Phi lý giá điện Việt Nam: Bán cho dân khoảng 1.700đ/KWh; bán cho khối doanh nghiệp nước ngoài (FDI) bình quân chỉ khoảng 1.000đ/KWh
Thưa ông Nguyễn Bách Phúc
Giá bán điện cho người dân hiện nay không phải là 1700 đ?KWh như ông tính mà 1700 đ tính cho 200 KWh số đầu tiên...Tôi xin gửi ông Phúc bản kê tính hóa đơn tiền điện của 1 gia đình Hà Nội tháng 7/2016 vừa qua để thấy người dân đã phải trả giá điện cao, bù cho các doanh nghiệp FDI như thế nào:
Từ số 210 KWh trở lên người tiêu dùng đã phải trả với giá 2242 đ/KWh; Gia đình này đã sử dụng 771 KWh trong tháng 7/2016 với hóa đơn tiền điện phải thanh toán là: 1.940.000 đ. Đây là gia đình sử dụng mức 4 người, 2 điều hòa chưa phải là nhiều...
Và thực tế là mỗi năm họ đã bù giá điện cho DN FDI 8,6 tỷ USD từ tiền thuế của người dân, với lý do là “hỗ trợ giá điện cho sản xuất công nghiệp”?
1. Rẻ nhất thế giới
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá điện ở nước ta hiện nay bình quân là 1.700 đ/KWh, tương đương 8 cents USD. Còn giá điện ở nước ngoài bình quân là 20 cents USD, nghĩa là giá điện Việt Nam rẻ hơn 2,5 lần thế giới.
Dĩ nhiên là người Việt Nam, ai cũng muốn mua được giá điện rẻ. Nhưng nếu phân tích trên thực tế, thì rõ ràng giá điện Việt Nam lẽ ra phải đắt hơn giá điện thế giới. Vì sao?
Đầu tiên, thiết bị chủ chốt của ngành điện Việt Nam (như turbin, máy phát, thiết bị tự động hóa, …) đều là hàng nhập khẩu, đắt hơn nhiều so với nước ngoài. Giá thiết bị cao hơn, dẫn đến giá điện Việt Nam buộc phải cao hơn.
Hơn nữa, trình độ quản lý của Việt Nam (quản lý thiết bị, quản lý kinh tế, quản lý vận hành …), đều kém xa nước ngoài, cũng là nguyên nhân khiến giá điện Việt Nam cao hơn.
Đặc biệt, tổn hao kỹ thuật và thất thoát quản lý của hệ thống điện năng Việt Nam đều cao hơn tổn hao và thất thoát của nước ngoài, cũng là lý do không thể chối cãi.
2. Quá rẻ so với mặt bằng giá hàng tiêu dùng
Mỗi lần giá điện, giá xăng tăng, dân chúng cũng như báo chí đều “giật mình”. Nhưng thực tế bao nhiêu mặt hàng khác tăng giá thì không ai nói gì.
Khi EVN còn chưa minh bạch giá thành sản xuất điện “thật”, thì không có con số để so sánh giá điện Việt Nam hiện nay với mặt bằng giá hàng tiêu dùng.
Nhưng cũng có thể nhận xét như sau: 15 năm trở lại đây, mặt bằng giá hàng tiêu dùng ở nước ta (nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh, lương…) đã tăng thêm từ 6 đến 7 lần, trong khi giá điện chỉ tăng 2 lần. Từ đây có thể suy ra giá điện hiện nay rẻ hơn so với mặt bằng giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam từ 3 đến 3,5 lần.
3. Tù mù, không minh bạch
Đã có nhiều tiếng nói của giới khoa học, giới kinh tế, yêu cầu EVN phải minh bạch giá điện, nghĩa là EVN phải công khai phương pháp tính giá điện của mình.
Tính toán giá bán sản phẩm của mình là chuyện hàng ngày của người kinh doanh, từ cô bán ốc luộc ở vỉa hè, giá bao nhiêu một đĩa, đến đại tập đoàn sản xuất ô tô, giá bao nhiêu 1 chiếc ô tô.
EVN cũng là một đơn vị kinh doanh, tất yếu phải thường xuyên tính giá bán sản phẩm. Tại sao EVN lại bán sản phẩm của mình với giá rẻ hơn giá thực tới hơn 3 lần? Đó là bí mật của EVN. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao EVN không dám minh bạch giá thành sản xuất điện.
Chúng tôi đã nghiên cứu và thiết lập một Chương trình phần mềm tính toán giá điện tổng quát, có thể tính giá điện cho mỗi nước, mỗi địa phương, ở mọi thời điểm, tính đủ, tính đúng tất cả những yếu tố thành phần, tính theo thời giá của của các thành phần đó.
Chương trình này chính là luận văn Thạc sĩ, của Thạc sĩ Nguyễn Xuân Dương, đã được bảo vệ thành công vào tháng 10/2015 ở Hội đồng của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Dùng chương trình này, tính giá điện ở Việt Nam năm 2015 sẽ được kết quả là 5.600 đ/KWh, tương đương 25 cents USD/KWh.
4. Nhà nước bù tiền điện cho dân
Cả thế giới chỉ duy nhất ở Việt Nam có chuyện nhà nước bù tiền điện cho dân. Mọi người chúng ta đều tâm niệm rằng đó là ân huệ của nhà nước, thương dân, lo cho dân. Dân ta nói chung còn khổ, được bù tiền điện là rất mừng, rất cảm ơn.
Bù tiền điện, sao không lo bù giá gạo (cơm ăn), bù giá vải (áo mặc), bù học phí (học hành)?
Còn nhiều thứ thiết yếu cho sự sống của người dân, như nước sạch, chỗ ở, thuốc, chữa bệnh, đi lại… bức xúc hơn nhiều so với điện, tại sao chúng ta không bù giá, bù tiền cho những thứ thiết yếu đó, mà lại đi bù cho điện, thứ hàng tiêu dùng cao cấp. Xin nhớ rằng năm 1945 người Việt Nam không được dùng điện chiếm 95% dân số, năm 1954 là 90%, năm 1975 là 85%, cho đến hôm nay vẫn còn dăm ba % đồng bào chúng ta chưa được dùng điện.
5. Ai bù lỗ và tiền đâu bù lỗ cho EVN?
Theo cách hạch toán “kỳ lạ” của EVN, thì suốt bao nhiêu năm nay EVN không hề lỗ xu nào, mặc dù giá điện của EVN bán ra rẻ hơn 3 lần giá thực.
Từ điều này có thể khẳng định rằng EVN hằng năm lỗ rất nặng. Dù EVN lỗ rất nặng triền miên, nhưng EVN vẫn “sống” được, vẫn không bị phá sản. Điều “kỳ lạ” này vẫn tồn tại được, là nhờ ai, nhờ đâu? Nó phi kinh tế thị trường không?
Câu trả lời đơn giản và rõ ràng là EVN đã thường xuyên được Nhà Nước bù lỗ. Nhà nước lấy tiền ở đâu bù lỗ cho EVN? Đơn giản và rõ ràng là lấy tiền ngân sách Quốc gia.
Ngân sách Quốc gia có tiền là nhờ đâu? Chủ yếu là từ thuế và lệ phí mà người dân và doanh nghiệp nộp vào, là từ tiền bán tài nguyên khoáng sản, thực chất đều là từ tiền của người dân.
Thu ngân sách còn bao gồm lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước, nhưng rất đáng tiếc hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều lỗ, chỉ có một số ít doanh nghiệp Nhà nước là có lời, với khoản tiền lời không đáng kể, và nếu hạch toán đầy đủ minh bạch sẽ thấy rõ chỉ là “lời giả, lỗ thật.”
6. EVN dùng tiền thuế của dân bù tiền điện cho doanh nghiệp FDI-Cái này là điều thậm tệ vô lý
Nhất là với một nước nghèo như nước ta lại đi “vỗ béo” cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Tất cả các Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam (FDI) đều được hưởng giá điện rất rẻ của EVN, nghĩa là tiền mồ hôi nước mắt của người dân Việt Nam đóng vào ngân sách được EVN chuyển vào lợi nhuận của giới đầu tư nước ngoài thông qua giá điện rẻ của EVN.
Điều “quái dị” là EVN tính tiền điện cho doanh nghiệp khối FDI với giá bình quân chỉ khoảng 1.000đ/KWh, tương đương 4,5 cents USD/KWh, so với giá điện thực 25 cents USD/KWh thì chỉ bằng 4,5/25 = 18%.
Cũng có nghĩa là các doanh nghiệp FDI cứ xài mỗi KWh điện thì EVN đã lấy tiền thuế của dân VN tặng cho họ 25 – 4,5 = 21,5 cents USD. Hiện nay Khối FDI xài mỗi năm khoảng 40 tỷ KWh điện, tương đương EVN đã lấy tiền thuế của người dân VN nghèo khổ lam lũ tặng cho giới đầu tư nước ngoài giàu có nước ngoài mỗi năm:
21,5 cents USD/KWh x 40 tỷ KWh = 8,6 tỷ USD.
Nhìn thấy con số mà không khỏi xót xa!
Đặc biệt “quái dị”, là trong khi tính giá cho khối FDI bình quân chỉ khoảng 1.000đ/KWh thì EVN lại tính cho người dân Việt Nam bình quân khoảng 1.700đ/KWh.
Người dân Việt Nam từ vị Nguyên thủ Quốc gia đến anh thợ hồ, chị ve chai đều phải trả tiền điện cho EVN đắt gấp 1,7 lần so với các ông tư bản nước ngoài giàu sụ, thế mà EVN vẫn bảo là bù giá điện cho dân!
Hành vi này được EVN giải thích là “hỗ trợ giá điện cho sản xuất công nghiệp”.
7. EVN loanh quanh lấp liếm và đánh lừa công luận bằng câu chuyện giời ơi “3 phương án bậc thang giá điện”
Bức xúc chính của câu chuyện giá điện ở Việt Nam hiện nay là EVN phải minh bạch cách tính giá điện, tính đúng, tính đủ, nhưng EVN vẫn không chịu, không dám làm việc này.
Khi giá điện được minh bạch, sẽ không còn nỗi xót xa vì 8,6 tỷ USD của người dân Việt Nam nghèo khổ lam lũ hàng năm bị EVN đem tặng cho các ông tư bản giàu sụ. Tại sao EVN thản nhiên làm việc đó, mà không đau lòng? Không nghĩ ra “3 phương án mới,” như đã nghĩ ra “3 phương án bậc thang giá điện” cho dân?
Cả thế giới chỉ có ở Việt Nam có cái bậc thang giá điện. Bản chất và mục đích của bậc thang giá điện VN là: người nghèo được bù nhiều, trả tiền điện ít theo giá bậc thang thấp, còn người giàu được bù ít, trả tiền điện nhiều theo giá bậc thang cao.
Chúng tôi thấy hết sức lạ lùng khi nghe EVN giải thích về 3 phương án mới. Ví dụ, điều chỉnh sao cho người dùng nhiều điện thì trả giá thấp. Điều này đúng theo những nguyên lý kinh tế vĩ mô, nhưng trái ngược hoàn toàn với mục đích của bậc thang giá điện Việt Nam là hỗ trợ người nghèo.
Hoặc EVN đưa ra một nguyên tắc mà đông tây kim cổ chưa bao giờ có: khách hàng phải trả tất cả tiền điện theo hợp đồng với EVN, cho dù họ xài điện ít hơn so với hợp đồng?
EVN còn bày trò yêu cầu công luận góp ý cho 3 phương án, để công luận quên đi những điều bức xúc nhất, và bị lạc hướng vào chuyện giời ơi vô bổ của EVN. Nếu EVN thực lòng muốn lắng nghe ý kiến công luận, thì hãy công khai phương pháp tính giá điện của mình, nhất là phương pháp tính giá điện cho doanh nghiệp FDI, cho doanh nghiệp nhà nước.
Theo nongnghiep.vn
TS NGUYỄN BÁCH PHÚC
Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử – Tin học EEI.
Đừng im lặng: “Ngu gì”, khổ nỗi, ông Vũ Hoa Sen đúng là không ngu
LĐO ĐÀO TUẤN
(Ảnh minh họa)
Được mua điện dưới giá giá thành sản xuất, được mua than chỉ 2/3 so với giá xuất khẩu, có thể xả ra biển, có thể chôn lấp ở một trang trại nào đó. Và khi đầu độc môi trường thì được nộp phạt, thay vì ra tòa. Phải chăng ông Vũ Hoa Sen đã nói quá đúng: Ngu gì mà không làm thép?!
Cái chữ “ngu” mà ông chủ Hoa Sen Lê Phước Vũ đã sổ toẹt có vẻ khiến dư luận đùng đùng nổi giận. Báo chí, mạng xã hội tràn ngập chỉ trích, và thậm chí cả chửi rủa. Bởi với những gì ông nói sau đó, người ta còn nhìn thấy một chữ “ngu gì” khác: Ngu gì không sử dụng công nghệ Trung Quốc. Mà bài học của Formosa còn sờ sờ ra đó.
Nhưng cho tôi nói thật: Cái câu của ông “ngu gì không làm thép”, là tuyệt đối đúng. Hoặc ít nhất là ông Vũ đã không ngu.
Hãy thử xem vì sao lại “ngu gì”, thử xem vì sao trước là Formosa, sau là Hoa Sen “ngu gì mà không làm thép”.
Năm 2010, Bộ trưởng Tài chính khi đó là ông Vương Đình Huệ, trước nghị trường đã cảnh báo tình trạng bao cấp vô lối cho sản xuất thép.
Chẳng hạn theo kết quả kiểm toán năm 2010, ngành thép và xi măng tiêu thụ hơn 11% tổng lượng điện thương phẩm (982 triệu kWh) nhưng giá điện phải trả chỉ có 914 đồng/kWh, trong khi giá thành sản xuất điện là 1.180 đồng/kWh.
Có nghĩa là cứ bán 1 kWh là phải bù lỗ cho thép trên dưới 200 đồng.
Không chỉ điện, ngành thép cũng được mua than với giá chỉ bằng 57-63% giá thành xuất khẩu.
Để tôi mở ngoặc thêm điều này: Tuy là nhà nước bao cấp nhưng người trả tiền lại là nhân dân nhờ việc... bù chéo từ giá điện sinh hoạt. Cho dễ hiểu thì trong mỗi kg thép, có vị mặn mồ hôi của các bác nông dân chỉ dám chạy cái quạt tai chuột để tiết kiệm điện giữa đêm hè.
Được mua điện dưới giá giá thành, được mua than chỉ 2/3 so với giá xuất khẩu, ông Vũ nói đúng rồi: Ngu gì mà không làm thép. Formosa vào VN là đúng rồi.
Giờ chuyển qua vấn đề môi trường. Theo số liệu của bốn tổ chức WB/UNEP/UNIDO/WHO, với 1 tấn thép được sản xuất thì lượng phát thải trung bình 0,5 đến 1 tấn xỉ, 10.000 m3 khí thải bao gồm cả oxit lưu huỳnh, oxit Nito và hạt lơ lửng, 100 kg bụi và 80 m3 nước thải thuộc loại rất khó xử lý, chứa toàn hóa chất độc hại như phenol, xyanua, ammonia, kim loại nặng và một số chất hữu cơ khác.
Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi vì sao Formosa chọn Việt Nam?
Bởi nó được những quan chức như ông Võ Kim Cự trải tấm thảm đỏ biệt đãi. Bởi nó được hưởng nguồn năng lượng bán với giá dưới thắt lưng, từ năng lượng không tái tạo bán với giá bèo bọt, từ nguồn nhân lực với đồng lương chưa ráo mồ hôi đã hết tiền. Và từ việc giám sát xả thải - không gì sinh động hơn chi tiết - vào thanh tra trong đúng 1 ngày, và không phát hiện vi phạm gì.
Còn bởi nó có thể xả ra biển, để tiết kiệm chi phí, để có thể chôn lấp ở một trang trại nào đó. Chỉ vì nó được nộp phạt, thay vì ra tòa.
Và câu chuyện Formosa hình như chưa hề dừng lại.
Với tư chất nhà buôn, ông Vũ nhìn thấy cái lợi qua những chính sách không mấy thông minh mà ngay một phật tử chay trường cũng “ngu gì mà không làm”. Nhưng thưa ông, đó là sự khôn lỏi trên nỗi đau của đồng bào.
Trên trang chủ của Hoa Sen, ông Vũ giải thích cái tên tập đoàn của mình lấy từ ý nghĩa triết lý: Vô nhiễm, trừng thanh, kiên nhẫn, viên dung, thanh lương, hành trực, ngẫu không và bồng thực.
Nhưng với một người hành trực (ngay thẳng) không thể nói “ngu gì” để chiếm phần tiện nghi về mình.
Còn Trừng thanh ư? Chỗ của loài sen mọc, nước ở đó không bao giờ đục nhưng chỗ của nhà máy thép thì biển cũng sạch đến nỗi cá nổi đầy bờ, trừng thanh đến nỗi chỉ có vài người xuống tắm cảnh!
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét