Nội tình TQ trong tiểu thuyết Hồ Cẩm Đào (P.1): Trọng trách và tang thương
Sau cuộc nói chuyện với Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào rất bực bội. Nghĩ đến người bạn tốt Trương Mạnh Nghiệp của mình, nhưng rồi lại nghĩ đến các cuộc vận động chính trị thì bất chợt lạnh run. Lúc này, Hồ thấy thật khó xử…
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Qua việc đàn áp học sinh, Đặng Tiểu Bình chú ý đến Giang Trạch Dân và đề bạt Giang làm Tổng bí thư Trung ương đảng. Với ý đồ khuếch đại việc sùng bái cá nhân, coi mình như thần thánh, Giang lập nên kế hoạch phục hồi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chuyên chính, lấy mô thức “văn cách” (cách mạng văn hóa) làm cơ sở. Đặng Tiểu Bình thấy vậy thì hối hận, muốn phế truất Giang; nên khi xuống phương Nam có nói câu: “Ai không cải cách, người ấy phải hạ đài!”. Giang sợ đến hồn bay phách tán, chạy đến chỗ Đặng khóc lóc, cầu xin Đặng chấp nhận cải cách khai phóng nền kinh tế thị trường theo ý mình. Đặng Tiểu Bình cảnh báo Giang: Nếu muốn củng cố quyền vị, phải dựa vào lòng dân, lo cho dân được ấm no, không được để dân cùng khổ.
Giang cung kính cúi đầu lắng nghe như con vâng lời cha dặn, lại còn đề xuất việc cho phép các nhà tư bản gia nhập Đảng. Nhưng về sau, khi Đặng Tiểu Bình sức khỏe suy yếu phải nhập viện, Giang Trạch Dân lại nói ngược: trong cải cách khai phóng cũng phải có tính đấu tranh giữa xã hội và tư bản. Trong lúc này, Đặng không còn năng lực để thay đổi vị trí Tổng bí thư của Giang nữa. Ông nghĩ: Phải tìm ra người trong ủy viên trung ương đảng có thể thay thế vị trí của hắn (Giang), để duy trì cải cách khai phóng, chế ngự được Giang.
Nghĩ tới nghĩ lui, Đặng nhớ ra một người, người này có tài đã bình định được khu vực phân tranh, tất có đủ trí mưu để đối phó với Giang Trạch Dân. Điều quan trọng là người này phải biết nghe lời, đó chính là Hồ Cẩm Đào.
Do vậy, Đặng Tiểu Bình đã cho gọi Hồ Cẩm Đào lại, nói: “Hiện tại trong trung ương đảng có người không nghe lời tôi, cải cách khai phóng trong tương lai khiến tôi lo lắng, kỳ bầu tổng bí thư sắp tới đây, tôi muốn anh thay thế Giang Trạch Dân tôi mới an tâm. Gọi anh đến là muốn anh chuẩn bị tâm lý, đến kỳ đại hội 16 hoàn toàn thay thế Giang”.
Hồ Cẩm Đào trong lòng chấn động, thật không ngờ lại có việc như vậy, tâm Hồ chợt nghĩ đến kết cục của các vị tổng bí thư các khóa trước, từ Trần Độc Tú đến Triệu Tử Dương, tất cả khi hạ đài đều có kết cục bi thảm: Trần Độc Tú bị liệt vào thành phần thiên hữu; Cù Thu Bạch bị Quốc Dân đảng sát hại; Vương Minh bị Mao Trạch Đông lật đổ; Mao Trạch Đông tự mình đoạn tử tuyệt tôn, thân thể bất toàn, mộ táng trên mặt đất, bị toàn thế giới lên án, lão bà (ý chỉ Giang Thanh, vợ của Mao) lại tự sát trong giám ngục; Hoa Quốc Phong bị Đặng Tiểu Bình phế truất; Ngô Diệu Bang tức giận đến đột quỵ mà chết, Triệu Tử Dương bị giam lỏng… Lúc này Hồ hạ giọng, nói: “Tôi chẳng có đức độ và năng lực gì, chỉ sợ mọi người không phục”.
Đặng Tiểu Bình nói: “Quân sự có Nhị Dương phụ trách, kinh tế có Dung Cơ giúp anh. Anh có nhiệm vụ áp chế Giang Trạch Dân, anh phải nắm vững chính sách lớn, chọn thời cơ thích hợp nói lên tiếng nói của mình, sao cho sau 16 năm khai phóng cải cách kinh tế thị trường được tiếp tục phát triển”.
Hồ Cẩm Đào không biết nói sao, đành gật đầu ưng thuận. Do vậy, Đặng nói với tất cả thường ủy và ủy viên rằng: “Hồ Cẩm Đào sẽ làm tổng bí thư của nhiệm kỳ tới. Xét về trí tuệ và năng lực trong việc cải cách khai phóng, tôi thấy Hồ Cẩm Đào đạt yêu cầu, nên tôi giao trọng trách này”.
Giang Trạch Dân bề ngoài vẫn lộ vẻ tươi cười, trước mặt Đặng, bắt tay Hồ rất nhiệt tình, nhưng trong tâm rất căm hận Đặng và Hồ. Giang rủa thầm: “Cái lão Đặng lùn này mau mau đi gặp Marx đi, mi không tin tưởng lão gia, sau này lão gia sẽ xử lý con cháu của mi, khiến cho mi ở địa ngục cũng không được an lòng”.(Sau khi Đặng chết, con cháu Đặng bị Giang tàn hại thê thảm, đây là nguyên nhân chính, sau này không nhắc đến nữa).
Quả nhiên không lâu, Đặng Tiểu Bình chết. Giang Trạch Dân lòng mừng đến phát cuồng, ngay trong lễ truy điệu, đã chịu không nổi, cầm khăn tay lau nước mắt, khóc vì sung sướng. Tiếp sau đó, Giang lấy danh nghĩa loại trừ phần tử hủ hóa trong giới lãnh đạo quân đội, thu tóm hết quyền lực trong tay, tất cả tinh lực dồn vào việc loại trừ Hồ Cẩm Đào, có thế Giang mới hy vọng nắm được quyền vị tối cao. Những người như Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn đã thấy được mưu kế tiểu nhân của Giang, nên âm thầm trợ giúp Hồ Cẩm Đào, bèn nghĩ ra cách đem việc Đặng Tiểu Bình chỉ định Hồ Cẩm Đào giữ chức tổng bí thư nhiệm kỳ tới công bố ra bên ngoài, làm cho việc chỉ định này trở hành sự thật. Giang Trạch Dân không thể thay đổi gì được, nên rất hận Kiều Thạch và Lý Thụy Hoàn.
Lúc Giang từ Thượng Hải đến Trung Nam Hải có mang theo một kẻ rất thân tín và trung thành, đó là Tăng Khánh Hồng. Tăng hiến kế cho Giang: “Chúng ta lợi dụng người Mỹ cùng lực lượng trong nước phế bỏ Hồ Cẩm Đào”. Giang hỏi: “Làm như thế nào?”. Tăng kề tai Giang nói nhỏ…Giang hiểu ra vô cùng cao hứng.
Đương thời Trung Đông rất rối loạn, người Mỹ ra quân, hy vọng dùng vũ lực duy trì hòa bình ở đó. Giang theo kế sách của Tăng, phái quân đội sang, lấy danh nghĩa duy trì hòa bình, tại đại sứ quán Nam Tư bí mật đối kháng quân Mỹ. Mỹ chịu không được bèn oanh tạc sứ quán Nam Tư. Giang thấy người Mỹ trúng kế, vô cùng đẹp ý, tiếp tục khởi lên sự cừu hận của nhân dân trong nước đối với Mỹ, khiến Hồ Cẩm Đào phải xuất hiện lên tiếng nói cùng nhân dân, phản đối Mỹ Quốc.
Hồ Cẩm Đào hiểu rõ, một sự việc lớn như vậy, nếu giải quyết không ổn, sẽ bị Giang Trạch Dân mượn cớ đó mà phế truất mình. Lần đầu nếm độc thủ của Giang, Hồ thấy mình càng phải đề phòng, bởi tương lai toàn là cạm bẫy đang chờ.
Nhưng Hồ cũng khôn khéo, một mặt kháng nghị với Mỹ qua truyền hình, một mặt dùng đủ cách để hạ cơn giận của dân chúng, khiến chuyện lớn thành nhỏ, chuyện nhỏ biến thành không.
Giang yêu cầu Hồ dùng lực lượng dân chúng đứng lên biểu tình phản đối nước Mỹ. Hồ nói: “Chính quyền cộng sản trước nay đã ổn định, nay nếu như để dân chúng đứng lên thị uy một cách quy mô như thế. Mai kia dân chúng lại dùng hình thức này để phản đối đảng cộng sản, thì chúng ta rất khó khống chế”.
Nghe vậy Giang sợ ảnh hưởng đến chính quyền của mình, nên vội đình chỉ lập tức vấn đề cho dân đứng lên biểu tình. Mọi việc bình ổn trở lại, coi như Hồ Cẩm Đào đã thắng được một keo.
Giang Trạch Dân đâu chịu bỏ cuộc, đương lúc ấy phong trào luyện khí công nơi quần chúng nhân dân trong nước đang thành cao trào. Vài chính trị gia tại Trung Nam Hải đề xướng vận động rèn luyện thân thể. Đặc biệt là môn Pháp Luân Công được truyền ra vào năm 1992, rất có hiệu quả trong việc giữ gìn sức khỏe và nâng cao đạo đức, đã tiết kiệm cho chi phí của quốc gia về y tế, thuốc men rất lớn; chỉ sau sáu 7 năm truyền công, toàn quốc đã có 100 triệu người luyện tập. Người sáng lập môn Pháp Luân Công có uy tín rất lớn đối với dân chúng. Do vậy Giang Trạch Dân mười phần đố kỵ, Tăng Khánh Hồng lại chõ miệng nói vào: “Dân chúng đều tin Pháp Luân Công, còn ai tin vào ông nữa? Cần phải thủ tiêu Pháp Luân Công. Pháp Luân Công giảng về Chân -Thiện – Nhẫn, ta đem vấn đề này ra để đấu tranh chính trị thì rất dễ đàn áp nó. Một mặt để củng cố uy thế của ông, mặt khác để những người tại Trung Nam Hải bày tỏ thái độ, xem ai hai lòng với ông, đặc biệt là tên họ Hồ, bắt hắn phải ra mặt đối địch cùng dân chúng, từ đó cho hắn hạ đài không khó”.
Do vậy mới có La Cán cùng tay sai tại Thiên Tân soạn ra văn bản bôi nhọ Pháp Luân Công. Do vậy mới có cảnh sát Thiên Tân tìm bắt học viên Pháp Luân Công, khiến họ phải lên Bắc Kinh khiếu nại; cũng do kế sách của Giang, Tăng, La mới dẫn đến việc học viên Pháp Luân Công ngồi tĩnh tọa trên đường Phủ Hữu.
Giang Trạch Dân thấy kế hoạch đắc thành, quá vui mừng, cố ý viết thư cho cục thường ủy nói: “Pháp Luân Công đồng tâm hiệp lực như vậy, nhất định sau lưng phải có người chỉ đạo, có thế lực chống Trung Quốc ở nước ngoài hậu thuẫn, nên phải kiên quyết diệt tuyệt”.
Toàn quốc trên vạn người viết thư gửi đến Giang nói rằng:Pháp Luân Công đã đem lại biến đổi kỳ diệu cho thân lẫn tâm, mang lại điều tốt đẹp cho đất nước, Pháp Luân Công là cứu người, khuyên Giang đừng trấn áp, để tương lai không bị quả báo.
Giang Trạch Dân hoàn toàn chẳng xem các thư đó, mỗi ngày đều kêu thư ký đốt bỏ từng chồng từng chồng thư. Tuy nhiên, tâm Giang rất sợ, sợ vì mỗi ngày thấy có nhiều người đồng lòng như vậy, chứng tỏ Pháp Luân Công rất được lòng dân, vượt xa hơn hắn tưởng; nên Giang càng đố kỵ.
Giang kêu Hồ Cẩm Đào đến, cố tình hỏi: “Anh thấy Pháp Luân Công ra sao?”. Hồ Cẩm Đào ý thức được cuộc đại vận động chính trị, nên đã sớm suy nghĩ về việc này, bèn nói: “Trong các vị thường ủy về hưu có nhiều người đang luyện, cũng có không ít thân nhân của các thường ủy đương nhiệm đang luyện, nếu trấn áp Pháp Luân Công, sẽ là việc rất trọng đại”.
“Thật là hồ đồ, giác ngộ chính trị quá trì độn, số học viên Pháp Luân Công vượt xa số đảng viên, đây chính là cơ sở để tranh đoạt quần chúng cùng đảng ta, sợ gì công việc lớn hay không lớn” – Giang đưa mắt nhìn Hồ, nói thêm: “Nghe nói anh có người bạn đồng học ngày xưa tên Trương Mạnh Nghiệp cũng đang luyện, người đó thế nào, anh nên đem người đó ra làm vai phản diện điển hình”.
Hồ Cẩm Đào thấy buổi nói chuyện có vẻ không ổn, đôi mắt đảo nhanh, chuyển giọng nói liền: “Anh ta là bạn học thời đại học của tôi, lúc trẻ còn là người bạn tốt, hiện tại đang luyện Pháp Luân Công. Nghe nói, anh ta cũng có uy tín trong các bạn đồng học, vậy nên trước tiên phải hạ thủ anh ta trước”.
Giang Trạch Dân nghĩ một hồi, rồi nói: “Ngày mai khai mạc đại hội thường ủy, đem việc trấn áp này ra bàn, để mọi người thống nhất tư tưởng”.
Sau khi đi ra, Hồ thấy trong lòng bực bội, đây rõ ràng là hắn cố ý kiếm chuyện với mình đây, Trương Mạnh Nghiệp là người bạn tốt của mình; lúc hội giao lưu bạn học Thanh Hoa mới mở, ba ngày trước trong buổi gặp gỡ, Trương Mạnh Nghiệp còn quan tâm đến sức khỏe của vợ chồng mình, tặng mình hai bản Chuyển Pháp Luân; vợ chồng mình đã đọc qua, thấy đây là sách khuyến thiện, sách dạy tu Phật, mình rất cung kính đặt sách trên giá ở tầng cao nhất. Nhưng khi nghĩ đến các cuộc vận động chính trị của Đảng, Hồ Cẩm Đào cảm thấy lạnh run, lúc còn trẻ cha và mình đã bị liệt vào thành phần hữu khuynh, bắt về quê làm các hoạt động khổ sai, mất hết tự do, đến nay trong ký ức còn nhớ rõ, các cuộc vận động của đảng cộng sản thật giống như khổ hình trong địa ngục, quả là đáng sợ. Nghĩ vậy, Hồ Cẩm Đào thấy thật khó xử. Hồ nghĩ tới nghĩ lui, bèn gọi điện thoại cho bạn đồng học ở Bắc Kinh, nói cuộc vận động chính trị mới sắp khởi ra, nói Trương Mạnh Nghiệp tạm thời không nên luyện công nữa, tốt nhất là lánh ra nước ngoài.
Trong ngày thứ hai của đại hội thường ủy, Giang Trạch Dân bức bách các ủy viên khác phải đồng thuận, sau cùng hỏi Hồ Cẩm Đào: “Đồng chí Cẩm Đào hãy bày tỏ thái độ”. Hồ Cẩm Đào nhìn thấy lính tráng tuần tra ngoài hội trường, biết rằng trong cuộc vận động này, nếu bày tỏ thái độ khác, là đã chọn con đường chết. Hồ lại nghĩ tới Đặng Tiểu Bình, lúc sống kêu Hồ phải phản đối, chống lại Giang. Nghĩ vậy Hồ liền nói: “Trấn áp thì tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng kinh phí sẽ rất lớn”. Giang nhảy dựng lên, chỉ vào mặt Hồ, mắng: “Phải cho anh xuống đài thôi, anh sợ tốn tiền, tiền có nhiều, tính gì nữa?”.
Thế là, sau khi thống nhất ý kiến, cuộc đại truy sát học viên Pháp Luân Công vào cuối thế kỷ, bắt đầu phát sinh. Đây là cuộc bức hại nhân quyền thê thảm nhất của nhân loại vào thế kỷ 20. Trường bức hại này diễn ra trên toàn thế giới, kéo dài gần 20 năm.
Kỳ thực trước khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, thiên tượng đã sớm cảnh báo nhiều lần. Năm đó tại Trung Quốc hồng thủy tràn lan, mưa to bão lớn suốt mùa hạ, nước dâng ngập tràn phá hoại mùa màng nông trại. Tại các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Hà Giang, An Huy, hồng thủy ngập tràn biến thành thị thành biển nước, có nơi nước dâng cao đến hai tầng lầu, khiến bao dân chúng bỏ mạng. Thấy vậy Giang lại rất phấn khích, cho rằng trời báo điềm may, trong họa loạn mà đoạt quyền thị uy, cũng chính là cơ hội chỉnh đốn chính trị. Giang ra lệnh cho các nơi bị hồng thủy nghiêm trọng phải phá đê đập để thoát nước. Một vài tỉnh thành, trong lãnh đạo có vài người đề kháng, nói: “Nước dâng đã chậm lại, nếu bây giờ phá đập thoát nước mà không báo dân biết, sẽ gây tai họa nghiêm trọng, đấy là xem thường mạng sống con người”. Nhưng Giang lại hạ lệnh: “Vì phòng chống lụt phải phá đê đập, ai không nghe lời sẽ chịu trách nhiệm!’.
Do không di dời dân lại không báo dân biết, nên khi phá đê đập, thôn trang vùng thấp bị nước dâng cao đến ba tầng lầu, dân chết vô số. Ba chữ “giang trạch dân” có hàm ý là mượn nước để giết dân, khiến dân lầm than khổ cực, hủy diệt hoàn cảnh đất nước Trung Quốc. Hồng thủy thật sự đã khiến Giang hưng phấn, mời vài người ngoại quốc đến Trung Nam Hải ăn mừng, ngẩng cao đầu hát khúc: “Đại hải đây – cố hương của ta”.
Thư ký của Hồ Cẩm Đào nói với Hồ: “Dân chúng đang trong cảnh lầm than cơ cực, bây giờ ông đi thị sát vài nơi, xem xét dân tình. Đây là cơ hội tốt để ông lấy được lòng dân cùng chính trị tư bản, không nên thông báo cho bất kỳ nơi nào, sáng mai ông nên thực hiện ngay chứ?”.
Hồ Cẩm Đào nghĩ ngợi hồi lâu rồi nói: “Không nên lập công cao hơn chủ, từ từ đợi đã, có thể Giang chủ tịch có cách tính khác”.
Ý của Hồ là: trong sự việc hồng thủy vừa qua, cần tìm đến nơi an toàn không bị thủy tai để thị sát, cho quay phim vài nơi nước lụt mà dân không bị thương hại đến một cọng lông, đem lên truyền hình, thì làm sao ảnh hưởng đến mình được? Quả nhiên, đến ngày thứ 3, tại Hồ Bắc nơi có ngập lụt nhưng không tai nạn, Giang cầm loa phóng thanh nói: “Dưới sự lãnh đạo của đảng, nhất định sẽ chống trời đấu đất, giành lấy thắng lợi!”, rồi ra lệnh Hồ đến thị sát nơi bị thủy tai nghiêm trọng nhất tại Hồ Bắc. Thư ký tỉnh Hồ Bắc là tay chân Hồ Cẩm đào, đã cho Tân Văn Liên Bá phát thanh trong 20 phút nói: tử vong tại Hồ Bắc rất nghiêm trọng, kinh tế tổn thất rất nặng nề, Hồ Bắc đang cần người phụ trách. Ý của tay thư ký này là Hồ Bắc cần có Hồ Cẩm Đào phụ trách.
Trên truyền hình, thư ký tỉnh Hồ Bắc vừa kể việc thủy tai vừa khóc lóc, nói cấp đảng ủy đáng lẽ có thể dẹp thủy tai tốt hơn lại không làm, sau khi xảy ra vụ việc mới đưa Hồ Cẩm Đào đến khảo sát. Mà đảng ủy là Giang Trạch Dân đứng đầu. Do vậy Giang nổi trận lôi đình, định cách chức thư ký tỉnh Hồ Bắc. Sau này Tăng Khánh Hồng, La Cán đề xuất, nếu muốn bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc, thì nên lấy Hồ Bắc làm thí điểm, thư ký tỉnh Hồ Bắc sẽ có chỗ dùng tới, thư ký tỉnh ủy các tỉnh khác không nên đụng trước. Để xử trí Hồ Bắc cần tạm thời giữ lại tay thư ký này.
Lúc mới bắt đầu trấn áp Pháp Luân Công, thiên tượng biến đổi dị thường. Vào ngày đó của tháng 7/1999, trời đang quang đãng trong sáng, đột nhiên trở nên ảm đạm thê lương, phát sinh nguyệt thực, toàn Trung Quốc từ Đông sang Tây, trời đều u tối, dân chúng khắp xứ sợ hãi. Giang Trạch Dân lệnh cho quân cảnh, đặc vụ giả làm học viên Pháp Luân Công vừa đi chơi đàng điếm, đánh nhau chửi nhau, bài bạc hút sách… lại vừa đi khắp nơi tự xưng là người luyện công, hô Pháp Luân Đại Pháp hảo. Khiến dân chúng ngộ nhận học viên Pháp Luân Công là những người xấu.
Hồ Cẩm Đào về đến nhà, lấy bản Chuyển Pháp Luân trên giá xuống, đưa cho vợ mình là Lưu nữ sĩ, nói: “Nhờ em giao cuốn này cho bạn đồng học ở Bắc Kinh, nói họ trả lại cho bạn Trương giúp anh”.
Sau khi Lưu nữ sĩ nhận sách, trời đang ảm đạm trở nên trong sáng.
Nhưng nhân dân Trung Quốc đã rất chán ghét các cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ, hơn nữa Pháp Luân Công đã xuất hiện ở Trung Quốc được 7, 8 năm, đều cảm thấy môn này rất tốt, không ai muốn tham gia bức hại Pháp Luân Công, họ chỉ muốn kiếm tiền, sống cuộc sống an nhàn thoải mái. Do dân chúng không tích cực trong việc bức hại Pháp Luân Công, Giang cảm thấy không đạt hiệu quả như ý muốn, nên sai khiến Tăng, La ngụy tạo vụ tự thiêu ở Thiên An môn đăng lên báo chí, lập tức toàn quốc bị thật giả lẫn lộn.
Ngụy án tự thiêu tệ hại nhất trong thế kỷ, đã khiến toàn Trung Quốc chìm trong hắc khí, dân chúng cừu hận, mọi đấu đá oán thù phát sinh từ đó. Cuộc đại truy nã toàn quốc bắt đầu, rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam vào lao ngục, nhốt trong chuồng hổ, bị ngâm trong nước ớt, tiêm thuốc độc, thậm chí bị mổ sống cướp nội tạng, thủ tiêu thân thể… Cảnh sát nào đánh chết học viên Pháp Luân Công cũng không coi là phạm pháp, mà còn được khen thưởng. Mục đích của việc tra tấn hành hạ học viên Pháp Luân Công là bắt họ phải viết chuyển hóa thư, yết phê thư, hối quá thư, quyết liệt thư, bảo chứng thư từ bỏ tu luyện. Thân bằng quyến thuộc của họ cũng liên đới, bị đuổi việc, ai bao che thì bị trừng phạt, ai tố giác thì được thưởng. Do vậy trên toàn nước, nhiều người vì ham lợi, bán rẻ lương tâm, bức hại Pháp Luân Công, thế thái dân tình đã bị ác hóa.
Trương Mạnh Nghiệp bị đặc công dùng xe đụng chết, mẹ của Trương bị bắt giam, Tiểu Trương là con gái của Trương lúc trước hay theo cha đến thăm gia đình Hồ ở Bắc Kinh nên vợ Hồ biết mặt, trốn đến Bắc Kinh, điện thoại nhờ Lưu bảo hộ, Hồ không đồng ý. Cuối cùng Lưu nữ sĩ đồng cảm, kêu bảo mẫu đem con gái của Trương về nuôi dưỡng.
Lưu không đến thăm Tiểu Trương, chỉ kêu bảo mẫu đem tư liệu lịch sử cho Tiểu Trương xem. Tiểu Trương không biết ý gì, xem qua thấy đó là tư liệu của nội bộ ĐCSTQ từ năm 1936 đến 1989:
Năm 1936, Hồng quân trên đường hành binh, đến Giang Tây, Mao Trạch Đông vì để tập trung quyền lực, đã phát động cuộc vận động đoàn AB, chỉnh túc các phần tử dị ý, giết hại hết một phần ba Hồng quân.
Cuối năm 1940, trong cuộc vận động chỉnh an tại Diên Phong, một số lớn các phần tử trí thức toàn quốc trong việc kháng Nhật tại Diên An, phải viết bản tự kiểm về việc có liên hệ với Quốc Dân đảng, rất nhiều người tận mắt chứng kiến thân nhân bị giết bởi chỉnh lý hoặc tự sát, hoặc nổi điên, tổng số ước độ một phần tư.
Từ năm 1951 đến 1956, trong các vận động: tam phản, ngũ phản, phản hữu, phản phú, có khoảng 500 vạn nhà địa chủ, tư bản, phú ông hoặc các người thuộc phái hữu, bị giết chết bởi các cán bộ hoặc dân quân địa phương.
Bước đại nhảy vọt làm chết đói 4 ngàn vạn người.
Trong cuộc Văn Cách số phần tử tri thức, đảng viên, cán bộ bị chết bởi các vệ sĩ giai cấp vô sản, dân quân và Hồng vệ quân, ước khoảng 500 vạn.
Năm 1989 khoảng 100 vạn học sinh, thanh niên, thị dân bị chết bởi quân cảnh.
(Còn nữa)
Tác giả: Đồ Xích Long
Theo Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét