Thủy Thu |
Lo lắng vì luôn "dưới cơ" Washington, tướng Trung Quốc Kiều Lương đã kêu gọi quân đội chuẩn bị tinh thần trực chiến và cáo buộc Mỹ "gài bẫy" Bắc Kinh.
Tướng Trung Quốc: Mỹ gài sẵn một "cái bẫy sơ cấp"
Thiếu tướng Kiều Lương cáo buộc, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nước Mỹ đã "cháy nhà ra mặt chuột" khi vì muốn tự cứu mình nên biến tướng chính sách "bạn ổn, tôi càng ổn hơn" thành sách lược "tôi không ổn thì bạn đừng hòng mơ ổn hơn".
Tức là, Mỹ muốn kìm hãm sự phát triển các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc trong khó khănđịa chính trị, nhờ đó, Washington có cơ hội lấy lại thế thượng phong của mình.
Ông này đã lấy tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung-Nhật để chứng minh cho lập luận của mình. Theo đó, một tranh chấp dùng dằng đã hơn 40 năm nhưng bất ngờ "nóng lên" vào năm 2012.
Bởi điều này liên quan đến cuộc đàm phán hiệp định khu vực thương mại tự do của ba nước Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc vào cuối năm 2011 và thỏa thuận trao đổi hoán đổi tiền tệ của hai nước Trung - Nhật vào đầu năm 2016.
Nếu Bắc Kinh - Seoul - Tokyo hình thành khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á, nền kinh tế 20 nghìn tỷ USD của Mỹ sẽ trở thành nền kinh tế đứng thứ ba thế giới và khu vực thương mại tự do này chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các nền kinh tế xung quanh.
Như vậy, đồng Nhân dân tệ sẽ trở thành đơn vị tiền tệ chung tại Đông Bắc Á. Sau này, khi Nhân dân tệ tiếp tục trở thành đồng tiền chung của châu Á, đứng thứ ba trong bảng xếp hạng tiền tệ thế giới: Đô la Mỹ, Euro và Nhân dân tệ. Như vậy, Đô la Mỹ sẽ mất dần đi sức mạnh vốn có.
Theo ông Kiều, Washington đương nhiên không muốn hình thành khu vực tự do thương mại Đông Bắc Á và leo thang căng thẳng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là "giải pháp" tất yếu phá vỡ viễn cảnh hiệp định thương mại tự do Đông Bắc Á.
Tướng diều hâu Trung Quốc còn "kết tội" Mỹ can thiệp vào tranh chấp bãi cạn Scarboroughcũng như triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc nhằm đối phó với Bắc Kinh.
Kiều Lương còn chỉ ra, gần đây, chỉ số đồng đô la Mỹ gặp nhiều bất lợi khi đối mặt với [động thái phá giá] đồng Nhân dân tệ của Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Mỹ đã dùng chiến lược địa chính trị tạo áp lực nhằm giành lại nguồn vốn từ tay Trung Quốc nên mới điều hai hạm đội tàu chiến tới biển Đông.
"Nếu Mỹ chiến tranh với Trung Quốc, nguồn vốn này sẽ đồng thời rời xa hai nước giao chiến mà chảy vào túi những kẻ "bàng quan" như các nước châu Âu, Nga...
Vì thế, Washington sẽ không gây chiến và Bắc Kinh không cần lo lắng về chiến tranh, càng không nên rơi vào 'cái bẫy sơ cấp' mà Mỹ đã bố trí sẵn", Kiều Lương viết.
3 giải pháp để không dưới cơ Mỹ
Tướng "diều hâu" Kiều Lương lý luận, trong thời gian dài, chính quyền Bắc Kinh đã sai lầm khi tách riêng hai vấn đề lãnh thổ với lợi ích kinh tế và nước Mỹ đang lợi dụng sơ hở này để đối phó với Trung Quốc.
Theo ông này, Mỹ coi trọng lợi ích kinh tế hơn bất cứ quốc gia nào, bởi Washington hiểu rằng lợi ích kinh tế là nền tảng sức mạnh quốc gia. Gần 20 năm nay, các cuộc chiến do Mỹ đứng đầu đều không phải vì mục đích lãnh thổ mà nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia.
"Do đó, Trung Quốc cần học cách làm một nước lớn và Mỹ chính là 'người thầy tốt nhất'. Từ chiến lược lớn đến các kỹ năng nhỏ [của Mỹ], [Trung Quốc] đều cần thận trọng tổng kết", Kiều Lương nhấn mạnh.
Cụ thể, ông này đã đưa ra ba lời khuyên cho Bắc Kinh nhằm đối phó với Washington trong tình hình hiện tại.
Thứ nhất, Trung Quốc cần chú ý cân bằng giữa vấn đề lãnh thổ và lợi ích thực tế, tức Bắc Kinh cần "cân đo đong đếm" để ưu tiên hơn vấn đề mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài.
Trung Quốc cần chọn nỗ lực thúc đẩy khu vực thương mại tự do ở Đông Bắc Á, hình thành cộng đồng kinh tế châu Á và đưa đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền chung của hệ thống tiền tệ khu vực; hoặc chọn giải quyết tranh chấp lãnh thổ như quần chỉ nghĩ đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hay bãi cạn Scarborough.
"Phần lãnh thổ 'thiêng liêng' hôm nay không giành lại được, ngày mai chúng ta [Trung Quốc] nhất định sẽ giành lại được. Nhưng cơ hội thúc đẩy Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, thực hiện kỳ vọng lịch sử - phục hưng dân tộc Trung Hoa sẽ dễ dàng tuột khỏi tầm tay", Kiều Lương hùng hổ.
Kiều cũng cho rằng, nếu Trung Quốc manh động gây ra chiến tranh, môi trường đầu tư của cả khu vực sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khiến các nhà đầu tư rút vốn và đây là "kết quả mà người Mỹ hy vọng nhìn thấy".
Theo Kiều Lương, trên bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu, có thể mô tả Nga là "quốc gia thượng lưu" với nền kinh tế xuất siêu, Mỹ - "quốc gia hạ lưu" với nền kinh tế nhập siêu và Trung Quốc - "quốc gia trung lưu" khi phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nhập khẩu và thị trường xuất khẩu.
"Đây là lí do, [Trung Quốc] không thể cương quyết như Tổng thống Nga Putin. Một quốc gia mạnh nhưng thiếu cương quyết, nguyên nhân không nằm ở nhiệt huyết mà cơ sở điều kiện cần và đủ mới mang tính quyết định", Kiều nhận định.
Thứ hai, Trung Quốc không nên mang điều kiện hạn chế để bào chữa cho sự thiếu tinh tế khi cân bằng hai vấn đề lãnh thổ và lợi ích kinh tế.
"[Trung Quốc] cần chuyển từ bị động sang chủ động... Không thể cứ để cho một số nước như Mỹ, Nhật Bản hay Philippines gây phiền phức. [Trung Quốc] cần chủ động đẩy phiền phức lại cho 'kẻ gây ra phiền phức'.
Khi [Trung Quốc] học được cách chiếm thế thượng phong, đánh vào điểm yếu của đối phương thì những phiền phức họ đưa đến cũng sẽ sớm tiêu tan", Kiều Lương bình luận.
Thứ ba, theo tướng "diều hâu" này, Bắc Kinh không chủ trương xây dựng đồng minh nhưng không có nghĩa là không bắt tay với nước khác.
Ví như, mối quan hệ Nga - Trung là quan hệ "cộng sinh" nhằm đối phó áp lực của nước Mỹ.
Kiều Lương cho rằng, quân đội Trung Quốc cần học theo tuyên bố của Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ, Đô đốc Harry Harris: "Cần chuẩn bị sẵn sàng tác chiến giống như tối nay sẽ khai chiến vậy".
Đây là phát biểu của Đô đốc Harris trong cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times hồi tháng 5 trước thời điểm Tòa trọng tài thường trực (PCA) đưa ra phán quyết về biển Đông.
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét