Theo Tổng cục Hải Quan, trong 8 tháng đầu năm nay, lượng hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam vẫn tăng cao. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 8 đạt 31,62 tỷ USD, tăng 2,37 tỷ USD so với tháng trước.
Các mặt hàng nhập khẩu nhiều là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng. Trong tháng 8, trị giá nhập khẩu loại hàng này là 2,5 tỷ USD, tăng 11,6% so với tháng trước.
Các mặt hàng đã có xu hướng nhập khẩu tăng là sắt thép, ô tô nguyên chiếc, hóa chất, vải, máy móc và thuốc trừ sâu…
Mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cũng được nhập nhiều. Trị giá nhập khẩu trong tháng 8 là 2,6 tỷ USD, tăng 8,3% so với tháng trước. Tính cả 8 tháng, trị giá nhập khẩu là 17,64 tỷ USD.
Riêng lượng sắt thép nhập từ Trung Quốc đã bằng hơn 65% sản lượng của các nhà máy thép trong nước. Lượng thép nhập từ Trung Quốc sau 8 tháng đầu năm là 7,3 triệu tấn.
Trong hoàn cảnh cung thép Trung Quốc đang dư thừa, Việt Nam lại đang trở thành nơi tiêu thụ đáng kể cho Trung Quốc.
Việc nhập khẩu một lượng lớn thép từ Trung Quốc cũng tạo sức ép lớn đối với sản xuất trong nước.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng thép toàn ngành trong 7 tháng qua đạt 9,9 triệu tấn, trong khi đó, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 6,5 triệu tấn, tức là chiếm hơn 65,6% sản lượng các nhà máy thép trong nước. Đó là chưa nói đến còn một số lượng lớn các loại sắt thép nhập lậu không được hải quan tính toán.
Để bảo vệ ngành thép trong nước, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT, ngày 18/07/2016 về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với phôi thép và thép dài. Theo đó những loại thép này sẽ đựợc tính thuế ở mức cao.
Với việc áp thuế này, Bộ Công thương và ngành thép kỳ vọng sẽ giúp giảm lượng nhập từ Trung Quốc, qua đó bảo vệ được ngành thép trong nước.
Ngọn Hải Đăng
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét