HỒNG THỦY
(GDVN) - Trung - Nga đã sử dụng G-20 để thể hiện một mặt trận đoàn kết chống lại trật tự quốc tế mà họ cho là do phương Tây định hướng.
Biển Đông trước thềm G-20: Đừng giễu võ giương oai, đừng bắt nạt nước nhỏTầm nhìn Franklin Roosevelt đang bị tham vọng Trung Nam Hải phủ nhận?Báo Trung Quốc điên cuồng chống phá Singapore vì Biển Đông
Nikkei Asian Review ngày 5/9 bình luận, Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ lời kêu gọi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông.
Putin đồng ý quan điểm của Tập Cận Bình rằng: "Không thích hợp cho một bên thứ ba can thiệp vào vấn đề giữa hai quốc gia khác."
Tờ báo nhận định, cho dù chi tiết hội đàm Putin - Tập Cận Bình không được tiết lộ, nhưng việc Tổng thống Putin tái khẳng định lập trường của Nga ủng hộ Bắc Kinh không cho "bên thứ 3 can thiệp vào vấn đề giữa 2 nước khác", đó chính là lập luận của Trung Quốc vẫn sử dụng để chỉ trích sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề Biển Đông.
Nikkei Asian Review nhận định, thái độ này của ông Putin nhằm vào nhiều mục đích.
Thứ nhất, Điện Kremlin muốn gửi thông điệp đến Nhà Trắng rằng, Mỹ không thể bỏ qua Nga ngay cả khi đối phó với các vấn đề ở châu Á.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: AP. |
Thứ hai, thể hiện một mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc cũng là một lời cảnh báo đối với Mỹ, chống lại việc mở rộng ảnh hưởng của Washington trong khu vực Trung Á và vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ.
Tuy nhiên, dù phát biểu chống lưng cho Tập Cận Bình về vấn đề Biển Đông, nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ can thiệp vào Biển Đông trong thực tế.
Putin nhìn thấy cơ hội cho Nga để khai thác các lợi ích kinh tế rất lớn từ Trung Quốc bằng cách phát biểu vài câu ủng hộ Bắc Kinh, trong lúc các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải ngày càng cảm thấy bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông.
Hai nhà lãnh đạo cũng có thể đã thảo luận về cuộc tập trận chung Nga - Trung ở Biển Đông từ 12/9 đến 19/9. Sergei Oznobishchev, một chuyên gia Nga về an ninh quốc gia cho rằng, hoạt động này chủ yếu nhằm gửi thông điệp tới Mỹ.
Có điều, các cuộc tập trận chung Trung - Nga sẽ tránh xa quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), nơi Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) và vấp phải sự lên án từ cộng đồng quốc tế. [1]
South China Morning Post ngày 5/9 nhận định, hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Putin đã cam kết phối hợp chặt chẽ hơn với nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước với phương Tây gia tăng.
Tân Hoa Xã nói rằng, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung - Nga sẽ tăng cường hợp tác chiến lược và kiên quyết ủng hộ nhau trong vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia.
Wang Xianju, một nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội Âu - Á nhận xét, Trung - Nga đã sử dụng G-20 để thể hiện một mặt trận đoàn kết chống lại trật tự quốc tế mà họ cho là do phương Tây định hướng. [2]
Tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu là cách che đậy những căng thẳng nghiêm trọng giữa Obama với Tập Cận Bình
Theo South China Morning Post ngày 5/9, cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn tồn tại nhiều bất hòa, tăng cường tình trạng thù địch trong một loạt tranh chấp từ thương mại cho đến an ninh.
Tuyên bố riêng rẽ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Trung Quốc đêm thứ Bảy 3/9 miêu tả cuộc họp giữa 2 nguyên thủ là "thẳng thắn", cách biểu đạt đàm phán khó khăn, ít có kết quả trong ngôn ngữ ngoại giao.
Steve Tsang, một thành viên Viện Chính sách Trung Quốc Đại học Nottingham nhận xét: "Tập Cận Bình biết Obama sắp rời Nhà Trắng và chỉ chờ đợi Obama rời quyền lực, hoặc về cơ bản bỏ qua những gì Obama đã nói."
Thời Ân Hoằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Nhân Dân Trung Quốc nói rằng, Tập Cận Bình và Obama đã giảm bớt lập trường cứng rắn về vấn đề Biển Đông.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, hai ông đã nói về phán quyết của Hội đồng Trọng tài (thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai UNCLOS 1982) ở Biển Đông.
Bàng Trung Anh từ Đại học Nhân Dân Trung Quốc bình luận: "Thực tế Tập Cận Bình rõ ràng rất bận rộn với lịch trình chặt chẽ trong G-20, vẫn phân bổ thời gian nhiều hơn để nói chuyện với ông Obama, điều này cho thấy ông ưu tiên quan hệ của mình với Obama hơn cả."
Đổi lại, Obama đã cố gắng không gây rắc rối cho nước chủ nhà, bằng cách đánh giá cao hội đàm với Tập Cận Bình. Obama sẽ chọn đối đầu với Trung Quốc tại khuôn khổ các hội nghị do ASEAN tổ chức tại Lào từ ngày mai 6/9.
Thời Ân Hoằng cho rằng, việc công bố thỏa thuận phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chỉ là màn che đậy vụng về những bất đồng giữa hai nước, bởi nó chỉ xác nhận lại cam kết trước đó chứ không có gì mới. [3]
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét