Phạm
Viết Đào.
Dư luận đang ầm ỹ vụ bộ phim “ Điệp vụ Biển đỏ” của Trung
Quốc vừa bị Bộ Văn hóa tức tốc cho rút khỏi rạp vì một số hình ảnh liên quan tới
chủ quyền Biển Đông, một vùng biển đang nổ ra những trách chấp dữ dội, nóng bỏng
giữa Việt Nam, một số nước trong khu vực ASEAN với Trung Quốc; Theo Công ước
Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 thì Trung Quốc không có một cơ sở pháp lý nào
để tuyên bố có chủ quyền trong vùng biển quan trọng này.
Vừa mới xuất hiện trên mạng bài phỏng vấn bà Đinh Thanh Hương – Tổng giám đốc Công
ty cổ phần phim Thiên Ngân (Galaxy ME), đơn vị này đã từ chối hãng Bona Film
Group phát hành phim “Điệp vụ Biển Đỏ” tại Việt Nam. Bà Đinh Thanh Hương đã có
những thông tin chia sẻ sau những ồn ào xoay quanh bộ phim và khâu kiểm duyệt.
Theo bà Đinh Thanh Hương thì phía Bona Film Group đã đàm phán đề nghị Công ty Thiên
Ngân nhập phim và trình duyệt chiếu với cái giá hỗ trợ từ phía Bona Film Group
là 2 triệu USD, nhưng Thiên Ngân đã không dám ký kết hợp đồng vì không tin “Biệt
vụ Biển đỏ” sẽ lọt cửa Hội đồng duyệt phim quốc gia?
Trách nhiệm về vụ duyệt cho chiếu bộ phim này thuộc về Cục
Điện ảnh, cơ quan đứng ra tổ chức duyệt và cấp giấy phép phát hành bộ phim
Đây không chỉ là một vấn đề liên quan tới an ninh quốc
gia lãnh hải, vì việc cho công chiếu bộ phim này,
Nhân vụ bê bối này, người viết xin đề cập tới yếu tố tâm
linh có liên quan tới địa chỉ 147 Hoàng Hoa Thám, nơi trụ sở của Cục Điện ảnh
đang làm việc. Chuyện ma mà người viết đề cập ở đây không hàm nghĩa bóng, mang
tính hình tượng kiểu như cuốn tiểu thuyết “ Mảnh đất lắm người nhiều ma” của
nhà văn Nguyễn Khắc Trường viết.
Xin nêu một số hiện tượng liên quan tới chuyện “ma cỏ” của
khu đất này từ năm 1975 tới 2018 mà người viết có thông tin:
147 Hoàng Hoa Thám theo định số mới của Hà Nội, anh em trong
ngành điện ảnh vẫn quen gọi 62 Hoàng Hoa Thám; Tại địa chỉ này có 2 cơ quan đặt
trụ sở đó là Cục Điện ảnh và Hãng bảo hộ quyền tác giả và một số hộ cán bộ công
nhân viêc chức và nghệ sĩ điện ảnh ở.