19/06/2016
Lê Việt Dũng
19-6-2016
Trang tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 18/6 cho biết nhận
lời đề nghị của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ngày 17/6 Hải quân Trung Quốc điều 4
tàu chiến đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”…
Trang tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc (PLA) ngày 18/6 cho biết nhận
lời đề nghị của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ngày 17/6 Hải quân Trung Quốc điều 4
tàu chiến đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”, hỗ trợ tìm kiếm 1 máy bay không quân và
1 máy bay cảnh sát biển Việt Nam gặp tai nạn cùng với tổ lái máy bay. Hiện công
tác tìm kiếm đang được tiến hành.
ChinaNews ngày 17/6 cũng cho biết để tìm kiếm 2 chiếc máy bay
gặp nạn, ngày 16/6, quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thông báo tình hình với
phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, đề nghị Trung Quốc hỗ trợ triển khai
công tác tìm kiếm, đồng thời “tạo thuận lợi” để máy bay và tàu thuyền Việt Nam
tham gia tìm kiếm cứu nạn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cùng ngày cho biết “Trung Quốc rất coi trọng đối với vấn đề này, theo “yêu cầu” của Việt Nam và xuất phát từ “tinh thần nhân đạo”, đã điều các lực lượng ra sức triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cùng ngày cho biết “Trung Quốc rất coi trọng đối với vấn đề này, theo “yêu cầu” của Việt Nam và xuất phát từ “tinh thần nhân đạo”, đã điều các lực lượng ra sức triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn”.
Theo bà Hoa Xuân Oánh, đến chiều ngày 17/6, Trung tâm tìm kiếm
cứu nạn trên biển Trung Quốc và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đã cử 5 tàu, Hải
quân Trung Quốc cũng đã cử 4 tàu chiến đến vịnh Bắc Bộ, cùng lực lượng Việt Nam
triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn. Hy vọng có thể nhanh chóng tìm được máy
bay và nhân viên mất tích.
Một bài viết khác của ChinaNews vào tối ngày 18/6 cho biết, cùng
ngày, Quân đội Trung Quốc tiếp tục tổ chức cho 4 tàu chiến, 3 tàu cảnh sát biển
và 1 tàu cứu hộ, điều thêm 1 máy bay cánh cố định, 1 máy bay trực thăng và 1
máy bay cánh cố định không quân đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”, ra sức hỗ trợ tìm
kiếm máy bay và nhân viên tổ lái gặp tai nạn của Việt Nam.
Cụ thể hơn, Tân Hoa xã ngày 17/6 cho hay, tối ngày 16/6, Trung
tâm tìm kiếm cứu nạn trên biển Trung Quốc cử tàu cứu hộ Nam Hải Cứu 101 đến
vùng biển vịnh Bắc Bộ, hỗ trợ tìm kiếm máy bay mất tích và tổ lái của phía Việt
Nam.
Ngày 17/6, Cục Cảnh sát biển Trung Quốc cử 3 tàu cảnh sát biển
với các số hiệu là 45102, 46021 và 46012; Hải quân Trung Quốc cử 4 tàu chiến
đến vùng biển liên quan triển khai tìm kiếm cứu nạn.
ChinaNews tối ngày 18/6 cũng cho hay, chiều ngày 17/6, 1 tàu
ngầm, 1 tàu hộ vệ tên lửa và 2 tàu quét mìn (4 tàu chiến) của Hải quân Trung
Quốc vốn đang tiến hành nhiệm vụ “huấn luyện trên biển” ở vùng biển lân cận đảo
Hải Nam, đã đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam.
Thi thể phi công Su-30MK2 Trần Quang Khải đã được đưa về quê nhà.
Nguồn ảnh: Báo Thanh niên Trung Quốc (lấy lại của báo chí Việt Nam).
Ngày 18/6, Không quân Trung Quốc điều 2 máy bay tham gia tìm
kiếm cứu nạn. Sư đoàn không quân thực hiện nhiệm vụ lần này có “kinh nghiệm”
trong thực hiện các hành động quân sự ở nước ngoài.
Sáng ngày 18/6, sau khi sư đoàn này nhận được lệnh, nhanh chóng
khởi động phương án ứng phó khẩn cấp, nhanh chóng tổ chức đội bay, tiến hành
nghiên cứu kỹ thuật bay trên biển và tìm kiếm cứu nạn, hoàn thiện các phương
án.
Hai máy bay làm nhiệm vụ đã mang theo “thiết bị quan sát và chụp
ảnh, ghi hình”, bay từ Hồ Bắc đến một sân bay ở Quảng Đông. Hiện nay, đã có một
máy bay đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”.
Theo thông tin từ Cục Thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Quân
khu các tỉnh Quang Tây và Hải Nam tổ chức cho “tàu cá dân quân” hoạt động ở
vùng biển lân cận tham gia tìm kiếm cứu nạn, phát đi thông tin cho ngư dân các
hoạt động ở vùng biển liên quan và người dân ở khu vực duyên hải, tăng cường
quan sát trên biển và bờ biển, phát hiện tình hình và kịp thời cứu giúp, báo
cáo.
ChinaNews đêm ngày 18/6 cho rằng, tham gia công tác tìm kiếm cứu
nạn thể hiện “hình tượng không quân nước lớn có trách nhiệm”. Sau khi máy bay
MH370 Malaysia mất tích ngày 8/3/2014, Không quân Trung Quốc đã điều động 5 máy
bay đến vịnh Thái Lan, biển Andaman và Nam Ấn Độ Dương tìm kiếm, tổng cộng bay
42 lượt 346 giờ, diện tích tìm kiếm là 273.578 km2.
Trên thực tế, được biết, Việt Nam thực sự đã đề nghị Trung Quốc
hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn, thể hiện qua phát biểu của Thượng tướng
Nguyễn Chí Vịnh và Trung tướng Phan Văn Giang.
Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân
Việt Nam làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng về công tác phối hợp tìm
kiếm cứu nạn. Ảnh: internet
Vào lúc 9 giờ 30 phút tối ngày 16/6/2016, tại Trụ sở Bộ Quốc
phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đề nghị phía
Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt
Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định vịnh Bắc
Bộ; đồng thời đề nghị lập tức cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi
là của máy bay hoặc của các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi dạt sang
phía Đông đường phân định.
Ngày 18/6, tại buổi làm việc với thành phố Hải phòng về công tác tìm kiếm cứu nạn 9 cán bộ chiến sĩ trên máy bay tuần thám CASA 212, Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho biết, liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, hiện Bộ Quốc phòng đã đề nghị phía Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ.
Ngày 18/6, tại buổi làm việc với thành phố Hải phòng về công tác tìm kiếm cứu nạn 9 cán bộ chiến sĩ trên máy bay tuần thám CASA 212, Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho biết, liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, hiện Bộ Quốc phòng đã đề nghị phía Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ.
Trước đó, báo chí trong nước cũng đưa tin cho biết Việt Nam đã
đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện cho lực lượng Việt Nam triển khai tìm kiếm cứu
nạn “ở phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ” và đề nghị cung cấp thông tin nếu
phát hiện có vật thể trôi dạt ở “phía Đông đường phân định” này.
Liên
quan đến những chia sẻ của cộng đồng quốc tế, sứ quán nước ngoài tại Việt Nam
với 2 thảm họa đáng tiếc mới vừa xảy ra trong những ngày gần đây, chiều
17/6/2016, nói trên mạng xã hội Facebook, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Ted
Osius đã chia sẻ một thông tin cảm kích khi nói rằng nước Mỹ sẵn sàng giúp
Việt Nam tìm kiếm các phi công mất tích trong hai vụ máy bay Su-30MK2 và CASA
212 xảy ra hôm 14 và 16/6 vừa bằng mọi cách có thể.
“Hôm nay, nước Mỹ
cùng sát cánh đoàn kết với Việt Nam khi các bạn tìm kiếm một phi công bị mất
tích, Thượng tá Trần Quang Khải, và những con người dũng cảm trong đội tìm
kiếm và cứu nạn trên máy bay CASA 212 8983. Nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các bạn
bằng bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể”. – Đại sứ Ted Osius viết.
Trạng thái này
cũng được viết bằng tiếng Anh, được đưa bên dưới đoạn text bằng tiếng Việt:
“Today, the United States stands in solidarity with Vietnam as you search for
your missing pilot, Colonel Tran Quang Khai, and the brave search and rescue
personnel aboard CASA 212 8983. The United States stands ready to assist in
any way we can”.
Chia sẻ của Đại sứ
Mỹ Ted Osius cũng đã được hãng thông tấn lớn BBC của Anh trích dẫn trên trang
mạng xã hội của báo này. Từ “sát cánh đoàn kết với Việt Nam” ít khi đuợc nhắc
đến trong các tuyên bố của của cá nhân các quan chức ngoại giao Mỹ.
Hiện nay, các
lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội, Cảnh Sát Biển, Biên Phòng và các cơ
quan chức năng của Việt Nam đã tìm được thi thể của Thượng tá Trần Quang Khải
phi công SU-30MK2 và đang tiếp tục tìm kiếm các thành viên thuộc tổ bay trên
chiếc máy bay tuần thám biển CASA-212 mang số hiệu 8983 của Lữ đoàn 918, Quân
chủng Phòng không – Không quân.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét