B.T.
Cây cầu Thăng Long là
cây cầu thứ 2 được xây dựng bắc qua song Hồng. Cầu Thăng Long xây sau “Cầu
Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc
qua sông Hồng nối quận Hoàn
Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902),
đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông
Dương Paul Doumer. ( WikiPedia)
Cũng
theo WikiPedia:”Cầu được khởi công xây
dựng ngày 26 tháng 11 năm 1974 và
chính thức khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985. Đây là cây cầu duy
nhất của Hà Nội có thời gian thi công lâu nhất (11 năm, ban đầu do Trung Quốc giúp
xây dựng, tuy nhiên đến năm 1978,
Trung Quốc đã cắt viện trợ và rút hết các chuyên gia về nước khiến cho công
trình bị bỏ dở và sau đó Liên Xô tiếp
quản, viện trợ, khôi phục lại thi công từ tháng 6/1979 và cơ bản kết thúc vào
năm 1985).
Trong thời gian Trung Quốc viện trợ
(1974-1978): mới có 9 trụ chính giữa sông được thi công xong, 03 trụ đang thi
công dở dang trong tổng số 14 trụ chính giữa sông và 2 mố, Đối với cầu dẫn
đường sắt, mới thi công được 29 trụ ở phía bắc, 17 trụ ở phía nam so với 119
trụ của toàn bộ cầu dẫn đường sắt. Cầu chính hoàn toàn chưa có gì, cầu đường ô
tô cũng chưa được thi công.
Giai đoạn Liên Xô viện trợ (1979-1985) cầu
được xây dựng hoàn thành. Liên Xô nhận cung cấp viện trợ để xây dựng hoàn thành
cầu Thăng Long dựa trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ Việt Nam - Liên Xô ký
ngày 03/11/1978. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại. Theo hiệp định,
phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam các vật liệu xây dựng như: sắt thép, xi măng
mác cao, dầm thép, máy móc thiết bị thi công, cử chuyên gia sang làm việc...”
Liên
quan tới việc xây cầu này, có một chuyện hy hữu đã xảy ra vào năm 1978: Viện cớ
phía Việt Nam đầu độc chết con chó cảnh vệ cho Đoàn chuyên gia Trung Quốc; Để
bảo đảm an toàn cho chuyên gia, Trung Quốc đã rút đoàn chuyên gia, ngưng toàn
bộ việc viện trợ xây dựng cầu Thăng Long vào năm 1978…
Tháng
2/1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh, đưa 60 vạn quân sang xâm lấn
biên giới 6 tỉnh phía bắc Việt Nam…
Xin
đưa lại câu chuyện rắc rối này để lưu ý cái chủ trương sắp thông qua: chấp nhận
Trung Quốc đầu tư xây Tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam…
Bước sang năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam với Trung
Quốc xấu đi trông thấy. Tuy vậy, một bộ phận lớn cán bộ của ta (kể cả cán bộ
cao cấp) chưa chuyển biến kịp thời về mặt nhận thức, vẫn mơ hồ và ảo tưởng vào
quan hệ với Bắc Kinh. Bị ám ảnh với yêu cầu gìn giữ tinh thần đoàn kết quốc tế
vô sản (đại cục), ám ảnh bởi sự hàm ơn Trung Quốc giúp ta đánh Mỹ, đánh Pháp,
ngay cả nhiều cán bộ Trung ương rất dè dặt khi phát biểu về các vụ việc rắc rối
do Trung Quốc gây hấn. Quan điểm chung đều cho rằng đó là các vụ việc cá biệt
trong đó Việt Nam có lỗi chính, mà không thấy được đó là chuỗi sự kiện được sắp
đặt có chủ ý. Giữa lúc đó, xảy ra rắc rối lớn ở Hà Nội liên quan đoàn chuyên
gia Trung Quốc tại công trình quốc tế xây dựng cầu Thăng Long.