22/09/2016
Phạm Chí Dũng
21-9-2016
Cùng
trong tháng 8/2016, hai thông tin kinh tế hoàn toàn “phản nghịch” nhau là Ngân
hàng nhà nước báo cáo về quỹ dự trữ ngoại hối tăng thêm 10 tỷ USD – tức đến 40
tỷ đôla, trong lúc Chính phủ buộc phải bán “12 ông lớn” để thu về khoảng 7 tỷ
đôla nhằm trám vào vực thẳm hun hút của ngân sách quốc gia.
Thủ tướng Phúc vẫn phận sự ‘cấp phó’
Một
nghịch lý từ nạn “cha chung không ai khóc” cho đến cảnh bùng nổ bán tống bán
tháo. Trước đây vài chục năm, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn
ra vô cùng ậm ạch với đủ thứ lý do được nại ra, trong đó một nguyên do rất khó
nói là đảng không muốn tự làm mất đi “vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh”,
còn nhiều quan chức giám đốc doanh nghiệp nhà nước cũng chẳng muốn phải chia
chác quyền lực điều hành và lợi ích với các nhóm kinh tế tư nhân.
Nhưng
đặc biệt từ thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2006, tốc độ cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước dần gia tăng. Đó cũng là thời gian mà nhiều nhóm lợi ích – kết
cấu giữa loại tư nhân con ông cháu cha với giới quan chức thường bị coi là
“tham nhũng chính sách” – mặc sức hoành hành trên mặt trận cạnh tranh vô chính
phủ và thâu tóm theo kiểu luật rừng. Kết quả 9 năm của “triều đại Nguyễn Tấn
Dũng” là trong khi 2/3 doanh nghiệp nhà nước làm ăn bết bát và bị rút đến rỗng
ruột như Vinashin và Vinalines, chỉ có những doanh nghiệp công – tư lẫn lộn nằm
trong guồng máy nhóm lợi ích mới trở nên giàu nứt đố đổ vách.
Nhưng
trái lại, ngân sách quốc gia và do đó là tiền đóng thuế của dân bị coi là “bị
phá chưa từng có”.
Để
ngay trước Đại hội XII và như một động tác lập thành tích chạy đua vào ghế tổng
bí thư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát pháo hiệu mà từ đó tốc độ bán vốn nhà
nước tại nhiều doanh nghiệp lớn bất thần tăng vọt.
Và
nếu thời điểm cuối năm 2015 chứng kiến Thủ tướng Dũng báo cáo sẽ bán cổ phần
tại những doanh nghiệp nhà nước, kể cả “con bò sữa” như Vinamilk để “bù đắp khó
khăn ngân sách” trong bối cảnh “ngân sách trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng mà
không biết chi cho cái gì”, nay Thủ tướng Phúc đang tiếp tục “kiến tạo” những
gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng ấp ủ chưa thành hình trước đó.
Giờ
đây, ngân sách không chỉ “khó khăn”, mà là nguy ngập!
Quả
là ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn tiếp tục làm tròn phận sự “cấp phó” cho thủ tướng
đã nghỉ hưu Nguyễn Tấn Dũng, như đã từng tỏ ra ngoan ngoãn trong dĩ vãng phó
thủ tướng. Cả một thời lên ngôi của ông Dũng đã thải ra vô số hậu quả và di hại
mà giờ đây ông Phúc buộc phải lãnh nhận và “xử lý”, nếu còn muốn “đảng lãnh đạo
toàn diện” cho ngồi ở ghế thủ tướng.
Không
còn cách nào khác, tại cuộc họp với các bộ ngành về chủ trương bán vốn nhà nước
tại doanh nghiệp được Chính phủ tổ chức vào tháng 8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã phải chỉ đạo tiếp tục bán vốn tại hàng loạt doanh nghiệp khủng như Tổng
công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty CP Bia rượu
nước giải khát Hà Nội (Habeco) và bán cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước (SCIC) tại 10 doanh nghiệp như Công ty CP Sữa VN (Vinamilk),
Tổng công ty CP Bảo Minh, Tổng công ty CP Tái bảo hiểm quốc gia VN, Công ty CP
nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty CP FPT, Công ty CP viễn thông FPT…
7 tỷ đôla xài được bao lâu?
Cuộc
cách mạng bán tháo vốn nhà nước đã diễn ra ngay vào đầu năm 2016, để đến giữa
năm phía chính phủ “xông xênh” bước ra trước Quốc hội với món tiền bán vốn được
10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chừng đó vẫn là quá ít so với túi thủng ngân sách.
Trong
khi kế hoạch bán đường, bán cảng, bán sân bay… mà Thủ tướng Dũng chỉ đạo các bộ
ngành “nghiên cứu thực hiện” từ năm 2015 vẫn chưa đâu vào đâu, đơn giản là vì
chưa có ai mua, thì việc Thủ tướng Phúc rút tiền từ cổ phần nhà nước trong các
doanh nghiệp lớn là chóng vánh và thuận lợi nhất.
Một
chuyên gia ngành tài chính ước tính, nếu bán hết vốn nhà nước tại 10 công ty
thuộc SCIC cùng Habeco, Sabeco, Nhà nước có thể thu được tới 7 tỷ USD (khoảng
150.000 tỉ đồng).
Con
số 150.000 tỷ đồng trên, bằng khoảng 13% chi ngân sách năm 2016, là một số tiền
lớn và đáng kể trong bối cảnh đảng không biết lấy tiền đâu để chi xài sau những
vụ suýt nữa vỡ nợ của các thành ủy Cà Mau và tỉnh ủy Bạc Liêu, để sang năm 2016
còn nghe nói đảng đã phải dùng đến “quỹ đen” (một loại quỹ dự phòng trong đảng)
và đang phải tìm cách “nhất thể hóa” giữa một số cơ quan đảng với cơ quan chính
quyền để tiết giảm nguồn chi ngân sách.
Số
tiền 150.000 tỷ đồng trên, ngay trước mắt sẽ bù đắp cho khoản bội chi ngân sách
năm 2016 có thể lên đến 150.000 tỷ đồng hoặc hơn.
Thế
nhưng 150.000 tỷ đồng cũng chỉ đủ để chi ngân sách khoảng 1,5 tháng. Câu hỏi
đặt ra là sau khi bán sạch những cổ phần ngon ăn và màu mỡ nhất tại các doanh
nghiệp, chính quyền Việt Nam còn gì để bán?
Bán, bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán!
Một
câu hỏi khác: Tại sao Chính phủ không chỉ đạo cho Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà
nước cắt ra chỉ cần một nửa lượng dự trữ ngoại hối – khoảng 20 tỷ USD – là có
ngay một lượng ngoại tệ lớn để chi dùng cho ngân sách và kéo dài thêm sự tồn
tại của rất nhiều viên chức đảng?
Nếu
cách đây chừng 5 năm và đặc biệt dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kế sách
ấy là dễ như thò tay vào túi, thì nay dưới chế độ của Thủ tướng Phúc, ưu tiên
trả nợ nước ngoài và cả nợ trong nước mới là phương sách tối thượng nhằm tránh một
sự sụp đổ kinh tế và cả chính trị. Trong năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã phải
trả đến 20 tỷ USD nợ đến hạn cho các chủ nợ quốc tế như Ngân hàng thế giới
(WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB)… Còn năm
2016, phần trả nợ nước ngoài cũng phải lên đến ít nhất 12 tỷ USD. Chính vì thế,
nếu ông Phúc chỉ đạo cắt quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam để chi xài cho lương
công chức viên chức và cái gọi là “đầu tư phát triển” đầy rẫy lãng phí và tham
nhũng thì rất có thể sẽ chẳng còn gì để dùng trả nợ quốc tế.
Mới
đây, một chuyên gia kinh tế là bà Phạm Chi Lan đã phải thốt lên rằng các nguồn
lực đã cạn kiệt. Vậy lấy gì để bảo đảm cho “kế hoạch phát triển kinh tế giai
đoạn 2016 – 2020”?
Cho
đến nay, bản vẽ tạo ra “nguồn lực” bằng phát hành 3 tỷ trái phiếu đặc biệt ra
thị trường quốc tế được tung hô dưới thời Nguyễn Tấn Dũng đã hầu như thất bại.
Tương tự cảnh không một đối tác quốc tế nào chịu mua nợ xấu của Việt Nam, cũng
chẳng có tập đoàn tài chính nước ngoài nào ngó ngàng đến “giấy lộn” được gọi là
trái phiếu đặc biệt.
Không
chỉ bà Phạm Chi Lan, mà một số chuyên gia gần gũi nhà nước cũng tình thật về
tình trạng cạn kiệt nguồn lực ở Việt Nam. Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc
cũng bởi thế đang phải đối mặt với một tương lai cực kỳ nan giải: tìm đâu ra
“nguồn lực” để bán vào năm 2017 và đặc biệt vào năm 2018, để ngân sách không bị
vỡ nợ?
Không
thể khác được, vào thời gian gần đây, Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính không
chỉ tiếp tục đẩy mạnh vay mượn quỹ Bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm y tế, mà một
lần nữa phải “nhìn trộm túi quần dân chúng”: 500 tấn vàng vẫn còn rải rác trong
dân, làm thế nào tung “chứng chỉ vàng” để thu gom tất cả, lấy vàng chi xài cho
ngân sách và đổi sang ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, còn phần trả vàng cho dân
chúng thì để các chế độ sau gánh!
Sau
sự thất thủ của cổ phần nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn, lẽ đương nhiên
những doanh nghiệp này sẽ rơi vào tay các tập đoàn lớn, trong đó hẳn có mặt
nhiều kẻ con ông cháu cha và nhóm quan chức “tham nhũng chính sách”. Nhưng đó rất
có thể là những “con bò sữa” cuối cùng mà Chính phủ còn để bán.
Bán,
bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét