Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

BBC: Mỹ: Nga 'chịu trách nhiệm' vụ không kích cứu trợ ở Syria; RFI: Syria: Mỹ và Nga lại đổ lỗi cho nhau

  • 21 tháng 9 2016

Image copyright.
Image captionĐoàn xe hộ tống đang dỡ hàng cứu trợ tại một nhà kho và bị tấn công

Hoa Kỳ nói Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc không kích chết người nhắm vào đoàn hộ tống cứu trợ gần thành phố Aleppo ở Syria hôm thứ Hai 20/9.
Nhà Trắng gọi đó là "thảm kịch nhân đạo khủng khiếp".
Trong khi đó, quan chức Hoa Kỳ nói với BBC hai máy bay chiến đấu của Nga chịu trách nhiệm về vụ tấn công.
Nga mạnh mẽ phản đối sự liên quan của mình hay máy bay Syria, và nói vụ việc do hỏa lực từ mặt đất gây ra chứ không phải không kích.
"Không có hố sâu nào và các mảnh vỡ của xe không có các dấu hiệu hư hại liên quan đến vụ nổ do bom từ không kích," thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga nói.
Và người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này nói Hoa Kỳ "không có cơ sở" cho cáo buộc của họ, và nói: "Chúng tôi không liên quan gì đến trường hợp này."
Nhưng các quan chức Hoa Kỳ trả lời với điều kiện giấu tên, cho biết hai máy bay chiến đấu Su-24 của Nga đang ở trên bầu trời ngay phía trên đoàn hộ tống vào chính xác thời điểm đoàn xe bị tấn công ở Urum al-Kubra.
Họ nói thêm, vụ tấn công quá tinh vi đến mức quân đội Syria không thể tiến hành được.
Người phát ngôn Nhà Trắng Ben Rhodes sau đó nói: "Chỉ có thể là có hai bên chịu trách nhiệm, hoặc là chính phủ Syria hoặc chính phủ Nga.
"Trong bất kỳ sự kiện nào, chúng tôi cũng coi như chính phủ Nga chịu trách nhiệm về không kích trong không phận này."
Liên hiệp Quốc trước đó nói họ "không ở trong vị trí có thể xác nhận liệu trong thực tế có cuộc không kích không."

Image copyrightRUSSIAS DEFENCE MINISTRY REUTERS
Image captionCác quan chức Hoa Kỳ nói máy bay chiến đấu SU-24 của Nga đã không kích (ảnh tư liệu)

"Thỏa thuận chưa tan vỡ"

18 trong 31 xe tải đã bị phá hủy và 20 thường dân thiệt mạng gồm một quan chức cao cấp của Tổ chức Trăng Lưỡi liềm đỏ Syria Ả Rập.
CUộc tấn công khiến Liên hiệp Quốc quyết định đình chỉ mọi cứu trợ đến Syria.
Trong khi đó, các quan chức ngoại giao ở New York cố gắng cứu thỏa thuận đình chiến trong một tuần do Nga và Mỹ sắp xếp, trong khi quân đội Syria tuyên bố thời gian đình chiến đã kết thúc nhiều giờ trước cuộc tấn công.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, cùng phát biểu với người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov, nói thỏa thuận đình chiến "chưa tan vỡ", theo sau các đàm phán với đại biểu từ các nhóm Ủng hộ Syria.
Họ sẽ có cuộc gặp tiếp hôm thứ Sáu 23/9. Và Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc sẽ chủ trì một cuộc gặp cấp cao về vấn đề Syria hôm thứ Tư 21/9.

"Tay nhuốm máu"

Trước đó, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, nói chính phủ Syria đã giết nhiều thường dân nhất trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm.
Sử dụng những ngôn từ không sắc sảo như thường lệ trong bài diễn thuyết cuối tại Đại Hội đồng LHQ, ông Ban nói những người ủng hộ phe đối lập trong cuộc giao tranh đã để "tay nhuốm máu".

Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionÔng Ban Ki-moon gọi vụ tấn công là "bệnh hoạn, dã man và dường như cố ý"

"Rất nhiều nhóm đã sát hại rất nhiều người vô tội, nhưng không nhiều hơn so với chính phủ Syria vẫn tiếp tục ném bom vào khu vực và tra tấn một cách có hệ thống hàng ngàn người bị giam giữ."
Ông nói các quốc gia khác "tiếp tục khiến cỗ máy chiến tranh vận hành cũng đã nhuốm máu trên tay".
Ông Ban gọi cuộc tấn công vào đoàn hộ tống cứu trợ là "bệnh hoạn, dã man và dường như là cố ý" và kêu gọi những ai chịu trách nhiệm phải bị trừng phạt.
Syria phản ứng bằng cách cáo buộc ông Ban coi thường Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
"Những gì ông Ban Ki-moon nói hôm nay về Syria đã đi qua xa khỏi quy định trong Hiến chương Liên hiệp Quốc, vốn cần phải được tôn trọng bởi (người) nắm chức vụ Tổng thư ký," thông cáo của bộ ngoại giao Syria nói.
Thông cáo cho rằng Liên hiệp Quốc đã "không hoàn thành vai trò" trong việc tìm kiếm giải pháp cho xung đột quốc tế.

Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionCuộc nội chiến Syria đã làm 300.000 người thiệt mạng

Việc triển khai cứu trợ đến các vùng chiếm đóng là phần quan trọng của thỏa thuận đình chiến.
Chủ tịch Hội đồng Quốc tế của Tổ chức Chữ Thập đỏ, Peter Maurer lên án cuộc tấn công là "vi phạm trắng trợn luật nhân đạo quốc tế" và nói đây là hành vi cấu thành tội ác chiến tranh.
Chính phủ Syria và phe phiến quân cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.

Syria: Mỹ và Nga lại đổ lỗi cho nhau

mediaTổng thống Barack Obama phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, New York, 20/09/2016.REUTERS/Mike Segar
Hoa Kỳ và Nga hôm qua, 20/09/2016, lại đổ lỗi cho nhau là đã phá vỡ lệnh ngưng bắn tại Syria, trong khi đó tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cộng đồng quốc tế bất lực trước sự thất bại của ngoại giao và chiến sự tái diễn tại Syria.
Tranh cãi giữa Washington và Matxcơva càng thêm gay gắt sau vụ không kích vào một đoàn xe chở hàng cứu trợ nhân đạo hôm thứ hai vừa qua tại vùng Aleppo, khiến cả thế giới phẫn nộ. Khoảng 20 người, trong đó có một lãnh đạo của hội Hồng Thập Tự, đã thiệt mạng trong vụ tấn công này.
Hôm qua, Nhà trắng cho rằng chính phủ Nga phải chịu trách nhiệm về vụ oanh kích, vì chỉ có Matxcơva hay chính phủ Damas mà Nga yểm trợ tiến hành vụ này. Một quan chức Mỹ, xin miễn nêu tên, thì tố cáo thẳng thừng rằng chính quân Nga đã oanh kích vào đoàn xe chở hàng cứu trợ nhân đạo và vào lúc đó hai chiếc oanh tạc cơ SU-24 có mặt tại hiện trường. Bộ Ngoại Giao Nga đã ngay lập tức lên những lời “ vu cáo ” của Hoa Kỳ, mà họ cho là những kẻ bảo vệ cho “ bọn khủng bố và thổ phỉ ”.
Thỏa thuận giữa Nga với Mỹ đạt được tại Genève dự trù một lệnh ngưng bắn trong 7 ngày từ 12/09, hai nước sẽ phối hợp về mặt quân sự để chống lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo, và đưa hàng cứu trợ nhân đạo đến các vùng bị bao vây. Nhưng lệnh ngưng bắn này chỉ đứng vững được vài ngày.
Trong bài diễn văn cuối cùng với tư cách tổng thống Mỹ, đọc tại diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Barack Obama đã hứa sẽ tiếp tục con đường ngoại giao khó khăn để giải quyết xung đột Syria. Tổng thống Pháp François Hollande phải bực bội kêu lên trước các lãnh đạo thế giới “ Đã quá đủ rồi ”.
Vào mùa hè năm 2013, ông Hollande đã trông chờ vào các cuộc oanh kích chung Pháp-Mỹ để can thiệp nhằm chấm dứt xung đột ở Syria, nhưng cuối cùng tổng thống Obama đã đổi ý.
Cũng tại Đại hội đồng LHQ hôm qua, tổng thống Obama loan báo cam kết của khoảng 50 quốc gia sẽ tiếp nhận 360 ngàn người tị nạn từ Trung Đông trong năm tới, tức là gấp đôi con số hiện nay.

Không có nhận xét nào: