Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Cựu Đại sứ Trung Quốc "ôn hòa" về Biển Đông bất ngờ tử vong vì bị xe tông; Sau vụ Su-30KM mất tích tại Việt Nam, Mỹ điều máy bay tác chiến điện tử hỗ trợ Philippines; QUỐC PHÒNG MỸ TIN RẰNG TRUNG QUỐC SẼ ĐÁNH VIỆT NAM!; Biển Đông "căng", Trung Quốc bất ngờ gọi hàng loạt sĩ quan hải quân tái ngũ...; Việt - Trung nhất trí kiểm soát bất đồng trên Biển Đông; Trung Quốc đang theo dõi chặt sự cố máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Việt Nam

   0 Comment

(Collected from Tuan Nguyen)
(ENGLISH – VIETNAMESE)
Theo nguồn tin mới nhất mà chúng tôi mới có được là các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc chắn chắn sẽ tấn công Viêt Nam trong một thời gian rất gần, có thể là trong vòng tháng sau, hoặc chậm lắm là trong phạm vi mùa hè này. Theo một nguồn tin đáng tin cậy khẳng định, đây là một nguồn tin chính xác, đáng tin cậy và mong rằng người dân và chính phủ CSVN phải chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất. Các giới chức Hoa Kỳ đã đưa ra những phân tích và nhận định tình hình cũng như các lý do chính (4 lý do) vì sao Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam, sau khi họ rút dân Tàu và các phương tiện làm ăn ra khỏi Việt Nam.
According to the latest news that we received from the analysts and U.S high ranking officials believing that China will attack Vietnam within the near future. The time frame would be next month or within this Summer. The source confirmed that the information is reliable and expects the Vietnam government and its people be prepared for the worse. The source also laids out the main reasons why China would imminently attack Vietnam after they repatriate their citizens and withdraw business out of Vietnam.

1) Mộng bành trướng vươn ra biển lớn – Đây là một chính sách, một chiến lược nhất quán, khó có thể thay đổi của Trung quốc, là phải bằng mọi giá phải chiếm và làm chủ phần lớn khu vực biển đông. Vì đây là con đường huyết mạch, giao thương chính của các cường quốc Chấu Á (Nhật Bản, Singapore và Nam Hàn) và thế giới. Một khi làm chủ, khống chế được khu vực này, thì Trung quốc xem như đã khống chế được cả khu vực Châu Á và tuyến đường hàng hải quan trọng của Thế giới. Giở lại những trang lịch sử thế giới cho thấy, Trung Quốc luôn luôn có tham vọng xâm chiếm lảnh thổ của các nước khác trong khu vực có lảnh thổ, đường biên giới giáp ranh với Trung Quốc.
Đặc biệt Việt Nam là một quốc gia đã từng bị Trung Quốc xâm chiếm và cai trị cả hàng ngàn năm về trước, qua nhiều các triều đại phong kiến trước đây. Qua trải nghiệm của lịch sử, mỗi khi đất nước Trung Quốc có sự hưng thịnh, phát triển vế quân sự, kinh tế và khi có đủ sức mạnh, có đủ tự tin để tiến hành cuộc xâm lăng là họ sẽ ra tay tấn công các nước láng giềng. Trên thực tế, từ ngàn xưa cho tới nay, Trung quốc chưa bao giờ là người láng giềng hoà bình đối với các nước láng giềng xung quanh. Trung cộng chỉ hòa bình với các nước láng giềng, khi nội lực đất nước của họ có vấn đề v à họ không đủ sức để thực hiện mộng bá quyền.
The dream of expanding and controlling the seaway – this is the strategic policy which is made by China top leaders and is unchangeable that China must find a way out to totally control the South China Sea (Vietnam often calls East Sea) leading to totally control the connection to the Indian Ocean and its surrounding seas. Because this is the vital route,where International trading and Other Asian Superpower Countries like Japan, Singapore and South Korea use to go by. Once controlling this seaway, China nearly can control the whole Asia. Turning back the World History indicating that China often showed ambition of invading other countries whose boundaries shared with China. Vietnam, a special country which was invaded and ruled by China for a thousand years. Throughout the history, once can observe that everytime China turns prosperous in both economy and military then its neighboring countries will face trouble with China invasion.
2) Tại sao lại rơi vào thời điểm này – trước khi quyết định đặt giàn khoan HD981 Trung quốc chắc chắn đã tính toán rất kỹ lưởng. Vì ở vào giai đoạn này, Trung quốc được cho là hưng thịnh nhất, cả về quân sự lẫn kinh tế và theo các giới phân tích cho biết, nếu như một chọi một (One on One conflict) mà Việt Nam không có sự giúp đỡ, tiếp sức của một cường quốc khác, thì Trung Quốc sẽ đánh bại quân đội Việt Nam trong vòng 2 tuần, cả trên biển lẩn trên đất liền. Ở vào thời điểm hiện tại Việt Nam đang bơ vơ, không có một đồng minh quân sự, không một hiệp ước để bảo vệ lãnh thổ như các nước khác đang làm như Nhật, Nam Hàn hay Philippines. Vậy đây là một cơ hội tốt để cho Trung Quốc “nuốt chửng và tấn công Việt Nam.” Một phần Trung Quốc muốn dùng Việt Nam để làm thí nghiệm sức mạnh quân sự của mình.
Ở cuộc chiến này, nhiều phần Trung Quốc sẽ đưa ra các khí tài, các vũ khí tối tân nhất của mình ra sử dụng (Hoa Kỳ tin rằng TQ sẽ không dám sử dụng đến bom hạt nhân), không phải vì vũ khí của Việt Nam hiện đại, hay quân đội Việt Nam chiến đấu anh hùng. Nhưng Trung Quốc muốn răn đe, phô trương các cơ bắp của mình với các nước khác trong khu vực, có nước có hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ như Philippines hay Nhật Bản. Một phần khác, Trung Quốc muốn đo lường mức độ phản ứng của Hoa Kỳ và các giới cường quốc phương Tây như thế nào đối với vấn đề biển đông. Vì thế Việt Nam sẽ là con mồi tế thần đầu tiên mà Trung quốc sẽ thưc hiện cho những tham vọng bành trướng của mình, cho dù giới lãnh đạo chóp bu đảng CSVN hay quân đội có giơ tay đầu hàng thì Trung quốc cũng vẫn sẽ nổ súng và những thứ vũ khí hiện đại nói trên vẩn sẽ được đưa ra sử dụng trong cuộc chiến, chỉ là số lượng sẽ nhiều hơn khi Việt Nam cương quyết chống cự, và ít đi nếu như Việt Nam tuyên bố đầu hàng sớm.
Giới phân tích tình hình cũng đặt ra câu hỏi ngược lại là, nếu như Trung quốc không ra tay trong lúc này, thì Trung quốc sẽ phải đợi đến thời điểm nào? Vì như đã nói ở lý do trên là vươn ra biển lớn (khống chế biển đông là một chính sách lớn không đổi của Trung quốc).
Câu trả lời là, nếu như Trung quốc đợi thêm vài năm tới, có lẻ Trung quốc sẽ không còn cơ hội nào khác nữa (phải nói rằng rất khó). Thứ nhất, quân đội Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng và trau dồi huấn luyện, cũng như sở hữu thêm các loại vũ khí hiện đại, qua các hợp đồng mua bán vũ khí từ Nga (các Tàu Kilo) các loại hoả tiển đất đối không, đất đối biển, các loại vũ khí diệt tàu ngầm và chiếm hạm, mà các loại vũ khí này là những vũ khí tiên tiến không thua Trung quốc là mấy và sẽ gây ra những hậu qủa tổn thất khó lường cho quân Trung Quốc. Cuộc chiến trên bộ năm 1979 là một bài học nhớ đời cho giới lãnh đạo Trung quốc vì đã không tính toán được mức độ phản kháng và sự tinh nhuệ của quân đội Việt Nam.
Trong vài năm tới nữa, biết đâu Việt Nam sẽ tìm ra được lối thoát về chính trị (đa đảng), cũng như nhận được sự thoả hiệp của Hoa Kỳ và từ đó dẫn đến một liên minh quân sự với Hoa Kỳ như Nhật và Philippines đang có. Và tới lúc đó mộng bành trướng vươn ra biển lớn của Trung quốc sẽ khó khăn vô cùng, nếu không muốn nói là vô phương,không còn cơ hội. Vì lúc đó Trung quốc không những phải trực tiếp đối đầu vơí Hoa Kỳ mà còn là các đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Á nữa.
Kế đến – Hoa Kỳ và các cường quốc Phương Tây đang bận rộn đối phó với Puttin qua cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và vùng Trung Đông (Syria), Afghanistan và Iraq cho nên Hoa Kỳ sẽ không có đủ sức để có hành động can thiệp quân sự mạnh bạo nào (nếu có) vào biển đông. Thêm vào đó Puttin lúc này rất đang cần sự liên minh với Trung quốc để đối phó với Hoa Kỳ và khối Nato trong vấn đề Ukraine. Cho nên Nga sẽ bằng mọi cách ủng hộ, lấy lòng và thậm chí sẽ liên minh với Trung quốc trong vấn đề biển đông. Đây là cơ hội có một không hai mà Tập Cận Bình đã thấy được, cho nên hắn sẽ không bao giờ bỏ qua.
Timing – why does it have to be this timing? Before deciding to place the HD-981 oil rig within the Vietnam Water Territory, China must have put a very careful thought with its calculation and the aftermath of its action. At this timing, it is believed that China reaches the maturity levels of both prosperity and military expansion. Some American political analysts predict that “for One on One Conflict” which Vietnam has no back-up or support, which is true at the moment from one of the world superpower (America or Russisa) China can defeat and beat up Vietnam within two weeks on both fronts (sea and land wars). At this timing Vietnam is lonesome by itself and has no military coalitions to defend the country like others have done in the region such as Japan and Philippines. So China thinks this is the golden opportunity to take over the whole Vietnam seaway. Some analyst also thinks that China wants to use Vietnam as a specimen to test their military strength.
At this war, China would pull out its most modern weapons and capabilities to show off their muscles to scare off other neighbors as well. Those who form a military coalitions with the U.S such as Japan and Philippines. Another reason is that China wants to measure out the reactions from the Obama Administration on the issues of South China Sea. So in this war, Vietnam is a scapegoat to be tested by China for its aggression regardless the Vietnamese troop decides whether to take the fight or give up.
The analysts also try to reverse the question if not now then when will it be given that the reason #1 is the must? The answer is that if China would not do it now then there might be no chance or no hope for them. Because within the next few years, Vietnam military will significantly get improved in both training and upgrading the weapons and those weapons would be the same grade or equivalent to those China posseses today. So if the war bursts out in the next few years then China would not know for sure who could win the war.
The war with Vietname in 1979 was a typical example and was a lesson learned for those Chinese leaders for failing to understand the enemy capabilities. And who knows what will be happening in the next few years when Vietnam could internally find out a political solution and then form a military coalition with the U.S like Japan and Philippines have then there will be no chance for China. At that time, China will take a direct war with the US.
Another reason is that the US and the Nato superpower countries are too busy to deal with crisis in Ukraine, Syria, Afghanistan and Iraq, they can not divert their powers to help the situation in the South China sea (East sea) even if they really want to. In addition, Puttin really needs China to form a coalition to face off with the US and Nato. In any mean, Russia will take side with China against the US. Seeing this opportunity, Chinese leaders will not let go this opportunity.
3) Giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN và các tướng lãnh bị Trung Quốc mua chuộc – hầu hết dân chúng Việt Nam đều biết, tất cả các quan chức đảng viên chop bu trong đảng CSVN đều dựa vào Trung quốc, để được giữ ghế, được chức vị, đươc tham nhũng. Phải nói chính xác rằng hiện nay tất cả các chức vị quan trọng trong đảng CSVN đều do bàn tay Trung Quốc đưa lên hay thao túng. Những khuôn mặt điển hình nhất phải kể đến là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, Trần Đại Quang, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Đinh Thế Huynh… Về phần các tướng lảnh quân đội, các cấp chỉ huy, các chính ủy từ Quân Đoàn, Sư Đoàn, đều do bàn tay Trung Quốc đào tạo và mua chuộc.
Người dân Việt Nam đã nhiều lần được kiểm chứng những sự việc này qua các chuyến viếng thăm, đào tạo của các vị này tại Trung quốc, qua những phát biểu trên báo chí, mà ngay chính các tờ báo đảng ở trong nước đã đưa tin. Vậy khi cuộc chiến xảy, chính những tên tướng này sẽ quay lại trở cờ, họ sẽ trở thành một tập đoàn tay sai bán nước cho Trung cộng, sẽ mật báo, bán tin cho quân Trung cộng, như đã từng làm ở cuộc chiến “Núi Lão Sơn”, và kết qủa là hơn 4000 quân lính Việt Nam bị bán đứng, bị chết thảm. Sau đó xác của các binh lính bị vùi tập thể và bị thiêu đốt,không một nấm mồ.
Cuộc chiến ở Trường Sa năm 1988 là một ví dụ điển hình khác, khi đó hải quân Việt Nam bị khóa tay, không được bắn trả vì lệnh trên của TW đảng, và vô hình chung hải quân Việt Nam bị biến thành những bia tập bắn cho bọn lính Trung cộng, mà cho tới ngày hôm nay giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN vẫn không dám nhắc đến, không dám tưởng niệm.
Hiện nay, nếu chiến tranh xảy ra thì Trung quốc chỉ cần lo đối phó với sự phản kháng của các cấp chỉ huy ở cấp tiểu đoàn, hoặc Trung Đoàn là cùng, các cấp chỉ huy cấp tá đổ xuống. Vì các cấp này không đủ lớn để Trung Quốc mua chuộc. Nhưng các cấp này sẽ bị các tên tướng tay sai thao túng và mua chuộc, hoặc bị buộc phải buông súng đầu hàng sau những loạt đạn phàn kháng đầu tiên.
4) Giới lãnh đạo CSVN không đươc Lòng Dân – Với chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN, giới lãnh đạo chóp bu của CSVN đã thừa biết, họ không được lòng dân. Ở thời điểm bùng nổ và phát triển của Internet toàn cầu, tất cả những yếu kém, những bê bối, tham nhũng của giới lãnh đạo CSVN đã và đang lần lượt được phơi bày ra ánh sáng, truớc mắt người dân. Càng ngày người dân càng tỏ ra không phục và chống đối lại đảng CS, điển hình nhất là những cuôc xuống đuờng của dân oan, phản đối những hành động cướp đất của chính quyền.
Các cuộc biểu tình chống Trung quốc mổi khi có tin nóng như ngư dân Việt Nam bị Trung quốc đánh đập đòi tiền chuộc. Những cuộc biểu tình của những nhà yêu nước lên án, phản kháng lại những nhượng bộ, những hành động cuối đầu hèn hạ của các giới chức chóp bu trong đảng CS đã nhượng bộ với Trung Quốc trong vấn đề đất đai lảnh thổ và chủ quyền. Thêm vào đó, những nhu cầu đòi hỏi của người dân về sự phân minh của luật pháp,về những cải tố yếu kém của đất nước, như nạn tham nhũng hoành hành trở thành quốc nạn, sự xuống cấp suy đồi về đạo đức, sự lạc hậu và xảo trá của những kẻ rao giảng CNCS Mác-Lênin và những tệ nạn của xã hội trực tiếp, do sự lãnh đạo yếu kém và độc tài của đảng CS gây ra. Và những yêu cầu này đã không được đáp ứng giải quyết, dẩn đến người dân đòi hỏi phải có một thể chế minh bạch và dân chủ hơn, mà những đòi hỏi này đám chóp bu CS đểu xem là những tử huyệt đối với sự cai trị của đảng. Nếu như một khi chiến tranh xảy ra thì chắn chắn, trong nội bộ và trong đất nước sẽ có loạn và vô hình chung sẽ đẩy Việt Nam vào cuộc khủng hoảng cả trong lẫn ngoài. Đây là một lý do nữa mà Trung cộng đã nghĩ tới và chúng xem là một cơ hội thuận lợi để tấn công Việt Nam.
Khi đọc những dòng phân tích này, người viết đã bàng hoàng và dàn dụa nước mắt, khóc cho quê hương, cho dân tộc Việt Nam sẽ tang thương trong những ngày tháng sắp tới. Anh em chúng tôi đã ngồi xuống bàn bạc và cùng nhau đưa ra những giải pháp để hòng có thể làm một chút gì cho đất nước, chúng tôi mong rằng những người lãnh đạo chóp bu trong đảng CSVN hiện nay, nếu còn một chút lòng yêu tổ quốc và dân tộc thì xin hãy xem lại những đề nghị của chúng tôi như sau:
1) Thứ nhất – phải nhanh chóng trừ khử những bọn tay sai bán nước cho Trung cộng. Một đất nước mà trong đó đầy dãy những căn bệnh ung thư, đầy dãy những sâu mọt, thì làm sao có thể đối phó với kẻ thù từ bên ngoài, vốn dĩ mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Và nếu như làm, thì phải nhanh chóng làm ngay từ bây giở, trước khi, bọn Trung cộng khai chiến, kẻo sẽ qúa muộn. Nói tới vấn đề thanh trừng, trừ khử bọn tay sai bán nước, khi chúng còn đang tại chức, tại quyền qủa là chuyện không phải dể dàng, và cũng không có mấy người có thể làm được. Nhìn lại hàng ngũ chóp bu trong đảng CSVN hiện nay, ta có thể thấy được con số không qúa 3 người có thể làm được việc này. Nhưng ai trong số 3 người này vẫn còn có lòng yêu nước và dám làm chuyện lớn thỉ chúng ta không thể đoán được. Nhưng nếu làm thì các bước có thể nên thực hiện như sau:
2) Thứ Hai: Bí mật hợp tác với quân đội – nhớ kỹ chỉ nên hợp tác với các cấp tiểu đoàn hay trung đoàn mà thôi (cấp tá mà thôi). Như đã đề cập ở trên, các cấp tá hiện nay nhiều người chưa bị nhúng chàm với bọn Trung cộng, vì chưa đủ lớn. Tất cả các tướng lãnh trong quân đội hiên nay hầu hết, đều là tay sai của Trung cộng và không đáng tin cậy.
3) Thứ Ba: Dựa vào sức Dân – hãy bí mật kêu gọi sự hợp tác, ủng hộ của những người yêu nước, những người từng bị tù ra khám, bị đánh đập vì biểu tình yêu nước. Những lớp người này có sức mạnh lôi kéo được số lượng đông đảo quần chúng tham gia. Đặc biệt lớp người này là lớp người yêu nước thật sự (không thể giả được). Lực lượng này cộng với sự góp sức đông đảo của quần chúng sẽ dể dàng khống chế tất cả các tên tay sai bán nước.
4) Thứ Tư: Không dựa vào bọn côn an – như đã thấy bọn côn an chỉ là bọn kiêu binh của đảng CS và là kẻ trực tiếp gây ra biết bao nợ máu với người dân, với những người yêu nước. Bọn này không đáng tin cậy và sẻ trở cờ như trở bàn tay.
5) Thứ Năm: Khi thời cơ đến thì phải mau chóng kêu gọi giới quân đội và những người yêu nước làm một cuộc đảo chính, lật đổ bắt giam hết tất cả những tên bán nước trong TW đảng. Trong trường hợp gặp phải sự phản kháng của bọn tay sai bán nước, chúng ta sẽ kêu gọi sự giúp đở của chính phủ Hoa Kỳ gởi quân can thiệp (nếu cần sự giúp đỡ của chúng tôi thì xin hãy lên tiếng) chúng tôi hứa là sẽ làm hết sức mình với trái tim và mạng sống của chính mình.
6) Thứ Sáu: Mau chóng tuyên bố giải tán đảng CS và tuyên bố đa đảng trên các đài truyền hình, đài phát thanh và kêu gọi sự ủng hộ của thế giới (đặc biệt là Hoa Kỳ), giúp Việt Nam ổn định trật tự. Một khi có sự hổ trợ của quân đội Hoa Kỳ, có mặt ở Việt Nam thì giấc mơ bành trướng, xâm chiếm biển đông và cái đường lưởi bò của Trung cộng sẽ tự dưng biến mất.
Xin được nhắc lại rằng, thời gian rất gấp rút và Việt Nam phải nên thực hiện các bước đi đã nêu trong phạm vi mùa hè này, trước khi bọn Trung cộng khai chiến, nếu không sẽ không kịp và Việt Nam có lẻ sẽ bị xoá sổ, bị Trung cộng cai trị đồng hóa như Tây Tạng, nếu như chiến tranh xảy ra.
Mike Nguyễn


Bella Vita: QUỐC PHÒNG MỸ TIN RẰNG TRUNG QUỐC SẼ ĐÁNH VIỆT NAM! (ENGLISH – VIETNAMESE)
BELLAVITABL.BLOGSPOT.COM|BỞI TJ NGUYEN






Biển Đông "căng", Trung Quốc bất ngờ gọi hàng loạt sĩ quan hải quân tái ngũ


(GDVN) - Tình báo Hoa Nam nhận định, lần này người Mỹ sẽ không nói suông ở Biển Đông khiến Quân ủy trung ương Trung Quốc hết sức lo lắng.

Lực lượng sĩ quan vừa được hạm đội Nam Hải hải quân Trung Quốc gọi tái ngũ tham gia tập trận trên Biển Đông ngày 13/6 vừa qua, ảnh: China News.
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật.
Đáng chú ý là khác với các cuộc tập trận trước, đợt tập trận này của hạm đội Nam Hải ngoài lực lượng sĩ quan, binh sĩ trong biên chế sẵn sàng chiến đấu còn có hơn 120 sĩ quan đã xuất ngũ trong 2 năm qua mới được gọi tái ngũ tham gia.
Theo một lãnh đạo của hạm đội Nam Hải, các quân nhân được gọi tái ngũ lần này hầu hết là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã từng phục vụ tại ngũ trong 5 năm qua.
Lực lượng này được đánh giá có trình độ nghiệp vụ cao, kỹ chiến thuật vững chắc, chỉ cần qua một vài hoạt động huấn luyện sau khi tái ngũ là có thể điều khiển, sử dụng vũ khí trang bị, khí tài quân sự mới bao gồm các chiến hạm.
Cuộc tập trận lần này diễn ra là do "yêu cầu nhiệm vụ" mới của công tác dự bị động viên quân sự, tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu.
Đa Chiều ngày 18/6 bình luận, hôm 16/6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố "sắp kết thúc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo và chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích quân sự, dân sự đã định" khiến dư luận cho rằng Trung Quốc đang "xuống thang" ở Biển Đông.
Hạm đội Nam Hải tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông từ 13/6, ảnh: China News.
Nhưng việc hải quân Trung Quốc phát thông báo khẩn cấp gọi tái ngũ lực lượng sĩ quan vừa xuất ngũ trong 2 năm qua cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó với diễn biến mới căng thẳng trên vùng biển này (bởi chính các hành động leo thang của Trung Quốc - PV).
Tổng hợp tin tức hôm nay trên truyền thông Trung Quốc về động thái này Đa Chiều cho biết, thông báo gọi tái ngũ của Bộ Tư lệnh hải quân Trung Quốc yêu cầu các sĩ quan xuất ngũ trong 2 năm qua trở về đơn vị cũ, hạn cuối cùng là cuối tháng 6 này.
Lý do gọi tái ngũ được Lầu Bát Nhất đưa ra là vài năm gần đây hải quân được biên chế nhiều chiến hạm mới, lực lượng sĩ quan - quân nhân chuyên nghiệp chuyên trách không đủ nên phải gọi lực lượng sĩ quan tái ngũ để bổ sung.
Tuy nhiên có nguồn tin nói với Đa Chiều, đợt gọi tái ngũ khẩn cấp này liên quan đến tình hình Biển Đông, đặc biệt liên quan đến phản ứng của Mỹ - Nhật - Úc trước hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông từ 13-17/6, ảnh: China News.
Nguồn tin từ quân đội Trung Quốc nói với Đa Chiều, thông báo gọi tái ngũ lực lượng sĩ quan hải quân được Bộ Tư lệnh hải quân phát đi qua 2 đường.
Một là cơ quan chính trị các đơn vị trong quân chủng trực tiếp liên hệ với các sĩ quan xuất ngũ từng phục vụ tại đơn vị mình, hai là thông qua cơ quan động viên - tuyển quân thuộc các đơn vị quân sự địa phương nơi có sĩ quan hải quân xuất ngũ cần gọi tái ngũ đang cư trú.
Một sĩ quan vừa được gọi tái ngũ cho biết, quân chủng hải quân Trung Quốc sẽ thương lượng với họ về thời gian phục vụ tại ngũ lần này rồi mới quyết định.
Đa Chiều bình luận, Mỹ vô cùng phẫn nộ trước hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ đã quyết định bất chấp mạo hiểm, bằng mọi giá phải ngăn chặn hoạt động (phi pháp, bành trướng) này của Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã phát lệnh sẵn sàng chiến đấu đến toàn bộ lực lượng hải - không quân đang đồn trú tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và Philippines.
Tình báo Hoa Nam nhận định, lần này người Mỹ sẽ không nói suông ở Biển Đông khiến Quân ủy trung ương Trung Quốc hết sức lo lắng.
Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hạm đội Nam Hải vừa tái ngũ tham gia tập trận trên Biển Đông, ảnh: China News.
Theo Đa Chiều, từ năm 2013 đến nay Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên ít nhất 8 bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, 8 bãi đá Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp bao gồm 6 bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Xu Bi, Ga Ven, Tư Nghĩa, Châu Viên xâm lược năm 1988, riêng đá Én Đất thì cho đến nay mới chỉ có Đa Chiều đưa tin rằng Trung Quốc đang bồi lấp tại đây và đá Vành Khăn năm 1995 - PV). Tốc độ bồi lấp của Trung Quốc lên tới hàng ngàn mét vuông mỗi ngày.
Nguồn tin nói với Đa Chiều, tuyên bố của Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16/6 về việc "sắp bồi lấp xong" thực chất chỉ là đối sách "hoãn binh tạm thời" của Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc đưa ra mà thôi.
Quân ủy trung ương Trung Quốc đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh hải quân lập tức chiêu tập binh mã, bổ sung binh lực sẵn sàng chiến đấu.
Năm nay số chiến hạm mới Trung Quốc hạ thủy ra Biển Đông theo Đa Chiều miêu tả là "nhiều như há cảo thả nồi". Số chiến hạm này bao gồm 2 chiếc tàu khu trục mang tên lửa lớp 052D, 052C; 2 tàu hộ vệ mang tên lửa lớp 054A; 5 tàu hộ vệ hạng nhẹ mang tên lửa lớp 056; 2 tàu ngầm thông thường, 1 tàu ngầm hạt nhân, 1 tàu quét ngư lôi.
Theo Đa Chiều, trong vài năm trở lại đây hải quân Trung Quốc đứng đầu thế giới trong việc chế tạo, hạ thủy các chiến hạm với mục tiêu 1 năm trang bị 1 hạm đội, hạ thủy 1 hạm đội và khai công chế tạo 1 hạm đội (tức số chiến hạm đủ trang bị cho 1 hạm đội  - PV)

Việt - Trung nhất trí kiểm soát bất đồng trên Biển Đông

Việt Nam và Trung Quốc nhất trí kiểm soát các bất đồng nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông trong phiên họp của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương. 
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Nhận lời mời của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam sang Bắc Kinh, tiến hành Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc ngày 17-19/6.
Tại phiên họp, hai bên đã trao đổi về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần tuân thủ thỏa thuận về những nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, đàm phán và tìm kiếm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được, cùng kiểm soát bất đồng trên biển.
Lãnh đạo hai bên cũng nhất trí thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, duy trì quan hệ hai nước và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Kết thúc cuộc họp, ông Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì đã chứng kiến lễ ký biên bản Phiên họp lần 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.
Chiều nay, tại Đại lễ đường Nhân dân, phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Hai bên tiếp tục nhất trí kiểm soát tốt bất đồng ở Biển Đông, không làm phức tạp tình hình trên biển, giải quyết bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Cùng ngày, ông Phạm Bình Minh đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Anh Ngọc




Trung Quốc đang theo dõi chặt sự cố máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Việt Nam

VietTimes -- Theo tờ Người quan sát Trung Quốc ngày 15/6, hiện nay Quân đội Việt Nam đã mua tổng cộng 36 máy bay chiến đấu Su-30.
Lê Việt Dũng - /




Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.
Sáng ngày 14/6, máy bay chiến đấu Su-30MK2 số hiệu 8585 của Trung đoàn 923, Sư đoàn 371 thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam đã gặp tai nạn khi đang huấn luyện chặn kích trên không. Nhiều tờ báo Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ thông tin này và đưa ra một số bình luận đáng lưu ý.

Tờ Bắc Kinh buổi sáng cho rằng, máy bay mất tích là máy bay tiêm kích đa dụng Su-30MK2, do Nga nghiên cứu chế tạo, được Nga xuất khẩu cho các nước như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc.

Máy bay này được thiết kế để đoạt lấy ưu thế trên không, có thể sử dụng vũ khí chính xác cao để tiêu diệt mục tiêu mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết.

Vũ khí của máy bay chiến đấu Su-30MK2 bao gồm pháo bắn nhanh tự động, nòng đơn 30 mm với 150 viên đạn; tên lửa, rocket và bom treo ngoài ở 12 điểm treo trên cánh và dưới thân máy bay.

Tờ Đa Chiều của người Hoa hải ngoại ngày 15/6 thì cho rằng, trước đây, Việt Nam đã nhiều lần điều máy bay chiến đấu Su-30 đến tuần tra vùng trời quần đảo Trường Sa. Tháng 4/2016, trên mạng xã hội đã xuất hiện các hình ảnh máy bay Su-30 bay trên đảo Trường Sa.

Theo tờ ETtoday Đài Loan, gần đây, sự cố rơi vỡ của máy bay chiến đấu Su-30 ở nhiều nước liên tiếp xảy ra, gây lo ngại cho dư luận.

Theo tờ Người quan sát Trung Quốc ngày 15/6, hiện nay Quân đội Việt Nam đã mua tổng cộng 36 máy bay chiến đấu Su-30, lần lượt triển khai ở trung đoàn 935 Biên Hòa miền nam, trung đoàn 923 Thọ Xuân miền bắc và trung đoàn 927 - sân bay Kép (Bắc Giang) - khu vực gần với biên giới Việt-Trung.

Báo Trung Quốc nói rằng do sân bay Kép còn đang cải tạo, 12 máy bay chiến đấu Su-30 của sân bay này tạm thời được trung đoàn 923 quản lý. Máy bay chiến đấu và các phi công gặp nạn lần này đều đến từ trung đoàn này.

Bài viết dẫn báo chí Nga cho rằng, những năm gần đây, trang bị quân sự của Việt Nam bị lão hóa, đã có vài máy bay trực thăng rơi vỡ. Vì vậy, những năm gần đây, Việt Nam đã mua các trang bị mới như Su-30MK2.

Đón đọc phần 2: Báo Phượng Hoàng Hồng Kông nói gì về sự cố máy bay Su-30MK2 của Việt Nam?



CASA 212 đã phát hiện tín hiệu cấp cứu của Su-30KM2 mất tích


Trong khi tìm kiếm Su-30KM2 mất tích, máy bay CASA 212 chở 9 người đã phát hiện tín hiệu cấp cứu của phi công Khải trước khi mất liên lạc.
Theo những nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, chiếc CASA đã mất liên lạc vào trưa 16/6 khi đang được điều đi tìm kiếm phi công Trần Quang Khải - người vẫn đang mất tích trong tai nạn máy bay Su-30MK2 sáng 14/6.
Được biết, cơ trưởng của chuyến bay này là Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn không quân 918. Chiếc máy bay CASA 212 của lữ đoàn có xuất xứ từ Tây Ban Nha.
CASA 212 da phat hien tin hieu cap cuu cua Su-30KM2 mat tich - Anh 1
Máy bay CASA 212 mang số hiệu 8983 được cho là đã mất liên lạc lúc 13h05 ngày 16/6. Ảnh báo Tuổi trẻ.
Những nguồn tin trên cho biết trên máy bay có 9 người. Máy bay CASA 212 mất liên lạc cách phía Nam - Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) khoảng 44 hải lý. Cụ thể, CASA mất liên lạc tại tọa độ 19o25'40"N - 107o19'54"E.
Trước đó, các đơn vị cứu nạn nhận được một số tín hiệu cấp cứu được cho là của thượng tá phi công Trần Quang Khải. Khi nhận được tín hiệu này, máy bay CASA đã được cử đi tiếp cận vị trí để tìm kiếm và mất liên lạc sau đó. Nguồn tin cho biết khi đang bay qua cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 44 hải lý, máy bay xin hạ độ cao thì mất tín hiệu.
Cũng theo nguồn tin này, sáng 16/6 đại diện Vietnam Airlines đã được huy động đến vùng biển máy bay Su-30MK2 mất tích để "nghe" tín hiệu cấp cứu của phi công Khải. Nguồn tin này cho biết pin dự phòng của phi công mất tích đã hết nên từ sáng nay khi bay qua vùng biển này các phi công đã không còn nghe được tín hiệu như những ngày qua.
Theo thông tin từ Quản lý bay, máy bay tìm kiếm cứu nạn CASA 212 số hiệu 8983 cất cánh từ Gia Lâm lúc 9h30 đã bị mất liên lạc hồi 13h05. Có 9 thành viên trên tổ bay, trong đó có 3 thành viên tổ lái.
Từ chiều 16/6, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các máy bay dân dụng bật các tần số khẩn nguy để có thể bắt được tín hiệu định vị của chiếc máy bay CASA mất liên lạc. Nếu bắt được tín hiệu, phi công phải thông báo ngay về đài chỉ huy theo tần số khẩn nguy.
Ngoài việc báo cho nhà chức trách hàng không biết khi bắt được tín hiệu khẩn nguy, các phi công lái máy bay dân dụng được yêu cầu nếu cần thiết phải bay vòng ở ngay vị trí phát tín hiệu để xác định cụ thể hơn.
Trong đêm 16/6/2016, Bộ Quốc phòng đã thành lập Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, đặt tại Bộ Tư lệnh Hải quân. Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn do Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương - Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ huy các lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Báo VOV thông tin.
Bên cạnh đó, vào lúc 21h30 đêm 16/6/2016, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương - Thứ trướng Bộ Quốc phòng đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ; đồng thời đề nghị lập tức cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi là của máy bay hoặc của các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi dạt sang phía Đông đường phân định.
Theo đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, đơn vị này đã cử 2 tàu đang làm nhiệm vụ ở đảo Bạch Long Vĩ phối hợp với lực lượng quân đội để tham gia tìm kiếm chiếc máy bay cùng 9 người mất tích.
Hồng Hà (T/H)


Cựu Đại sứ Trung Quốc "ôn hòa" về Biển Đông bất ngờ tử vong vì bị xe tông


(GDVN) - "Bất kỳ quốc gia nào khơi mào chiến tranh trong lúc đang hòa bình và phát triển sẽ phải trả giá. Trung Quốc không bao giờ nên làm điều này".

South China Morning Post ngày 16/6 đưa tin, Đại sứ Ngô Kiến Dân, một nhà ngoại giao đã nghỉ hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng nổi bật với tính ôn hòa hiếm hoi trong giới hoạch định chính sách đối ngoại Trung Quốc đã qua đời trong một tai nạn giao thông ngày hôm qua, Thứ Bảy 18/6 ở tuổi 77.
Ông từng là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền CHND Trung Hoa tại Pháp, Hà Lan và Liên Hợp Quốc. Sau đó ông về đảm nhiệm vai trò Giám đốc Học viện Ngoại giao Trung Quốc, là một cố vấn của Bộ Ngoại giao nước này sau khi nghỉ hưu.
Chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chống chủ nghĩa dân túy
Trong bài phát biểu công khai cuối cùng của ông vào tuần trước, Ngô Kiến Dân nói trước một diễn đàn ở Bắc Kinh rằng, Trung Quốc phải cảnh giác với chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa dân túy. Nếu hai thứ này kết hợp lại có thể đẩy Trung Quốc vào chỗ cực kỳ nguy hiểm.
Cố Đại sứ Ngô Kiến Dân, ảnh: SCMP.
"Chủ nghĩa dân tộc cực đoan luôn luôn cải trang nó thành lòng yêu nước, là vô tội. Trong khi chủ nghĩa dân túy thì luôn núp dưới vỏ bọc vì dân, đứng về phía những người dân vô tội. Cả hai đều có khả năng lừa gạt rất cao. Nhưng chúng ta phải thấy rõ, chủ nghĩa dân túy chủ yếu chống lại cải cách, chủ nghĩa dân tộc cực đoan chống lại mở cửa." Ông Dân nói.
"Ý tưởng quan trọng nhất mà ông truyền đạt cho sinh viên và các giảng viên (Học viện Ngoại giao) là, Trung Quốc cần đi theo con đường cải cách và mở cửa", China News Service dẫn lời Qin Yaqing, người kế nhiệm ông làm Giám đốc Học viện Ngoại giao bình luận.
Tháng Tư năm nay, Đại sứ Ngô Kiến Dân lại một lần nữa lên tiếng chỉ đích danh Thời báo Hoàn Cầu và Tổng biên tập Hồ Tích Tiến là "cực đoan" và "không biết gì về đối ngoại". 
Trước những chỉ trích gay gắt nhằm vào ông từ một bộ phận dư luận bị tiêm nhiễm chủ nghĩa dân tộc cực đoan trên internet, Ngô Kiến Dân tỏ ra bình thản. Ông không để tâm. "Mục đích của tôi là nói thẳng những điều này để mọi người suy nghĩ lại. Tôi muốn nhìn thấy các tầng lớp khác nhau nói lên ý kiến của họ", ông Dân nói.
Chống dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông
Tháng Tư năm nay, ông lên tiếng cho rằng Trung Quốc cần giữ bình tĩnh và suy nghĩ một cách toàn diện, cần tự tin rằng các tranh chấp ở Biển Đông có thể được giải quyết một cách hòa bình.
Trong năm 2014 Đại sứ Ngô Kiến Dân tham gia một cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình với La Viện, một nhà bình luận quân sự nổi tiếng diều hâu về việc liệu Trung Quốc có nên tiếp tục chính sách giấu mình chờ thời của Đặng Tiểu Bình hay không.

Việt Nam kiện Trung Quốc thì quan hệ sẽ "một đi không trở lại"?

"Bất kỳ quốc gia nào khơi mào chiến tranh trong lúc đang hòa bình và phát triển sẽ phải trả giá. Trung Quốc không bao giờ nên làm điều này", ông Dân nói. 
Trong cuốn sách mới nhất của ông xuất bản tháng Tư năm nay, Ngô Kiến Dân tiếp tục nhắc lại tình trạng thiếu lòng tin giữa Trung Quốc với Mỹ và Nhật Bản, các nước láng giềng trong khu vực thì đặc biệt lo ngại, thậm chí lo sợ Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề "tranh chấp lãnh thổ" trên Biển Đông, theo Đa Chiều ngày 19/6.
Ông Ngô Kiến Dân kêu gọi các nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay nên tiếp tục thực hiện chủ trương của Đặng Tiểu Bình đối với vấn đề Biển Đông: Gác tranh chấp, cùng khai thác. Ông chống lại chủ trương sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông.
Ngô Kiến Dân được dư luận cộng đồng mạng Trung Quốc gắn cho mác "bồ câu", chống lại các tư tưởng "diều hâu" của La Viện, Doãn Trác và một số học giả quân sự khác, cùng với Thời báo Hoàn Cầu.
Vẫn chưa thoát được "vòng kim cô" mang tên đường lưỡi bò, đường 9 đoạn
Mặc dù được đánh giá là một nhà ngoại giao khá ôn hòa trong vấn đề Biển Đông và quan hệ quốc tế, chủ trương chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa dân túy, chống sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực ở Biển Đông, nhưng Đại sứ Ngô Kiến Dân vẫn không thoát khỏi "vòng kim cô" lịch sử do người Trung Quốc ngụy tạo từ năm 1947, mà thế hệ ông được giáo dục từ cấp mầm non cho đến đại học: Biển Đông thuộc "chủ quyền" Trung Quốc.
Điều này được thể hiện rõ trong bài bình luận ông viết đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/4. Khi nhắc lại lập trường của Đặng Tiểu Bình "gác tranh chấp, cùng khai thác", Ngô Kiến Dân vẫn không quên chêm vào vế tiền đề: Chủ quyền thuộc Trung Quốc.
Ông vẫn tiếp tục đổ lỗi cho truyền thông phương Tây làm nghiêm trọng hóa, phức tạp hóa, "to tát hóa" vấn đề Biển Đông mà không thấy rằng chính các hành vi leo thang quân sự hóa nghiêm trọng trên các đảo nhân tạo bồi đắp bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) là nguyên nhân chính của căng thẳng và lo ngại trong khu vực.
Về bản chất đường lưỡi bò, ông Dân nói: "Có một số học giả nước ngoài nói đích danh: Truyền thông Mỹ đã bóp méo lập trường của chính phủ Trung Quốc rằng, bên trong đường 9 đoạn là lãnh hải của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ nói vậy.
Vậy bản chất của vấn đề Biển Đông là gì? Vấn đề Biển Đông là tranh chấp lãnh thổ do lịch sử để lại....Đồng chí Đặng Tiểu Bình ngay từ năm 1984 đã đưa ra chủ trương: Chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác.
Phương châm này ngày nay rõ ràng vẫn là kim chỉ nam chỉ đạo chính phủ chúng ta xử lý tranh chấp Biển Đông, người ủng hộ phương châm này ở khu vực châu Á cũng như trên thế giới ngày càng nhiều"?!

Trung Quốc ráo riết thu thập bản đồ ở hải ngoại, cảnh báo với Việt Nam

Ông Ngô Kiến Dân không biết hay cố tình không biết, trong luật pháp quốc tế khái niệm "chủ quyền" đối với các vùng biển chỉ được dành để chỉ vùng nội thủy và lãnh hải tối đa 12 hải lý của các quốc gia lục địa ven biển, hay nội thủy, lãnh hải 12 hải lý của các quốc đảo, quốc gia quần đảo và các đảo đủ điều kiện.
Nếu Trung Quốc vẫn khăng khăng họ có cái gọi là "chủ quyền" đối với bên trong đường lưỡi bò thì chẳng phải xem cả Biển Đông là "nội thủy" hoặc "lãnh hải" của Trung Quốc thì là gì?
Nhận thức của ông Ngô Kiến Dân về "bản chất vấn đề Biển Đông là tranh chấp lãnh thổ" cũng phản ánh sự sai lệch, nhầm lẫn mà chính quyền Trung Quốc hiện nay đang cổ súy, chủ trương. "Tranh chấp lãnh thổ" chỉ là một loại tranh chấp đối với các thực thể ở Hoàng Sa, Trường Sa (Việt Nam) và có thể là Scarborough.
Còn đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra chính là tranh chấp trong áp dụng, giải thích Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Trung Quốc là một thành viên UNCLOS thì phải tuân thủ trọn gói các quy đinh của Công ước.
Cách lập luận đường lưỡi bò có trước UNCLOS nên không chịu sự chi phối của UNCLOS là ngụy biện và vô hiệu bởi 3 lý do: Khi phê chuẩn UNCLOS là mặc nhiên đồng ý tuân thủ tất cả các điều khoản của UNCLOS, trong đó có các quy chế về nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa;
Hai là khi phê chuẩn UNCLOS năm 1996, Trung Quốc còn chưa chính thức công khai yêu sách đường lưỡi bò. Mãi đến năm 2009, Bắc Kinh mới chính thức đưa yêu sách đường lưỡi bò lên Liên Hợp Quốc qua một công hàm của Bộ Ngoại giao nước này thì lập luận, đường lưỡi bò với tư cách "yêu sách chủ quyền" chính thức của chính phủ Trung Quốc dựa trên cái gọi là "quyền lịch sử" có trước UNCLOS là sai hoàn toàn.
Ba là, không cần biết Trung Quốc gọi đường lưỡi bò của họ là đường gì, nhưng nó đang xâm phạm và xâm hại nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của các nước thành viên UNCLOS khác ven Biển Đông, bao gồm Việt Nam, Philippine thì việc yêu cầu các cơ quan tài phán quốc tế ra phán quyết hủy bỏ đường lưỡi bò bành trướng phi lý, phi pháp ấy là đương nhiên và hợp pháp.
Bởi thế cho nên, nếu chỉ "giác ngộ nửa vời" ông Dân không thể thuyết phục được những con diều hâu hiếu chiến như Thời báo Hoàn Cầu, La Viện, Doãn Trác...ngưng tuyên truyền cho chiến tranh. Bởi lẽ chủ quyền quốc gia dân tộc luôn là điều thiêng liêng bất khả xâm phạm.
Ông không thể yêu cầu những "con diều hâu" này thôi hiếu chiến một khi ông vẫn tiếp tục bảo vệ lập trường đường lưỡi bò phi lý. Có thể thấy đường lưỡi bò và tham vọng bành trướng mới là gốc của vấn đề.
Tòa Trọng tài Thường trực PCA sắp ra phán quyết về đường lưỡi bò thiết nghĩ nên được xem là một cơ hội tốt cho chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và học giả Trung Quốc xem lại mình, xét lại mình xem tại sao phần còn lại của thế giới lại dị ứng với đường lưỡi bò, lại lo ngại và đoàn kết chống bành trướng ở Biển Đông.
Người Trung Quốc có câu nói, ai buộc chuông thì người đó cởi. Đặc biệt là những nút thắt trong tư duy, chỉ có chủ thể của nó mới có thể tháo gỡ chứ không phải ai khác.
Thấy vấn đề, thấy bất cập, biết sai mà vẫn cố phạm thì hậu quả phải nhận lãnh sẽ là điều tất yếu. Hậu quả ấy không chỉ đến từ bên ngoài, mà từ bên trong lòng xã hội Trung Quốc như ông Dân cảnh báo: Chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa dân túy.
Hồng Thủy

Sau vụ Su-30KM mất tích tại Việt Nam, Mỹ điều máy bay tác chiến điện tử hỗ trợ Philippines

Sống Mới  15 liên quan
Ngày 15/6, Hải quân Mỹ cho biết đã điều điều thêm 4 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler cùng 120 quân nhân đến căn cứ không quân Clark (Philippines), nhằm giúp nước này tuần tra biển Đông.
Sau vu Su-30KM mat tich tai Viet Nam, My dieu may bay tac chien dien tu ho tro Philippines - Anh 1
Hải quân Mỹ cho biết, lực lượng mới này sẽ có nhiệm vụ huấn luyện các phi công quân sự Philippines và hỗ trợ các hoạt động quân sự thường kỳ nhằm nâng cao nhận thức về các vùng biển trong khu vực, đồng thời đảm bảo tự ho hàng hải và hàng không ở các vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế.
Đại tá Araus Robert Musico - Người phát ngôn Lực lượng không quân Philippines cho biết những hoạt động phối hợp giữa quân đội hai nước Mỹ - Philippines chỉ nhằm giúp âng cao năng lực tác chiến của quân đội nước này và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào khác.
EA-18G Growler là dòng máy bay tác chiến điện tử chủ lực của Mỹ hiện nay. Việc, Mỹ điều những máy bay tác chiến điện tử này tới tuần tra biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc leo thang, do những tranh chấp tại khu vực.
Trước đó, Philippines đã đệ đơn kiện những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông lên Tòa trọng tài quốc tế (PCA) ở La Hay, Hà Lan và kết quả sẽ có sau một vài tuần nữa.
Trong một diễn biến liên quan đến vụ rơi máy bay liên tiếp trong vùng biển Việt Nam, Đại sứ Mỹ Ted Osius đã chia sẻ trên trang facebook chính thức rằng nước Mỹ sẵn sàng "cùng sát cánh đoàn kết với Việt Nam khi các bạn tìm kiếm một phi công bị mất tích, Thượng tá Trần Quang Khải, và những con người dũng cảm trong đội tìm kiếm và cứu nạn trên máy bay CASA 212 8983. Nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các bạn bằng bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể."
Xem thêm
Vĩ Thanh

Tin liên quan

Hồng Thủy

Không có nhận xét nào: