 năm qua và các căn cứ trên đảo nhân tạo có thể phục vụ mục đích quân sự.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trong cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp, đã không nhắc đến vụ kiện hay phán quyết của PCA. Ông Nghị chỉ nói rằng, Trung Quốc và Philippines có lập trường khác nhau trong vấn đề tranh chấp.
"Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Philippines đang được tất cả biết đến, nhưng điều này không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN là lớn hơn nhiều so với bất kỳ bất đồng cụ thể nào, bao gồm các tranh chấp ở Biển Đông", ông Nghị nói.
Cuộc họp báo chung dự kiến diễn ra sớm hơn dưới sự đồng chủ trì của ông Vương Nghị - đại diện nước chủ nhà Trung Quốc và Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đại diện ASEAN, nhưng không hiểu sao bị hoãn tới chiều tối và Ngoại trưởng Singapore đã lên máy bay về nước.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc im lặng trước các câu hỏi truy vấn của truyền thông về việc tại sao trì hoãn họp báo chung quá lâu, Bộ Ngoại giao Singapore chưa đáp ứng yêu cầu bình luận. Aaron Connelly, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy nhận định:
"Những tuyên bố vẫn là một sản phẩm của cách tiếp cận mẫu số chung nhỏ nhất, cẩn thận đến mức có thể hiểu và giải thích theo nhiều cách khác nhau. Thực tế những tuyên bố không xác nhận rõ ràng thẩm quyền của PCA hoặc khuyến khích Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa là điều bắt buộc cho thấy mẫu số chung nhỏ nhất của ASEAN còn khá thấp."
The Straits Times ngày 15/6 thì cho biết, cuộc họp báo đã bị trễ hơn 5 tiếng, Vương Nghị tuyên bố không khí cuộc họp Ngoại trưởng Trung Quốc - ASEAN là "tốt" và làm giảm sự chú ý về việc người đồng cấp Singapore vắng mặt trong buổi chủ trì họp báo chung.
Đài BBC tiếng Trung Quốc ngày 15/6 bình luận, phát biểu của các Ngoại trưởng ASEAN trước thềm phán quyết của PCA khi đang ở trên đất Trung Quốc như vậy là rất mạnh mẽ và hiếm thấy. Thông điệp "trao đổi ý kiến thẳng thắn với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị về Biển Đông" trong tuyến bố chung của ASEAN có thể hiểu là những cuộc tranh luận rất gay gắt.
Giới phân tích tin rằng, Trung Quốc đang trong tình trạng "tứ bề thọ địch" do lập trường hung hăng, hiếu chiến ở Biển Đông và Hoa Đông. Ngoài Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia thì các nước ASEAN cũng ngày một bất mãn với đường lưỡi bò Trung Quốc tự vẽ ra từ những năm 40 thế kỷ trước.
Những thông tin Bắc Kinh tuyên truyền rằng có 40 quốc gia ủng hộ lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông theo đài BBC tiếng Trung Quốc, phần lớn là bịa đặt. Trong khi tuyên bố chung ở Côn Minh vừa bị thu hồi, thực tế phần lớn ASEAN đang nghiêng về ủng hộ Philippines trước phán quyết của PCA.
Và lần này là “bán cảng Hải Phòng”
Một tin có vẻ sẽ gây sốc cho nhiều người: Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, đề nghị “mua đứt” cảng Hải Phòng đã được Quỹ Dự trữ quốc gia Oman đưa ra. Hai ngày sau đó, Bộ GTVT có văn bản đề nghị cho phép Vinalines chuyển nhượng từ 19,68 - 29,68% cổ phần cho đối tác.
Một số chi tiết khác trong thương vụ đình đám này là việc bán cảng nhằm giảm tỉ lệ sở hữu của Vinalines từ 94,68% xuống đến mức tối thiểu 51%. Việc bán cảng, theo đó, “giúp Vinalines có thêm hàng trăm tỉ đồng tiền thật, tạo nguồn lực tài chính để tái cơ cấu”.
Việc bán cảng Hải Phòng của Vinalines hôm nay hẳn khiến nhiều người nhớ tới “lời than lịch sử” của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ Manuen Lujan năm 1991, rằng “Có cảm giác người Nhật đã mua cả nước Mỹ”. Bấy giờ, người Nhật “bình thản” mua lại MCA - một người khổng lồ của Hollywood - với cái giá mà người Mỹ gọi là “kênh kiệu” 6,6 tỉ USD. Trước đó là Mitsubishi với việc mua đứt tòa nhà Rockefeller, biểu tượng của sự hùng mạnh nước Mỹ.
Không có gì là không thể xảy ra trong thời đại toàn cầu hóa hôm nay, và việc bán cảng cũng là bình thường thôi, cho dù hai chữ “bán cảng” xem ra có vẻ gây sốc, cho dù dư luận cũng có cái cảm giác bất lực như người Mỹ trước đây.
Nhưng vấn đề đáng nói là ở chỗ việc “bán cảng” diễn ra vì nguyên nhân Vinalines không biết cách làm ăn, và thậm chí - vì thiếu vốn thì việc bán cảng lại phải cần xem xét cẩn trọng.
Bởi việc bán ế cổ phiếu cảng, thê thảm đến mức giá trúng đấu giá bình quân (13.507 đồng/cổ phiếu), thấp hơn thậm chí giá cổ phiếu của một số cảng nhỏ - không phải vì cảng thương mại lớn nhất miền Bắc, niềm tự hào XHCN năm nào không có giá trị, mà vì những bất cập trong quản lý của DNNN này.
Bởi việc bán cảng có thể tạo ra một tiền lệ xấu cho các DNNN: Nếu không sinh lợi nhuận, vì bất cứ lý do gì, là bán và bán cho bất cứ ai!
Và nếu với lý do cần tiền thật, cần nguồn lực lớn mà phải bán một cảng, ngay trong thời điểm Vinalines khó khăn với những món nợ ngập đầu vẫn mang lại mức lợi nhuận 150 tỉ đồng mỗi năm - thì cũng không có gì đảm bảo rằng nguồn lực 1.300 tỉ đồng đó có thể được Vinashin dùng để “mua” được cái gì hơn chính cảng Hải Phòng.
Thông cáo ASEAN bị rút: Hỗn loạn ở Côn Minh
·
>> Bí ẩn cuốn sách “quyền sở hữu biển Đông” của Trung Quốc
·
>> AP:
Campuchia giúp Trung Quốc "đánh úp" tuyên bố chung ASEAN về Biển Đông
·
>> Đại
nghiệp của dân tộc bắt đầu từ biển
·
>> Đưa tiễn Đại tá phi công Trần Quang Khải về với đất mẹ
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Prak Sokhon (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP
Thông cáo ASEAN bị rút: Hỗn loạn ở Côn Minh
Quốc tế) - Dù tuyên bố báo chí của ASEAN tại hội nghị với Trung
Quốc bị thu hồi, các chuyên gia nói khối đã chủ động hơn, trong khi Bắc Kinh đã
xem nhẹ phản ứng của các nước chủ chốt ASEAN.
·
>> Bí ẩn cuốn sách “quyền sở hữu biển Đông” của Trung Quốc
·
>> AP:
Campuchia giúp Trung Quốc "đánh úp" tuyên bố chung ASEAN về Biển Đông
·
>> Đại
nghiệp của dân tộc bắt đầu từ biển
·
>> Đưa tiễn Đại tá phi công Trần Quang Khải về với đất mẹ
Đêm
14/6, giới truyền thông nhận được văn bản được cho là tuyên bố chung hay thông
cáo báo chí chung của Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc, họp
tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nội dung tuy không đề cập cụ thể đến
Trung Quốc nhưng nêu rõ về những lo ngại của các nước đối với các diễn biến gần
đây ở Biển Đông.
Tuy
nhiên, vài giờ sau khi phát hành, Ban Thư ký ASEAN vội vã thông báo thu hồi văn
bản. Một nửa nội dung trong văn bản bị rút đề cập đến tình hình Biển Đông mà
các Ngoại trưởng ASEAN đã khẳng định “đã trao đổi thẳng thắn với Bộ trưởng
Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị về những diễn biến gần đây ở hiện trường”.
ASEAN đã quyết liệt hơn?
Một
số chuyên gia nói họ đã đoán trước rằng cuộc họp lần này ở Côn Minh, Trung
Quốc, sẽ không diễn ra theo những kịch bản thông thường. Nguyên nhân do các
Ngoại trưởng ASEAN đã “phát tín hiệu” trước rằng họ không muốn chỉ dừng lại ở
mức thảo luận về tình hình Biển Đông mà còn có kế hoạch công bố tuyên bố chung
thể hiện lập trường thống nhất. Và trên thực tế, họ đã làm như vậy.
Giáo
sư Nick Bisley, chuyên gia về châu Á tại Đại học La Trobe (Australia), cho rằng
các nước ASEAN đã tích cực hơn trong hội nghị lần này so với những dịp trước.
Báo chí cho biết Bộ Ngoại giao Malaysia đã chuẩn bị sẵn “bản tuyên bố” trước
hội nghị, đề cập nhiều đến Trung Quốc nhưng Bắc Kinh không phản đối.
“Việc
văn bản bị thu hồi cho thấy Trung Quốc dường như đã phản ứng với nội dung được
đề cập, buộc phải rút lại. Trung Quốc hiển nhiên sẽ phản ứng trước những nội
dung như các diễn biến gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, làm suy yếu
hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông”, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc
phòng Australia), nói trong email gửi Zing.vn.
Còn
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
(CSSD) nói ông không bất ngờ với việc tuyên bố chung bị rút.
“Các
nước ASEAN đã công bố quan điểm với những lời lẽ mạnh mẽ, rồi sau đó rút lại bản
tuyên bố chính thức, cũng là một cách để bày tỏ thái độ. Qua đó cho thấy cái
khó của ASEAN là vẫn chưa thể đạt được lập trường thống nhất mà cứng rắn với
Trung Quốc, đặc biệt khi hội nghị diễn ra tại Trung Quốc”, ông Trường nói.
Lý
giải cho việc thu hồi bản tuyên bố, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia đều nói
đây chỉ là bản hướng dẫn để các bộ trưởng sử dụng trong buổi họp báo chứ không
phải tuyên bố chính thức. Tuy nhiên, một số nước đã ra tuyên bố riêng rẽ về
những nội dung được đề cập trong tuyên bố.
Trung Quốc “thất thế”
Theo
giáo sư Bisley, việc tuyên bố chung được công bố nhưng nhanh chóng bị thu hồi
cũng là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thất thế ở “trận chiến” lần này.
“Trung
Quốc dường như đã đánh giá thấp phản ứng của một số thành viên chủ chốt của
ASEAN, vốn khó chịu vì cách hành xử của Bắc Kinh. Nước này cũng bất ngờ bởi sự
‘thất thế’ của mình trong bản thông cáo chung lẫn tại sự kiện quen thuộc được
tổ chức ngay tại nước mình”.
Sự
bất mãn của các thành viên chủ chốt của ASEAN có thể thấy qua việc Ngoại trưởng
Singapore Vivian Balakrishnan đã rời cuộc họp sớm hơn dự kiến. Là nước đồng chủ
trì cuộc họp tại Côn Minh, ông Balakrishnan lẽ ra sẽ cùng điều hành buổi họp
báo với ông Vương Nghị. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích rằng ông
Balakrishnan phải trở về sớm do còn những công việc khác.
“Qua
văn bản được công bố, có thể thấy các Ngoại trưởng ASEAN không chỉ cản được các
hành động của Trung Quốc, mà còn cùng với nhau bác bỏ cách Trung Quốc muốn định
nghĩa về những tranh chấp”, ông Bisley nói trên trang The Interpreter.
Nhiều
chuyên gia nhận định, nguyên nhân chính cho việc thu hồi tuyên bố vẫn là việc
chưa thể thống nhất quan điểm giữa những nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, sự
việc cho thấy Trung Quốc cũng khó duy trì phương pháp lâu nay là thuyết phục
ASEAN rằng tranh chấp là vấn đề bất đồng trong quan hệ song phương, không nên
đưa vào mối quan hệ tổng thể giữa ASEAN với Trung Quốc.
Xin giới thiệu nội dung về Biển Đông trong văn bản đã thu hồi của
ASEAN:
Chúng tôi (các Ngoại trưởng ASEAN) đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về
các diễn biến gần đây và đang diễn ra. Chúng làm xói mòn lòng tin, làm gia tăng
căng thẳng và có khả năng làm suy giảm hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển
Đông. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn
định, an toàn và tự do đi lại trên biển, trên không ở Biển Đông, phù hợp với
những nguyên tắc phổ quát về luật quốc tế được công nhận, bao gồm Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Chúng tôi nhấn mạnh nhu cầu tăng cường lòng tin lẫn nhau, thực
hiện tự kiềm chế trong các hành động có thể khiến tình hình phức tạp hơn hoặc
căng thẳng leo thang và theo đuổi một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp phù
hợp với luật pháp quốc tế.
Chúng tôi khẳng định rõ cam kết của ASEAN với việc duy trì và thúc
đẩy hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, cũng như giải quyết các tranh
chấp một cách hòa bình, bao gồm tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại
giao, mà không đe dọa hoặc dùng vũ lực, phù hợp với nguyên tắc được thừa nhận của
luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự và tự kiềm
chế trong khi tiến hành tất cả các hoạt động, bao gồm cải tạo đất, có thể khiến
căng thẳng ở Biển Đông gia tăng.
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và
hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); và trong khi
ghi nhận xu hướng cùng giai đoạn mới của cuộc tham vấn, thúc giục sớm hoàn
thiện Bộ Quy tắc Ứng xử (COC), bao gồm thông qua tăng cường tần suất các hội
nghị quan chức cao cấp ASEAN – Trung Quốc và các cuộc họp của Nhóm công tác
chung về việc thực hiện DOC trên Biển Đông.
Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết về tăng cường nỗ lực để đạt được
tiến bộ hơn nữa trong việc thực hiện DOC, và sớm thông qua COC.
Trong bối cảnh hiện nay, vì lợi ích của việc duy trì hòa bình, an
ninh và ổn định, khi chúng ta tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và
hướng tới sớm thông qua COC, chúng tôi khẳng định lại tầm quan trọng của việc
thiết lập các đường dây nóng giữa những Bộ Ngoại giao để quản lý những diễn
biến hàng hải khẩn cấp trên Biển Đông.
Chúng tôi cũng đã xem xét đề xuất thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử cho
những chạm trán bất ngờ trên biển (CUES) đối với các tàu hải quân hoạt động ở
Biển Đông. Đây được xem là kết quả của hội nghị cấp cao kỷ niệm quan hệ ASEAN –
Trung Quốc.
Quan điểm của chúng tôi là đây đều là những biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng, các rủi ro về tai nạn, hiểu lầm và tính toán sai lầm. Khi nỗ lực theo đuổi việc thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm thông qua COC, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin và các biện pháp phòng ngừa để có thể nâng cao sự tin tưởng và niềm tin giữa các bên.
Quan điểm của chúng tôi là đây đều là những biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng, các rủi ro về tai nạn, hiểu lầm và tính toán sai lầm. Khi nỗ lực theo đuổi việc thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm thông qua COC, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin và các biện pháp phòng ngừa để có thể nâng cao sự tin tưởng và niềm tin giữa các bên.
(Theo
Zing News)
Lào và Campuchia là lý do tuyên bố chung ASEAN về Biển Đông "đổ bể"?
Đức Huy |
Cambodia Daily dẫn thông tin của hãng thông tấn AP và báo Nhật Kyodo News cho biết, Lào và Campuchia là hai nước phản đối ASEAN ra tuyên bố chung cứng rắn về Biển Đông.
Tuần trước, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc diễn ra tại Côn Minh, hãng thông tấn AFP đã đăng tải một tuyên bố chung của các nước ASEAN, trong đó tuy không nêu đích danh Trung Quốc, song bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về các diễn biến mới đây trên Biển Đông.
Tuy nhiên, sau đó phía ASEAN đã lập tức "rút lại" tuyên bố chung này, với lý do cần chỉnh sửa, dù tất cả 10 nước trong khối đã thống nhất về nội dung thậm chí từ trước khi hội nghị diễn ra. Từ đó đến nay, vẫn chưa có một tuyên bố chung khác được đưa ra.
Hôm qua (19/6), dẫn lời một nhà ngoại giao Philippines giấu tên, hãng thông tấn AP cho biết Myanmar, Lào, và Campuchia là 3 nước đã rút lại sự ủng hộ của họ đối với tuyên bố chung nói trên, để "tránh gây hấn với Trung Quốc"
Sau đó, theo Cambodia Daily, Bộ Ngoại giao Campuchia cũng đưa ra tuyên bố riêng, trong đó ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp ngoại giao song phương.
Phóng viên Kyodo News cũng dẫn lời một số nhà ngoại giao giấu tên cho biết, Lào và Campuchia là hai nước phản đối ASEAN đưa ra tuyên bố chung nói trên.
Trước đó, một nguồn tin giấu tên của hãng tin Bloomberg cũng cho biết, Lào đã sử dụng vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN để tác động đến việc rút lại tuyên bố chung ban đầu.
Cambodia Daily đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Campuchia để hỏi về vấn đề này, song chưa nhận được câu trả lời. Trong khi đó, phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết, ông không rõ liệu Campuchia có liên quan đến việc tuyên bố chung ASEAN bị rút lại hay không.
theo Trí Thức Trẻ
AP: Campuchia giúp Trung Quốc "đánh úp" tuyên bố chung ASEAN về Biển Đông
(GDVN) - Hòa bình, ổn định, trật tự và luật pháp quốc tế ở Biển Đông là tài sản chung của khu vực và thế giới chứ không phải của riêng các quốc gia nào.
Bắc Kinh cố đấm ăn xôi và những tiếng nói phản đối từ nội bộ2 cụm tàu sân bay Hoa Kỳ đến sát Biển Đông bảo vệ phán quyết của PCACựu Đại sứ Trung Quốc "ôn hòa" về Biển Đông bất ngờ tử vong vì bị xe tông
The Cambodia Daily ngày 20/6 dẫn nguồn tin hãng thông tấn Mỹ AP cho hay, Campuchia đã giúp Trung Quốc "đánh úp" một tuyên bố chung của ASEAN về Biển Đông trong Hội nghị Đặc biệt các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc tại Côn Minh, Vân Nam.
Theo AP, ASEAN đã ra một tuyên bố chung vào cuối cuộc họp Thứ Ba tuần trước, các Ngoại trưởng 10 nước Đông Nam Á đã bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng về những diễn biến gần đây và những gì đang diễn ra trên Biển Đông".
Tuy nhiên tuyên bố chung này đã nhanh chóng bị thu hồi sau đó với lý do cần "sửa đổi", song bản "sửa đổi" này đã không được công bố tính cho đến nay.
AP dẫn lời một nhà ngoại giao Philippines giấu tên nói rằng Myanmar, Campuchia và Lào đã ủng hộ việc rút tuyên bố chung này để tránh mất lòng Trung Quốc.
Ngoại trưởng 10 nước ASEAN và Trung Quốc tại Côn Minh, Vân Nam, ảnh: The Cambodia Daily. |
Kyodo News cũng dẫn nguồn tin các nhà ngoại giao giấu tên nói rằng, Campuchia và Lào phản đối việc ra tuyên bố chung này. The Cambodia Daily đã liên hệ với Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn và người phát ngôn của bộ, Chum Sounry để xác minh nhưng vẫn chưa tiếp cận được.
Người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết, ông không nắm được liệu Campuchia có tham gia vào việc thu hồi tuyên bố chung của ASEAN hay không.
The Cambodia Daily nhắc lại, năm 2012 khi Campuchia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN đã cản trở các nỗ lực đưa căng thẳng Biển Đông vào tuyên bố chung khiến Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên không thể ra tuyên bố chung.
Theo The Cambodia Daily, sự thất bại này phần lớn được cho là Campuchia muốn tránh làm mất lòng Trung Quốc, nhà đầu tư và viện trợ lớn nhất của đất nước chùa tháp.
Thứ Sáu tuần qua, Bộ Ngoại giao Campuchia đã ra bản tuyên bố riêng của mình về Hội nghị Đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tại Côn Minh. Tuyên bố của Campuchia bỏ nội dung "lo ngại nghiêm trọng của Ngoại trưởng các nước ASEAN về những diễn biến gần đây và những gì đang diễn ra trên Biển Đông".
Ngoại trưởng Prak Sokhonn nhắc lại lập trường của Campuchia trong tuyên bố này rằng: "Các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán phải được giải quyết giữa các bên liên quan trực tiếp mà không được đe dọa sử dụng vũ lực hoặc dùng vũ lực, phù hợp với các quy định của Công pháp quốc tế được thừa nhận, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)."
Theo đánh giá của The Wall Street Journal và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) ngày 17/6, phản ứng này của Campuchia cũng tương tự như Liên bang Nga, có thể hiểu là một cách bày tỏ thái độ nước đôi hiểu cách nào cũng được.
Campuchia và Nga nói rằng "tranh chấp lãnh thổ / chủ quyền" cần giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp, còn nội dung vụ kiện Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) lại liên quan đến việc áp dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS chứ không phải tranh chấp "chủ quyền / lãnh thổ".
Tất nhiên Bắc Kinh sẽ lý luận rằng, Moscow và Phnom Penh đang ủng hộ lập trường của họ. Nhưng xét trên lời văn, điều đó chưa chắc đã đồng nghĩa với việc hai quốc gia này "tẩy chay" phán quyết của PCA tới đây, vì hai bên nói về hai vấn đề khác nhau, theo kiểu "ông nói gà, bà nói vịt".
Sự ủng hộ của 2 nước này đối với Bắc Kinh, có chăng chính là đánh đồng các tranh chấp phức tạp ở Biển Đông, mà cụ thể là tranh chấp vận dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS với "tranh chấp lãnh thổ / chủ quyền" và gọi chúng là "tranh chấp lãnh thổ / chủ quyền" để lái dư luận theo định hướng có lợi cho Trung Quốc.
Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra, bởi cho đến nay mới chỉ có 8 nước công khai ủng hộ Trung Quốc "tẩy chay" phán quyết của PCA, và hầu hết đều là các nước nghèo ở châu Phi, Trung Á.
Chỉ có điều, nếu đúng như The Cambodia Daily trích dẫn lời Ngoại trưởng nước này, thì bây giờ Campuchia thêm cả "tranh chấp quyền tài phán" vào cái gọi là "đàm phán song phương". Tuy nhiên việc này cần có thời gian tiếp tục làm rõ.
Do đó người viết cho rằng, cũng khó có thể đòi hỏi hơn được từ Campuchia, Nga, Myanmar, Lào hay một số quốc gia "im lặng" trong ASEAN, bởi nước nào cũng phải cân đong đo đếm lợi ích quốc gia của mình trong chuyện này, được gì và mất gì.
Phản ứng của Ngoại trưởng Singapore đại diện cho ASEAN chủ trì họp báo chung cùng ông Vương Nghị, đã quyết định bỏ họp báo ra về thiết nghĩ đã là một phản ứng rất cứng rắn, đầy ý nghĩa, mang theo nhiều thông điệp đối với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, với vai trò là chủ thể các quan hệ quốc tế trong khu vực Đông Nam Á, ASEAN không thể không lên tiếng về phán quyết của PCA. Nếu Bắc Kinh coi việc thông qua một số nước để ngăn chặn ASEAN ra tuyên bố chung một lần nữa về phán quyết của Tòa là thành công của mình, thì trên bình diện quốc tế Trung Quốc đang phá nát tổ chức ASEAN.
Bởi lẽ hòa bình, ổn định, trật tự và luật pháp quốc tế ở Biển Đông là tài sản chung của khu vực và thế giới chứ không phải của riêng các quốc gia nào, đặc biệt là 4 nước có yêu sách.
Do đó mẫu số chung nhỏ nhất ASEAN cần giữ khi phản ứng với phán quyết của PCA, người viết thiết nghĩ chí ít cũng phải giữ được các nội dung đồng thuận trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua và được nhắc lại trong bản tuyên bố chung bị rút lại.
Nếu một lần nữa ASEAN vẫn bị chia rẽ vì Trung Quốc trong một thời điểm vô cùng quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với UNCLOS, hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, thì trương tương lai những nguy cơ chia rẽ và đổ vỡ là điều khó có thể tránh khỏi, bởi Trung Quốc sẽ còn tiếp tục leo thang, hung hăng hơn trên thực địa.
Sẽ chẳng có nước nào được lợi khi ASEAN tan đàn xẻ nghé, ngay cả Trung Quốc. Bởi lẽ điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể nuốt trọn Biển Đông một cách dễ dàng, trong khi cái mất của Bắc Kinh về uy tín, danh dự và lòng tin ngày một lớn và không thể bù đắp bằng tiền.
Hồng Thủy
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét