Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Bộ Tài chính: Tổng lượng xe công dư thừa khoảng 7.000 chiếc


Dân trí Theo nguồn tin của Dân trí, kết quả bước đầu đợt rà soát xe công của tất cả các bộ, ngành, địa phương mà Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính đang thực hiện cho thấy, lượng xe công dư thừa cả nước hiện nay khoảng 7.000 chiếc.
 >> Siêu Bộ, siêu “loạn” xe công
 >> Loạn xe công, loạn xe ông
 >> Giờ hành chính, lũ lượt xe công về nhà Giám đốc Sở ăn tiệc?

Trong số các bộ, ngành, địa phương dư thừa nhiều xe, như Dân trí đã đưa tin, có các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (thừa 176 xe), Bộ Công Thương (thừa 57 xe), hệ thống công đoàn của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (thừa 82 xe), tỉnh Bình Thuận (thừa 29 xe), tỉnh Quảng Ninh (thừa 73 xe)...
Mặc dù số lượng xe công dư thừa lớn như vậy nhưng nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn đề nghị cho mua xe mới.

Lượng xe dư thừa so với định mức, tiêu chuẩn mà Thủ tướng Chính phủ đã quy định trong Quyết định số 32/QĐ-TTg về mua sắm, quản lý sử dụng xe công chủ yếu do nhiều bộ, ngành địa phương xác định sai tiêu chuẩn, định mức ở các đơn vị, các chức danh hoặc đã mua mới để thay cho xe cũ nhưng lại không tổ chức thanh lý.
Để xử lý tình trạng này, Bộ Tài chính đã liên tục có các công văn gửi các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh rà soát, sắp xếp lại, nơi nào dư thừa xe công sẽ phải điều chuyển sang nơi thiếu, các loại xe hết khấu hao, đã chạy quá 15 năm hoặc 25 vạn km thì được cho phép bán thanh lý.
Được biết, tính đến nay, theo yêu cầu của Chính phủ, trong quý I/2016, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành báo cáo tổng hợp, rà soát xe công nhưng vẫn còn tới khoảng 30% số bộ, ngành, địa phương chưa gửi báo cáo về cho Bộ Tài chính tổng hợp.
"Từ này đến cuối tháng, Bộ Tài chính sẽ cố gắng hoàn thiện và có báo cáo chính thức trình Thủ tướng tình hình chung về mua sắm, quản lý, sử dụng xe công của cả nước. Các tỉnh, thành, bộ ngành nào còn chưa báo cáo sẽ bị nhắc nhở, kiểm điểm. Các đơn vị nào chưa có báo cáo sẽ không được xem xét mua xe mới", một quan chức Bộ Tài chính cho hay.

Đã xảy ra hiện tượng, từ đầu năm đến nay, ở một số địa phương, dùng xe công đi ăn nhậu hàng đoàn.
Đã xảy ra hiện tượng, từ đầu năm đến nay, ở một số địa phương, dùng xe công đi ăn nhậu hàng đoàn.
Theo số liệu của Cục quản lý công sản, hiện cả nước có khoảng 40.000 xe công, tổng chi phí cho số xe công hoạt động trong 1 năm: Xăng xe, chi phí bảo dưỡng, tiền lương cho lái xe... khoảng 13.000 tỉ đồng/năm. Hiện có khoảng 30% số xe công đến hạn thanh lý với số lượng lên tới trên 11.000 chiếc.
Theo tính toán của Cục Quản lý công sản, tổng chi phí cho một chiếc xe công/năm là khoảng 320 triệu đồng. Một số cơ quan đơn vị đã áp dụng cơ chế khoán xe công nhưng rất ít người đăng ký dù có nơi khoán 10 triệu đồng/tháng. UBND thành phố Hà Nội cũng dự kiến triển khai khoán xe công trong thời gian tới, dự kiến tiết kiệm được 200 triệu đồng/xe/năm.

Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh cũng đã xảy ra chuyện 51 xe công đi tiệc nhà Giám đốc Sở
Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh cũng đã xảy ra chuyện 51 xe công đi tiệc nhà Giám đốc Sở
Trong báo cáo mới nhất, Bộ Tài chính cũng cho biết, năm 2015, các cơ quan, đơn vị trong cả nước đã mua mới 611 xe ô tô với tổng nguyên giá 603 tỷ đồng (nguyên giá bình quân khoảng 987 triệu đồng/xe).
Bình luận về tình trạng "loạn" xe công hiện nay, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, chế độ xe công hiện nay rất khó thay đổi do tính chất "đặc quyền, đặc lợi" cho người được sử dụng.
"Văn phòng Quốc hội cũng đã từng tổ chức khoán xe công nhưng hầu như không thực hiện được vì chế độ khoán xe công được cho là không hấp dẫn. Nếu khoán xe, thuê xe biển trắng đi vào các cơ quan thì bị phân biệt, đối xử, không cho vào mà đi xe taxi thì nhiều cán bộ cho là chất lượng kém, xe hôi hám... Đi xe biển xanh được phục vụ chu đáo và giải quyết được khâu oai", ông Nguyễn Sỹ Cương, đại biểu Quốc hội bình luận.
Hà Nguyễn

Một năm, các bộ ngành chi 603 tỷ sắm 611 ô tô


 - Năm 2015, các bộ ngành, địa phương đã mua mới 611 xe ô tô với tổng nguyên giá 603 tỷ đồng. Trong đó khối TƯ mua sắm 69 xe, khối địa phương mua sắm 542 xe.
Con số do Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo tại phiên họp UBTVQH hôm nay liên quan tình hình thực hiện luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Dôi dư 7.000 xe công
xe công, 11 triệu người ăn lương nhà nước, lê thị nga, Nguyễn Đức Hiền
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Dự kiến số xe ô tô công dôi khoảng 7.000 chiếc
Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, số xe mua mới chủ yếu để trang bị cho các cơ quan, đơn vị mới thành lập chưa có xe và thay thế số xe đã hết thời hạn sử dụng.
Đồng thời qua triển khai thực hiện quyết định của Bộ Tài chính về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, dự kiến số xe phục vụ công tác chung sẽ dôi ra khoảng 7.000 chiếc.
Số xe này sẽ được điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị còn thiếu xe so với tiêu chuẩn, định mức hoặc bán, thanh lý thu tiền nộp NSNN.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cho rằng báo cáo của Chính phủ chưa cập nhật hết các bất cập, cần đánh giá thêm việc sử dụng xe công hiện nay có đúng hay không, kể cả chế độ xăng xe.
xe công, 11 triệu người ăn lương nhà nước, lê thị nga, Nguyễn Đức Hiền
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền: Phải công khai hóa tiêu chuẩn sử dụng xe công
“Tiêu chuẩn sử dụng xe công như thế nào cần công khai hóa để cán bộ trong cơ quan giám sát xem có thực hiện đúng hay không. Nếu không rõ ràng, người thực hành tiết kiệm lại là người bị thiệt”, ông Hiền lưu ý.
Ông cũng dẫn con số của Kiểm toán Nhà nước cho thấy 40/50 tỉnh thành chi vượt, trong đó có những tỉnh chi vượt đến 75%.
“Chính phủ cần xem đã thực hành tiết kiêm chưa khi chi tiêu vượt như vậy?”, ông Hiền nêu.
Làm rõ thắc mắc của dân về bổ nhiệm cán bộ
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga liệt kê 4 dự án dư luận đang quan tâm: nhà máy sợi Bình Vũ Hải Phòng, gan thép Thái Nguyên, nhà máy đạm Ninh Bình, nhà máy xăng sinh học bio-ethanol ở một tỉnh phía Bắc.
Bà đề nghị, Chính phủ phải báo cáo làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án này cũng như trách nhiệm của người đứng đầu xung quanh thắc mắc của người dân về việc bổ nhiệm cán bộ, những người có trách nhiệm, những người từng công tác ở đây đã được luân chuyển đi đâu, làm gì...
“Tất cả chúng ta đều nói phải có đề án vị trí việc làm để từ đó mới biết một vị trí cần bao nhiều người. Chúng ta cứ nói dư bao nhiêu công chức, bộ máy cồng kềnh, vậy đề án vị trí việc làm là cái quan trọng nhất cần xác định tại sao đến bây giờ Chính phủ chưa hoàn thành?”, Chủ nhiệm UB Tư pháp đặt vấn đề.
Tổng biên chế công chức hưởng lương từ NSNN năm 2016 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của VN ở nước ngoài là 272.952 (không bao gồm Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã).
Thu Hằng
Tin liên quan

Không có nhận xét nào: