Nghiêm Thị Hằng
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2016 6:36 AM
Kì II: Cô đơn không vợ, không con
Từng có 2 đời vợ và 3 người con, nhưng những năm
tháng cuối dốc nắng cuộc đời, mang trong mình nhiều trọng bệnh, Lê Lựu sống
trong cảnh cô đơn không vợ, không con, phải nhờ người dưng chăm sóc. Có nhà đất
của tổ tiên để lại, có căn hộ được Quân đội cấp tại khu phố nhà binh…Tình tan
vỡ, Lê Lựu cũng trắng tay mất nhà, mất đất…
Rồi Lê Lựu cũng có nhà to 3 tầng được Quân đội
phân ở số 8 Lý Nam Đế, con cái cũng lớn dần. Ông khoe con gái học trường Ngoại
giao, nay đi làm cho Liên Hợp quốc, con trai tốt nghiệp Học viện báo chí.
Chuyện gia đình cũng lúc buồn lúc vui, quan hệ vợ chồng ông cố dấu khi cuộc đời
đã bước sang quá chiều, nước mắt mặn chát lặn vào tim.
Cuối năm 2006 Lê Lựu đã bị xuất huyết não, cũng
bởi dây thần kinh xúc cảm bị tổn thương, nên nhà văn khóc nhiều, nước mắt của
tuổi già trong cơn bạo bệnh. Năm 2009 Lê Lựu bị tai biến mạch máu não lần thứ
ba, phải nằm viện vật lộn giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Thay vì vào
chăm sóc người bệnh thì vợ ông mang giấy li hôn đến để ông kí; còn hai đứa con
chỉ chầu chực chờ bố cho phép bán căn nhà 50 mét vuông xây 3 tầng ở phố Lý Nam
Đế.
Không muốn mất đi nơi ở đã gắn bó với mình suốt
10 năm qua và cũng mong níu kéo chút tình cảm của các con, nhà văn đã đưa ra
một điều kiện đau đớn: “Nếu các con kí giấy cam kết không liên quan gì đến bố
nữa, thì bố sẽ đồng ý bán nhà”. Không ngờ, hai đứa con kí luôn. Ngày
18/11/2009, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Lê Lựu viết giấy đồng ý bán
nhà với điều kiện: “Từ nay trở đi (1/12/2009) tôi và chị L, anh C (tên con gái
và con trai) không còn quan hệ gì với nhau và không được làm gì ảnh hưởng đến
công việc và cuộc sống của nhau”.
Lê Lựu thua trắng, mất trắng và tuyệt vọng đến
cùng cực. Chuyện nhà Lê Lựu vỡ tung, lúc này ông ôm mặt khóc rưng rức, khi bị
người vợ sau và con cái phụ tình. Bán nhà được 5 tỉ đồng, 3 mẹ con lấy 3 tỉ còn
đưa Lê Lựu 2 tỉ đồng. Cũng từ đó ông bặt tin vợ với 2 con. Chuyện này báo chí
đã thông tin, Lê Lựu cũng chẳng dấu. Cũng vì chuyện này người thì xót thương và
cám cảnh thay chuyện nhà Lê Lựu, kẻ thì đổ dầu vào lửa cho rằng nhà văn sống
với vợ con có bạc tình phụ nghĩa hay không? Có bị quả báo hay không? Dư luận ấy
có thể là tàn nhẫn với nhà văn, nhưng Lê Lựu không oán hận, bởi cuộc đời này
ông chính là nạn nhân của số phận đắng cay nghiệt ngã.
Ngã bệnh hiểm nghèo từ năm 2006, mang trong mình
14 thứ bệnh hành ông về thể xác, còn cung phu thê, tử tức triệt ông ở tinh
thần. Lê Lựu chỉ có thể mang nỗi đau này sang thế giới bên kia trong cô đơn.
Nước mắt theo Lê Lựu hóa thân vào những nhân vật
bất hạnh khổ đau Giang Minh Sài của “Thời Xa vắng”, Núi của “Sóng ở đáy sông”,
nước mắt xế chiều của nhà văn mang trong người nhiều trọng bệnh theo ông vào
"Thời loạn", "Ở quê ngày ấy" và "Gã dở hơi" xuất
bản từ sau năm 2010, khi ông vượt qua nỗi đau bệnh tật để viết sách.
Khoảng 3 năm nay ông đang viết dở cuốn tiểu
thuyết cuối cùng của đời mình, dự định là 500 trang, nhưng mới viết được một
nửa, còn một nửa không biết có kịp hoàn thành? Nỗi đau về tinh thần, sự tan nát
gia đình đánh gục nhà văn như những cú nốc ao, bị “vợ bỏ, con từ”, bán nhà đòi
đất…
Và bây giờ Lê Lựu vẫn không bị bệnh tật cướp đi
trí thông minh, ông vẫn nhớ tất cả, nhưng nhớ để mà đau, càng nhớ càng đau…Thôi
thì số mệnh đã an bài. Niềm an ủi duy nhất của Lê Lựu trong những ngày bị “vợ
bỏ, con từ” chỉ còn đứa con gái ông có với người vợ đầu. Dạo đó, cứ tối con gái
nhà văn lại từ Hưng Yên lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chăm bố, sáng ra
lại trở về đi làm. Lê Lựu úp mặt vào hai bàn tay xương xẩu, khóc nức lên khi
nhắc về “đứa con của cán bộ” vất vả ở Khoái Châu quê nhà - đứa con không được
ông chăm sóc chu đáo, nhưng lại có hiếu nhất khi bố lâm trọng bệnh. Tình cảm
của con gái lấy được niềm tin của bố.
Bán nhà được vợ chia cho 2 tỉ đồng, nhưng ông đã
trích ra 1 tỉ đồng để sáng lập Quỹ Nhà văn Lê Lựu, nhằm khích lệ các thế hệ nhà
văn trẻ trong sáng tác văn học về đề tài: Nông nghiệp, nông thôn và văn hóa
doanh nhân. Theo ông, nông dân - doanh nhân là hai lực lượng nòng cốt đóng góp
rất lớn vào công cuộc phát triển đất nước. Ông cũng là nhà văn duy nhất có quỹ
giải thưởng văn học mang tên mình khi còn sống.
Chuyện bán nhà vì lòng tham của vợ con, lại bị
“vợ bỏ, con từ” của nhà văn Lê Lựu chưa lắng xuống, thì năm 2012 ông lại phát
hiện mảnh đất đất tổ tiên mẹ cha để lại ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bị
chính người vợ ông đã li hôn 40 năm trước kê khai sổ đỏ chiếm mất. Ngày về cố
hương nước mắt nhà văn đã tuôn trào vì đất. Lê Lựu không đòi đất, không đuổi bà
vợ cả ra đường, ông chỉ đòi trả lại tên mình trên mảnh đất tổ tiên cho ông là
người thừa kế, trả lại tên ông chính chủ trên sổ đỏ là cái lí, sau đến cái
tình, ông cho ai thì cho, dẫu biết ngày về gặp tổ tiên, ông cũng chẳng thể mang
theo mảnh đất này…
Nỗi đau lớn đến mức Lê Lựu là người từng nói
chuyện hay như chúa giảng kinh, giờ đây ú ớ nói không ra lời đành chịu nốc ao
trong vụ kiện đòi lại đất thừa kế giữa quê cha đất tổ, ông bỏ dở vụ kiện vì
ngang trái cuộc đời./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét