Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Sách Trung Quốc in đời vua Quang Tự (1875-1909) xác nhận: Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam

ĐÃ CÓ SÁCH TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH… HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !!!

VIỆT STAR MEDIA: “LỊCH SỬ GHI LẠI…”
– Phát hiện cuốn sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam.
Trong quá trình điền dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ, in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) – nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự, 1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng chữ Hán).
Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng tôi sở hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.
Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người giám định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in.
unnamed (2)Ở trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu, 1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh, 1821-1851).
Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có ghi bài tựa của Lưu Vận Kha, soạn vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 – triều vua Thanh Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng viết vào năm Đạo Quang thứ 28, triều vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn Chương soạn. Bộ sách này từ khi soạn (vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên Tông) phải mất 49 năm sau mới được in (vào năm 1898), triều vua Đức Tông (Nhà Thanh) – niên hiệu Quang Tự.
Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ chú tâm tới các tập 3, 4, 5 (vì 3 tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có ghi các đảo thuộc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Sách Danh hoàn chí lược. Dòng chữ nhỏ bên phải ghi người giám định Bích Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý Đường Bản
unnamed (9)Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn
Nội dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia … cho đến Ả Rập.
Đặc biệt, ở trang 24, 25 của tập sách này có in tấm bản đồ Trung Quốc, mang tên “Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống nhất đời nhà Thanh). Trên bản đồ này đều có vẽ các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, như: Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên…
Đáng chú ý, ở phần biển đảo, Trung quốc chỉ vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam), Đảo Đài Loan (của Trung Quốc)… sau đó ghi chú là biển nhưng không hề vẽ và ghi chú đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. (Bản đồ thứ 1, có ghi chú: Hoàng Thanh Nhất thống dư địa toàn đồ).
unnamed (6)Bản đồ của nhà Thanh không có đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan
Đặc biệt hơn nữa, ở tấm bản đồ in tại trang 40, 41 của cuốn sách này thì bên cạnh việc vẽ bản đồ đường biển Trung Quốc lại có vẽ eo biển Quảng Nam (và ghi rõ là Nam Việt – tức Việt Nam). Bên cạnh eo biển Quảng Nam, bản đồ này còn vẽ đảo Thất Châu Dương – biển Thất Châu (cả khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa – Vạn lý Trường Sa. Nếu theo bản đồ Trung Quốc thì Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc biển Thất Châu Dương – một cách gọi tên khác mà người Trung Quốc xưa thường dùng và ghi chú trên bản đồ để chỉ khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (không có ghi khu vực biển Thất Châu Dương này thuộc địa giới của Trung Quốc).
Bản đồ đã chú thích trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa thuộc địa phận biển Việt Nam

Vnexpress hôm nay gỡ bài: Tướng Trung Quốc tuyên bố : Bắn tất cả tàu cá Việt Nam ra Hoàng Sa và Trường Sa; Bí thư Thanh Hóa muốn Trung ương sửa Luật để thêm nhiều Phó giám đốc cấp Sở; Cận cảnh tư dinh giá trị "khủng" của gia đình nguyên Bí thư tỉnh uỷ Bắc Ninh

Tướng Trung Quốc tuyên bố : Bắn tất cả tàu cá Việt Nam ra Hoàng Sa và Trường Sa

2016-07-21 09:57:05 / Lượt xem: 18153

Ngày 20/7 tại kênh truyền thông Tân Hoa Xã Tướng Trung Quốc dọa biến tàu Cá Việt Nam thành bia tập trận nếu dám đánh bắt trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tướng Bành Quang Khiêm tuyên bố cho dù Cảnh Sát Biển và Bộ Đội Biên Phòng Việt Nam có ra hỗ trợ ngư dân cũng sẽ trở thành " Bia Sống " trên Hai quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa 
Tàu Chiến Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông 
Đe dọa của thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó chủ tịch Ủy ban chính sách an ninh Trung Quốc được đưa ra khi phán quyết toàn án quốc tế về đường lưỡi bò do Trung Quốc đưa ra .Dù Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhất nhưng nếu điều tàu chiến ra giáp mặt Quần Đảo Trường Sa Hoàng Sa thì " Không còn tàu nào quay về ". Các tàu chiến và lính quân đội Việt Nam sẽ trở thành " Bia sống " nếu như dám ra các quần đảo mà không xin phép Trung Quốc .

Thứ trưởng Bộ Công an nói về "miễn hình sự" nguyên PCT Hà Nội Phí Thái Bình; Khen thưởng PVC có phải 'thỏa đáng' như bà thứ trưởng nói; Ông Vũ Huy Hoàng ký tờ trình đề xuất phong tặng Anh hùng Lao động cho PVC; Con trai ông Trịnh Xuân Thanh được thăng chức sau 5 tháng làm việc; Bổ nhiệm 8 cấp Phó, Giám đốc Sở Nông nghiệp Thanh Hóa: 'Sắp bão lụt đến nơi rồi, có vấn đề gì đâu'

Hoàng Đan | 



Thứ trưởng Bộ Công an nói về "miễn hình sự" nguyên PCT Hà Nội
Thượng tướng Lê Quý Vương.

Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, trong thời gian tới, sẽ xem xét lại việc "miễn hình sự" đối với 5 lãnh đạo của Vinaconex, trong đó, có nguyên Phó Chủ tịch Hà Nội.







Trong bản điều tra kết luận bổ sung, cơ quan tố tụng xác định, ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân, nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cùng 3 thành viên HĐQT có dấu hiệu tội phạm nhưng khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu nên không xem xét trách nhiệm hình sự.
Liên quan đến vụ việc này, bên lề kỳ họp Quốc hội vào sáng 20/7, trao đổi với chúng tôi, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, ông đã nắm được thông tin phản ánh trên báo chí.
"Tôi cũng mới nghe các thông tin trên báo chí thôi nhưng những cái cụ thể tôi tin là các vấn đề mà cơ quan tố tụng quyết định, giải quyết, xử lý phải theo đúng quy định của pháp luật.
Trong vụ việc này, ngoài ông Bình, tôi nhớ có trường hợp, ông Nguyễn Văn Tuân, theo báo cáo là đang mắc bệnh hiểm nghèo, ung thư…", Thượng tướng Vương cho hay.
Thứ trưởng Bộ Công an nói về miễn hình sự nguyên PCT Hà Nội - Ảnh 1.
Ảnh vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 14. Ảnh: Zing.vn

Ai đã dúi cho bà Nguyệt Hường hàng chục triệu EURO để nhập quốc tịch Malta cho cả nhà?; Bí thư Hậu Giang: Chưa nói được vụ ông Trịnh Xuân Thanh; Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường lợi dụng tư cách ĐBQH để lũng đoạn kinh tế, cướp đất của dân?

Dư luận chưa quên những tiêu cực của các cựu ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến, Châu Thị Thu Nga, Trịnh Xuân Thanh… thì nay việc ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta bị cơ quan chức năng phát hiện, khiến Hội đồng bầu cử Quốc gia họp khẩn cấp bãi bỏ tư cách ĐBQH của bà Hường đã làm dấy lên câu hỏi rất lớn về đạo đức của những vị ĐBQH đại diện cho tiếng nói nhân dân. Câu hỏi đặt ra: Bà Hường chọn Đảo quốc Malta nhập tịch để làm gì?
Cộng hòa Malta là một đảo quốc nhỏ giữa Địa Trung Hải, cách đảo Sicilia của Ý khoảng 93 km về phía Nam. Được coi là “thiên đường trốn thuế” tương tự Panama, Cayman…, Malta đã trở thành đích ngắm của những kẻ lắm tiền nhiều của hay các quan chức tham nhũng muốn tìm một “thiên đường” che giấu, tẩu tán tài sản (Ở Malta không đánh thuế bất động sản, không đánh thuế thừa kế, thuế tài sản hay giá trị tài sản ròng. Đặc biệt, Malta không đánh thuế đối với những tài sản được hình thành ở nước ngoài.Tức là bà Hường sẽ “không mất một đồng thuế nào” khi tẩu tán tài sản từ Việt Nam sang nước này)
Ảnh chụp hộ chiếu ghi rõ Quốc tịch Malta của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, được cấp ngày 22/6/2016 do Văn phòng Hộ chiếu Malta cấp. (Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung)
Ảnh chụp hộ chiếu ghi rõ Quốc tịch Malta của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, được cấp ngày 22/6/2016 do Văn phòng Hộ chiếu Malta cấp. (Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung)
“Có cung ắt có cầu”, Chương trình Nhà đầu tư cá nhân (MIIP) được Malta lập ra để thu hút nguồn tiền từ nước ngoài, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho Malta, vừa đáp ứng nhu cầu hợp thức hóa, cất giấu tài sản ở Malta của các tay tài phiệt, đi kèm với các khoản tiền nộp và cam kết đóng góp tài chính khổng lồ dài hạn. Để thực hiện chương trình này, từ tháng 02/2014, đảo quốc Malta đã cho phép hoạt động mua bán quốc tịch, hiểu nôm na có tiền là có quốc tịch.
Hiện trên mạng xã hội đang lan truyền các hình ảnh hộ chiếu của bà Hường và gia đình mang quốc tịch Malta gây bức xúc cộng đồng mạng. Các hộ chiếu đều ghi rõ tên tuổi, số hộ chiếu và thời gian do Văn phòng Hộ chiếu Malta cấp cho bà Hường và gia đình.
13781877_287304188291056_6981225061071940937_n
Ảnh chụp hộ chiếu ghi rõ Quốc tịch Malta của chồng bà Nguyệt Hường – ông Trần Anh Tuấn được cấp ngày 22/6/2016 bởi Văn phòng Hộ chiếu Malta. (Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung)

To chuyện rồi: Formosa phản pháo vụ chôn trộm rác thải-Nhanh chóng tống cổ Formosa đi thôi, hết chịu nổi !; Formosa gây hoạ môi trường: ai là kẻ cõng rắn cắn gà nhà?!; Công ty Phú Hà vận chuyển chất thải Formosa ra Phú Thọ gần 1 năm qua

Lời bàn: Hoan hô báo CAND, dạo này đứng về phía nhân dân rồi !

Formosa gây phẫn nộ khi chối bỏ trách nhiệm vụ chôn rác thải tại Hà Tĩnh

17:11 18/07/2016
Cty Formosa chính thức có văn bản "phản pháo" cho rằng, công ty này không sai phạm trong việc chôn lấp trái phép rác thải tại nhiều điểm trên địa bàn Hà Tĩnh.



Tính đến cuối giờ chiều ngày 18-7, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện 10 điểm chôn lấp trái phép rác thải từ Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Cty Formosa) trên địa bàn và đã cất bốc khoảng 300 tấn rác thải.
Điều đáng nói, mặc dù tỉnh Hà Tĩnh bước đầu cũng đã có kết luận về sai phạm của Cty Formosa và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng quản lý Môi trường-Đô thị Kỳ Anh (Cty MTĐT Kỳ Anh) trong việc hợp đồng chôn lấp rác thải như: Cty MTĐT Kỳ Anh là đơn vị không đủ chức năng xử lý chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại nhưng vẫn tiếp nhận, xử lý bùn thải từ Cty Formosa là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Rác thải từ Cty Formosa được chôn lấp trong công viên ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Báo CAND giật tít: CT Mặt trận... Nguyễn Thiện Nhân nói như " lề trái "; Doanh nghiệp Trung Quốc rầm rộ xây dựng dự án không phép; Khu an táng cán bộ cao cấp bố trí đất chôn cất cho cả vợ/chồng

Nhân dân khốn khổ, tài nguyên bị cướp phá nhưng chính quyền thờ ơ

11:45 20/07/2016
“Nhân dân khốn khổ, tài nguyên quốc gia bị cướp phá, nhưng Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch huyện, Bí thư huyện ủy không chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng trên, không chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhân dân”, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề cập đến bức xúc của cử tri và nhân nhân trước nạn “cát tặc”, “lâm tặc”, tại phiên họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XIV.

Trước đó, để chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII đã tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày báo cáo

Tại sao chính quyền của Trung Quốc và Việt Nam đều sợ dân biểu tình về Biển Đông: "cái sẩy nẩy cái ung chăng" ?; TQ kêu gọi dân 'yêu nước bằng lý trí'; Bắc Kinh đau đầu kiểm duyệt các phát ngôn hiếu chiến trên mạng

TQ muốn tránh biểu tình lớn về Biển Đông

  • 20 tháng 7 2016




Image copyrightAFP
Image captionĐã có các cuộc phản đối tại cửa hàng của KFC ở Trung Quốc.

Trong một nỗ lực nhằm tránh xảy ra biểu tình quy mô lớn phản đối phán quyết PCA về Biển Đông, báo chí nhà nước Trung Quốc chỉ trích các cuộc biểu tình nhỏ lẻ tại một số tiệm ăn KFC và các cơ sở khác của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Trong những ngày gần đây những người biểu tình đã tụ tập bên ngoài các cửa hàng của KFC ở một số thành phố, giăng biểu ngữ và kêu gọi tẩy chay chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh này của Hoa Kỳ.
Tin đưa trên mạng xã hội nói khách hàng đã bị cáo buộc là không yêu nước và làm “tổ tiên phải mất mặt”.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Bài phỏng vấn chấn động phương Tây của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều quốc gia phương Tây.

http://cms.kienthuc.net.vn/uploaded/bientapkienthuc/2016_04_05/30-cau-noi-cua-thien-su-thich-nhat-hanh-giup-ban-song-hanh-phuc-hon.jpg
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Sau khi thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Vancouver, hai sư cô đưa tôi vào căn phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia. Tại đây, ngoại trừ một lọ hoa lan nằm trên bàn, mọi thứ còn lại đều có màu nâu đất.

Thầy Thích Nhất Hạnh mặc áo tu hành màu nâu, chậm rãi nhâm nhi một tách trà có màu vàng nâu, trong khi các nhà sư khác đang ngồi gần đó trên những chiếc ghế bành và thảm màu nâu giản dị.

Mọi điều bạn tưởng bạn biết về Trung Quốc là sai lầm; Tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!”

china sphere
(Có phải chúng ta quá bị ám ảnh về sự trỗi dậy của TQ trong khi lẽ ra chúng ta phải lo lắng về sự suy sụp của nó)
Minxin PeiForeign Policy, 29-8-2012
Trần Ngọc Cư dịch
Trong 40 năm qua, người Mỹ thường chậm chạp trong việc nhận ra vận nước đang đi xuống của các đối thủ bên ngoài. Trong thập niên 1970 họ coi Liên Xô cao hơn họ một cái đầu – đang ở thế đi lên, mặc dù nạn tham nhũng và tình trạng thiếu hiệu năng đang phá hủy những cơ quan trọng yếu của một chế độ cộng sản đang suy tàn. Vào cuối thập niên 1980, người Mỹ sợ Nhật Bản đang qua mặt Hoa Kỳ về sức mạnh kinh tế. Nhưng chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism), cơn điên đầu cơ, và nạn lạm quyền chính trị biểu hiện suốt thập niên 1980 đã dẫn đến sự suy sụp của kinh tế Nhật Bản năm 1991.
Có thể người Mỹ đang mang một bệnh tưởng tương tự khi nghĩ đến Trung Quốc hiện nay chăng? Những tin tức gần đây nhất từ Bắc Kinh cho thấy sự suy yếu của Trung Quốc (TQ): tăng trưởng kinh tế liên tục chậm lại, hàng hóa ứ đọng vì sản xuất ra mà không bán được, số nợ xấu ngân hàng đang gia tăng, bong bóng đầu tư bất động sản đang theo nhau nổ, và một cuộc tranh giành quyền lực thô bạo đang diễn ở chóp bu, cùng với những xì-căng-đan chính trị xảy ra gần như bất tận. Nhiều yếu tố từng thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc, như lợi thế dân số, thái độ coi thường môi trường, lao động siêu rẻ, và khả năng tiếp cận các thị trường nước ngoài gần như bất tận, hoặc đang thu hẹp hoặc đang biến mất.

Trung Quốc thiên thẹo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc-Dân Việt đỡ lo…; Sau phán quyết về Biển Đông, tranh giành nguồn cá gay gắt hơn; Nguyễn Thông - Xuyên tạc

Phúc Lộc Thọ.

 
Báo chí Việt Nam mấy ngày hôm nay rầm rộ đưa tin lời cải chính ý kiến phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường; Đây là cách cải chính thụ động, không cao tay đứng về phương diện thông tin truyền thông.
Tán thành với ý kiến Nguyễn Thông: Nếu quả thật phía Trung Quốc xuyên tác, thiên thẹo ý kiến phát biểu của Thủ tướng Việt Nam thì chỉ cần đưa đoạn film quay cuộc hội đàm này, cắt riêng lời phát biểu của thủ tướng Phúc là làm xì hơi ngay sự thiên thẹo của Trung Quốc…

Mặt trận nói gì về việc xoá tên ông Trịnh Xuân Thanh, bà Nguyệt Hường?; ‘Phải sống! Sống để còn trở về tố cáo tội ác của chúng’; Khóc thét, ngất xỉu đón 34 ngư dân chìm tàu trở về; Các resort do người Trung Quốc đầu tư có trạm phát sóng chui?

(Chính trị) - Ông Nguyễn Văn Pha: Không công nhận tư cách đại biểu đối với hai cá nhân là kinh nghiệm xương máu của MTTQ.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV khai mạc vào ngày mai (20/7), Mặt trận Tổ quốc sẽ có báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri, tập trung vào những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện công tác bầu cử.
Trao đổi với phóng viên VOV, ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng: việc không công nhận đại biểu Quốc hội đối với ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là sự việc đáng tiếc và ngoài tầm của MTTQ Việt Nam. MTTQ Việt Nam coi đây là kinh nghiệm xương máu.
mat tran noi gi ve viec xoa ten ong trinh xuan thanh, ba nguyet huong? hinh 0
Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
PV: Thưa ông, qua tổng hợp ý kiến cử tri gửi đến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, ông thấy những vấn đề gì cử tri quan tâm và kỳ vọng?

Bùi Lan Anh: Hà Tĩnh bây giờ ai nhiễm độc mồm?; Thưa ông Võ Tá Đinh, nếu không đủ năng lực ông hãy dũng cảm từ chức!; Scandal về chất gây ung thư có trong vật liệu xây dựng của Trung Quốc; Formosa và 3 lần 'đụng' ông Võ Kim Cự; Khốn đốn vì dự án 16 tỷ đô; Formosa nên chuyển sang… sản xuất tăm!; Sẽ kiểm điểm việc lấy thiếu mẫu chất thải của Formosa chôn trái phép trên rừng

Bùi Lan Anh 

Nhân chuyện có vị quan ở Kỳ Anh chửi các nhà báo nhiễm độc mồm. Em muốn lạm tút thêm, thực ra thì ai đang nhiễm độc?
Tốc độ phê duyệt cho Formosa vào Hà Tĩnh, nhanh thế nào, chắc không cần nói nữa. Vị thủ bút cho vụ này, rồi em sẽ kể về sau, vì ổng kêu đang bận chuyện quốc sự, chưa rảnh để giả nhời. Hễ ổng giả nhời, em sẽ lại hầu các mẹ. Tất nhiên, không nói, thì cái người mà ai cũng biết là ai ấy, các mẹ đều hiểu vị cựu lãnh đạo lừng lẫy gắn với Titan và Quặng sắt của tỉnh Hà Tĩnh này là ai dồi.
Tút này, em muốn đề cập tới những người đang đương chức của tỉnh Hà Tĩnh, họ đã ở đâu, đã làm gì khi người dân rên xiết, khi những ngư dân của Kỳ Anh, Hà Tĩnh đứng trước hiểm họa về môi trường và cơn bĩ cực đói nghèo đang ở ngay trước mắt?
Nhiều người cũng đã nói về Hà Tĩnh, nơi có vị chủ tịch trẻ tuổi nhất nước, đáng lẽ ra phải là người xông xáo, hăng hái, cống hiến như cái tuổi mà anh từng tự hào khi trúng cử Chủ tịch tỉnh? Thế nhưng, 3 tháng trôi qua, ông Nguyễn Quốc Khánh chưa một lần xuất hiện, lên tiếng thể hiện thái độ về vụ việc này? Hoặc ít nhất, cũng cùng với tùy tùng, lãnh đạo kiểm tra, thị sát đại dự án, hay có vài động thái (dù có thể không mong muốn) nhưng để làm yên lòng những con dân đang ngoắc ngoải, mòn mỏi chờ đợi và hoang mang vì phía trước không có chút ánh sáng nào?
Nhiều người cũng đã nói về ông Phó chủ tịch Đặng Ngọc Sơn khuyên dân ăn cá, tắm biển Vũng Áng khi chất độc của Formosa vẫn còn lắng đọng trong vùng biển này? Hay sáng nay, nhiều người bất ngờ khi đương kim Phó chủ tịch Thị xã Kỳ Anh? Nơi mà Formosa đang hoành hành, đổ thải, coi thị xã như cái bể phốt để vung vãi chất thải khắp nơi? "Cá nhiễm độc từ cái mồm của các bạn", hay dân "náo", báo chí "náo"… những ngày qua, đủ để thấy vì sao Kỳ Anh, Hà Tĩnh lại đang trở thành bãi đổ thải của Formosa như vậy…

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Trời động lòng gửi vòng hoa trắng viếng linh hồn liệt sĩ hy sinh trận 12/7/1984 tại Vị Xuyên-Hà Giang…( Phần 1 )

Phạm Viết Đào.

2 ảnh chụp trước nhà mình tại Tân Kỳ chiều 15-16/7/2016;những đám mây có hình vòng hoa trắng
  
Cuộc chiến tại Vị Xuyên-Hà Giang cách đây gần 33 năm là cuộc chiến trời biết, đất biết, thế giới biết...Riêng Việt Nam gần đây đảng và chính phủ mới hé ra cho dân biết; Chắc mấy lâu nay bận đi buôn bán " vàng giả" ?!

Dịp 12/7 năm nay mình quyết định về quê để thắp hương cho chú em liệt sĩ Phạm Hữu Tạo, hy sinh trận 12/7/1984 trong trận đánh vào Cao điểm 772 Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang…
Mọi năm, do bận nên gia đình mình vẫn tổ chức thắp hương cho chú cả ở quê và Hà Nội…Năm nay mặc dù trời nắng gắt, Nghệ An những ngày đầu tháng 7 không một giọt mưa nhưng mình vẫn tìm đường về quê.
Về tới nhà, việc đầu tiên mình nhờ chú em điện mời hộ những đồng đội cũ đã từng chiến đấu với Tạo trong trận 12/7/1984 đến để thắp hương cho Tạo và mình cũng muốn gặp để hỏi thêm một số thông tin.
Trong số này đặc biệt là CCB Đặng Việt Châu, quê ở Nghĩa Đàn, mình đã trao đổi nhiều lần qua điện thoại, qua mạng, nhiều lần đưa ý kiến của anh lên blog của mình nhưng chưa 1 lần gặp…Mình rất quý những bài viết của Đặng Việt Châu viết trên QSVN…
Đúng sáng chủ nhật 17/7/2016, gia đình mình vẫn tổ chức giỗ cho Tạo theo ngày âm; chiểu theo giấy báo tử ghi ngày 12/7/1984 tương ứng với ngày 14 tháng 6 nên lấy đó làm ngày giỗ hàng năm. Những năm mình không về thường tổ chức tại Hà Nội trước 1 ngày…
Rất cảm động đến thắp hương cho Tạo,tại địa bàn huyện Tân Kỳ và Nghĩa Đàn hiện còn 9 CCB là lính cũ của Sư 356, những CCB này đều biết Tạo, có người còn cho mình biết, suốt 3 năm trời vẫn nằm chung giường với Tạo. Hồi đó 1 tiểu đội 5 chiến sĩ; tiểu đội trưởng được ngủ một giường, còn 4 anh em ngủ chung nhau vào 2 giường…
1. Nguyễn Xuân Giáo C18 E149 - F356
2. Trần Mạnh Hùng C2 d1 E876 F356
3. Trương Hào Quang C2 d7 E149 F356
4. Nguyễn Văn Dực C2 D1 E876 F356
5. Thái Khắc Ba C5 D2 E876 F356
6. Trần Văn Lan C16 E876 F356
7. Nguyễn Văn Sáu C20 E876 F356
8. Đặng Việt Châu d3 E876 F356
9. Nguyễn Ngọc Trình C20 E149 F356

‘Hổ nhỏ’ Vũ Huy Hoàng sắp bị ‘làm thịt’?; Nguyên BT Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng chuẩn bị vào thời kỳ nguy khốn; “Nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư?

Sau đại hội 12, bộ máy Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng vận hành mau mắn hẳn lên. Chỉ hơn một tháng sau chỉ đạo về “việc cần làm ngay” xử lý trường hợp Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, Tổng bí thư Trọng lại tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra trung ương “siết” một quan chức cấp trên của ông Thanh là cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng.

Ảnh: hổ nhỏ Vũ Huy Hoàng.
Chỉ đạo trên nằm trong văn bản ban hành ngày 18/7/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng. Theo đó, những việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương như tiến hành quy trình xem xét kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh; kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010 - 2015 và ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra kết luận "công tâm, khách quan, trong sáng, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào".

Dư luận trái chiều về chuyện mất, còn của Cao điểm 1509-Vị Xuyên, Hà Giang; Ngày 28/4/1984, Cao điểm 1509-Vị Xuyên-Hà Giang bị Trung Quốc đánh chiếm qua lời kể của Đường Minh Tuấn ( CCB 313 )..; Chiến tranh biên giới Vị Xuyên: Lính Trung Quốc đông như kiến, chết như ngả rạ; Chiến tranh biên giới Vị Xuyên: Những người hùng ngã xuống

Lời dẫn: Cao điểm 1509 là ngọn núi nằm ở khu vực ngã ba Thanh Thủy, thuộc địa bàn giáp ranh giữa 2 xã Thanh Thủy và Thanh Đức huyện Vị Xuyên-Hà Giang…

Đây là ngọn núi thời chiến tranh gọi là điểm cao khống chế; Bởi theo các chiến sĩ từng chốt gác ở đây cho biết: ngày trời trong, từ trên mỏm núi này có thể nhìn vào tới thành phố Hà Giang…

Blog Phạm Viết Đào là người đầu tiên đưa lên mạng về những trận đánh ác liệt ở địa bàn chiến lược quan trọng này; Nguồn tài liệu do anh Hà Minh Thành một Việt kiều tại Nhật Bản dịch từ các tài liệu do Trung Quốc công bố trên mạng…Phía Trung Quốc gọi những trận đánh lấn chiếm các ngọn núi ở khu vực Thanh Thủy trong đó có 1509 là trận chiến Lão Sơn…Báo chí, thậm chí cả tướng lĩnh Trung Quốc đã vào cuộc viết về các cuộc chiến quyết tử giữa đôi bên: Phía Trung Quốc quyết tử lấn chiếm còn phía Việt Nam quyết tử giữ và đẩy lùi quân Trung Quốc…

Theo Hà Minh Thành thì anh đã trực tiếp cùng với đoàn làm phim Nhật Bản bay lên tận đỉnh cao này bằng máy bay trực thăng Trung Quốc để thăm quan và quay phim, chụp ảnh…

Hôm nay, báo điện tử VTC là tờ báo cử phóng viên mở nhiều cuộc điều tra về cuộc chiến tại chiến trường này; Xin đưa bài viết của tác giả Hải Minh…

Tiếp theo phóng sự điều tra của Hải Minh-VTC, blog Phạm Viết Đào cũng sẽ đưa lại một số thông tin từ Trung Quốc, Mỹ… để tranh luận lại các ý kiến của Hải Minh- VTC về chuyện mất hay còn của điểm cao 1509 ?

Trong lần đặt chân lên 1509 mới nhất, chiều 20/6/2016, chủ blog đã sử dụng xe máy men tới được chân Cao điểm 772;  đã gặp một số gia đình người Dao sinh sống tại đây. Theo bà con cho biết: đã có 50 hộ gia đình người Dao vào làm nhà khai phá làm nương rẫy trên sườn 772; Chưa ai vào tới 1509 vì một số người Dao lên đã bị lính biên phòng Trung Quốc xua đuổi…

Đầu năm 2013, tôi và người bạn Hà Giang vào tận UBND xã Thanh Đức trình giấy tờ để vào thăm 1509 nhưng đã bị từ chối, mặc dù vậy chúng tôi vẫn phi xe máy vào tới chân 685. Theo Bí thư Đảng ủy xã Thanh Đức, ngày trời trong từ sân ủy ban có thể nhìn rò đồn biên phòng của Trung Quốc trên đỉnh 1509...

Blog Phạm Viết Đào sẽ lần lượt cung cấp thông tin xung quanh sự thật: điểm cao 1509 hiện thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc ?

Chiến tranh biên giới Vị Xuyên: Cuộc tử chiến bi hùng trên Núi Đất

(VTC News) - Cuộc tử chiến trên đỉnh 1509 đã chặn đứng bước tiến công của sư đoàn 40, quân đoàn 14, đại quân khu Côn Minh, Trung Quốc.

Thất bại ở cuộc chiến tranh biên giới 1979, quân Trung Quốc sau một thời gian củng cố lực lượng đã lại tràn sang địa phận tỉnh Hà Giang. Ở chiến trường biên giới Vị Xuyên, cuộc chiến diễn ra cực kỳ khốc liệt. Các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam mà đa số là lính trẻ, đã anh dũng chiến đấu với tinh thần quyết tử, khiến quân xâm lược phải chùn bước.
Chiến tranh biên giới Vị Xuyên bắt đầu từ cuộc chiến ở cao điểm 1509, mà Trung Quốc thường gọi là cuộc chiến Lão Sơn, hay là trận chiến Núi Đất. Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng khổng lồ tràn qua biên giới. Như một cựu binh Sư đoàn 313 từng nói: “Đó là kiểu lấy thịt đè người, lấy 10 đánh 1”. Đỉnh 1509 cùng một số điểm cao thấp hơn đã bị lấn chiếm. Đến tháng 9-1989, sau khi chiến sự 2 bên chấm dứt, quân Trung Quốc đã rút khỏi các cao điểm bị chiếm đóng này.
Trên mạng, có thể gặp nhiều tài liệu về “bí mật trận chiến Núi Đất”, hay một số được ngụy tạo dưới danh nghĩa “tài liệu giảng dạy của cục phòng vệ Nhật Bản”, đưa ra những thông tin bịa đặt. Để làm xác minh tính chân thực của câu chuyện, nhân dịp 27/7, ngày Thương binh - liệt sĩ, PV đã gặp gỡ những nhân chứng lịch sử của cuộc chiến, ghi lại những ký ức cả đời không quên của họ.   
Kỳ 1: Điểm cao 1509
Điểm cao 1509 là một đỉnh nằm trong dãy núi chạy sát biên giới Trung Quốc, thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đường biên giới Việt – Trung chạy qua đỉnh núi này.  Đây là vị trí có khả năng khống chế khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy cho đến cửa khẩu Thanh Thủy phía đông sông Lô.
Điểm cao này có 3 mỏm chính, mỏm 1 ở đỉnh cao nhất của ngọn núi, mỏm 2 còn gọi là đồi cây khô (các cựu binh kể lại, lúc chưa xảy ra chiến sự, từ cao điểm 468 mọi người đã có thể nhìn thấy một thân cây khổng lồ cỡ chục người ôm, sau đó đã bị đạn pháo gọt trụi), và mỏm 3 ở bình độ 1450. Phía nam của điểm cao này là các bình độ 1400, 1200, 1100, 1000, 900, 800. Phía đông nam là bản Nậm Ngặt, tây nam là điểm cao 1545, phía chính đông là cao điểm 772, nơi một thời từng được mệnh danh là “cối xay thịt”, hay “đồi thịt băm” trong cuộc chiến 1984-1989..
Sau chiến tranh biên giới 17/2/1979, ta đã đưa bộ đội lên chốt giữ trên 1509. Thời điểm quân Trung Quốc tràn sang lấn chiếm sáng ngày 28/4/1984, đơn vị phòng ngự là Đại đội bộ binh 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 122, Sư đoàn 313. Đối mặt với một lực lượng xâm lấn đông gấp 10 lần, các chiến sĩ trẻ đã tổ chức phòng ngự kiên cường, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Tuy nhiên, vì quân Trung Quốc quá đông, hỏa lực bắn không tiếc đạn, chúng ta phải rút về phía sau phòng ngự.






chien-tranh-1979-lo-voi-the-ky-va-coi-xay-thit-nguoi-o-ha-giang-2

 Điểm cao 1509