Việt Nam không vội thông qua TPP do bầu cử ở Mỹ
Báo chí Việt Nam cho hay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói hôm 15/9 trong một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng việc phê chuẩn hiệp định TPP sẽ cần căn cứ vào chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng và kết quả bầu cử tổng thống Mỹ.
Cụ thể, bà Ngân nói việc xem xét, phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương “cần phải được Ban chấp hành Trung ương xem xét, cho ý kiến để có cơ sở quyết định”. Bà chủ tịch Quốc hội nói thêm việc phê chuẩn TPP “cũng cần phải xem xét, căn cứ tình hình các nước phê chuẩn như thế nào, cũng như ảnh hưởng kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đến TPP ra sao”.
Theo tường thuật của báo chí trong nước, Chủ tịch Quốc hội Ngân cho rằng vì các lý do trên nên bà đề nghị chưa đưa việc phê chuẩn TPP vào chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14, dự kiến sẽ kéo dài khoảng 24 ngày, bắt đầu vào ngày 20/10 tới.
TPP là một hiệp định thương mại tự do, bao gồm không chỉ các vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những lĩnh vực phi thương mại khác. Theo hiệp định, 18.000 chủng loại hàng hóa sẽ được giảm hoặc xóa bỏ thuế quan xuất nhập khẩu.
Nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng việc tham gia TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu vì hàng hóa Việt Nam sẽ được tiếp cận nhiều hơn với thị trường các nước thành viên. Đồng thời, hiệp định cũng mang lại hy vọng là đầu tư từ các nước TPP vào Việt Nam sẽ tăng.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải cam kết về các biện pháp cải cách kinh tế, bảo đảm các quyền của người lao động, trong đó có lộ trình cho phép thành lập công đoàn độc lập ở Việt Nam mà nhiều người hy vọng sẽ giúp gia tăng dân chủ.
Hiệp định TPP đã được đại diện 12 nước thành viên ven Thái Bình Dương ký hồi tháng 2/2016. Nhưng hiệp định chỉ có hiệu lực khi chính phủ và Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn.
Từ đó đến nay, chưa có thêm diễn biến mới liên quan đến TPP do Quốc Hội Mỹ chưa thông qua. Trong khi đó, cả hai ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, là bà Clinton của đảng Dân chủ và ông Trump của đảng Cộng hòa, đều nói họ không ủng hộ hiệp định vì cho rằng nó không có lợi cho nền kinh tế và người lao động Mỹ.
Về việc Việt Nam “nghe ngóng động tĩnh” ở Mỹ để cân nhắc thông qua TPP, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế uy tín ở Việt Nam, đưa ra nhận xét với VOA:
“Cái việc là Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét một cách tích cực nhưng không quá vội vã cái việc thông qua hiệp định TPP này là bởi vì Việt Nam còn phải cân nhắc khả năng là Hoa Kỳ thông qua như thế nào, bao giờ thông qua, và có điều chỉnh gì hay không”.
Tin tức ở Mỹ trong cuối tháng 8, đầu tháng 9 này cho hay Tổng thống Obama vẫn tin tưởng TPP sẽ được Quốc hội thông qua trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ.
Trong trường hợp TPP sớm được thông qua, Việt Nam cũng sẽ phải nhanh chóng thực hiện các cam kết của mình, đặc biệt là những điều khoản về công đoàn độc lập và xã hội dân sự được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam cởi mở, tiến bộ và dân chủ hơn. Tiến sỹ Doanh nhận định:
“TPP có rất nhiều cam kết về cải cách. Trong đó có cải cách về công đoàn độc lập. Tôi nghĩ rằng với nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện hiệp định TPP cũng như là thực hiện các cam kết khác như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu thì môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ được cải thiện, và xã hội dân sự sẽ được công nhận, và các quyền tự do dân chủ đã được ghi trong Hiến pháp của Việt Nam sẽ được thực hiện một cách cụ thể và đầy đủ hơn”.
Trong khi nhiều người bày tỏ trên các diễn đàn khác nhau rằng họ trông đợi TPP là tác nhân lớn dẫn đến cải cách, dân chủ ở Việt Nam, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh Việt Nam phải thay đổi trước hết vì nhu cầu nội tại bên cạnh việc đáp ứng các cam kết quốc tế. Ông nói:
“Trước hết là đáp ứng các đòi hỏi của người dân ở trong nước. Hiện nay có rất nhiều yêu cầu về đất đai, về giải quyết các thiếu sót trong quản lý môi trường, hiện nay được quần chúng đông đảo rất là quan tâm. Và tôi nghĩ là sự quan tâm đó sẽ được Quốc hội và chính phủ xem xét rất là nghiêm túc để đẩy mạnh công cuộc cải cách ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. Chắc chắn là cái yêu cầu nội tại của Việt Nam đòi hỏi công cuộc cải cách đó là chủ yếu chứ không phải là cái sức ép từ TPP”.
Một số tổ chức nghiên cứu của Việt Nam và nước ngoài cho rằng Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất khi thực thi TPP. Có dự báo cho rằng TPP sẽ giúp xuất khẩu Việt Nam tăng thêm được 68 tỷ đôla vào năm 2025 nhờ cơ hội mở rộng thị phần với các thị trường lớn như Mỹ, Canada hay Nhật Bản khi thuế nhập khẩu được hạ về mức 0%.
TPP có 12 nước tham gia là Việt Nam, Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.
An Tôn
(VOA)
Báo chí Việt Nam cho hay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói hôm 15/9 trong một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng việc phê chuẩn hiệp định TPP sẽ cần căn cứ vào chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng và kết quả bầu cử tổng thống Mỹ.
Cụ thể, bà Ngân nói việc xem xét, phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương “cần phải được Ban chấp hành Trung ương xem xét, cho ý kiến để có cơ sở quyết định”. Bà chủ tịch Quốc hội nói thêm việc phê chuẩn TPP “cũng cần phải xem xét, căn cứ tình hình các nước phê chuẩn như thế nào, cũng như ảnh hưởng kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đến TPP ra sao”.
Theo tường thuật của báo chí trong nước, Chủ tịch Quốc hội Ngân cho rằng vì các lý do trên nên bà đề nghị chưa đưa việc phê chuẩn TPP vào chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14, dự kiến sẽ kéo dài khoảng 24 ngày, bắt đầu vào ngày 20/10 tới.
TPP là một hiệp định thương mại tự do, bao gồm không chỉ các vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những lĩnh vực phi thương mại khác. Theo hiệp định, 18.000 chủng loại hàng hóa sẽ được giảm hoặc xóa bỏ thuế quan xuất nhập khẩu.
Nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng việc tham gia TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu vì hàng hóa Việt Nam sẽ được tiếp cận nhiều hơn với thị trường các nước thành viên. Đồng thời, hiệp định cũng mang lại hy vọng là đầu tư từ các nước TPP vào Việt Nam sẽ tăng.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải cam kết về các biện pháp cải cách kinh tế, bảo đảm các quyền của người lao động, trong đó có lộ trình cho phép thành lập công đoàn độc lập ở Việt Nam mà nhiều người hy vọng sẽ giúp gia tăng dân chủ.
Hiệp định TPP đã được đại diện 12 nước thành viên ven Thái Bình Dương ký hồi tháng 2/2016. Nhưng hiệp định chỉ có hiệu lực khi chính phủ và Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn.
Từ đó đến nay, chưa có thêm diễn biến mới liên quan đến TPP do Quốc Hội Mỹ chưa thông qua. Trong khi đó, cả hai ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, là bà Clinton của đảng Dân chủ và ông Trump của đảng Cộng hòa, đều nói họ không ủng hộ hiệp định vì cho rằng nó không có lợi cho nền kinh tế và người lao động Mỹ.
Về việc Việt Nam “nghe ngóng động tĩnh” ở Mỹ để cân nhắc thông qua TPP, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế uy tín ở Việt Nam, đưa ra nhận xét với VOA:
“Cái việc là Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét một cách tích cực nhưng không quá vội vã cái việc thông qua hiệp định TPP này là bởi vì Việt Nam còn phải cân nhắc khả năng là Hoa Kỳ thông qua như thế nào, bao giờ thông qua, và có điều chỉnh gì hay không”.
Tin tức ở Mỹ trong cuối tháng 8, đầu tháng 9 này cho hay Tổng thống Obama vẫn tin tưởng TPP sẽ được Quốc hội thông qua trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ.
Trong trường hợp TPP sớm được thông qua, Việt Nam cũng sẽ phải nhanh chóng thực hiện các cam kết của mình, đặc biệt là những điều khoản về công đoàn độc lập và xã hội dân sự được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam cởi mở, tiến bộ và dân chủ hơn. Tiến sỹ Doanh nhận định:
“TPP có rất nhiều cam kết về cải cách. Trong đó có cải cách về công đoàn độc lập. Tôi nghĩ rằng với nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện hiệp định TPP cũng như là thực hiện các cam kết khác như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu thì môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ được cải thiện, và xã hội dân sự sẽ được công nhận, và các quyền tự do dân chủ đã được ghi trong Hiến pháp của Việt Nam sẽ được thực hiện một cách cụ thể và đầy đủ hơn”.
Trong khi nhiều người bày tỏ trên các diễn đàn khác nhau rằng họ trông đợi TPP là tác nhân lớn dẫn đến cải cách, dân chủ ở Việt Nam, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh Việt Nam phải thay đổi trước hết vì nhu cầu nội tại bên cạnh việc đáp ứng các cam kết quốc tế. Ông nói:
“Trước hết là đáp ứng các đòi hỏi của người dân ở trong nước. Hiện nay có rất nhiều yêu cầu về đất đai, về giải quyết các thiếu sót trong quản lý môi trường, hiện nay được quần chúng đông đảo rất là quan tâm. Và tôi nghĩ là sự quan tâm đó sẽ được Quốc hội và chính phủ xem xét rất là nghiêm túc để đẩy mạnh công cuộc cải cách ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. Chắc chắn là cái yêu cầu nội tại của Việt Nam đòi hỏi công cuộc cải cách đó là chủ yếu chứ không phải là cái sức ép từ TPP”.
Một số tổ chức nghiên cứu của Việt Nam và nước ngoài cho rằng Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất khi thực thi TPP. Có dự báo cho rằng TPP sẽ giúp xuất khẩu Việt Nam tăng thêm được 68 tỷ đôla vào năm 2025 nhờ cơ hội mở rộng thị phần với các thị trường lớn như Mỹ, Canada hay Nhật Bản khi thuế nhập khẩu được hạ về mức 0%.
TPP có 12 nước tham gia là Việt Nam, Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.
An Tôn
(VOA)
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị TW 14 của Tổng bí thư
Chiều 13/1, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ và trách nhiệm cao.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu bế mạc Hội nghị. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
“Thưa các đồng chí Trung ương,
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ và trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ mười bốn Ban Chấp hành Trung ương đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
1. Hội nghị đã tập trung thảo luận, thống nhất cao về chủ trương ký kết, phê duyệt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) theo quy định của pháp luật về ký kết, tham gia các điều ước quốc tế. Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Bộ Chính trị, đã kịp thời, chủ động đưa ra các mục tiêu, nguyên tắc lớn để định hướng các nội dung đàm phán ngay từ đầu, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình đàm phán. Trung ương cũng biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ban cán sự đảng Chính phủ, của các cơ quan có liên quan và trực tiếp là Đoàn Đàm phán Chính phủ đã nghiêm túc tiến hành đàm phán đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Trung ương khẳng định, cơ hội mà Hiệp định TPP đem lại cho nước ta là rất lớn, nhưng thách thức, khó khăn cũng không nhỏ. Tuy nhiên, các thách thức này đã được nhận diện và với kinh nghiệm của 30 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, với sự nỗ lực, sáng tạo và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta tự tin về khả năng vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội do Hiệp định TPP mang lại để phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn.
Ban Chấp hành Trung ương giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Đoàn Đàm phán tiếp tục cùng các bên tham gia TPP hoàn tất các thủ tục và chính thức ký kết Hiệp định vào đầu tháng 2/2016. Giao Bộ Chính trị chỉ đạo công tác chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn Hiệp định theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định TPP và chỉ đạo Chính phủ xây dựng chương trình hành động để triển khai thực hiện.
2. Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII; nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII và danh sách đề cử các đồng chí ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XII với số phiếu rất tập trung.
Ban Chấp hành Trung ương cũng đã thảo luận và thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị về dự kiến Danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đồng thời, yêu cầu Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương, nghiêm túc rà soát toàn bộ các khâu chuẩn bị phục vụ Đại hội, để bảo đảm Đại hội thành công.
Thưa các đồng chí,
Hội nghị của chúng ta đã thành công rất tốt đẹp; công việc chuẩn bị cho Đại hội XII của Đảng đã cơ bản được hoàn tất theo đúng mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra.
Chỉ còn đúng một tuần nữa Đại hội sẽ chính thức khai mạc. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và của dân tộc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đang rất mong chờ và đặt nhiều kỳ vọng vào thành công của Đại hội. Tôi đề nghị các đồng chí Trung ương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm và kết quả tốt đẹp của Hội nghị Trung ương lần này, nghiêm túc thực hiện và lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị , lãnh đạo toàn Đảng khẩn trương hoàn tất các công việc còn lại và mang tinh thần này vào Đại hội để tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ XII thành công rực rỡ, đáp ứng được lòng mong đợi của toàn Đảng, toàn dân.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ mười bốn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Nhân dịp đầu năm mới 2016 và chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc - Xuân Bính Thân, tôi chúc các đồng chí và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn”./ .
(http://www.vietnamplus.vn/toan-van-phat-bieu-be-mac-hoi-nghi-tw-14-cua-tong-bi-thu/366203.vnp )
Chiều 13/1, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ và trách nhiệm cao.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu bế mạc Hội nghị. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
“Thưa các đồng chí Trung ương,
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ và trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ mười bốn Ban Chấp hành Trung ương đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
1. Hội nghị đã tập trung thảo luận, thống nhất cao về chủ trương ký kết, phê duyệt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) theo quy định của pháp luật về ký kết, tham gia các điều ước quốc tế. Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Bộ Chính trị, đã kịp thời, chủ động đưa ra các mục tiêu, nguyên tắc lớn để định hướng các nội dung đàm phán ngay từ đầu, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình đàm phán. Trung ương cũng biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ban cán sự đảng Chính phủ, của các cơ quan có liên quan và trực tiếp là Đoàn Đàm phán Chính phủ đã nghiêm túc tiến hành đàm phán đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Trung ương khẳng định, cơ hội mà Hiệp định TPP đem lại cho nước ta là rất lớn, nhưng thách thức, khó khăn cũng không nhỏ. Tuy nhiên, các thách thức này đã được nhận diện và với kinh nghiệm của 30 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, với sự nỗ lực, sáng tạo và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta tự tin về khả năng vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội do Hiệp định TPP mang lại để phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn.
Ban Chấp hành Trung ương giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Đoàn Đàm phán tiếp tục cùng các bên tham gia TPP hoàn tất các thủ tục và chính thức ký kết Hiệp định vào đầu tháng 2/2016. Giao Bộ Chính trị chỉ đạo công tác chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn Hiệp định theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định TPP và chỉ đạo Chính phủ xây dựng chương trình hành động để triển khai thực hiện.
2. Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII; nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII và danh sách đề cử các đồng chí ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XII với số phiếu rất tập trung.
Ban Chấp hành Trung ương cũng đã thảo luận và thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị về dự kiến Danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đồng thời, yêu cầu Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương, nghiêm túc rà soát toàn bộ các khâu chuẩn bị phục vụ Đại hội, để bảo đảm Đại hội thành công.
Thưa các đồng chí,
Hội nghị của chúng ta đã thành công rất tốt đẹp; công việc chuẩn bị cho Đại hội XII của Đảng đã cơ bản được hoàn tất theo đúng mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra.
Chỉ còn đúng một tuần nữa Đại hội sẽ chính thức khai mạc. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và của dân tộc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đang rất mong chờ và đặt nhiều kỳ vọng vào thành công của Đại hội. Tôi đề nghị các đồng chí Trung ương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm và kết quả tốt đẹp của Hội nghị Trung ương lần này, nghiêm túc thực hiện và lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị , lãnh đạo toàn Đảng khẩn trương hoàn tất các công việc còn lại và mang tinh thần này vào Đại hội để tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ XII thành công rực rỡ, đáp ứng được lòng mong đợi của toàn Đảng, toàn dân.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ mười bốn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Nhân dịp đầu năm mới 2016 và chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc - Xuân Bính Thân, tôi chúc các đồng chí và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn”./ .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét