Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

VNTB - Nga và Trung Quốc có khả năng không kiểm soát được chính mình.


Phạm Nguyên Trường dịch (VNTB) Hai mươi năm trước, niềm hân hoan trước thắng lợi của dân chủ hóa ra là sai lầm, nhưng chiến thắng của chế độ độc tài hiện nay cũng có thể là không kéo dài
Nếu trong thế kỷ XX chúng ta đã sống trong thế giới của những cuộc xung đột mang tính ý thức hệ, thì trong thế kỷ XXI, chúng ta đang sống trong thế giới của những cuộc đụng độ địa chính trị - ít nhất, đây là ý kiến ​​được nhiều người chấp nhận. Nhưng công nghệ đang phát triển nhanh đến mức chẳng bao lâu nữa thế giới của những xung đột địa chính trị có thể chuyển sang mức độ xung đột khác. Chẳng bao lâu nữa lục địa Á-Âu có thể sẽ mất cân bằng, vì những chế độ độc đoán đang gây ra bất ổn tại Moscow và Bắc Kinh có thể không còn ổn định.
Tháng 12 năm 1997, tôi công bố bài báo trên trang bìa của tờ Atlantic với nhan đề là “Was Democracy Just a Moment?” (Dân chủ chỉ là khoảnh khắc?). Đó là giai đoạn lạc quan vô bờ bến của giới tinh hoa cầm quyền trước chiến thắng của chế độ dân chủ trên toàn thế giới. Tôi đưa ra ý tưởng nói rằng niềm hân hoan sẽ không kéo dài và chẳng bao lâu nữa sẽ xuất hiện những hình thức mới của chế độ độc tài. Luận cứ của tôi hình thành trên kinh nghiệm cá nhân, trong vai trò phóng viên nước ngoài ở nhiều nước, nơi những cuộc bầu cử được tổ chức mà không có các thiết chế bầu cử và tầng lớp trung lưu đang hình thành. Hiện nay, kinh nghiệm của tôi, như một độc giả và phóng viên nước ngoài lại cung cấp cho tôi một ý tưởng nữa: quá trình ngóc đầu dậy chủ nghĩa độc đoán mà tôi dự đoán cách đây 20 năm cũng có thể là hiện tượng sớm nở tối tàn.
Phúc lợi của tầng lớp trung lưu gia tăng đến chóng mặt và quá trình phát triển công nghệ thường diễn ra trong hệ thống độc đoán hoặc nửa độc đoán, tạo áp lực lên chính phủ, buộc chính phủ phải chú ý hơn tới nhu cầu của người dân. Nga và Trung Quốc là những ví dụ nhãn tiền về những xu hướng này. Hiện nay, họ đang đối mặt với cái mà tôi gọi là cái bẫy Samuel Huntington. 
Một người selfie với bức họa chân dung Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: RIA Novosti, Vitaliy Belousov

Tin tức nói Việt Nam mới đây đã xuống thang 'trước áp lực của Trung Quốc' trong dự án Cá Rồng Đỏ đặt ra nhiều câu hỏi.; VN tạm dừng hay chấm dứt hẳn 'Cá Rồng Đỏ?

Ngày 23/3, BBC đăng bài viết của phóng viên Bill Hayton về việc Việt Nam ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.
Đến ngày 27/3, Việt Nam chưa đưa ra phản ứng chính thức.
Trả lời BBC, ba nhà nghiên cứu Biển Đông từ Singapore, Mỹ, Italy bày tỏ quan điểm khác nhau, nhưng cho rằng Việt Nam đứng trước bài toán khó ở Biển Đông.

Vụ Repsol làm giảm niềm tin nhà đầu tư?

Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường S. Rajaratnam, Singapore nhận định dù đe dọa của Trung Quốc có thật hay không, tin tức báo chí về vụ việc không phải là tuyên truyền tốt cho Hà Nội.
"Một là việc này dường như chứng tỏ Hà Nội sẽ nhượng bộ trước đe dọa của Trung Quốc, và thứ hai là nó làm sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư trong ngành khai thác dầu khí."

Tất cả các con đường đều dẫn tới… La Mã


27/03/2018
Cựu phó Thống đống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Bình.
Trân Văn
Ngạn ngữ “Tất cả các con đường đều dẫn tới La Mã” (All roads lead to Rome) – biểu thị cho sự tự hào của đế chế La Mã (khởi đầu từ năm 27 trước Công nguyên và kéo dài cho đến thế kỷ thứ 16) về sự hùng mạnh của đế chế ấy, giờ có thể dùng để truy nguyên hiện tình chính trị, kinh tế, xã hội của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hướng… ngược lại.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

4 Phim nói Biển Đông thuộc Trung Quốc vẫn duyệt chiếu ở Việt Nam: Không chấp nhận được; Hàng chục tàu chiến Trung Quốc kéo đến Biển Đông ( (THEO LỜI MỚI CỦA CỤC ĐIỆN ẢNH?); Thứ trưởng Vương Duy Biên trả lời về Điệp vụ Biển Đỏ


Đánh giá tác giả
1 2 3 4 5
 4 THANH NIÊN
Đó là một trong các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia khi trả lời Thanh Niên xung quanh vụ việc của phim Điệp vụ Biển Đỏ.



'Điệp vụ Biển Đỏ' được duyệt chiếu tại Việt Nam từ ngày 16.3

'Điệp vụ Biển Đỏ' được duyệt chiếu tại Việt Nam từ ngày 16.3

Từ sự việc này, tôi nghĩ, việc thẩm định, kiểm duyệt các bộ phim được đưa ra rạp và phổ biến tại VN cần phải chặt chẽ hơn nữa. Với những nội dung nhạy cảm, dễ gây phản ứng trong dư luận, đặc biệt là liên quan tới quan hệ VN - Trung Quốc hoặc liên quan tới vấn đề Biển Đông càng phải có sự thẩm định, kiểm duyệt chặt chẽ. Việc để những nội dung gây dư luận trái chiều như vậy được phổ biến tới đông đảo khán giả, theo tôi là không cần thiết.

Mua ngân hàng 0 đồng là phạm luật, vi hiến và trái đạo lý; Vụ dùng 4.000 tỷ ‘mua ngân hàng giá 0 đồng’ có truy ngược tới Nguyễn Văn Bình?

26-3-2018

Ảnh: internet

Người dân được làm những gì luật pháp không cấm, còn công chức thì chỉ được làm những gì luật pháp cho phép. Đó là nguyên tắc hành xử của xã hội ta.
Và toàn thể cán bộ, công chức thi hành công vụ không thể không hiểu điều sơ đẳng này: Trong hệ thống luật pháp nước ta thì Hiến pháp là cao nhất. Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội không được trái với Hiến pháp. Nghị quyết, nghị định, các văn bản điều hành của Chính phủ không được trái luật và Hiến pháp. Thông tư và tất tần tật các văn bản pháp quy của Bộ và của chính quyền địa phương đều không được trái với tất cả những thứ nói trên.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng phát có thể làm sụp đổ chế độ hiện tại của Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với dự kiến áp đặt tăng thuế nhằm chống lại Trung Quốc, thông tin khiến thế giới chú ý và nhiều dự đoán về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ theo đó được đưa ra. Có bình luận cho rằng trong cuộc chiến này Trung Quốc không có cơ hội chiến thắng, và rằng Trump có khả năng làm sụp đổ chế độ cộng sản Trung Quốc.

Để đối phó với tình trạng Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, chiều ngày 22/3 Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ tăng thuế đối với một số hàng hóa Trung Quốc, có thể lên tới 60 tỷ USD (Ảnh: AP)
Chiều 22/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với kế hoạch tăng thuế trên một số hàng hóa Trung Quốc, qua đó số hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị ảnh hưởng lên đến 60 tỷ Đô la Mỹ (USD). Ông Trump nhấn mạnh lại các khoản thuế đối ứng, ông nói: “Các nước khác áp dụng bao nhiêu loại thuế đối với chúng tôi thì chúng tôi cũng làm như vậy đối với họ”.
Trung Quốc cứng rắn đáp trả

KHÁM PHÁ " Ổ BIỆT KÍCH TÀU" Ở 147 HOÀNG HOA THÁM HÀ NỘI ; Bộ Văn Thể Du nuôi "biệt kích văn hóa" cho Tàu?


