Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tiếp đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Bắc Kinh ngày 12/9.
Lễ đón diễn ra tại Đại lễ đường nhân dân, Bắc Kinh.
Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc từ khi Thủ tướng Việt Nam nhậm chức vào tháng 4/2016.
Chuyến thăm cũng là lần đầu tiên lãnh đạo cao cấp Việt Nam thăm Trung Quốc sau cuộc chuyển giao lãnh đạo ở Đại hội XII đầu năm nay.
Theo tường thuật của phía Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại lập trường kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.
Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc từ khi Thủ tướng Việt Nam nhậm chức vào tháng 4/2016.
Chuyến thăm cũng là lần đầu tiên lãnh đạo cao cấp Việt Nam thăm Trung Quốc sau cuộc chuyển giao lãnh đạo ở Đại hội XII đầu năm nay.
Theo tường thuật của phía Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại lập trường kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ông đề nghị hai bên tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp.
Ông cũng nói cần thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá.
Tại cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Trung Quốc “sớm triển khai khoản vay bổ sung trị giá 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đưa công trình này vào sử dụng theo đúng dự kiến”, theo trang web chính phủ Việt Nam.
Sau cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng, hai bên đã ký 9 văn kiện hợp tác, trong đó có:
Hiệp định gia hạn bổ sung Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021
Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Danh mục dự án hợp tác năng lực sản xuất
Hiệp định thương mại biên giới sửa đổi
Bản ghi nhớ xây dựng Quy hoạch hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016 - 2020
Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giữa hai Bộ Giáo dục giai đoạn 2016 - 2021
Bản ghi nhớ về việc trao tặng thiết bị hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (trị giá 20 triệu Nhân dân tệ)
Bình luận
Trước đó, nhà báo Vincent Ni của Ban tiếng Trung, thuộc BBC World Service, bình luận:
"Xét đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tôi nghĩ là Trung Quốc không mong muốn Việt Nam thúc đẩy hơn nữa lập trường của mình, không đi theo nghị trình của Philippines. Trong quá khứ chúng ta biết rằng Việt Nam có lúc đã răn đe đem vấn đề ra Tòa án Quốc tế, theo gương của Philippines.
Bình luận
Trước đó, nhà báo Vincent Ni của Ban tiếng Trung, thuộc BBC World Service, bình luận:
"Xét đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tôi nghĩ là Trung Quốc không mong muốn Việt Nam thúc đẩy hơn nữa lập trường của mình, không đi theo nghị trình của Philippines. Trong quá khứ chúng ta biết rằng Việt Nam có lúc đã răn đe đem vấn đề ra Tòa án Quốc tế, theo gương của Philippines.
"Trung Quốc muốn bảo đảm chắc chắn rằng phía Việt Nam sẽ không theo đuổi vụ kiện.
"Thứ hai, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ muốn hai bên dùng những lời lẽ tốt đẹp về các mối quan hệ song phương, nếu chúng ta nhìn vào những khía cạnh kinh tế, thương mại, hợp tác hai bên khá tích cực với kim ngạch, giá trị gia tăng hàng năm."
Việt Nam vừa tiếp đón nguyên thủ từ hai quốc gia quan trọng ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó ngoài chuyến thăm cách đây vài tuần của Thủ tướng Ấn Độ, ban lãnh đạo Việt Nam vừa đón tiếp Tổng thống Pháp trong một chuyến thăm chính thức hậu hội nghị thượng đỉnh G20.
"Thứ hai, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ muốn hai bên dùng những lời lẽ tốt đẹp về các mối quan hệ song phương, nếu chúng ta nhìn vào những khía cạnh kinh tế, thương mại, hợp tác hai bên khá tích cực với kim ngạch, giá trị gia tăng hàng năm."
Việt Nam vừa tiếp đón nguyên thủ từ hai quốc gia quan trọng ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó ngoài chuyến thăm cách đây vài tuần của Thủ tướng Ấn Độ, ban lãnh đạo Việt Nam vừa đón tiếp Tổng thống Pháp trong một chuyến thăm chính thức hậu hội nghị thượng đỉnh G20.
Cuộc họp giữa hai phái đoàn ngày 12/9 |
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia về chính trị khu vực bình luận:
"Thứ nhất, phần phát triển thương mại giữa hai nước, Việt Nam có mong muốn rằng Trung Quốc cùng với Việt Nam làm sao lành mạnh hóa quan hệ thương mại song phương, nhằm tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam và giảm khả năng nhập siêu từ Trung Quốc.
"Thứ hai, cũng trong thương mại, làm sao Trung Quốc xuất sang Việt Nam những hàng hóa có chất lượng cao hơn và có nguồn gốc rõ ràng, cũng như đảm bảo mặt an toàn, vệ sinh của các loại mặt hàng mang tính chất thực phẩm. Đấy là một mong muốn rất cụ thể của Việt Nam.
"Còn trong quan hệ chính trị, cũng như quan hệ liên quan Biển Đông, hai bên đều mong muốn rằng tiến tới việc xử lý các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình."
"Thứ nhất, phần phát triển thương mại giữa hai nước, Việt Nam có mong muốn rằng Trung Quốc cùng với Việt Nam làm sao lành mạnh hóa quan hệ thương mại song phương, nhằm tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam và giảm khả năng nhập siêu từ Trung Quốc.
"Thứ hai, cũng trong thương mại, làm sao Trung Quốc xuất sang Việt Nam những hàng hóa có chất lượng cao hơn và có nguồn gốc rõ ràng, cũng như đảm bảo mặt an toàn, vệ sinh của các loại mặt hàng mang tính chất thực phẩm. Đấy là một mong muốn rất cụ thể của Việt Nam.
"Còn trong quan hệ chính trị, cũng như quan hệ liên quan Biển Đông, hai bên đều mong muốn rằng tiến tới việc xử lý các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình."
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét