Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Chủ nghĩa tư bản hoạch định của Trung Quốc đang giết chết sự thịnh vượng





Chủ nghĩa tư bản hoạch định của Trung Quốc đang giết chết sự thịnh vượng
Đôi khi, sự thịnh vượng chỉ là một ảo giác. Việc phát triển các tòa nhà đồ sộ ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đang tạo nên dấu hiệu ảo của sự sung túc, thực tế cư dân không đủ nhu cầu để sống trong những ngôi nhà mới.
Có nhiều dự án đô thị tương tự trên khắp đất nước này, chính phủ Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD vào tỉnh Gansu để xây dựng một thành phố mới được gọi là Vùng Lanzhou Mới. Báo Washington báo cáo rằng:
Thành phố này được coi là “viên kim cương” trên Vành Đai Kinh Tế Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc – một đô thị mới được tạo dựng trên vùng núi tây bắc khô cằn của đất nước.
Tuy nhiên nó lại đang tiến triển theo chiều hướng ngu xuẩn, trở thành  một thành phố ma.
Vùng Lanzhou Mới, thuộc tỉnh Cam Túc, là hiện thân cho hai giấc mơ của Trung Quốc trong việc thúc đẩy những vùng nghèo phía tây thành những vùng kinh tế chính qua chi tiêu vào cơ sở hạ tầng và biến nó thành trung tâm của Châu Âu qua việc tái hồi sinh con đường tơ lụa cổ xưa. Hàng trăm ngọn đồi khô cằn, cao nguyên cát hoàng thổ được san bằng bởi xe ủi đất để tạo nên thành phố rộng 315 mét vuông. Thế nhưng ngày nay, những chiếc cần trục vẫn để không trong các khu công nghiệp được dự tính xây dựng trước đây trong khi đó các khu chung cư mới xây dựng lại không xuất hiện bóng người. Hầu hết các con đường đều hoang vắng. Những bản sao y như thật của đền Parthenon và tượng Nhân Sư ngồi giữa khu đất hoang, những công trình kiến trúc trở nên hoang tàn.
Các thành phố tự phát
Các nhà qui hoạch trung ương thậm chí chưa hề đánh giá cao, đừng nói đến việc thực hiện, những bài học của nhà hoạch định đô thị Jane Jacob, người đã quan sát các thành phố và quá trình kinh tế xã hội kéo theo với nó là kết quả theo diện rộng của việc tự phát, sự tiến triển ngoài ý muốn của các doanh nghiệp. Theo một nhà kinh tế được tờ báo Washington trích dẫn trong một chuyên mục, đô thị hóa và hiện đại hóa là những quá trình diễn ra một cách tự  nhiên…. Ta không thể ép buộc nó xảy ra thế nào hoặc tạo nên 1,000 địa điểm giống nhau như đúc.
Việc xây dựng các thành phố được gọi là thành phố ma này gần như được tài trợ dựa trên sự gia tăng tín dụng nhân tạo. Nói cách khác, mọi người không cần phải tiết kiệm để mua nhà cho tương lai: chính phủ đơn giản chỉ làm việc in tiền. Kết quả là, khi các ngôi nhà hoàn thành, người ta lại không tiết kiệm đủ tiền để mua chúng. Kiểu xây dựng này không góp phần tạo nên sự thịnh vượng: nó chỉ là dạng ảo tưởng của sự thịnh vượng.
Nếu bạn xây dựng …. họ có thể sẽ không đến.
Khi việc gầy dựng có sự góp phần–có ý kiến rằng, một thợ xây xây dựng nên một ngôi nhà mới– ngôi nhà đó có được thêm vào sự phồn vinh hay không phụ thuộc vào có ai đó coi trọng ngôi nhà bằng việc chịu chi tiêu và sẵn sàng cung cấp cho thợ xây hơn những mức tối thiểu cô đã sẵn sàng chấp nhận hay không (là thế, đủ để chi trả chi phí cơ hội của cô).  Nếu là như vậy, cuối cùng trong mắt người tiêu dùng, giá trị của ngôi nhà lớn hơn giá trị thực của nó,  anh ta có được lãi thuần, và với người thợ xây, giá trị số tiền phải trả lớn hơn giá trị chi phí xây dựng, đồng thời cũng giúp anh có được lãi thuần.   
Chỉ khi cả hai bên tham gia vào lợi nhuận giao dịch theo cách này, việc giao dịch mới có được sự thịnh vượng chung.
Sự giàu có là gì?
Các nhà qui hoạch ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã ngộ nhận về “sự ảo tưởng của sự thịnh vượng”– bởi họ tin cho rằng sự giàu có bao gồm mọi thứ, thể hiện qua các dấu hiệu bên ngoài của sự sung túc. Nói rằng giá trị kinh tế là suy nghĩ chủ quan nghe có vẻ trừu tượng, nhưng ý tưởng về hạnh phúc là việc hoàn toàn khách quan có thể dẫn đến thảm họa kinh tế.
Nền kinh tế dạy chúng ta rằng thành công chủ yếu chỉ xuất hiện với những ai chủ động trải nghiệm nó, không phải bởi người ngoài hoặc bên thứ ba. Những gì người ngoài nghĩ về những gì cô ta thấy được có thể khác với cách một người cảm nhận về hạnh phúc của bản thân. Và điều đó không thực sự ảnh hưởng đến việc một người cảm nhận ra sao nếu người khác nói rằng anh ta nên cảm nhận khác đi.
Sự thịnh vượng, sau cùng, là kết quả tích lũy của vô số khoản có thêm vào giá trị ròng, theo kinh nghiệm của những người sau cùng sử dụng những thứ đã được sản xuất– những người tiêu dùng chính thức. Thực tế,  làm thế nào Adam Smith hiểu được sự giàu có trong cuốn ‘Sự giàu có của các quốc gia.’
Tiêu thụ là kết quả và mục tiêu duy nhất của tất cả sự sản xuất; và tầm quan trọng của nhà sản xuất cũng rất ảnh hưởng như sự cần thiết của việc quảng cáo người tiêu dùng. Châm ngôn đó là điều hiển nhiên, sẽ thật vô lý khi cố chứng minh nó.  Nhưng trong hệ thống thương mại sự quan tâm của người tiêu dùng gần như luôn là hàng thanh lí của nhà sản xuất. Có vẻ như xem xét việc sản xuất mà không chú ý đến sự tiêu dùng, là điểm mấu chốt cuối cùng và là mục tiêu cho tất cả các ngành công nghiệp và thương mại.
Sản xuất là trò chơi không có hồi kết
Như những gì Smith phê phán, nhiều người tin rằng sản xuất chính nó đã là bước kết thúc.
Hàng triệu người làm việc dưới sự tăng vọt của các công trình ở Trung Quốc được trả lương bởi những thứ mà chính phủ đang tạo nên để làm hẹp không gian. Vâng, họ sẽ sử dụng mức thu nhập mới và thêm vào tổng nhu cầu hiện tại. Nhưng nếu việc xây dựng không được tài trợ thông qua tiết kiệm thực, đến cuối cùng, chi phí của những tài nguyên đó chắc chắn sẽ vượt qua sự sẵn lòng chi trả của mọi người. Nếu bạn xây dựng nó, họ có thể sẽ không tới. Trừ khi Trung Quốc bằng cách nào đó tìm được 500 triệu người có ý và khả năng mua, chúng ta có thể sẽ thấy một sự sụp đổ kinh tế tương tự như Thời Đại Suy Thoái.
Đây không đơn giản là một ví dụ, mà là một điều quan trọng của sự phồn vinh giả tạo mà các chính trị gia và những kẻ bất tài bịp bợm hay nói với những người ủng hộ. Khi suy thoái theo sau phát triển, họ sẽ cố gắng đổ lỗi cho “thị trường tự do” và “tự do kiểu mới”.
Thị trưởng tự do không phải là những nhà tư bản thân thiện đi làm những chuyện vô ích.
Trong một thị trường tự do thật sự, con đường tới sự thịnh vượng không nằm trong sự ép buộc lấy đi những gì người khác tạo ra mà bằng cách sản xuất, trao đổi trong sự hòa bình, không gian lận và đánh cắp. Và trong một thị trường tự do, mọi người được thoải mái thí nghiệm và phạm sai lầm, miễn là họ trả giá cho sai lầm đó, cũng như gặt hái được phần thưởng khi thành công.
Thị trường tự do không phải là những nhà tư bản thân thiện đi làm những chuyện vô ích. Thị trường tự do không phải là phát triển tín dụng nhân tạo. Thị trường tự do không phải là những kế hoạch của chính quyền phát triển kinh tế ảo. Thị trường tự do không phải là để xây dựng những thành phố hay bất kì thứ gì khác cho bản thân nó. Và trong khi có rất nhiều việc làm ở thị trường tự do, thì việc làm cũng không phải là mục tiêu trên hết của nó. Thậm chí những ngôi nhà được xây dựng bởi những việc đó cũng không đóng góp gì vào sự thịnh vượng, trừ khi người tiêu dùng có khả năng mua chúng và có lợi nhuận khi bán lại.
Đối với Adam Smith, hiểu biết về kinh tế bắt đầu khi chúng ta nhận ra rằng sự tiêu thụ, chứ không phải sản xuất mới là “mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của tất cả các nền công nghiệp và thương mại”. Đó cũng là điểm khởi đầu của sự thịnh vượng thực, không phải ảo.
Bé Đẹp @ Cafe Ku Búa
Theo Sandy Ikeda, China’s “planned capitalissm” kills wealth, FEE.org

Không có nhận xét nào: