Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Số phận của nước Việt thời Xuân Thu - Chiến Quốc

Hồ sơ - Tư liệu

Nhà nước Việt vụt hiện thành một quầng sáng trong huyền sử Trung Hoa vào cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc dưới triều đại của vị chủ tể truyền thuyết Câu Tiễn.
Vị trí nước Việt trên bản đồ đại lục Trung Hoa thế kỷ 5 TCN.
Nguồn: Eric Henry 2007. The Submerged History of Yuè, Victor H. Mair, Editor Sino-Platonic Papers,Department of East Asian Languages and Civilizations, University of Pennsylvania, Philadelphia, PA 19104-6305 USA, Number 176 May, 2007.
Tác giả: Giáo sư Đại học North Carolina, Tiến sỹ năm 1979 về Văn học Trung Quốc, Khoa Ngôn ngữ Đông Á, Đại học Yale., Đề tài “Hý kịch Trung Quốc, Giới thiệu các vở kịch của Lý Ngư – Chinese Amusement: An Introduction to the Plays of Li Yü”; Nghiên cứu tiếng Hán tại International University Program for Chinese Language Studies at the Stanford Center in Taipei; Nghiên cứu tiếng Việt tại Defense Language Institute Support Command. Biết tiếng Trung Quốc, Pháp, Ý, Việt.
*     *
*
Độc đáo Việt
Nhà nước 越 Việt vụt hiện thành một quầng sáng trong huyền sử Trung Hoa vào cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc dưới triều đại của vị chủ tể truyền thuyết 勾踐 Câu Tiễn, mà cuộc vật lộn của ông với nhà 吳 Ngô thù địch đã trở thành biểu tượng cho đức kiên ngoan và lòng quả cảm vô bờ bến, khiến cho một con người có thể lẫy lừng trở lại vũ đài sau khi đã hoàn toàn bị quật ngã. Vị 越王 Việt vương này, như trẻ em Trung Quốc vẫn miên man khắc ghi vào tâm trí, chính là người đã “臥薪嘗膽 ngọa tân thường đảm – nếm mật nằm gai” để nuốt trọn mối nhục hận của một đấng quân vương bị bắt làm tôi tớ cho nhà 吳 Ngô, chờ cơ hội phục thù. Tạm gác lại cái đại tự sự đầy sôi động và nuôi dưỡng không ít mối hoài nghi về tính xác thực của sự kiện này – lịch sử của 越 nước Việt vẫn còn tản mát và đắm chìm ở đâu đó đang chờ được khai quật và chắp nối lại. Những huyền danh của nửa tá Việt vương còn được truyền lại đến ngày nay trong nhiều danh mục vua chúa Trung Hoa, nhưng ở chừng mực huyền sử quan tâm thì chỉ có một vị Việt vương duy nhất: một kẻ phục thù kiên cuồng, đắng ngắt, mang tên 勾踐 Câu Tiễn. Các quốc chủ của 吳nước Ngô láng giềng cùng chung bối cảnh ngôn ngữ, văn hóa với 越 nước Việt đã may mắn hơn với hậu thế; chỉ có một vài người trong số đó còn được tôn vinh vì công nghiệp, cá tính, hoặc các thành tựu của họ. [1]
Ngoại trừ một số ít chuyên gia, còn lại hầu hết thường dân Trung Quốc xưa cũng như nay đều coi câu truyện 吳 Ngô – 越 Việt hệt như các tích truyện kể về công nghiệp của 齊桓公 Tề Hoàn Công hoặc các cuộc lang thang lưu lạc của công tử 重耳 Trùng Nhĩ nước Tấn. Không chỉ là một truyền thuyết Trung Hoa, mà nội công xảo nghệ của nó – vô số các đối cảnh, phép tu từ của các tính cách, hấp lực cốt tử của motif báo thù – đều làm cho nó trở thành tiêu biểu của bảng phong thần huyền sử Trung Hoa. Thực ra thì các tính cách chủ yếu đều hành động theo đúng cá tính của họ, từ một Hán quan cực trị và dị kỳ, vẫn vậy, dù ở một mức độ nhỏ hơn, đều làm cho các tính cách Trung Hoa giai đoạn sớm hiển hiện rõ ràng hơn các huyền thoại phương bắc và phương tây; và hơn nữa, không phải là các 吳王 Ngô vương là con cháu của 周 nhà Chu, trong khi các 越王 Việt vương lại là dòng dõi 夏 nhà Hạ?
Nhưng ngay cả việc liếc nhìn vào tư liệu huyền thoại, thì một cái liếc mắt không đủ để diễn giải tính độc đáo đã được chứng thực về phương diện khảo cổ học của các văn hóa vật chất 吳 Ngô và 越 Việt, khi có được bằng chứng về thực chất phi Hán của các cộng đồng dân cư thuộc hai nhà nước này. Các vua吳 Ngô và 越 Việt không có các 廟號 miếu hiệu dành cho họ sau khi chết. Liệu có bất cứ nhà nước Hán nào trong các thời đại tiên Tần có tình trạng đó hay không? Câu trả lời, ngoại trừ trường hợp tôi lầm lẫn lớn, thì tuyệt đối là “không”. Những cái tên dùng cho các vua 吳 Ngô và 越Việt sau khi chết đều không hề khác với tất cả những cái tên sử dụng lúc sinh thời. Hơn nữa những cái tên ấy lại không có nghĩa trong chữ Hán, và vì vậy mà hình như đó chỉ là phiên âm các từ trong tiếng 越 Việt cổ. Chắc chắn các âm tiết như gouwu,fuzhuyu, và các âm tiết khác nữa rất thường gặp trong những cái tên này, là phản ánh truyền thống đặt tên bản địa mà giờ đây chúng ta chỉ có thể phỏng đoán. Hơn nữa cũng không hề có dấu hiệu rõ ràng nào trong các tư liệu còn lại về sự tồn tại của bất cứ việc đặt họ cùng tên gọi trong văn hóa Việt. Không có tên thị tộc và cũng không có tên theo hệ thừa kế. Điều này chắc không làm chúng ta ngạc nhiên; hàng thiên niên kỷ, thậm chí đối với những vùng lớn như Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam phải mất cả thiên niên kỷ để có thói quen sử dụng tên họ. Mãi cho đến cuối thế kỷ XIX, đa số những người dân thường ở Nhật Bản và Triều Tiên vẫn không có tên họ. Khó mà xác định khi nào tên họ bắt đầu được sử dụng phổ thông ở Việt Nam, nhưng tính chất phi bản địa của thực tiễn sử dụng tên họ có thể thấy rõ trong thực tế, ngoại trừ một số tên họ có nguồn gốc từ các tên thị tộc Chăm, còn tất cả tên các họ người Việt Nam đều là tên các họ có ở Trung Quốc; điều đó cho thấy họ bắt đầu cuộc sống của mình ở Việt Nam với tư cách là các một loại hàng nhập khẩu.
Địa danh và tên người đều không gọi theo tên Hán; cả Ngô và Việt về nguyên gốc đều là tên có hai âm tiết; Ngô là 鉤吳 Câu Ngô, còn Việt là 於越 Ư Việt. Các tên gọi này đều không phải là tên địa danh; chúng có một nghĩa nào đó trong tiếng Việt, như có thể thấy rõ trong một số đoạn nào đó (sẽ thảo luận ở phần dưới) trong 越絕書 Việt Tuyệt thư và 吳越春秋 Ngô Việt Xuân Thu, cả hai đều được biên soạn cùng thời, vào thế kỷ I SCN, khi ngôn ngữ Việt vẫn đang thông dụng tại vùng núi 會稽 Cối Kê [2]. Các nhà biên niên sử Trung Quốc đã nhanh chóng bỏ đi âm tiết đầu trong hai cái tên đó, vì các từ ấy không có nghĩa đối với họ, và vì thói quen của người Trung Quốc là sử dụng các từ đơn tiết để gọi các nước [3]. Tên gọi các vua Ngô và vua Việt trong thời gian đó là một nguyên nhân gây ra tình trạng lẫn lộn đối với người Trung Quốc, và điều đó có thể thấy trong nhiều bất nhất của các văn bản. Vì vậy bộ biên niên sử 春秋 Xuân Thu của呂氏春秋 Lã Thị Xuân Thu [壽木 Thọ Mộc, dòng dõi vua Ngô Thọ Mộng] đã có một ghi chú về cái chết của Ngô vương 壽夢 Thọ Mộng vào năm 561 TCN, nhưng lại viết tên ông là 乘 Thặng [cỗ xe] chứ không phải là 壽夢 Shòu Mèng -Thọ Mộng [4]. Điều đó có vẻ như là một dấu hiệu cho thấy 乘 Thặng là cái tên được sử dụng để tăng thêm sự thuận tiện cho quan hệ của nhà Ngô với các nhà nước ở trung tâm. Có thể đó là một cách dịch nghĩa tiếng Việt của các âm tiết “Shòu Mèng” [壽夢]. Cũng có thể đó là một dạng rút gọn của 壽夢 “Shou Mèng.” Trong bản của họ Lã thế kỷ VI thì hai âm tiết “Shòu Mèng” đọc lướt có thể tương tự với âm tiết “Shèng” cũng của chính phiên bản Lã thị đó. Trong ghi chú của ông về danh mục các vua Việt thì dường như trong 史記 Sử ký, 卷 quyển 41, bình luận gia 索隱 Tác Ẩn đã đề cập đến một số ví dụ các tên gọi chữ Hán sử dụng cho các vua Việt theo cách dịch nghĩa tên gốc tiếng Việt; trường hợp 勾踐 Câu Tiễn chẳng hạn, lại có thể quy về chữ Hán là 菼執 “Tǎn Zhí” – người cầm bông lau**.
Vậy thì người Việt và người Hán sớm khác nhau như thế nào? Tổng hợp những gì được viết trong các văn bản thời Chiến quốc và thời Hán, kết hợp với các dữ liệu khảo cổ học, chúng ta có thể thấy rằng người Việt khác với các láng giếng Hán tộc của họ về ngôn ngữ, âm nhạc, văn học dân gian, tôn giáo, đồ ăn, việc bố trí làng xóm, việc đóng thuyền, khác về vũ khí, các sở thích về địa hình (các ngọn núi), kiến trúc nhà ở (nhà sàn), kiểu tóc (ngắn), trang sức thân thể (săm mình), táng thức (đưa tiễn người chết lâu hơn, và đi trong đám tang không nói về các ngôi mộ trông lạ kỳ), mặc (chân đất, ống tay áo ngắn, ống quần ngắn), chữ viết (chữ cái ngoằn ngoèo hình rắn bò) thực tiễn quân sự (trống trận bằng đồng âm vang, đột kích bằng đường sông, chiến thuật đáng du kích), và tính khí (nóng nảy, táo tợn, liều lĩnh) [5]. Ngôn ngữ của họ khác với các tộc người xung quanh đến mức người 楚 Sở không thể hiểu nổi.
Tình huống ngôn ngữ tác động như thế nào đến các mối quan hệ giữa 越王 Việt vương, 吳王 Ngô vương và những người 楚 Sở tỵ nạn được coi là các chiến lược gia? Liệu 夫差 Phù Sai có bị kích động về việc 伍子胥 Ngũ Tử Tư đã vụng về tự thể hiện mình ở nước Việt? Liệu ông hoặc bất cứ một vị Ngô vương hoặc Việt vương nào khác thông thạo ngôn ngữ Sở? Hoặc có phải các vị vua này và các gián quan của họ đã sử dụng một dạng tiếng Hán nào đó như là một ngôn ngữ chung? Câu Tiễn có biết một loại ngôn ngữ Hán nào đủ giống với loại ngôn ngữ Hán mà 範黎 Phạm Lãi (một nguồn sử liệu nói ông vốn cũng là người Sở bình dân) cũng biết để có thể sử dụng trong mọi trường hợp? Loại tình huống ngôn ngữ bất kỳ là rất thịnh hành trong các triều đình Ngô và Việt, nó chẳng có vẻ gì là đã thoát khỏi được mọi trở ngại khi người ta có thể đọc những câu truyện về các nước này trong 左傳 Tả truyện. Trên hết, nhiệm vụ cơ bản của Tả truyện là kể lại các câu truyện.
Di tích Vật chất
Về phương diện khảo cổ học thì nước Việt nằm ở trung tâm của nền văn hóa gò mộ với rất nhiều di tích ở đông nam Trung Quốc. Các gò mộ này được tạo ra trong cả một giai đoạn từ 2000 năm đến 300 năm TCN. Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng nền văn hóa này bắt đầu hàng thiên niên kỷ trước khi xảy ra cuộc chiến giữa hai nước Ngô và Việt. Hơn nữa các gò mộ này trải khắp cả khu vực còn rộng hơn khu vực cư trú của người dân hai nước đó. Trước hết các gò mộ này xuất hiện xung quanh vùng天台山 Thiên Thai Sơn tại tỉnh Chiết Giang, sau đó lan dần về phía bắc. Hơn 20.000 gò mộ như vậy đã được xác định tại vùng đông nam Trung Quốc, và hơn 1000 gò mộ đã được khai quật tính đến bây giờ [6].
Dưới đáy mỗi gò mộ thường là một hầm mộ xây bằng đá, mà mỗi phòng thường được bảo vệ bằng một hàng rào gỗ có đỉnh nhọn, được rào nghiêng ra. Hầu hết các hàng rào gỗ này đều đã mục nát, nhưng các hố cọc rào thì vẫn còn thấy rõ. Các hàng rào gỗ này được làm bằng các cột gỗ chôn nghiêng là đặc thù của các di chỉ mộ táng mang phong cách Việt; loại di chỉ này không thấy ở Trung nguyên hoặc bất cứ nơi nào khác tại Trung Quốc. Các phòng hầm mộ bằng đá gồm có ba loại: loại có hình chữ nhật hoàn hảo, loại hình chữ nhật có lối vào hẹp ở một đầu, và loại “hình con dao”; tức là hình chữ nhật có lối vào hẹp, lệch tâm, một bức tường liền, chứ không phải bị khía hình răng cưa.
Nhiều gò mộ chỉ có mộ đơn, nhưng nhiều gò mộ lại có cả một phức hợp mộ, đôi khi có đến 40 mộ hoặc hơn một chút. Tất cả các di chỉ mộ táng đều có các đồ minh khí, gồm có đồ gốm, đồ bán sứ, thường trang trí hoa văn hình học; nhưng chỉ có ít mộ có đồ đồng. Các di chỉ có đồ minh khí bằng đồng thường được cho là của giới tinh hoa: các vị vua chúa, giới quan chức cao cấp và các thành viên trong gia đình họ. Các gò mộ có nhiều mộ táng thì tất cả đều có một mộ chính đặt ở trung tâm; các di chỉ mộ táng khác tất cả đều hướng về trung tâm ấy. Đất màu nâu đỏ để đào huyệt mộ thì có acid và ăm mòn các bộ xương, vì vậy không thể tìm được các bộ xương trong huyệt mộ; thỉnh thoảng chỉ còn lại vài chiếc răng mà thôi.
Một vài công nghệ và motif thiết kế là đặc hữu của vùng đông nam; chẳng hạn một di chỉ có một cây quyền trượng bằng ngọc của một vị vua; dưới đáy mộ có chạm hình người đang quỳ gối đỡ lấy mọi vật được chạm khắc ở bên trên. Thân thể hình người quỳ hoàn toàn được phủ đầy hình săm.
Một vài gò mộ ấn tượng nhất phủ lên các hầm mộ được đục chạm vào đỉnh núi đá. Một gò mộ như vậy mới được phát hiện tại đỉnh núi Châu Sơn ở vùng 太湖 Thái Hồ. Đó là một gò mộ cao 8.3m kể từ đỉnh xuống đến đáy, có chiều dài 20m, rộng 8m. Gò mộ này đã bị đào trộm vào khoảng thế kỷ V SCN. Bảo tàng 蘇州 Tô Châu khẳng định rằng một vị 吳王 Ngô vương đã được chôn ở đó, nhưng một số nhà khảo cổ học lại tin rằng kích thước của nó không đủ lớn để có thể được xác định là gò mộ của một vị vua.
Gò mộ Việt ấn tượng nhất đã được phát hiện được tạc vào núi đá ở đỉnh 隱山 Ẩn Sơn, phía đông nam 紹興 Thiệu Hưng, và hướng chính đông của núi 會稽 Cối Kê. Di chỉ này được khai quật từ năm 1996 đến1998. Khu di chỉ được bao quanh bởi một hào đất hình chữ L rộng hơn 20m, sâu 3m. Một nông hộ đã sử dụng đoạn hào này làm ao thả cá. Gò mộ rộng khoảng 1000 m2; nó trải dài 350 theo hướng đông-tây và 350 theo hướng bắc – nam, cao 28m. Huyệt mộ được đặt ở trung tâm, được tạc vào núi đá, có hình lồi, dài 54m, rộng 14m.
Các phương pháp khử trùng khác thường đã được sử dụng để bảo vệ thi hài khỏi bị phân hủy; hầm mộ được bọc bằng một lớp sét trắng dày, một lớp than củi dày 1m, và một lớp vỏ cây. Giống như các hầm mộ khác, ở đây cũng có hàng rào cọc gỗ nghiêng ra ngoài được đặt trong với chiều cao 5m và cọc đều có đầu nhọn dài. Có điều lạ là hầu hết các cọc này vẫn còn đến bây giờ; loại cấu trúc này về cơ bản vẫn còn nguyên vẹn. Không gian bên trong được chia thành ba vòng với một chiếc quan tài được đặt ở một đầu phòng giữa. Tổng thể trông có vẻ lạ kỳ, giống như một di chỉ mộ táng có trần gỗ bên trên, thuộc thời đại đá mới đôi khi vẫn được phát hiện ở Siberia vậy.
Quan tài được phủ bằng sơn mài màu đen. Mặc dù di chỉ đã bị đào bới trộm vào cuối thời Chiến quốc, nhưng trong mộ vẫn tìm được hơn 40 hiện vật, gồm có chày gỗ, chuông đồng, một đầu mũi tên ngọc, một đầu rồng ngọc, và nhiều công cụ mà bọn đào trộm mộ đã sử dụng thời Chiến quốc. Ngoại trừ một gò mộ gần 寶雞市 Bảo Kê thị, thuộc tỉnh Thiểm Tây được xác định là 晉襄公墓 mộ Tấn Tương Công thuộc thời Xuân Thu, ngoài ra không còn một gò mộ tiên Tần nào thích hợp với kích cỡ của loại hình này.
Dựa vào một số đoạn trong 越絕書 Việt Tuyệt thư, các nhà khảo cổ học có khuynh hướng tin rằng di chỉ này là mộ của 允常 Doãn Thường, cha đẻ 勾踐 Câu Tiễn. Sự trị vì của Doãn Thường có lẽ kết thúc vào năm 497, và cũng chính năm đó 勾踐 Câu Tiễn lên ngôi. Một đoạn trong 吳越春秋 Ngô Việt Xuân Thu nói rằng triều đại của Doãn Thường tồn tại cùng thời với triều đại của 壽夢 Thọ Mộng, 諸樊 Chư Phàn, 闔廬 Hạp Lư ở nước Ngô. Năm chết của Thọ Mộng, ông vua đầu tiên trong số các vua Ngô, như đã lưu ý ở trên, là năm 561 TCN; vì vậy việc đọc theo nghĩa đen về ghi chú này sẽ cho biết Doãn Thường ở ngôi tối thiểu là 64 năm, thì không chắc; đồng thời cũng không có lý do gì để cắt bỏ khả năng là ông đã trị vì nước Việt trong một thời gian dài đến bất thường, có lẽ đến vài thập kỷ; nếu như vậy, có lẽ ông đã có cơ hội lớn để xây một gò mộ khổng lồ.
Có một giai thoại trong 吳越春秋 Ngô Việt Xuân Thu, 卷 quyển 10 có lẽ là một phản ánh hoang đường về mức độ hùng vĩ của gò mộ và sức mạnh bí ẩn tồn tại cùng với nó. Sau khi phá hủy nhà Ngô và có được thêm các chiến thắng với phương bắc, Câu Tiễn đã chuyển kinh đô Việt về 琅玡 Lang Nha, gần biên giới 齊 Tề – 魯 Lỗ.
Việt vương sai người đến Mộc Khách Sơn để chuyển mộ Doãn Thường. Khi đào ba lỗ xuống mộ, từ trong mộ đột nhiên nổi gió, cuốn đá cát ném vào bọn đào mộ, khiến cho không ai có thể vào được. Câu Tiễn nói: “Tiên quân ta có lẽ không muốn dời đi?” Rồi thuận lòng ra về. [7]***
Niên đại, danh sách các vua và những gì còn lại
Quan điểm cho rằng những người trị vì nước Việt là hậu duệ của một người con trai của Hoàng đến nhà Hạ là 少康 Thiếu Khang xuất hiện sớm từ sách 左傳 Tả Truyện, trong đó chúng ta thấy 伍子胥Ngũ Tử Tư cảnh báo 夫差 Ngô Phù Sai rằng đối thủ句踐 Câu Tiễn của ông được làm nên từ loại chất liệu cứng rắn giống hệt như tổ tiên xa xôi, là người đã phục hưng triều đại của mình từ bên bờ vực tuyệt chủng. (8)
Phiên bản sớm, chi tiết nhất của huyền thoại về cội nguồn này xuất hiện trong một正意 chính ý – một quan niệm chính thức – ở một đoạn trong Sử kí 41. Trích dẫn từmột văn bản đã mất có tên là 會稽記Cối Kê kí nói rằng 少康 Thiếu Khang đưamột người con trai của mình đến khu vực 山 Cối Kê Sơn để trông giữ ngôi mộcủa người sáng lập nhà  Hạ là vua Đại Vũ . Người con trai này được cho là無餘Vô Dư, tổ sáng lập nên nhà nước  Ư Việt.[吳越春秋 6: 禹以下六世而得帝少康。少康恐禹祭之絕祀,乃封其庶子於越,號曰無餘。餘始受封,人民山居,雖有鳥田之利,租貢才給宗廟祭祀之費。乃復隨陵陸而耕種,或逐禽鹿而給食。無餘質樸,不設宮室之飾,從民所居。春秋祠禹墓於會稽。Ngô Việt Xuân Thu: Vũ dĩ hạ lục thế nhi đắc đế Thiếu Khang. Thiếu Khang khủng Vũ tế chi tuyệt tự, nãi phong kì thứ tử ư Việt, hào viết Vô Dư. Dư thủy thụ phong, nhân dân sơn cư, tuy hữu điểu điền chi lợi, tô cống tài cấp tông miếu tế tự chi phí. Nãi phục tùy lăng lục nhi canh chủng, hoặc trục cầm lộc nhi cấp thực. Vô Dư chất phác, bất thiết cung thất chi sức, tòng dân sở cư. Xuân thu từ Vũ mộ vu Cối Kê – Sách Ngô Việt Xuân Thu viết: “Từ Vũ truyền đến đế Thiếu Khang là sáu đời. Thiếu Khang lo sợ việc cúng tế đế Vũ tuyệt tự, bèn phong đất cho người con thứ ở Việt, tên là Vô Dư. Dư bắt đầu nhận đất phong, người dân ở núi, cho dù phải lấy việc canh tác trên ruộng cỏ làm lợi, thu tô và tài vật làm chi phí tế tự tông miếu. Rồi lại tùy vào lăng mộ mà cho gieo trồng hoặc đuổi cầm thú mà cấp lương ăn. Vô Dư tính tình chất phác, không bày đặt trang hoàng cung thất, thuận theo dân sở cư. Xuân thu cúng tế mộ Đại Vũ tại Cối Kê.” HHN chú].
Một đoạn khác trong 越春秋 Ngô Việt Xuân Thu 6 đã cho thấy sự tiếp nối của truyền thuyết này, nói rằng con cháu của 無餘 Vô Dư cai trị hơn mười thế hệ cho đếnlúc một người kế thừa quá yếu, không còn khả năng duy trì được địa vị trong khu vực và trở thành một người bình thường, và mộ của Đại Vũ bị bỏ không được trông nomtrong hơn mười năm.
Sau đó xuất hiện một dị nhân có pháp thuật gọi được quỷ thần trợ giúp, tuyên bố rằng ông là hậu duệ của 無餘 Vô Dư và sẽ mang lại phúc lành cho những người dânbằng việc tiếp tục chăm sóc mộ Đại Vũ. Ông được người dân theo về rất đông, vàcuối cùng thì nước Việt bắt đầu trở thành “một nhà nước có vua quan”. Tên của nhân vật này là 無壬 Vô Nhậm. Người con trai kế nhiệm ông là 無囗 Vô Vi (tự vị gốc 109có ngữ âm  Thẩm), là người cai trị siêng năng. Tuy nhiên tác giả của đoạn văn này,không thể kể tên bất kỳ người kế nhiệm nào của Vô Vi, vì vậy mà đây cũng chính là nơi huyền thoại truyền thuyết nguồn gốc Việt đi đến một kết cục. (9)
Trong khi các di tích khảo cổ học cho thấy rõ ràng rằng nền văn hóa Việt mang mộtđặc trưng đã thành của cảnh quan nhân văn đông nam Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ hai TCN, nhưng lại vẫn không thể nói được bất cứ điều gì rõ ràng về sự tồn tại của một nhà nước Việt trong thời này. Một số giáp cốt văn thời Thương có đề cập đến Việt, chẳng hạn như “Việt không đến?” “Phải làm cho Việt đến chứ?” “Sẽ thu đượcViệt chứ?”, cho thấy sự lo lắng về lòng trung thành của nhóm bộ tộc hoặc vương quốc được định danh bằng từ này. Ký tự có lẽ thể hiện từ Việt được khắc không có tự vị gốc  “tẩu” như thấy trong từ Việt hiện đại. Tự vị này dường như là một đồ hìnhcủa một chiếc qua có móc, hay một chiếc rìu. (10)
Một số tài liệu tham khảo trong sách 國語 Quốc Ngữ và các tài liệu khác nữa cho thấy một nhánh mơ hồ của dòng dõi  Sở tiếp quản vùng đất Việt (phía bắc Chiết Giang) vào khoảng hai thế kỷ sau khi thành lập nhà Chu (11); do đó các nhân vật cai trị Việt xuất hiện vào cuối thời Xuân thu có thể có một mối quan hệ tổ tiên với người Sở, một khả năng hài hòa với sự hợp tác quân sự thường xuyên của Việt với Sởtrong thời gian đó. Huyền thoại về dòng dõi từ 少康 Thiếu Khang của 無餘 Vô Dư,rất có thể là một sáng tác về sau nhằm làm cho các mối quan hệ của Việt với các nước láng giềng đã Hán hóa của nó trở nên êm thấm. Điều đó có thể cũng đã đóngmột vai trò to lớn trong niềm tin của người dân thường Việt. Một số tên tuổi củanhững nhân vật cai trị Việt vào giữa thời Chiến Quốc (Vô Dư, Vô Chuyên, Vô Cương)có vẻ đã được mô phỏng theo cái tên Vô Dư, cho thấy có lẽ huyền thoại trong giai đoạn muộn có thể đã tác động mạnh hơn so với thời gian trước đó. (12) Trong thực tế, có lẽ không quá sai khi cho rằng sự sáng tạo ra 無餘 Vô Dư, con trai của Thiếu Khang, là thuộc vào giữa thời Chiến quốc, một giai đoạn giàu sáng tạo khi người ta bắt đầu tạo dựng các huyền thoại cội nguồn quốc gia .
Cái tên Việt được đề cập đến ở sách 左傳 Tả Truyện có niên đại 601 (宣公 TuyênCông 8) – 544 (襄公Tương Công 29), 538 (昭公 Chiêu Công 4), 537 (昭公 Chiêu Công 5), 518 (昭公 Chiêu Công 24), và 506 (定公 Định Công 4). Sách 越春秋Ngô Việt Xuân Thu cũng đề cập đến một cuộc tấn công bất ngờ của người Ngô sang đất Việt vào năm 510. (13) Các mục trong sách Tả Truyện đề cập đến một số quan lại Việt theo tên. Người ta có thể thấy các đoạn văn ngắn nói rằng, từ giữa đến cuối thế kỷ thứ 6 TCN, Việt đã phải chịu rất nhiều sự thống trị của Sở, và thường bị buộc phảicung đốn cho các chiến dịch của Sở chống lại Ngô.
Thời đại của những vị vua Việt có tên gọi, được bắt đầu vào cuối giai đoạn Xuân Thuvà kéo dài đến thời giữa và cuối Chiến Quốc. Tri thức Trung Quốc về niên đại thực tếliên tục của các vị vua, dường như đã bị cực kỳ lẫn lộn. Rất có thể là, trong số các yếu tố góp phần vào sự nhầm lẫn này còn có cả khác biệt về ngôn ngữ Việt – Trung Quốc, dẫn đến gia tăng sự khác biệt trong cách xác định của Trung Quốc và Việt đối vớicùng một nhân vật, một sự thờ ơ về độ chính xác về phía những người cung cấpthông tin Việt, mà kẻ hỏi là người Trung Quốc, và việc tổ chức tương đối hỗn loạn,cũng như nhiều khi có vô số quốc gia hoặc các thực thể khác được gọi là “Việt”.Những gì chúng ta có ngày hôm nay là ba danh sách vua Việt phần lớn không thống nhất, một là danh sách trong 史記 Sử kí 41, một danh sách trong  Việt Tuyệt thư 10, và một danh sách nữa dựa trên một văn bản mà tính xác thực của nó đã trở thành một chủ đề tranh luận đáng kể: 竹書紀 – Trúc thư kỷ niên – Biên niên sử Thẻ tre không được tái phục hồi. Trong ba nguồn, chỉ có nguồn Trúc thư cung cấp nhiều thông tin rời rạc liên quan đến các niên đại. Các danh sách của 史記 Sử kí và Việt Tuyệt Thư rất đơn giản, gọn gàng, và cung cấp một ít thông tin chi tiết.Danh sách của Trúc thư lộn xộn, phức tạp, và cung cấp một ít thông tin gián tiếp. Tác giả của bình luận 史記 Sử kí 41,  Tác Ẩn cho biết chi tiết hơn về quá trình nỗ lực để điều chỉnh cho khớp danh sách của Trúc thư với danh sách của Sử kí.
Vị vua Việt sớm nhất được đề cập trong Sử kí 41 là 允常 Doãn Thường, người xuất hiện ở gần phần đầu của chương với tư cách là người tiền nhiệm của Câu Tiễn. Mặc dù Sử kí 41 không đề cập đến sự kiện đó, nhưng nó phải thuộc thời trị vì của Doãn Thường khi, vào năm 506, Việt đã tấn công Ngô, bằng cách lợi dụng tình thế 1) sự vắng mặt của quân đội nhà Ngô, vì họ đang bận tập trung vào vùng kinh đô Sở; và 2)sự phân chia bè phái trong triều đình nhà Ngô. Vị vua này được coi là vị vua Việt đầu tiên nhận tước “Vương”. (14)
Hầu hết những gì có trong Sử kí 41 đều liên quan đến các truyền thuyết nổi tiếng gắn liền với sự trị vì của Câu Tiễn. Sau đó, ở phần gần cuối chương này, chúng ta được biết:
“Khi 勾踐 Câu Tiễn chết, con trai ông 於賜 Ư Tứ hay còn gọi là 與夷 Dữ Di hoặc 越王鹿郢 Việt vương Lộc Dĩnh lên ngôi. Khi Dữ Di chết, con trai ông 越王不壽 Việt vương Bất Thọ lên ngôi. Khi Việt vương Bất Thọ chết, con trai ông 越王朱勾 Việt vương Chu Câu hoặc 王翁 Vương Ông lên ngôi. Khi Vương Ông chết, con trai ông 越王翳 Việt vương Ế lên ngôi. Khi Vương Ế chết, con trai ông 越王   Việt vương Thác Chi, còn gọi là  Sưu – lên ngôi. Khi Việt vương Thác Chi chết, con trai ông 越王無余Việt vương Vô Dư, còn gọi 莽安 Mãng An, 之侯 Chí Hầu Vương Vô Cương lên ngôi “. (15)
Sau đó chúng ta được biết rằng 越王無余 Việt vương Vô Dư tấn công  Tề (339-329), nhưng ngay sau khi được một thuyết khách giỏi giang người Tề thuyết phục thay vì tấn công 楚 Sở, Sở Uy vương (r. 339 – 329) đã huy động một đội quân lớnđánh bại Việt, giết Việt vương Vô Cương, và sát nhập tất cả lãnh thổ trước đó thuộcđất Ngô, tất cả vùng đất đến sông Chiết (Chiết Giang). Sau sự kiện này, câu chuyệntiếp tục, Việt tan rã thành các nhóm khác nhau do các vị vua và các lãnh chúa dẫn dắt, tất cả đều thề trung thành với Sở. Ở một mức độ nhất định trường hợp này sẽđược thảo luận chi tiết dưới đây.
Danh sách của Việt Tuyệt thư  bắt đầu, không có Doãn Thường, nhưng người tiền nhiệm trực tiếp của ông lại được xác định là 夫譚 Phú Đàm:
“Có một khoảng cách thời gian rất lớn từ Việt vương 夫譚 Phú Đàm đến người sáng lập 無余 Vô Dư; các thế hệ giữa họ không thể được xác định. Con trai Phú Đàm là 允常 Doãn Thường và con trai Doãn Thường là Câu Tiễn, một vị đại bá, tự xưng vươngvà dời đô tới 琅琊 Lang Da. Con trai Câu Tiễn là  Dữ Di; trong thời mình, ôngcũng là một bá chủ. Con trai  Dữ Di là 子翁 Tử Ông cũng là một bá chủ. Con trai子翁 Tử Ông là 不揚 Bất Dương cũng trở thành bá chủ. Con trai của 不揚 Bất Dương là 無疆 Vô Cương cũng là một bá chủ trong thời mình. Ông tấn công Sở. SởUy vương 楚 威王(Tên thật là 熊商 Hùng Thương) đã tiêu diệt Vô Cương. Con traiVô Cương là Chi Hầu; ông lén lút tôn mình thành quân trưởng. Con trai Chi Hầu làTôn cũng tự xưng quân trưởng. Con trai Tôn là Thân, đã mất sự ủng hộ của thần dân.Sở tấn công ông, và ông phải chạy đến vùng Nam Sơn. Các hậu duệ Việt vương kể từThân ngược lên đến Câu Tiễn, tất cả được tám đời, định đô ở 琅琊 Lang Da được 224năm. Những người từ Vô Cương ngược trở về trước đều là các vị bá chủ và tự gọi mình là vương. Những người từ Chi Hầu về sau đã suy yếu và tự gọi mình là 君長quân trưởng. (16)
[書‧外傳‧記地傳越王夫鐔以上至無餘,久遠,世不可紀也。夫鐔子允常。允常子句踐,大霸稱王,徙瑯琊,都也。句踐子與夷,時霸。與夷子子翁,時霸。子翁子不揚,時霸。不揚 子無疆,時霸,伐楚,威王滅無疆。無疆子之侯,竊自立為君長。之侯子尊,時君長。尊子親,失眾,楚伐之,走南山。親以上至句踐,凡八君,都瑯琊二百二十四 。無疆以上,霸,稱王。之侯以下微弱,稱君長。“Việt tuyệt thư Ngoại truyện: Kí địa truyện”: Việt vương Phu Đàm dĩ thượng chí Vô Dư, cửu viễn, thế bất khả kỉ dã. Phu Đàm tử Doãn Thường. Doãn Thường tử Câu Tiễn, đại bá xưng vương, tỉ Lang Da, đô dã. Câu Tiễn tử Dữ Di, thì bá. Dữ Di tử Tử Ông, thì bá. Tử Ông tử Bất Dương, thì bá. Bất Dương tử Vô Cương, thì bá, phạt Sở, Uy vương diệt Vô Cương. Vô Cương tử Chi Hầu, thiết tự lập vi quân trưởng. Chi Hầu tử Tôn, thì quân trưởng. Tôn tử Thân, thất chúng, Sở phạt chi, tẩu Nam Sơn. Thân dĩ thượng chí Câu Tiễn, phàm bát quân, đô Lang Da nhị bách nhị thập tứ tuế. Vô Cương dĩ thượng, bá, xưng vương. Chi Hầu dĩ hạ vi nhược, xưng quân trưởng. “Việt tuyệt thư Ngoại truyện: Kí địa truyện” viết: “Một khoảng thời gian dài bị đứt quãng giữa Việt vương Phu Đàm và Việt vương Vô Dư; thế thứ không thể ghi chép được. Con của Phu Đàm là Doãn Thường. Con của Doãn Thường là Câu Tiễn, trở thành đại bá, xưng vương, rồi rời đô về Lang Da. Con của Câu Tiễn là Dữ Di là bá chủ. Con của Dữ Di, Tử Ông cũng là bá chủ. Con của Tử Ông, Bất Dương vẫn bá chủ. Con của Bất Dương là Vô Cương kế tục ngôi bá chủ, đem quân chinh phạt nước Sở, bị Sở Uy vương tiêu diệt. Con của Vô Cương, Chi Hầu tự lập thành quân trưởng. Con Chi Hầu, tên Tôn, vẫn ngôi quân trưởng. Con của Tôn là Thân, không được lòng người, bị Sở đem quân chinh phạt, bèn chạy về vùng Nam Sơn. Kể từ Thân ngược lên đến Câu Tiễn có tất cả tám đời vua, đóng đô ở Lang Da 224 năm. Từ Vô Cương ngược lên thảy đều làm bá và tự xưng vương. Từ Chi Hầu trở đi suy yếu nên xưng quân trưởng [HHN chú].
Hai cách giải thích cùng xuất hiện để mô tả một khoảng thời gian kéo dài đến khi Sở diệt Vô Cương, mở ra một thời kỳ tan rã và suy yếu của Việt. Tuy nhiên nhiều chi tiếtkhác lại không thể ăn khớp với nhau. Một bất thường đặc biệt nổi bật ở trên là sự xuất hiện của cái tên  Chi Hầu trước Vô Cương trong danh sách của Sử kí, nhưng lại sau Vô Cương trong danh sách của Việt Tuyệt Thư. Điều này cho thấy khả năng tồn tại đồng thời của nhiều hơn một chính thể Việt cả trước khi có sự tan rã của Việt được đề cập trong Sử kí, cùng với khuynh hướng về phần chính thể Việt của Sử kí đãgây nhầm lẫn hoặc gộp các chính thể ấy làm một. Khẳng định của Việt Tuyệt Thư cho rằng tất cả những người cai trị từ Câu Tiễn đến Thân đều định đô ở xa về phía bắc tại琅琊 Lang Da cũng là điều đáng kinh ngạc, vì có vẻ rõ ràng là Sở đã chiếm tất cảnhững gì đã từng là nước Ngô sau khi tiêu diệt Vô Cương. Nếu điều đó là đúng, thìchúng ta phải tưởng tượng một nước Việt nhỏ bé cùng tồn tại vào cuối thời kỳ Chiến Quốc với nhiều thực thể “Việt” nhỏ bé khác kéo dài từ Chiết Giang về phương nam.
Các tài liệu tham khảo về Việt trong Trúc thư bắt đầu với năm 472, khi Câu Tiễn chinh phục và tiêu diệt Ngô. (17) Từ đó trở đi, các mục liên quan đến Việt, luôn luôn thuộc về dạng có hai âm tiết như Ư Việt, là rất nhiều và tương đối nhiều thông tin, nhưng các chi tiết được cung cấp dường như đôi khi chỉ mong manh liên quan với những gì được ghi trong Sử kí và Việt Tuyệt Thư. Những gì tiếp theo là lịch sử Việt thuộc cácthế kỷ thứ 5 và thứ 4 theo nguồn này, cùng với ý kiến của tôi để lấp chỗ trống:
Vào năm 468, thủ đô của Ư Việt đã được chuyển đến 琅琊 Lang Da. (Vị trí này ngày nay nằm ở phía tây tỉnh Sơn Đông, gần các nước Lỗ và Tề. Động thái dời đô này cho thấy rằng Câu Tiễn đã thừa hưởng tham vọng của 夫差 Ngô Phù Sai để được công nhận là bá chủ các quốc gia phương bắc. Việt Tuyệt Thư 10 có kể câu chuyện về mộtchuyến thăm của 魯哀公 Lỗ Ai Công đến Lang Da sau khi trở thành kinh đô của nước Việt.
Năm 465 Việt hầu Câu Tiễn của Ư Việt, được biết đến là 菼執 – Thảm Chấp, người cầm bông lau – đã qua đời, và con trai ông là Lộc Dĩnh thừa kế ngôi vị. (Người ta cho rằng 菼執 Thảm Chấp là phiên bản tiếng Việt của cái tên Câu Tiễn. Tôi nghĩ ngược lạimới thích hợp, vì âm tiết “câu” xuất hiện trong những cái tên khác của các nhà cai trị Việt. “Gou Jian” – Câu Tiễn không có nghĩa trong tiếng Trung Quốc. “Thảm Chấp” có nghĩa là “người cầm bông lau”. Điều này sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong phần tiếp theo. Vì đối với 越王鹿郢 Việt vương Lộc Dĩnh, mà tác giả của các lời bình “Tác Ẩn” có trích dẫn một bậc phu tử Việt là 樂子 Nhạc Tử nói rằng 鼫與 Thạch Dữ, cái tên được đặt cho người kế nhiệm Câu Tiễn trong Sử kí, chính là tên Việt của 鹿郢Lộc Dĩnh, nhưng có vẻ như không có lý do gì mà điều ngược lại không thể xảy ra. Việt Tuyệt Thư sử dụng cái tên 與夷 Dữ Di cho vị này.)
[勾踐卒,【索隱】紀年云:「晉出公 十年十一月,於子勾踐卒,是為菼執。」子王鼫與立 。【索隱】鼫音石。與音餘。按:紀 年云「於子勾踐卒,是菼執。次鹿郢立,六年卒」。樂資云「越語謂鹿郢為鼫與也」。王 鼫與卒,子王不壽 立。王不壽卒,【索隱】紀年云:「不壽立十年見殺,是為盲姑。Câu Tiễn tốt, [Tác Ẩn] kỉ niên vân: Tấn xuất công thập niên thập nhất nguyệt, Ư Việt tử Câu Tiễn tốt, thị vi Thảm Chấp. Tử vương Thạch Dữ lập. [Tác Ẩn] thạch âm thạch. Dữ âm dư. Án: kỉ niên vân Ư Việt tử Câu Tiễn tốt, thị Thảm Chấp. Thứ Lộc Dĩnh lập, lục niên tốt. Nhạc Tư vân Việt ngữ vị Lộc Dĩnh vi Thạch Dữ dã. Vương Thạch Dữ tốt, tử Vương Bất Thọ lập. Vương Bất Thọ tốt, [Tác Ẩn] kỉ niên vân: Bất Thọ lập thập niên kiến sát, thị vi Manh Cô – Câu Tiễn chết [Tác Ẩn] kỉ niên (ghi chép chuyện trong năm) viết: Tấn đánh mười năm mười một tháng, người Ư Việt là Câu Tiễn chết, Đó chính là Thảm Chấp [nghĩa đen: người cầm cây/bông lau sậy] vậy. Con là Vương Thạch Dĩnh kế vị. [Tác Ẩn] Thạch (鼫) âm là thạch (石)Dữ () âm là dư (). Lời bàn: kỷ niên viết: Câu Tiễn người Ư Việt chết, là Thảm Chấp. Con thứ Lộc Dĩnh kế vị, được sáu năm thì mất. Nhạc Tư nói: “Đối với Việt ngữ thì Lộc Dĩnh chính là Thạch Dữ vậy”. Việt vương Thạch Dữ chết, con là Bất Thọ kế vị. Việt vương Bất Thọ chết, [Tác Ẩn] kỉ niên viết: Bất Thọ ở ngôi mười năm thì bị giết, đó là Manh Cô vậy].
Năm 459, 鹿郢 Lộc Dĩnh chết và người kế nhiệm là 不壽 Bất Thọ.
Năm 449, 於越侯 Ư Việt hầu 不壽 Bất Thọ bị giết; ông là nhân vật được gọi là Manh Cô. Người kế vị ông là 諸勾 Chư Câu. (Ở đây, rõ ràng là cái tên này không có nghĩa trong tiếng Trung Quốc, còn 盲姑 Manh Cô chính là tên gọi Việt của 不壽 Bất Thọ. Mặt khác, Bất Thọ, “không thọ”, thì lại hoàn toàn là cái tên có nghĩa trong tiếngTrung Quốc đối với một người cai trị bị ám sát vào năm thứ 10 trị vì của ông. 諸勾Chư Câu rõ ràng là vị vua được gọi là 王翁 Vương Ông trong danh sách Sử kí. 諸勾Chư Câu có vẻ là tên Việt, vì 1) nó không có nghĩa trong tiếng Trung Quốc, và 2) cả hai âm tiết trong cái tên của vị vua Việt đều không có nghĩa trong tiếng Trung Quốc.)
Năm 416, Ư Việt tiêu diệt nước  Đằng.
Năm 415, 於越侯 Ư Việt Hầu 諸勾 Chư Câu, tấn công nước  Đàm và bắt sống Đàm hầu tên là Cô. (Cả hai quốc gia này đều gần Lang Da. Theo một đoạn trong 墨子Mặc Tử, thì Việt cùng với Tề tham gia vào việc chia cắt lân bang nhỏ bé là nước  Cửcùng khoảng thời gian này. Một đoạn trong Chiến quốc sách cho thấy nước  Tăngkề bên cũng bị Việt chinh phục. 墨子 Mặc Tử nói rằng Việt cùng với Tề, Tấn, và Sở là bốn quốc gia hiếu chiến nhất thời đó. Mặc tử còn nói rằng Việt thường chiếm ưu thếtrong các cuộc đụng độ với Sở, vì các sông ở phương nam đều chảy về phía đông làmcho Sở khó xoay trở, nhưng lại dễ dàng cho Việt.) (18) [《墨子•非攻中》:“東方有莒之國者,其為國甚小,間於大國之間,不敬事於大,大國亦弗之從而愛利。是以東者越人來削其壤地。西者齊人兼而有之。計莒之所以亡於齊越之間者,以是攻戰也。”“Mặc tử – Phi công trung”: “Đông phương hữu Cử chi quốc giả, kì vi quốc thậm tiểu, gian ư đại quốc chi gian, bất kính sự ư đại, đại quốc diệc phật chi tòng nhi ái lợi. Thị dĩ đông giả Việt nhân lai tước kì nhượng địa. Tây giả Tề nhân kiêm nhi hữu chi. Kế Cử chi sở dĩ vong ư Tề Việt chi giả gian, dĩ thị công dã chiến.” – Phương đông có nước Cử, nước đó quá nhỏ, nằm giữa các nước lớn, nhưng bất kính với cái lớn của họ, đại quốc chẳng qua cũng chỉ là hám lợi. Vậy là ở phía đông, người Việt liền đến đoạt lấy vùng đất màu mỡ ấy. Phía tây người Tề cũng chiếm lấy những gì chiếm được. Kể ra thì nước Cử mất vào tay Tề Việt cũng là do đánh lấy vậy]
Năm 413, Ư Việt hầu 諸勾 Chư Câu chết và con trai ông là Ế kế vị (Đây chính là 越王翳 Việt vương Ế trong danh sách Sử kí.)
Năm 379, 於越 Ư Việt chuyển đô về đất Ngô.
Năm 376, tháng bảy, 诸咎, Chư Cữu thái tử của 於越 Ư Việt, giết chết 越王翳 Việt vương Ế. Tháng mười, người Việt nổi lên giết 诸咎 Chư Cửu, còn được gọi là 越滑Việt Cốt. Sau đó người Ngô [nghĩa là những người Việt ở kinh đô hiện thời của Việtmà trước đây là kinh đô của nước Ngô] đưa 孚錯枝 Phú Thác Chi lên ngôi.
Năm 375, 寺區, Tự Âu một đại quan của Ư Việt, đã giúp dẹp nội loạn và đưa 初無余Sơ Vô Dư lên ngôi; đó chính là 莽安 Mãng An. (Vị Việt vương này có lẽ cũng chính là王之侯 Vương Chi Hầu trong danh sách của Sử kí.)
Năm 365, 思 Tư là em trai của 寺區 Tự Âu, giết Việt vương Mãng An. Người kế vị ông là 無顓 Vô Chuyên. (Danh sách trong Sử kí dường như đã gộp 無顓 Vô Chuyên vớingười kế vị ông là 無彊 Vô Cương làm một có lẽ do sự tương đồng về tên của họ. Nhà chú giải “Tác Ẩn”, lại một lần nữa dẫn “Việt Phu tử” Nhạc Tử cho thấy rằng 無顓 VôChuyên cũng chính là nhân vật tên là 子搜 Tử Sưu được nói đến trong Nhượng vương thiên của 莊子 Trang Tử: 《莊子讓王篇》,曰:“越人三弒其君,子搜患之,逃乎丹穴不肯出,越人薰之以艾,乘以王輿”。Trang tử, Nhượng vương thiên”, viết: “Việt nhân tam thí kì quân, Tử Sưu hoạn chi, đào hồ đan huyệt bất khẳng xuất, Việt nhân huân chi dĩ ngải, thừa dĩ vương dư”. Người Việt ba lần giết vua. Vì thế子搜 Tử Sưu lo sợ chạy trốn vào động 丹穴 Đan Huyệt, quyết không ra. Người Việt lấy lá ngải đốt khói hun ông rồi đưa lên kiệu vua khiêng về.]
Theo TIẾNG VỌNG KATTIGARA

Không có nhận xét nào: