‘Hổ nhỏ’ Vũ Huy Hoàng sắp bị ‘làm thịt’?
Sau đại hội 12, bộ máy Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng vận hành mau mắn hẳn lên. Chỉ hơn một tháng sau chỉ đạo về “việc cần làm ngay” xử lý trường hợp Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, Tổng bí thư Trọng lại tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra trung ương “siết” một quan chức cấp trên của ông Thanh là cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng.
Ảnh: hổ nhỏ Vũ Huy Hoàng. |
Chỉ đạo trên nằm trong văn bản ban hành ngày 18/7/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng. Theo đó, những việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương như tiến hành quy trình xem xét kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh; kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010 - 2015 và ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra kết luận "công tâm, khách quan, trong sáng, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào".
Có thể cho rằng kể từ thời điểm này, ông Vũ Huy hoàng đã chính thức không “hạ cánh an toàn”. Ông Hoàng cũng chính thức nằm trong tầm ngắm của Ủy ban Kiểm tra trung ương – một cơ quan đang có những dấu hiệu lặp lại hình ảnh của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương của đảng Cộng sản Trung cộng.
Cần nhắc lại, vào năm 2015, Tổng bí thư Trọng cùng ê kíp của ông đã có một chuyến thăm Trung cộng, tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại rất đáng chú ý. Đó là “học hỏi kinh nghiệm của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương” của Trung cộng. Có thể hiểu là từ khi đó, Tổng bí thư Trọng đã tính trước nước cờ tiếp theo sau khi ông thốt lên “Tôi bất ngờ vì nhận được 100% phiếu bầu!” tại đại hội 12. Những gì của Cesar sẽ phải trả lại cho Cesar, tài sản của đảng sẽ phải trả lại cho đảng.
Từ tháng Năm 2016 đến nay, nhiều dấu hiệu cho thấy một chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” đã bắt đầu được đảng khởi động. Ngay trước mắt, chiến dịch này đã lựa chọn “ruồi” Trịnh Xuân Thanh và “hổ” Vũ Huy Hoàng. Tuy nhiên vì là một quan chức đã về hưu, ông Vũ Huy Hoàng thực chất chỉ là “hổ nhỏ”. Dư luận xã hội đang đồn đoán về vài “hổ lớn” phía sau Vũ Huy Hoàng mà có thể sẽ bị đảng cho “lên thớt”, nếu chiến dịch “chống tham nhũng” có đà thuận lợi.
Nếu Tập Cận Bình bắt đầu chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” vào năm 2012 với vai trò đặc biệt quan trọng của Ủy viên thường vụ bộ chính trị kiêm trưởng ban kiểm tra kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn là chỉ “dưới một người, trên một tỷ người’, độ trễ của Tổng bí thư Trọng là đúng 4 năm.
Tuy nhiên, nhiều người đang hoài nghi rằng liệu ông Trọng có đỡ “lú” trong công cuộc “thu hồi tài sản của đảng’ của ông ta. Điều đơn giản là do tình trạng quan hệ tham nhũng chằng chịt từ cấp trung ương xuống các cấp địa phương ở Việt Nam, những “hổ lớn” sẽ không chịu nằm im chịu chết.
Một khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới là một số “hổ” và “ruồi” sẽ liên kết với nhau để chống lại Tổng bí thư Trọng và Ủy ban kiểm tra trung ương. Đang có vài dấu hiệu về khả năng này.
Lê Dung
(SBTN)
VAFI chỉ ra hàng loạt sai lầm của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Dân trí Trong hàng loạt sai lầm khi còn đương chức của ông Vũ Huy Hoàng trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN, VAFI cho rằng, sai lầm đầu tiên của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương đó là việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc bộ này quản lý đã không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm và thành tích quản trị cao.
>> Vụ Trịnh Xuân Thanh, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chịu trách nhiệm gì?
>> Bổ nhiệm con làm lãnh đạo Sabeco: Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói gì?
>> Ông Vũ Huy Hoàng đã can thiệp kế hoạch thanh tra Sabeco
Sau khi liên tục đòi truy cứu trách nhiệm ông Vũ Huy Hoàng - cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương về những yếu kém trong bổ nhiệm nhân sự cũng như việc chậm trễ niêm yết tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) do Bộ Công Thương quản lý (mà điển hình là Habeco và Sabeco), hôm nay (19/7), ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) tiếp tục đưa ra những phân tích về các sai lầm trong công tay quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại DN dưới thời ông Vũ Huy Hoàng.
Ông Vũ Huy Hoàng, thời còn làm Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Cụ thể, theo lãnh đạo VAFI, sai lầm đầu tiên của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương đó là việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc bộ này quản lý đã không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm và thành tích quản trị cao.
Nhìn vào việc bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch HĐQT tại 3 tập đoàn kinh tế lớn là Sabeco, Habeco, Vinataba thấy rằng, thành tích quản trị DN của Chủ tịch Habeco, Vinataba hết sức nghèo nàn, họ không phải là những người thành công và đi lên từ Habeco, Vinataba. Theo nhận định của VAFI, những lành đạo trên chưa đáp ứng được yêu cầu phải là linh hồn của DN, phải được đào tạo thủ thách và có nhiều thành tích tại các vị trí đã kinh qua.
Riêng tại Sabeco, VAFI đánh giá, trong khi Chủ tịch Sabeco hầu như không có kinh nghiệm quản trị DN, thành tích về quản trị DN nhưng vẫn được kiêm nhiệm luôn cả chức danh Tổng giám đốc. "Hành vi bổ nhiệm này là sai Luật DN và Luật quản lý vốn nhà nước", đại diện VAFI nhận xét đồng thời đặt câu hỏi:
"Tại sao Bộ Công Thương không có phương án bổ nhiệm Tổng giám đốc Sabeco? Chẳng nhẽ Sabeco không còn ai có thể đảm đương vị trí Tổng giám đốc? Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN", đại diện VAFI nêu.
Ngoài ra, theo VAFI, thông qua chiến lược hoạt động của các "ông lớn" ngành dầu khí, điện, than cũng thấy rằn không HĐQT nào sốt sắng với định hướng cổ phần hóa cả tập đoàn.
"Suất đầu tư trong lĩnh vực điện, dầu khí, than khoáng sản là rất cao so với lĩnh vực tư nhân. Bộ máy quản lý cồng kềnh, các đơn vị trên chưa thực sự hoạt động theo mô hình tập đoàn mà thực chất chỉ là những đơn vị quản lý hành chính ở cấp trung gian", VAFI nhận xét.
Không chỉ vậy, các tập đoàn, tổng công ty của Bộ Công Thương như thép, hóa chất, than khoáng sản... ở vị thế tài chính rất yếu so với 10 năm trước kia. Theo đó, "mang tiếng là công ty mẹ nhưng mẹ không có khả năng cứu được con mà phải trông chờ nhà nước hỗ trợ hay bơm vốn. Điều này đang diễn ra tại Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Công ty Gang thép Thái nguyên".
Liên hệ đến những tập đoàn DN tư nhân, VAFI cho biết, không bao giờ có cách thức bổ nhiệm như trên. Mọi chức danh chủ chốt phải được đào tạo và rèn luyện, thử thách qua nhiều vị trí khác nhau, từ thấp lên cao. Trong quá trình làm việc, nếu cán bộ lãnh đạo nào không đạt yêu cầu thì phải tự nguyện thôi chức nếu không sẽ bị sa thải và điều chuyển bởi HĐQT hay Đại hội đồng cổ đông.
"Với những DN tư nhân, DN gia đình hay công ty tư nhân lớn cũng không bao giờ xảy ra chuyện ông bố bổ nhiệm người con không có kinh nghiệm quản trị nắm giữ các chức danh chủ chốt trong công ty vì nếu làm như vậy thì coi là hành động tự sát của chủ DN, DN đó sẽ bị tổn thất nặng nề hoặc thua lỗ phá sản.
"Bố có thương con, muốn con nối nghiệp thì họ phải đào tạo và luyện cho người con tại nhiều vị trí công việc trong DN. Còn nếu người con không giỏi hoặc chưa đủ tầm quản lý thì chủ DN tư nhân phải tuyển chọn người tài để quản lý và phát triển cho cơ nghiệp của họ, đồng thời bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho con họ" - VAFI phân tích.
2. Chậm bàn giao một số DN đã cổ phần hóa về cho Tổng công ty Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) quản lý :
Hơn 10 năm trước, dưới thời nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải quản lý, sau khi SCIC được Chính phủ thành lập, nhiều DN đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ được nhanh chóng bàn giao về cho SCIC quản lý phần vốn nhà nước. Tuy nhiên, theo VAFI, trong 9 năm dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì lại làm ngược lại, điển hình tiêu biểu là Sabeco, Habeco sau 9 năm cổ phần hóa vẫn không được chuyển giao về cho SCIC.
Đánh giá SCIC vẫn còn nhiều yếu kém trong công tác quản lý cổ phần nhà nước, song VAFI cho rằng, năng lực quản lý vốn của SCIC còn hơn nhiều năng lực quản lý vốn của bộ ngành địa phương. Đặc biệt là trong khâu bổ nhiệm nhân sự chủ chốt như Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc thì SCIC không dám làm liều như Bộ Công thương. "Sau vài lần thất bại thì cán bộ của SCIC không dám đảm nhận chức danh Chủ tịch, TGĐ mà thường những chức danh này được tuyển chọn từ DN", theo VAFI.
3. Nhiều DN đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ Công thương trốn tránh niêm yết, người đại diện không thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:
VAFI chỉ ra rằng, nếu dưới thời nguyên Bộ trưởng Hoàng Trung Hải, thị trường chứng khoán liên tục đón nhận nhiều hàng hóa chất lượng được bán bớt cổ phần Nhà nước và IPO như Vinamilk, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiến phong, Đạm Phú Mỹ, Khoan Dầu khí…. thì đến thời cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nhiều DN đã cổ phần hóa như Sabeco, Habeco, Vinatex, Petrolimex cùng nhiều đơn vị thành viên đã cổ phần hóa nhưng lại không chịu niêm yết.
Sabeco và Habeco là điển hình của việc tìm mọi cách trốn tránh niêm yết, không thực hiện chỉ thị của Chính phủ. "Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là thành viên Chính phủ, chắc phải nhiều lần nghe Thủ tướng nói về việc thúc đẩy DN niêm yết nhưng tại sao cựu Bộ trưởng không chấp hành lệnh của cấp trên, không triển khai thúc đẩy việc niêm yết nhiều DN trực thuộc Bộ. Bộ trưởng mà không quan tâm đến việc thúc đẩy sự minh bạch thì cấp dưới cũng không thực hiện hoặc như Sabeco có nói rằng, họ không có quyền cho DN niêm yết", VAFI thắc mắc.
4. Dưới thời cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, phong trào cổ phần hóa đi xuống và trì trệ:
Để dẫn chứng cho luận điểm này, VAFI cho rằng, Bộ Công Thương dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không thể sôi nổi và tích cực như thời Bộ trưởng Hoàng Trung Hải.
Hơn nữa, Bộ Công Thương là bộ nắm nhiều DN ở vị thế kinh doanh thuận lợi nhưng theo đánh giá của VAFI, phong trào cổ phần hóa trong nhiệm kỳ 2010- 2015 còn thua xa Bộ Giao thông Vận tải do nguyên Bộ trưởng Đinh La Thăng lãnh đạo.
5. "Việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải làm thành viên HĐQT kiêm PTGĐ Sabeco mang đậm tính vụ lợi và hành vi này bị nghiêm cấm theo Luật Phòng Chống tham nhũng".
Theo VAFI, trong thời gian ngắn ngủi ở Cục Xúc tiến thương mại, với vai trò là Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Vũ Quang Hải được ưu ái và được bổ nhiệm chức danh Kiểm soát viên Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam(Vinataba). Việc bổ nhiệm này hoàn toàn phi lý, sai luật và cũng mang tính vụ lợi.
Cụ thể, Luật Công chức nhà nước quy định điều kiện để làm thành viên Ban kiểm soát tại DNNN, người được bổ nhiệm phải là công chức nhà nước, tuy nhiên nói với Báo Tuổi trẻ, Vũ Quang Hải cho biết, khi được tuyển dụng về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu không theo cơ chế tuyển dụng ngạch công chức nhà nước. Như vậy có thể ở thời điểm Vũ Quang Hải về Cục Xúc tiến thương mại vẫn chưa phải là công chức nhà nước - VAFI đặt vấn đề.
Ngoài ra, VAFI cũng dẫn quy định tại Điểm 1b Điều 122 Luật DN 2005: "Thành viên Ban kiểm soát không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh,chị, em ruột của thành viên HĐQT, giám đốc hoặc TGĐ và người quản lý khác" . Ông Vũ Huy Hoàng là Bộ trưởng, là người đại diện quản lý vốn cao nhất có quyền bổ nhiệm các thành viên HĐQT thì rõ ràng việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải là không đúng Luật - phía VAFI khẳng định.
VAFI cũng khẳng định thêm rằng, việc Vũ Quang Hải về Cục Xúc tiến thương mại không phải là cống hiến sức lực của tuổi trẻ mà chỉ là tạo ra một lý lịch đẹp để vào hàng ngũ lãnh đạo của Bộ Công thương và từ đó có thế mạnh về làm lãnh đạo Sabeco. Nếu điều chuyển thẳng Vũ Quang Hải từ Tổng giám đốc PVFI về Sabeco chắc là không thể thành công, cho nên hành vi điều động Vũ Quang Hải về Sabeco hay dưới dạng Sabeco tha thiết xin Vũ Quang Hải mang đậm tính chất vụ lợi, VAFI nhấn mạnh.
Hơn nữa, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 cũng quy định "nghiêm cấm hành vi lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ vì vụ lợi".
Bích Diệp
“Nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư?
(GDVN) - Tạo ra một tiền lệ phải chăng là cách mà các “nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm chống tham nhũng của Tổng Bí thư?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: “Vào Quốc hội để tránh nọ, tránh kia là rất sai lầm”"Chỉ nhìn lý lịch, rất khó đánh giá tâm đức, năng lực của Đại biểu Quốc hội"Ông Vũ Huy Hoàng sẽ bị kiểm tra nếu có dấu hiệu vi phạmTổng Bí thư yêu cầu đánh giá về hạn chế, bất cập trong công tác bầu cử
Văn phòng Trung ương Đảng gửi Công văn số 1578-CV/VPTW tới các ban, bộ, cơ quan liên quan, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về các công việc cần làm tiếp sau khi có thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ông Trịnh Xuân Thanh.
Tổng Bí thư yêu cầu: “Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra xem xét, kết luận bảo đảm đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tâm, khách quan, trong sáng, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào”.
Tổng Bí thư yêu cầu: “Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra xem xét, kết luận bảo đảm đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tâm, khách quan, trong sáng, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào”.
Ông Trịnh Xuân Thanh bị hủy tư cách Đại biểu Quốc hội
(GDVN) - Các thành viên Hội đồng bầu cử Quốc gia đều tán thành không xác nhận tư cách Đại biểu Quốc hội đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
|
Với những sai phạm mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận, dư luận cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh không đủ tư cách đảng viên, việc xử lý còn phải chờ kết luận điều tra của Bộ Công an.
Trước đó, nhân vật này đã không còn là Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang và Quốc hội cũng đã quyết định không công nhận tư cách đại biểu của người này.
Có thể thấy rằng Tổng Bí thư đã tiên liệu những khó khăn mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thể gặp phải khi thực hiện công việc nên đã yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương “không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào”.
Người dân hoàn toàn ủng hộ quyết tâm của Tổng Bí thư truy quét tận gốc những kẻ nhân danh Đảng, nhân danh Nhà nước nhưng lại ngầm phá hoại uy tín của Đảng, phá hoại kinh tế, an ninh quốc gia… chỉ vì “nhóm lợi ích thân hữu” của mình!
Có thể thấy rằng Tổng Bí thư đã tiên liệu những khó khăn mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thể gặp phải khi thực hiện công việc nên đã yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương “không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào”.
Người dân hoàn toàn ủng hộ quyết tâm của Tổng Bí thư truy quét tận gốc những kẻ nhân danh Đảng, nhân danh Nhà nước nhưng lại ngầm phá hoại uy tín của Đảng, phá hoại kinh tế, an ninh quốc gia… chỉ vì “nhóm lợi ích thân hữu” của mình!
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo yêu cầu xử lý nghiêm vụ ông Trịnh Xuân Thanh (Ảnh nguồn: Vietnamnet.vn). |
Tuy nhiên người dân cảm thấy lo lắng vì những khó khăn mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thể gặp chưa hẳn xuất phát từ một vài cá nhân hay một vài tổ chức bởi tình trạng “trên bảo dưới không nghe” không còn là cá biệt trong mọi hoạt động xã hội.
Sự kiện Trịnh Xuân Thanh và những câu hỏi lớn
(GDVN) - Chỉ bằng cách tiêu diệt những “bầy sâu” đang làm mục ruỗng xã hội, cuộc chiến chống giặc nội xâm mới có thể thắng lợi.
|
Trong lĩnh vực kinh tế, sự kiện Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đặt vấn đề cần phải “khắc phục tình trạng 63 tỉnh, 63 nền kinh tế” cho thấy tình trạng “cát cứ” của các địa phương đang là một thực tế không thể phủ nhận.
Tuy ông Vương Đình Huệ chỉ đề cập đến lĩnh vực kinh tế song có thể thấy tình trạng này đã xuất hiện ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác, ví dụ:
Hơn một năm trước, ngày 25 tháng 3 năm 2015, Bộ Nội Vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV. Thông tư quy định: “số lượng Phó Giám đốc Sở (NN&PTNT) không quá 3 người”.
Tại tỉnh Thanh Hóa, hiện nay Sở NN&PTNT có 8 Phó Giám đốc, điều này xảy ra là vì - theo phát biểu của ông Đầu Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nội vụ - “có“sự chấp thuận của Ban thường vụ Tỉnh ủy (Thanh Hóa)”. [1]
Tuy ông Vương Đình Huệ chỉ đề cập đến lĩnh vực kinh tế song có thể thấy tình trạng này đã xuất hiện ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác, ví dụ:
Hơn một năm trước, ngày 25 tháng 3 năm 2015, Bộ Nội Vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV. Thông tư quy định: “số lượng Phó Giám đốc Sở (NN&PTNT) không quá 3 người”.
Tại tỉnh Thanh Hóa, hiện nay Sở NN&PTNT có 8 Phó Giám đốc, điều này xảy ra là vì - theo phát biểu của ông Đầu Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nội vụ - “có“sự chấp thuận của Ban thường vụ Tỉnh ủy (Thanh Hóa)”. [1]
Báo Laodong.com.vn bình luận: “Không thể có cách diễn đạt nào khác hơn rằng việc bổ nhiệm 8 Phó Giám đốc sở là một sự thách thức rất ghê gớm với quyết tâm giảm biên chế mà bộ máy của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang hàng ngày hàng giờ đau đáu tìm giải pháp và thực thi”. [2]
Có thể thấy trong trường hợp này hoặc là quyền của “Ban thường vụ Tỉnh ủy” to hơn quyền “Liên tịch” của hai Bộ thuộc Chính phủ hoặc là tỉnh Thanh Hóa được “đặc cách” không cần tuân theo quy định của Liên Bộ?
Cấp tỉnh là như vậy, cấp bé hơn tỉnh cũng không chịu kém.
Vụ Formosa chôn lấp chất thải rắn khắp nơi ở Hà Tình khiến dư luận dậy sóng, khiến lãnh đạo Chính phủ phải lên tiếng, thế nhưng Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, ông Phan Duy Vĩnh lại công khai lên tiếng: "Báo chí và người dân đều… 'náo'; Biển nhiễm chất độc từ cái mồm của các bạn...". [3]
Cấp tỉnh là như vậy, cấp bé hơn tỉnh cũng không chịu kém.
Vụ Formosa chôn lấp chất thải rắn khắp nơi ở Hà Tình khiến dư luận dậy sóng, khiến lãnh đạo Chính phủ phải lên tiếng, thế nhưng Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, ông Phan Duy Vĩnh lại công khai lên tiếng: "Báo chí và người dân đều… 'náo'; Biển nhiễm chất độc từ cái mồm của các bạn...". [3]
Chính phủ đã công bố kết quả điều tra, Formosa đã nhận lỗi và xin đền bù 500 triệu USD, thế nhưng ông Phan Duy Vĩnh lại viết trên facebook rằng: “Biển nhiễm chất độc từ cái mồm của các bạn..." thì đủ thấy người này xem thường kết luận của Chính phủ như thế nào.
Vì đồng tiền cho bản thân, họ đã quên đi lợi ích quốc gia, dân tộc |
Là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân một thị xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh mà ăn nói như thế, to hơn chút nữa thì sao?
Mà hình như không ít “phó cán bộ” của Hà Tĩnh đều có năng lực như ông phó Ủy ban Duy Vĩnh.
Chẳng hạn ông Phó thanh tra Lê Ngọc Huấn từng phát biểu với truyền thông: “Đây là quan điểm áp đặt, máy móc, không thấu tình đạt lý trong kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh không đồng ý nội dung này”.
Nhìn vào cách nói năng của những “cấp phó” như Phó Bệnh viện Nhi Trung ương hay “phó” ở Hà Tĩnh, có thể thấy trên đầu họ không có trời, dưới chân họ không có đất, họ chính là những “ông vua con” mà Tổng Bí thư từng đề cập. Có phải vì thế nên chẳng ai dám làm gì họ?
Nếu có ai đó muốn “làm gì” liệu có phải chờ khi vụ Trịnh Xuân Thanh ngã ngũ?
Nhìn vào cách nói năng của những “cấp phó” như Phó Bệnh viện Nhi Trung ương hay “phó” ở Hà Tĩnh, có thể thấy trên đầu họ không có trời, dưới chân họ không có đất, họ chính là những “ông vua con” mà Tổng Bí thư từng đề cập. Có phải vì thế nên chẳng ai dám làm gì họ?
Nếu có ai đó muốn “làm gì” liệu có phải chờ khi vụ Trịnh Xuân Thanh ngã ngũ?
Ông Trịnh Xuân Thanh trong danh sách Đại biểu Quốc hội Khóa XIV tại Hậu Giang (Ảnh nguồn: Tuoitre.vn). |
Vụ ống nước sông Đà vỡ mười mấy lần, kết quả điều tra Công an xác định: năm người (Phí Thái Bình, Nguyễn Văn Tuân, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm) “đã có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật Hình sự”.
Sự nghiêm trọng không phải chỉ là Nhà nước phải bỏ ra nhiều chục tỷ đồng sửa chữa ống bị vỡ mà còn là hàng chục vạn người dân, trường học, bệnh viện… thiếu nước sinh hoạt; niềm tin của dân với đội ngũ cán bộ, đảng viên giảm sút đến mức nào thì thực khó định lượng.
Tuy nhiên, “Liên ngành tư pháp Trung ương” thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với những người này vì họ “có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu”? [4]
Chợt nhớ mấy cháu thiếu niên Hải Phòng giật cái mũ của bạn gái suýt bị tù mấy năm, hai thanh niên đói giật hai cái bánh mỳ cũng suýt bị 3-10 năm tù.
Tuy nhiên, “Liên ngành tư pháp Trung ương” thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với những người này vì họ “có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu”? [4]
Chợt nhớ mấy cháu thiếu niên Hải Phòng giật cái mũ của bạn gái suýt bị tù mấy năm, hai thanh niên đói giật hai cái bánh mỳ cũng suýt bị 3-10 năm tù.
Họ đều vi phạm lần đầu, mà trẻ con đang cắp sách đến trường thì không thể nói là nhân thân xấu, nếu không được dư luận “bênh” thì hiện chúng đang ở đâu?
Luật Hình sự là một trong những bộ luật cơ bản của Quốc gia, nếu “Liên ngành tư pháp Trung ương” thấy không cần áp dụng luật này với nhóm người phạm tội Phí Thái Bình thì có nghĩa là luật chỉ có giá trị khi “Liên ngành” thấy cần thiết?
Liệu quyết định của “Liên ngành” chỉ là chưa thượng tôn pháp luật hay còn tiềm ẩn nguy cơ luật bị vô hiệu hóa bởi ý chỉ chủ quan của một nhóm người mà dư luận vẫn gọi là “nhóm lợi ích”?
Trở lại ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Công văn số 1578-CV/VPTW: “kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương”.
Có thể thấy “Liên ngành tư pháp Trung ương” đang đặt Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào một tình thế khó.
Giả sử sau khi kiểm tra (đây chỉ là giả sử), Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Vũ Huy Hoàng “thực sự vi phạm”, khi đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ có thể đề xuất kỷ luật về Đảng, còn về phía pháp luật thì theo tiền lệ chắc phải cũng do “Liên ngành” xem xét?
Ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu theo Luật bảo hiểm tức là “sức yếu”, ông có nhân thân tốt thì khỏi phải bàn, vi phạm của ông (nếu có) cũng là lần đầu, vì vậy không có lý gì ông Vũ Huy Hoàng không được đối xử “công bằng, minh bạch” như “tiền lệ” đã được áp dụng cho trường hợp ông Phí Thái Bình?
Liệu quyết định của “Liên ngành” chỉ là chưa thượng tôn pháp luật hay còn tiềm ẩn nguy cơ luật bị vô hiệu hóa bởi ý chỉ chủ quan của một nhóm người mà dư luận vẫn gọi là “nhóm lợi ích”?
Trở lại ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Công văn số 1578-CV/VPTW: “kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương”.
Có thể thấy “Liên ngành tư pháp Trung ương” đang đặt Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào một tình thế khó.
Giả sử sau khi kiểm tra (đây chỉ là giả sử), Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Vũ Huy Hoàng “thực sự vi phạm”, khi đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ có thể đề xuất kỷ luật về Đảng, còn về phía pháp luật thì theo tiền lệ chắc phải cũng do “Liên ngành” xem xét?
Ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu theo Luật bảo hiểm tức là “sức yếu”, ông có nhân thân tốt thì khỏi phải bàn, vi phạm của ông (nếu có) cũng là lần đầu, vì vậy không có lý gì ông Vũ Huy Hoàng không được đối xử “công bằng, minh bạch” như “tiền lệ” đã được áp dụng cho trường hợp ông Phí Thái Bình?
Nếu Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem đề xuất của “Liên ngành” là “hợp tình, hợp lý” thì việc kiểm tra với ông Vũ Huy Hoàng có cần thiết khi ông Hoàng cũng hội đủ các tiêu chuẩn miễn truy cứu như ông Phí Thái Bình?
Nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng (Ảnh: laodong.com.vn). |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - như lời ông tâm sự - tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng quyết tâm chống giặc nội xâm của ông không hề giảm, nhân dân mong muốn được góp sức cùng ông chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến này.
Nói nhân dân mong muốn cùng Tổng Bí thư chiến đấu vì dường như tiếng nói của nhân dân, của truyền thông vẫn chưa được coi trọng đúng mức.