Bởi

 AdminTD
 -


LTS: Chuyện Trung Quốc mang chủ quyền biển đảo lồng vào phim “Điệp vụ Biển Đỏ“, có thể thấy rõ âm mưu của Bắc Kinh. Sau khi bộ phim được trình chiếu rộng rãi ở VN, báo chí lên tiếng báo động, Bộ Văn hóa phản bác: ‘Điệp vụ Biển Đỏ’ không liên quan tới chủ quyền biển đảo.
Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cho rằng, những hình ảnh, âm thanh và lời thoại ở 36 giây cuối phim “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”, không có căn cứ để kết luận phim Điệp vụ Biển Đỏ có liên quan tới vấn đề chủ quyền biển đảo.
Lời thoại “Lãnh hải Trung Quốc” đó chính là quần đảo Trường Sa của VN mà Trung Quốc chiếm đóng và đang xây nhiều đảo nhân tạo. Thế nhưng, Bộ Văn Thể Du cho rằng bộ phim đó không có gì sai, và Bộ này đang tiếp tay, giúp Trung Quốc tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh. Phải chăng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Việt Nam đang làm gián điệp cho Trung Quốc?
_____

Lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông!?

27-3-2018
Đó là khái niệm mà Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) trả lời về bối cảnh hạm đội Trung Quốc xuất hiện trong đoạn cuối của phim Điệp vụ Biển Đỏ. Thật bức xúc khi ‘lãnh hải Trung Quốc’ ấy chính là quần đảo Trường Sa của VN.
Liên quan việc dư luận bức xúc khi phim Điệp vụ Biển Đỏ có đoạn cuối tuyên truyền xuyên tạc “Biển Đông là của Trung Quốc” nhưng vẫn được chiếu ở VN (Thanh Niên đã phản ánh), Bộ VH-TT-DL chiều 26.3 đã có thông cáo tới các cơ quan báo chí.





Các tàu chiến trong phim ‘Điệp vụ Biển Đỏ’ từng tập trận trên Biển Đông gần đây. Ảnh cắt từ trailer phim/ TN

CHÍNH THỨC: Ông Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Donald Trump tại Đà Nẵng

Sáng ngày 26/3, thời báo Hàn Quốc Kukmin Ilbo đăng tải thông tin chính thức về cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5/2018.
Theo nguồn tin từ giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) Lee Byung-ho cho biết, các đặc phái viên từ Mỹ và Triều Tiên sau nhiều ngày di chuyển từ Mỹ, Châu Á đến Châu Âu, tổ chức các cuộc đàm thoại từ Stockholm đến San Francisco. Cuối cùng cũng đã thống nhất được kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm và những nội dung chính cho cuộc đối thoại lịch sử này.
Và đặc biệt, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In vừa có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 22-24/3. Được biết, chuyến thăm này ngoài thảo luận các vấn đề kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc, còn được xem là chuyến đi khảo sát địa điểm thích hợp cho cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sắp tới.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân Kim Jung-sook khoảng 9 giờ sáng nay bước vào một quán phở trên đường Hoàng Minh Giám, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Việt Nam ở thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ sau Cá Rồng Đỏ?

Một số chuyên gia về Biển Đông cho rằng với việc xuống thang ‘trước áp lực của Trung Quốc’ trong dự án Cá Rồng Đỏ khiến Việt Nam ở vào thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ và việc ký COC là ‘sai lầm lớn’.

Ngày 23/3, BBC đăng bài viết của phóng viên Bill Hayton về việc Việt Nam ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.
Kể từ hôm đó vẫn chưa có phản ứng chính thức với báo chí của chính quyền Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 26/03, về việc liệu Hoa Kỳ có thể giúp Hà Nội trong các vấn đề như vậy hay không, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng gia Úc, cho hay:
“Quyết định dừng việc thăm dò dầu ở vùng nước xung quanh Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) của Việt Nam là một minh hoạ cho thấy việc các quốc gia ở vùng Biển Đông phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền các vùng biển nằm kề Đường Chín đoạn vô ích như thế nào. Trung Quốc có thể mang các tàu đánh cá với quân đội vũ trang, tàu tuần tra bờ biển và tàu chiến hải quân để áp đảo bất cứ lực lượng hải quân nào Việt Nam có thể tập hợp được”.
“Việc Việt Nam ‘xuống nước’ có nguy cơ vấp phải phản đối từ công chúng rằng Đảng Cộng sản không bảo vệ nổi chủ quyền và lãnh thổ đất nước”.
‘Tiến thoái lưỡng nan’
Theo giáo sư Carl Thayer, phóng viên Bill Hayton của BBC từng cho rằng chuyến thăm gần đây của tàu USS Carl Vinson đến Đà Nẵng là một cách để Việt Nam ngăn Trung Quốc gây áp lực lên các dự án thăm dỏ dầu khí tại mỏ Cá Rồng Đỏ.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Cực khó để đưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ra tòa?': Vì sao?

Để biết Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ra hầu tòa hay không, thì cần phải xét trên hai yếu tố là tính pháp luật áp dụng cho một trong tứ trụ của nền chính trị và nền chính trị ấy là nền chính trị gì.
 
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters
Ở vế đầu tiên, nhiều quan điểm dựa vào việc ông Đinh La Thăng – cựu Ủy viên Bộ Chính trị được đưa ra hầu tòa vì có những sai phạm nghiêm trọng trong thời kỳ còn làm ở Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là bước tiếp theo cho việc dẫn giải ông Nguyễn Tấn Dũng ra tòa, nhưng thực ra việc ông cựu Ủy viên BCT ra tòa nên được xem là sự đánh đổi hơn là một dấu hiệu cho thấy sẽ đưa người cấp cao hơn ra tòa. Bằng chứng cho việc này là có vẻ ông Đinh La Thăng đang bị bế tắc trong việc tự bảo vệ mình, khi mọi yếu tố tại phiên tòa dồn ép đến mức ông nhấn mạnh 'được đồng ý của Thủ tướng' (liên quan việc góp vốn vào Oceanbank). Và khi VKS bác bỏ toàn bộ quan điểm bầu chữa, ông Đinh La Thăng chỉ biết tự bầu chữa: đề nghị HĐXX công bằng và khách quan, hãy đối xử với bị cáo như chính thân phận của các vị.

Cao Văn Khánh: 'Chuyện một vị tướng như tôi biết'

Đứng bên mộ anh mà cứ muốn ngước lên bầu trời khoáng đạt với những dải mây trắng trôi nhanh cuốn theo chiều gió để miên man những hoài niệm giằng xé trong đầu.

Và rồi như vẫn văng vẳng dư âm giọng nói hào sảng và xúc động của tướng Lê Trọng Tấn năm nao trong giây phút tiễn đưa người bạn chiến đấu của mình về cõi vĩnh hằng:

"Anh Khánh ơi, anh nằm đây giữa ngọn đồi trong khung cảnh quá thân quen: trước mặt là núi Tản Viên, kia là Đại Bục, Đại Phác đánh dấu bước trưởng thành của quân đội ta, kia là Tu Vũ bên bờ sông Đà, trận công kiên chiến mở đầu cho giai đoạn mới. Anh đang bên cạnh đồng đội của mình như những ngày chiến đấu năm xưa của chúng ta".

Giọng vị Tổng Tham mưu trưởng bỗng chùng xuống. Tôi hiểu rằng ông đang xúc động nhớ đến người Phó của mình trong chiến dịch Sông Thao 1947, "chiến dịch đánh lớn đầu tiên" mà ông là Tư lệnh chiến dịch và Cao Văn Khánh, Khu trưởng Khu V vừa được điều ra Việt Bắc làm Phó Tư lệnh, cho đến mãi sau này khi ông là Tổng Tham Mưu trưởng và Cao Văn Khánh là Tổng tham mưu phó. Họ là hai vị tướng chiến trường gắn bó với nhau tâm đầu ý hợp suốt nửa thế kỷ.

Thế rồi hôm nay, đứng bên mộ anh phủ đầy hoa mà lòng tôi quặn thắt. Bất giác, tôi nắm chặt tay chị Ngọc Toản, phu nhân của vị tướng quá cố, mà tôi đang đứng cạnh, thầm lặng sẻ chia niềm suy nghĩ đồng tình với quyết định của chị.

"Khi anh ấy còn sống, anh ấy là người của quân đội, nay anh ấy mất, anh ấy là của tôi", chị dõng dạc trong dòng nước mắt trả lời về nơi an nghỉ của chồng mình, "vị tướng mà tôi chưa bao giờ thấy đeo một tấm huân chương" như nhận xét của nhà văn Phạm Phú Bằng [Cao Bảo Vân, "Tướng Cao Văn Khánh", NXBTri thức, 2017.tr.14].

Phải hiểu thấu nỗi đau tột cùng của người vợ từng đêm đêm giật thột nghĩ về những hiểm nguy mà chồng mình đang phải đương đầu nơi chiến trường ác liệt mà tính mệnh chỉ là trò chơi súc sắc của số phận trong đằng đẵng mấy chục năm trời mới thấy hết sức nặng của những lời vừa thốt ra ấy.

Trung tướng Cao Văn Khánh (1917 - 1980) từng đảm nhiệm cương vị Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

THUYẾT ÂM MƯU: MỸ BẮT CÓC MH370 VÌ CÓ NHIỀU GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC; BÂY GIỜ TÌM CÁCH TRẢ LẠI CHO MALAI VÀ ĐÒI TIỀN CÔNG TÌM ?

Cựu Thủ tướng Malaysia nói MH370 có thể được điều khiển từ xa

Dân trí Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng máy bay MH370 chở hơn 200 người biến mất bí ẩn có thể do bị điều khiển từ xa nhằm ngăn chặn một vụ không tặc.
 >> Australia bác giả thuyết tìm thấy xác máy bay MH370 với nhiều lỗ đạn
 >> Tiết lộ thiết bị giúp Malaysia tin tưởng sẽ tìm thấy MH370
 >> Malaysia lên sẵn kế hoạch trục vớt MH370

Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (Ảnh: Reuters)
Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc phỏng vấn với báo The Australian, cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad đặt ra một giả thuyết mới về sự mất tích bí ẩn của máy bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines hồi năm 2014. Theo cựu lãnh đạo Malaysia, máy bay này có thể đã được điều khiển từ xa.

TRUY TỐ ĐẴNG VĂN BÌNH CÓ NHẰM HẠ BỆ NGUYỄN VĂN BÌNH TẠI HỘI NGHỊ TW 7?

Home »  » Truy tố Đặng Thanh Bình có dẫn tới Uy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình?

Truy tố Đặng Thanh Bình có dẫn tới Uy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình?

Một điểm tương hợp đáng chú ý: thông tin ngày 22/3/2018 về vụ cựu phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Đặng Thanh Bình bị truy tố xảy ra đồng thời với phiên tòa xử cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng về vụ “800 tỷ”, trong đó nổi bật nội dung tranh cãi về vụ Ngân hàng nhà nước đã mua Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) với giá 0 đồng.

“Trùm tài phiệt Bình Ruồi”. Ảnh: Tinmoi.vn
Khác nhiều với sự cam chịu cùng nước mắt trong phiên tòa đầu tiên bị xử vào tháng Hai năm 2018, tại phiên tòa này ông Đinh La Thăng dường như chọn cho mình thái độ tung hê những ẩn khuất trong nội bộ công tác điều hành khi một lần nữa phải đối mặt với tội danh “cố ý làm trái” với mức án do Viện Kiểm sát tối cao giáng xuống là 18 – 19 năm tù, đẩy ông Thăng phải chịu nguy cơ nhận đến 30 năm tù cộng cả hai lần bị xét xử.

Điệp viên Phạm Xuân Ẩn: Ông là ai?

Điệp viên Phạm Xuân Ẩn có vỏ bọc là nhà báo cho Time. Hơn 40 năm sau Cuộc chiến Việt Nam, các góc độ về cuộc đời ông Phạm Xuân Ẩn (1927-2006), điệp viên cộng sản nổi tiếng thời chiến, vẫn thu hút nhiều chú ý.

Điều này có thể thấy qua chuyện vừa có thêm cuốn 'The Punji Trap: Pham Xuan An - The Spy Who Didn't Love Us' của tác giả Luke Hunt, mới được Talisman Publishing xuất bản đầu tháng 2 năm 2018.

"Chúng ta có thể có thêm một trăm cuốn sách nữa về nhân vật này, và vẫn còn rất nhiều điều chưa ai biết về cuộc đời của ông ta...,'' Luke Hunt nói với BBC Tiếng Việt.

Sử gia Larry Berman thì trong lúc trả lời phỏng vấn của BBC, đang có kế hoạch về Việt Nam để nói chuyện về nhân vật mà giới nghiên cứu chiến tranh Việt Nam coi là 'kỳ bí', ông Phạm Xuân Ẩn.

Phạm Xuân Ẩn đã làm việc cho những ai? Các tác giả Phương Tây cho đến nay vẫn không thống nhất quan điểm về điều này
Phạm Xuân Ẩn làm việc với những ai?

Cuộc đời ông Phạm Xuân Ẩn đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trong khi Thomas Bass gọi Phạm Xuân Ẩn là một gián điệp tứ trùng (quadruple agent) thì Luke Hunt và Larry Berman quả quyết ông Ẩn chỉ trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoàng Hải Vân - Khi công lý chưa xỏ chân vào giày

Rào chắn căn bản nhất là Hiến pháp thì có vấn đề nghiêm trọng. Chưa nói đến việc hoàn thiện một bản hiến pháp trường tồn theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bản Hiến pháp hiện hành chúng ta cũng không bảo vệ được. Đơn giản là chúng ta không có thiết chế bảo hiến.
Và tại phiên tòa đang diễn ra, ông Đinh La Thăng và các bị cáo liên quan đang bị cơ quan công tố đề nghị hàng chục năm tù và bồi thường cho nhà nước 800 tỷ đồng trong khi không có một cơ quan nào xem xét quyết định của người đứng đầu chính phủ tiền nhiệm và Ngân hàng Nhà nước mua ngân hàng OceanBank với giá 0 đồng là có vi hiến hay không.

Diễn viên hài Công Lý lên bìa sách luật. Ảnh: internet
Do công lý chưa xỏ chân vào giày, nên đông đảo người dân (trong đó có tôi) rất tin tưởng vào cái lò của cụ Tổng.

Do công lý chưa xỏ chân vào giày, nên rất nhiều người (trong đó không có tôi) từng hả dạ khi nghe tuyên bố của những nhà chính trị dân túy như Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng Nguyễn Bá Thanh “bắt nhốt” hết những kẻ tham nhũng.

BẢN LĨNH ĐINH LA THĂNG ?

Từ cố Bí thư Kim Ngọc đến “tư lệnh” Đinh La Thăng

“Hiện tượng Đinh La Thăng” chỉ ra rằng: Không phải bây giờ, mà đã hàng chục năm nay, xã hội đã tích dồn rất nhiều vấn đề bức xúc đến độ sớm hay muộn cũng sẽ xuất hiện những nhân tố mới, tích cực hơn nhằm tháo gỡ” (Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an – trao đổi trên Vietnamnet ngày 20.2.2016). Cũng vì thực tiễn đòi hỏi, những năm 70 của thế kỷ trước, trong bối cảnh bao cấp nặng nề, vì lo dân đói, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc đã “xé rào” và phải trả giá bằng cả sinh mệnh chính trị của mình.

Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Đinh La Thăng.
Từ hoài nghi đến…