Nhân dân khốn khổ, tài nguyên bị cướp phá nhưng chính quyền thờ ơ
11:45 20/07/2016
“Nhân dân khốn khổ, tài nguyên quốc gia bị cướp phá, nhưng Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch huyện, Bí thư huyện ủy không chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng trên, không chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhân dân”, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề cập đến bức xúc của cử tri và nhân nhân trước nạn “cát tặc”, “lâm tặc”, tại phiên họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XIV.
Trước đó, để chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII đã tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày báo cáo
Trong một nỗ lực nhằm tránh xảy ra biểu tình quy mô lớn phản đối phán quyết PCA về Biển Đông, báo chí nhà nước Trung Quốc chỉ trích các cuộc biểu tình nhỏ lẻ tại một số tiệm ăn KFC và các cơ sở khác của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Trong những ngày gần đây những người biểu tình đã tụ tập bên ngoài các cửa hàng của KFC ở một số thành phố, giăng biểu ngữ và kêu gọi tẩy chay chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh này của Hoa Kỳ.
Tin đưa trên mạng xã hội nói khách hàng đã bị cáo buộc là không yêu nước và làm “tổ tiên phải mất mặt”.
Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều quốc gia phương Tây.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Sau khi thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Vancouver, hai sư cô đưa tôi vào căn phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia. Tại đây, ngoại trừ một lọ hoa lan nằm trên bàn, mọi thứ còn lại đều có màu nâu đất.
Thầy Thích Nhất Hạnh mặc áo tu hành màu nâu, chậm rãi nhâm nhi một tách trà có màu vàng nâu, trong khi các nhà sư khác đang ngồi gần đó trên những chiếc ghế bành và thảm màu nâu giản dị.
Trong 40 năm qua, người Mỹ thường chậm chạp trong việc nhận ra vận nước đang đi xuống của các đối thủ bên ngoài. Trong thập niên 1970 họ coi Liên Xô cao hơn họ một cái đầu – đang ở thế đi lên, mặc dù nạn tham nhũng và tình trạng thiếu hiệu năng đang phá hủy những cơ quan trọng yếu của một chế độ cộng sản đang suy tàn. Vào cuối thập niên 1980, người Mỹ sợ Nhật Bản đang qua mặt Hoa Kỳ về sức mạnh kinh tế. Nhưng chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism), cơn điên đầu cơ, và nạn lạm quyền chính trị biểu hiện suốt thập niên 1980 đã dẫn đến sự suy sụp của kinh tế Nhật Bản năm 1991.
Có thể người Mỹ đang mang một bệnh tưởng tương tự khi nghĩ đến Trung Quốc hiện nay chăng? Những tin tức gần đây nhất từ Bắc Kinh cho thấy sự suy yếu của Trung Quốc (TQ): tăng trưởng kinh tế liên tục chậm lại, hàng hóa ứ đọng vì sản xuất ra mà không bán được, số nợ xấu ngân hàng đang gia tăng, bong bóng đầu tư bất động sản đang theo nhau nổ, và một cuộc tranh giành quyền lực thô bạo đang diễn ở chóp bu, cùng với những xì-căng-đan chính trị xảy ra gần như bất tận. Nhiều yếu tố từng thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc, như lợi thế dân số, thái độ coi thường môi trường, lao động siêu rẻ, và khả năng tiếp cận các thị trường nước ngoài gần như bất tận, hoặc đang thu hẹp hoặc đang biến mất.
Báo chí Việt Nam mấy ngày hôm nay rầm rộ đưa tin lời cải chính ý kiến
phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc
Lý Khắc Cường; Đây là cách cải chính thụ động, không cao tay đứng về phương
diện thông tin truyền thông.
Tán thành với ý kiến Nguyễn Thông: Nếu quả thật phía Trung Quốc xuyên
tác, thiên thẹo ý kiến phát biểu của Thủ tướng Việt Nam thì chỉ cần đưa đoạn
film quay cuộc hội đàm này, cắt riêng lời phát biểu của thủ tướng Phúc là làm
xì hơi ngay sự thiên thẹo của Trung Quốc…
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV khai mạc vào ngày mai (20/7), Mặt trận Tổ quốc sẽ có báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri, tập trung vào những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện công tác bầu cử.
Trao đổi với phóng viên VOV, ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng: việc không công nhận đại biểu Quốc hội đối với ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là sự việc đáng tiếc và ngoài tầm của MTTQ Việt Nam. MTTQ Việt Nam coi đây là kinh nghiệm xương máu.
Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
PV: Thưa ông, qua tổng hợp ý kiến cử tri gửi đến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, ông thấy những vấn đề gì cử tri quan tâm và kỳ vọng?
Nhân
chuyện có vị quan ở Kỳ Anh chửi các nhà báo nhiễm độc mồm. Em muốn
lạm tút thêm, thực ra thì ai đang nhiễm độc?
Tốc độ
phê duyệt cho Formosa vào Hà Tĩnh, nhanh thế nào, chắc không cần nói
nữa. Vị thủ bút cho vụ này, rồi em sẽ kể về sau, vì ổng kêu đang
bận chuyện quốc sự, chưa rảnh để giả nhời. Hễ ổng giả nhời, em sẽ
lại hầu các mẹ. Tất nhiên, không nói, thì cái người mà ai cũng biết
là ai ấy, các mẹ đều hiểu vị cựu lãnh đạo lừng lẫy gắn với Titan và
Quặng sắt của tỉnh Hà Tĩnh này là ai dồi.
Tút này, em
muốn đề cập tới những người đang đương chức của tỉnh Hà Tĩnh, họ đã ở đâu, đã
làm gì khi người dân rên xiết, khi những ngư dân của Kỳ Anh, Hà Tĩnh đứng trước
hiểm họa về môi trường và cơn bĩ cực đói nghèo đang ở ngay trước mắt?
Nhiều người
cũng đã nói về Hà Tĩnh, nơi có vị chủ tịch trẻ tuổi nhất nước, đáng lẽ ra phải
là người xông xáo, hăng hái, cống hiến như cái tuổi mà anh từng tự hào khi
trúng cử Chủ tịch tỉnh? Thế nhưng, 3 tháng trôi qua, ông Nguyễn Quốc Khánh chưa
một lần xuất hiện, lên tiếng thể hiện thái độ về vụ việc này? Hoặc ít nhất,
cũng cùng với tùy tùng, lãnh đạo kiểm tra, thị sát đại dự án, hay có vài động
thái (dù có thể không mong muốn) nhưng để làm yên lòng những con dân đang ngoắc
ngoải, mòn mỏi chờ đợi và hoang mang vì phía trước không có chút ánh sáng nào?
Nhiều người
cũng đã nói về ông Phó chủ tịch Đặng Ngọc Sơn khuyên dân ăn cá, tắm biển Vũng
Áng khi chất độc của Formosa vẫn còn lắng đọng trong vùng biển này? Hay sáng
nay, nhiều người bất ngờ khi đương kim Phó chủ tịch Thị xã Kỳ Anh? Nơi mà
Formosa đang hoành hành, đổ thải, coi thị xã như cái bể phốt để vung vãi chất
thải khắp nơi? "Cá nhiễm độc từ cái mồm của các bạn", hay dân
"náo", báo chí "náo"… những ngày qua, đủ để thấy vì sao Kỳ
Anh, Hà Tĩnh lại đang trở thành bãi đổ thải của Formosa như vậy…
2 ảnh chụp trước nhà mình tại Tân Kỳ chiều 15-16/7/2016;những đám mây có hình vòng hoa trắng
Cuộc chiến tại Vị Xuyên-Hà Giang cách đây gần 33 năm là cuộc chiến trời biết, đất biết, thế giới biết...Riêng Việt Nam gần đây đảng và chính phủ mới hé ra cho dân biết; Chắc mấy lâu nay bận đi buôn bán " vàng giả" ?!
Dịp 12/7 năm nay mình quyết định về quê để thắp hương cho chú em liệt sĩ
Phạm Hữu Tạo, hy sinh trận 12/7/1984 trong trận đánh vào Cao điểm 772 Thanh
Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang…
Mọi năm, do bận nên gia đình mình vẫn tổ chức thắp hương cho chú cả ở
quê và Hà Nội…Năm nay mặc dù trời nắng gắt, Nghệ An những ngày đầu tháng 7
không một giọt mưa nhưng mình vẫn tìm đường về quê.
Về tới nhà, việc đầu tiên mình nhờ chú em điện mời hộ những đồng đội cũ
đã từng chiến đấu với Tạo trong trận 12/7/1984 đến để thắp hương cho Tạo và
mình cũng muốn gặp để hỏi thêm một số thông tin.
Trong số này đặc biệt là CCB Đặng Việt Châu, quê ở Nghĩa Đàn, mình đã
trao đổi nhiều lần qua điện thoại, qua mạng, nhiều lần đưa ý kiến của anh lên
blog của mình nhưng chưa 1 lần gặp…Mình rất quý những bài viết của Đặng Việt
Châu viết trên QSVN…
Đúng sáng chủ nhật 17/7/2016, gia đình mình vẫn tổ chức giỗ cho Tạo theo
ngày âm; chiểu theo giấy báo tử ghi ngày 12/7/1984 tương ứng với ngày 14 tháng
6 nên lấy đó làm ngày giỗ hàng năm. Những năm mình không về thường tổ chức tại
Hà Nội trước 1 ngày…
Rất cảm động đến thắp hương cho Tạo,tại địa bàn huyện Tân Kỳ và Nghĩa
Đàn hiện còn 9 CCB là lính cũ của Sư 356, những CCB này đều biết Tạo, có người
còn cho mình biết, suốt 3 năm trời vẫn nằm chung giường với Tạo. Hồi đó 1 tiểu
đội 5 chiến sĩ; tiểu đội trưởng được ngủ một giường, còn 4 anh em ngủ chung
nhau vào 2 giường…
Sau đại hội 12, bộ máy Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng vận hành mau mắn hẳn lên. Chỉ hơn một tháng sau chỉ đạo về “việc cần làm ngay” xử lý trường hợp Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, Tổng bí thư Trọng lại tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra trung ương “siết” một quan chức cấp trên của ông Thanh là cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng.
Ảnh: hổ nhỏ Vũ Huy Hoàng.
Chỉ đạo trên nằm trong văn bản ban hành ngày 18/7/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng. Theo đó, những việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương như tiến hành quy trình xem xét kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh; kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010 - 2015 và ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra kết luận "công tâm, khách quan, trong sáng, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào".
Lời dẫn: Cao điểm 1509 là
ngọn núi nằm ở khu vực ngã ba Thanh Thủy, thuộc địa bàn giáp ranh giữa 2 xã
Thanh Thủy và Thanh Đức huyện Vị Xuyên-Hà Giang…
Đây là ngọn núi thời chiến tranh gọi là
điểm cao khống chế; Bởi theo các chiến sĩ từng chốt gác ở đây cho biết: ngày
trời trong, từ trên mỏm núi này có thể nhìn vào tới thành phố Hà Giang…
Blog Phạm Viết Đào là người đầu tiên đưa
lên mạng về những trận đánh ác liệt ở địa bàn chiến lược quan trọng này; Nguồn
tài liệu do anh Hà Minh Thành một Việt kiều tại Nhật Bản dịch từ các tài liệu
do Trung Quốc công bố trên mạng…Phía Trung Quốc gọi những trận đánh lấn chiếm
các ngọn núi ở khu vực Thanh Thủy trong đó có 1509 là trận chiến Lão Sơn…Báo
chí, thậm chí cả tướng lĩnh Trung Quốc đã vào cuộc viết về các cuộc chiến quyết
tử giữa đôi bên: Phía Trung Quốc quyết tử lấn chiếm còn phía Việt Nam quyết tử
giữ và đẩy lùi quân Trung Quốc…
Theo Hà Minh Thành thì anh đã trực tiếp
cùng với đoàn làm phim Nhật Bản bay lên tận đỉnh cao này bằng máy bay trực
thăng Trung Quốc để thăm quan và quay phim, chụp ảnh…
Hôm nay, báo điện tử VTC là tờ báo cử
phóng viên mở nhiều cuộc điều tra về cuộc chiến tại chiến trường này; Xin đưa
bài viết của tác giả Hải Minh…
Tiếp theo phóng sự điều tra của Hải
Minh-VTC, blog Phạm Viết Đào cũng sẽ đưa lại một số thông tin từ Trung Quốc,
Mỹ… để tranh luận lại các ý kiến của Hải Minh- VTC về chuyện mất hay còn của
điểm cao 1509 ?
Trong lần đặt chân lên 1509 mới nhất,
chiều 20/6/2016, chủ blog đã sử dụng xe máy men tới được chân Cao điểm 772;đã gặp một số gia đình người Dao sinh sống
tại đây. Theo bà con cho biết: đã có 50 hộ gia đình người Dao vào làm nhà khai
phá làm nương rẫy trên sườn 772; Chưa ai vào tới 1509 vì một số người Dao lên
đã bị lính biên phòng Trung Quốc xua đuổi…
Đầu năm 2013, tôi và người bạn Hà Giang vào tận UBND xã Thanh Đức trình giấy tờ để vào thăm 1509 nhưng đã bị từ chối, mặc dù vậy chúng tôi vẫn phi xe máy vào tới chân 685. Theo Bí thư Đảng ủy xã Thanh Đức, ngày trời trong từ sân ủy ban có thể nhìn rò đồn biên phòng của Trung Quốc trên đỉnh 1509...
Blog Phạm Viết Đào sẽ lần lượt cung cấp thông tin xung quanh sự thật: điểm cao 1509 hiện thuộc về ViệtNamhay Trung Quốc ?
Chiến tranh biên giới Vị Xuyên: Cuộc tử chiến bi hùng trên Núi Đất
(VTC News) - Cuộc tử chiến trên đỉnh 1509 đã chặn đứng bước tiến công của sư đoàn 40, quân đoàn 14, đại quân khu Côn Minh, Trung Quốc.
Thất bại ở cuộc chiến tranh biên giới 1979, quân Trung Quốc sau một thời gian củng cố lực lượng đã lại tràn sang địa phận tỉnh Hà Giang. Ở chiến trường biên giới Vị Xuyên, cuộc chiến diễn ra cực kỳ khốc liệt. Các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam mà đa số là lính trẻ, đã anh dũng chiến đấu với tinh thần quyết tử, khiến quân xâm lược phải chùn bước.
Chiến tranh biên giới Vị Xuyên bắt đầu từ cuộc chiến ở cao điểm 1509, mà Trung Quốc thường gọi là cuộc chiến Lão Sơn, hay là trận chiến Núi Đất. Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng khổng lồ tràn qua biên giới. Như một cựu binh Sư đoàn 313 từng nói: “Đó là kiểu lấy thịt đè người, lấy 10 đánh 1”. Đỉnh 1509 cùng một số điểm cao thấp hơn đã bị lấn chiếm. Đến tháng 9-1989, sau khi chiến sự 2 bên chấm dứt, quân Trung Quốc đã rút khỏi các cao điểm bị chiếm đóng này.
Trên mạng, có thể gặp nhiều tài liệu về “bí mật trận chiến Núi Đất”, hay một số được ngụy tạo dưới danh nghĩa “tài liệu giảng dạy của cục phòng vệ Nhật Bản”, đưa ra những thông tin bịa đặt. Để làm xác minh tính chân thực của câu chuyện, nhân dịp 27/7, ngày Thương binh - liệt sĩ, PV đã gặp gỡ những nhân chứng lịch sử của cuộc chiến, ghi lại những ký ức cả đời không quên của họ.
Kỳ 1: Điểm cao 1509
Điểm cao 1509 là một đỉnh nằm trong dãy núi chạy sát biên giới Trung Quốc, thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đường biên giới Việt – Trung chạy qua đỉnh núi này. Đây là vị trí có khả năng khống chế khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy cho đến cửa khẩu Thanh Thủy phía đông sông Lô.
Điểm cao này có 3 mỏm chính, mỏm 1 ở đỉnh cao nhất của ngọn núi, mỏm 2 còn gọi là đồi cây khô (các cựu binh kể lại, lúc chưa xảy ra chiến sự, từ cao điểm 468 mọi người đã có thể nhìn thấy một thân cây khổng lồ cỡ chục người ôm, sau đó đã bị đạn pháo gọt trụi), và mỏm 3 ở bình độ 1450. Phía nam của điểm cao này là các bình độ 1400, 1200, 1100, 1000, 900, 800. Phía đông nam là bản Nậm Ngặt, tây nam là điểm cao 1545, phía chính đông là cao điểm 772, nơi một thời từng được mệnh danh là “cối xay thịt”, hay “đồi thịt băm” trong cuộc chiến 1984-1989..
Sau chiến tranh biên giới 17/2/1979, ta đã đưa bộ đội lên chốt giữ trên 1509. Thời điểm quân Trung Quốc tràn sang lấn chiếm sáng ngày 28/4/1984, đơn vị phòng ngự là Đại đội bộ binh 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 122, Sư đoàn 313. Đối mặt với một lực lượng xâm lấn đông gấp 10 lần, các chiến sĩ trẻ đã tổ chức phòng ngự kiên cường, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Tuy nhiên, vì quân Trung Quốc quá đông, hỏa lực bắn không tiếc đạn, chúng ta phải rút về phía sau phòng ngự.
"Có ngày quân Trung Quốc bắn 30.000 quả đạn pháo vào Vị Xuyên, có mỏm núi đá bị bạt đến 3m", thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2, tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên thời kỳ 1985 - 1989 kể.
- Lễ ra mắt Ban liên lạc cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên ngày 14/7, lần đầu tiên đưa ra số liệu hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Hà Giang. Con số này được thống kê từ đâu, thưa ông?
- Đây là số liệu được thống kê từ các sư đoàn từng chiến đấu ở Vị Xuyên, tính từ năm 1984 đến 1989, ngoài ra còn hàng nghìn người bị thương và hơn 2.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt. Tới đây, từng ban liên lạc của các Sư đoàn sẽ rà soát lại để có số liệu cụ thể hơn.
- Vì sao Trung Quốc chọn Vị Xuyên mà không phải điểm nào khác ở biên giới?
- Trung Quốc chọn Vị Xuyên để đánh chiếm bởi nơi đây có hệ thống điểm cao biên giới tạo nên thế trận phòng ngự tiến công liên hoàn vững chắc, chiếm được thì có thể uy hiếp thị xã Hà Giang, đưa quân thọc sâu vào đất liền nước ta.
Lạng Sơn với những địa danh như Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị là khu vực quốc tế quan sát rất rõ và biết ngay nếu Trung Quốc có động thái gì. Nhưng nếu chọn Vị Xuyên (Hà Giang) thì dù có đưa lực lượng lớn đến cũng ít bị chú ý. Trung Quốc khôn ngoan chọn nơi này để tránh dư luận thế giới. Đến giờ, nếu nhắc đến Vị Xuyên có lẽ nhiều người cũng không biết nó nằm ở đâu.
- Tương quan lực lượng hai bên thời điểm 1984 ra sao?
- Ban đầu khi đánh chiếm biên giới Vị Xuyên tháng 4/1984, Trung Quốc huy động lực lượng của 5 sư đoàn gồm 3 sư đoàn phía trước và 2 sư đoàn phía sau, khoảng 400 khẩu pháo hạng nặng chưa kể vũ khí khác.
Ta với địch giành nhau từng mét chiến hào, từng mỏm đá, gốc cây. Những trận địa pháo nã đạn liên hồi đã biến đồi cây xanh thành đồi đất đỏ, hạ thấp độ cao hàng chục mét.
Cuộc chiến khốc liệt
Nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang) nay đã là nghĩa trang quốc gia với hàng ngàn di cốt liệt sỹ đã được quy tập, nhưng vẫn còn rất nhiều anh linh liệt sỹ khác vẫn còn chôn vùi trong núi đá, trong những điểm cao nơi biên giới, cửa khẩu Thanh Thủy, giữ gìn từng tất đất biên cương ở mảnh đất hào hùng này.
Cửa khẩu Thanh Thủy nay trông rất khác, hiện đại, khang trang. Một con đường lớn, hiện đại được mở từ thành phố Hà Giang kéo dài đến cửa khẩu. Ngay tại ngã 3 Thanh Thủy, nơi mà cách đây hơn 30 năm về trước, nó còn được mệnh danh là “ngã 3 cửa tử”, chúng tôi thấy nhà cửa san sát, mái ngói đỏ au. Thấp thoáng trong cảnh chiều tàn là hình ảnh những người dân trở về sau một ngày lao động miệt mài trên nương rẫy.
Ca sĩ Hồng Kông Denise Ho tham dự lễ trao giải Golden Melody Awards tại Đài Bắc vào ngày 28/06/2014. (Ảnh Pochou Chen/Epoch Times)
Tại sao những cô gái xinh đẹp luôn là mối căng thẳng bực bội của ĐCSTQ? Không, tôi không nói về đam mê nhục dục và lòng tham của những cán bộ Đảng về phụ nữ và quan hệ tình dục, hoặc là về vấn đề vợ bé, thứ phi hay người tình, đang gần như được công khai trong xã hội Trung Quốc ngày nay. Những gì tôi đang nói đây là nhiều người đẹp, đang được ái mộ và thường là các cô gái trẻ, các ca sĩ và nữ diễn viên từ Hồng Kông hay Đài Loan ngày nay đang ngày càng làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc không thể ngủ ngon vào ban đêm. Gần đây nhất trong số đó là cô Denise Ho, xuất thân từ Thuận Đức, thuộc tỉnh Quảng Đông, hiện nay là một ca sĩ Hồng Kông và là nữ diễn viên mang quốc tịch Canada.
Như hầu hết mọi người đều biết bây giờ, Denise Ho đã gặp rắc rối vì vào dịp sinh nhật lần thứ 39 của cô, cô đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng và sau đó cô đã bị nguyền rủa và bị tấn công bởi Global Times, một cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ có trụ sở tại Bắc Kinh và thuộc sở hữu của tờ Nhân dân nhật báo. Nhưng điều mà mọi người ở thế giới tự do cảm thấy bị sốc và tức giận là Lancôme, một thương hiệu nước hoa và mỹ phẩm cao cấp của Pháp và là một phân khúc của nhánh sản phẩm cao cấp sang trọng L’Oréal, đã hủy bỏ một buổi hòa nhạc của nữ ca sĩ Hồ vì lý do “an ninh”. Bây giờ doanh số bán hàng của Lancôme trong cộng đồng người Trung Quốc ở hải ngoại được dự đoán sẽ gặp suy giảm về doanh số, chí ít là trong một thời gian ngắn.
Nghệ sĩ K-pop Chou Tzu-yu, một thành viên của ban nhạc nữ Hàn Quốc TWICE (Ảnh Epoch Times Archive)
Ông
Võ Kim Cự, cựu Chủ tịch UBND tỉnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: internet
Ông Võ Kim Cự – Nguyên Chủ tịch, rồi Bí thư tỉnh Hà Tĩnh, tri kỷ
tri âm với Formosa, người sẵn sàng gây hấn với tất cả những ai phản đối Formosa
thời ông còn nắm cương vị lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Báo Tiền Phong có bài phản
ánh, ông Cự đay nghiến mãi không thôi.
Nhà báo Phong Cầm của Báo Tiền Phong viết với đại ý rằng, “Tôi
gọi cho ông Võ Kim Cự trình bày muốn hỏi về Formosa, ông Cự lập tức ngắt máy.
Một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện tại Chủ tịch hay Bí thư tỉnh Hà Tĩnh
gọi điện thoại, ông Cự cũng không nhấc máy”.
Ông Cự, đang rất cô đơn. Trái ngược hoàn toàn, với cơn tăng động
ngày trước. Những năm Formosa mới vào Hà Tĩnh, ông Cự vô cùng hào hứng với dự
án này.
Bất chấp hơn 3.000 hecta đất nội bất xuất ngoại bất nhập nếu
không có thẻ từ cá nhân được Formosa cung cấp thì không thể vào khu công nghiệp
Vũng Áng, ông Cự vẫn hào hứng.
Một cựu khoa học gia của Mỹ trước khi qua đời đã tiết lộ có 18 người ngoài hành tinh đã từng làm việc cho Chính phủ Mỹ tại Khu vực 51.
Ông Boyd Bushman qua đời ngày 7/8/2014, trước khi qua đời ông đã để lại một video chân thật tiết lộ về kinh nghiệm của bản thân khi còn là chuyên gia làm việc tại khu vực tuyệt mật 51.
Quốc hội khoá 14 của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Đồng kính gửi các quý vị
- Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN,
- Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCNVN,
- Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN,
- Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khoá 14
T/g Nguyễn Trung
Xin thưa,
Vì những thảm hoạ môi trường đã, đang xảy ra và những hệ luỵ đang uy hiếp sự tồn vong của đất nước, tôi là công dân Nguyễn Trung, xin trân trọng đề nghị Quốc Hội khoá 14 tiến hành trưng cầu ý dân cho ba (ba) vấn đề sau đây:
1. Đóng cửa và xoá bỏ khu công nghiệp Vũng Áng Formosa đang tồn tại và hoạt động theo giấy phép hiện hành.
2. Chuyển cảng biển Sơn Dương với tính chất là một bộ phận cấu thành của khu công nghiệp Vũng Áng Formosa thành cảng biển BT(Build and Transfer – xây dựng và chuyển giao) của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do chủ thể Khu công nghiệp Vũng Áng Formosa xây dựng và chuyển giao cho phía Việt Nam theo luật pháp của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dành cho thể thức “xây dựng & chuyển giao (BT)”.
3. Quốc hội khoá 14 ra lời kêu gọi nhân dân đứng lên đoàn kết bảo vệ môi trường: Toàn dân dốc sức cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả cho đất nước, đồng thời nỗ lực bảo vệ, tôn tạo môi trường hiện còn gìn giữ được; cùng nhau hậu thuẫn, thúc đẩy và giám sát trong cả nước việc thực thi pháp luật và các chủ trương chính sách đã ban hành liên quan đến bảo vệ môi trường; tham gia sửa đổi hệ thống luật pháp và các chủ trương chính sách hiện hành liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tình hình mới của đất nước; tranh thủ mọi sự giúp đỡ có thể của cộng đồng thế giới cho việc cứu và bảo vệ môi trường của đất nước.
II
Xin được kiến giải sau đây cho ba việc cần phải làm nêu trên:
1. Về đóng cửa khu công nghiệp Vũng Áng Formosa
Xem xét mọi mặt những sự việc đã xảy ra và các hệ luỵ trong thực tiễn nước ta từ nhiều năm nay, gần đây nhất là tình trạng bế tắc và những gánh nặng nhiều mặt ngày càng lớn đất nước đang phải chịu đựng do việc khai thác bauxite Tây Nguyên; đánh giá sự lũng đoạn nham hiểm từ bên ngoài và tình trạng yếu kém chưa từng có do tha hoá tệ hại của hệ thống chính trị và quản trị quốc gia, lại trong bối cảnh đất nước đang cùng một lúc phải đối phó với nhiều khó khăn chồng chất – từ tình trạng đất nước đang bên miệng hố chiến tranh của khu vực và nguy cơ bị xâm lược, đến biết bao nhiêu thách thức kinh tế - chính trị - văn hoá – xã hội dồn dập.., cá nhân tôi thấy phải đóng cửa ngay khu công nghiệp Vũng Áng Formosa. Đây là giải pháp vô cùng cấp bách, đỡ tổn thất nhất và bớt đau đớn nhất cho đất nước, ngõ hầu mở được lối thoát cho quốc gia ra khỏi tình thế nguy hiểm hiện nay. Thực tế đang cho thấy: Ung nhọt Vũng Áng Formosa còn tồn tại thêm một ngày, đất nước sẽ thối vỡ thêm một ngày.
Ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị
xã Kỳ Anh. Ảnh: NĐT
“Những
người này đã không dùng não để tư duy…” và “Biển nhiễm chất độc từ cái mồm của
các bạn…” – đó là những chia sẻ trên Facbook của ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ
tịch UBND thị xã Kỳ Anh.
Vừa qua,
từ thông tin của người dân cung cấp, PV Báo Người đưa tin đã xâm nhập, điều tra
và có loạt bài phán ảnh việc Công ty Môi trường – Đô thị Kỳ Anh lén lút chôn,
lấp bùn bánh (một loại chất thải công nghiệp) tại trang trại bí mật của giám
đốc công ty này.
Nhạc sĩ Trần Tiến Thời điểm xảy ra vụ án, Trung tá người Campuchia đang nhậu với 5 người, trong đó có 3 quản lý thị trường tỉnh An Giang…
Sáng 18/7, Cơ quan điều tra công an tỉnh An Giang cho biết, trung tá Lai Bun Thi (52 tuổi, Đồn phó Đồn Công an cửa khẩu Tham Đưng (huyện Kri Vong, tỉnh Tà Keo, Campuchia) vẫn đang bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi dùng súng bắn hai người thương vong trong quán nhậu ở thị trấn Tịnh Biên (An Giang).
Lai Bun Thi tại cơ quan công an
Viên Trung tá công an đã được công an huyện Tịnh Biên chuyển giao cho công an tỉnh An Giang thụ lý, tiếp tục điều tra. Công tác khám nghiệm tử thi đối với nạn nhân Lê Văn Được (38 tuổi) - chủ tiệm vàng ở thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, An Giang) đã được hoàn tất.
Theo bà Nguyễn Thị Anh Thi, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, tình trạng Đài truyền thanh quận và trạm truyền thanh của các phường trên địa bàn bị “chèn sóng” tiếng Trung là do phía Trung Quốc phát sóng cực mạnh nhắm vào dọc biển miền Trung nước ta.
Lúc 14h39 chiều 17/7, trên trang Facebook Quản lý đô thị Đà Nẵng xanh – sạch – đẹp xuất hiện phản ảnh của một người có nickname Jimno Song Ngoc: “Mỗi lần đài truyền thanh quận Ngũ Hành Sơn phát thì đều bị phát qua tiếng Trung Quốc. Sao không có biện pháp khắc phục nhỉ? Vấn đề này xảy ra rất lâu rồi mà vẫn mãi tình trạng đó chứ không phải mới đây. TP xem khắc phục sao chứ tôi thấy rất không hay….”.
Khu vực quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đang xảy ra tình trạng sóng của Đài truyền thanh và các trạm truyền thanh bị "nhiễm sóng" Trung Quốc! (Ảnh: HC)