Nói nhân dân mong muốn cùng Tổng Bí thư chiến đấu vì dường như tiếng nói của nhân dân, của truyền thông vẫn chưa được coi trọng đúng mức.
Trong khi Tổng Bí thư, Thủ tướng và các vị lãnh đạo cao cấp tỏ rõ quyết tâm thì ở đâu đó, người ta vẫn công khai làm theo ý riêng mình.
Khi mà báo điện tử Vietnamnet.vn phải thốt lên “Những vụ án oan 'thấu trời xanh'” [5] thì lại vẫn còn đó “những vụ án ‘vui’ đầy trong… túi”, những vụ án không bao giờ được xử theo quyết định của “Liên ngành”.
Xin nhắc lại một lần nữa đề nghị mà người viết từng nêu với Tổng Bí thư: “hy vọng trong tương lai Tổng Bí thư sẽ quan tâm đến những vấn đề mà báo chí đề cập rất nhiều trong các lĩnh khác như Tư pháp, Hành pháp…”. [6]
Để giải quyết triệt để vụ việc liên quan đến ông Vũ Huy Hoàng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có cần xem xét lại quyết định của “Liên ngành”, có nên đưa ông Phí Thái Bình và bốn cộng sự vào danh sách truy tố?
Khi mà báo điện tử Vietnamnet.vn phải thốt lên “Những vụ án oan 'thấu trời xanh'” [5] thì lại vẫn còn đó “những vụ án ‘vui’ đầy trong… túi”, những vụ án không bao giờ được xử theo quyết định của “Liên ngành”.
Xin nhắc lại một lần nữa đề nghị mà người viết từng nêu với Tổng Bí thư: “hy vọng trong tương lai Tổng Bí thư sẽ quan tâm đến những vấn đề mà báo chí đề cập rất nhiều trong các lĩnh khác như Tư pháp, Hành pháp…”. [6]
Để giải quyết triệt để vụ việc liên quan đến ông Vũ Huy Hoàng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có cần xem xét lại quyết định của “Liên ngành”, có nên đưa ông Phí Thái Bình và bốn cộng sự vào danh sách truy tố?
Tạo ra một tiền lệ phải chăng là cách mà các “nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như chủ trương làm trong sạch Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?
Tài liệu tham khảo:
[1]http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Thanh-Hoa-noi-viec-bo-nhiem-8-Pho-Giam-doc-So-la-dung-quy-trinh-post169414.gd
[2]http://laodong.com.vn/kho-tin/tin-kho-tin-sau-trinh-xuan-thanh-la-ai-truoc-pham-cong-danh-la-hua-thi-phan-bo-nhiem-8-pho-so-dung-quy-trinh-573837.bld
[3]http://www.nguoiduatin.vn/pho-chu-tich-tx-ky-anh-noi-nha-bao-va-nguoi-dan-deu-nao-a250550.html
[4]http://thanhnien.vn/thoi-su/mien-xu-ly-hinh-su-lanh-dao-vinaconex-vi-vi-pham-lan-dau-723726.html
[5] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/277261/nhung-vu-an-oan-thau-troi-xanh-nam-2015.html
[6] http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Su-kien-Trinh-Xuan-Thanh-va-nhung-cau-hoi-lon-post169360.gd
[2]http://laodong.com.vn/kho-tin/tin-kho-tin-sau-trinh-xuan-thanh-la-ai-truoc-pham-cong-danh-la-hua-thi-phan-bo-nhiem-8-pho-so-dung-quy-trinh-573837.bld
[3]http://www.nguoiduatin.vn/pho-chu-tich-tx-ky-anh-noi-nha-bao-va-nguoi-dan-deu-nao-a250550.html
[4]http://thanhnien.vn/thoi-su/mien-xu-ly-hinh-su-lanh-dao-vinaconex-vi-vi-pham-lan-dau-723726.html
[5] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/277261/nhung-vu-an-oan-thau-troi-xanh-nam-2015.html
[6] http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Su-kien-Trinh-Xuan-Thanh-va-nhung-cau-hoi-lon-post169360.gd
Xuân Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét