Nhạc sĩ Trần Tiến
Thời điểm xảy ra vụ án, Trung tá người Campuchia đang nhậu với 5 người, trong đó có 3 quản lý thị trường tỉnh An Giang…
Sáng 18/7, Cơ quan điều tra công an tỉnh An Giang cho biết, trung tá Lai Bun Thi (52 tuổi, Đồn phó Đồn Công an cửa khẩu Tham Đưng (huyện Kri Vong, tỉnh Tà Keo, Campuchia) vẫn đang bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi dùng súng bắn hai người thương vong trong quán nhậu ở thị trấn Tịnh Biên (An Giang).
Lai Bun Thi tại cơ quan công an |
Viên Trung tá công an đã được công an huyện Tịnh Biên chuyển giao cho công an tỉnh An Giang thụ lý, tiếp tục điều tra. Công tác khám nghiệm tử thi đối với nạn nhân Lê Văn Được (38 tuổi) - chủ tiệm vàng ở thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, An Giang) đã được hoàn tất.
Nguồn tin của PV VietNamNet cho biết, thời điểm xảy ra vụ án, ngồi nhậu với Lai Bun Thi còn có 3 cán bộ quản lý thị trường tỉnh An Giang và 2 người chưa rõ lai lịch.
Vụ nổ súng kinh hoàng này khiến nhiều người dân ở huyện Tịnh Biên khiếp sợ. Một người dân sống gần hiện trường cho biết, ông Thi sống khá khiếp kín, ít giao tiếp với người ngoài. Tuy nhiên khi nhắc đến tên của ông ai cũng phải "nể".
“Gia đình ông Thi sinh sống ở đây lâu rồi nhưng tôi ít khi gặp mặt ông ấy. Tuy nhiên, khi nghe tiếng của ông ấy thì ở địa phương ai cũng nể, vì gia đình đó rất có “oai”. Thời điểm xảy ra vụ việc, tôi nghe tiếng súng nổ lớn, ông Thi chạy về nhà và có một số người truy đuổi theo. Lúc này, ông ấy quay lại rút súng bắn thêm mấy phát nữa khiến mọi người bỏ chạy tán loạn”, một phụ nữ nói.
Trước đó, tối 16/7, ông Thi lái ô tô bán tải từ Campuchia về quán Hương Xưa (tại huyện Tịnh Biên, An Giang) nhậu. Lúc này, anh Lê Văn Được và Phạm Văn Quang (34 tuổi, ngụ thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên) cùng 4 người khác đang nhậu ở bàn kế bên.
Đến khoảng 20h cùng ngày, anh Quang sang bàn của ông Thi để mời bia thì xảy ra mâu thuẫn. Thi chửi Quang: “Mày là thằng đánh tao phải không?”.
Quang bỏ về bàn của mình và kể lại chuyện cự cãi giữa mình với ông Thi cho anh Được nghe. Được nói: “Khỏi lo… để anh lo”.
Sau khi xảy cự cãi, ông Thi bỏ về căn biệt thự của mình bên kia đường (cách quán nhậu khoảng 50m). Khoảng 10 phút sau, ông Thi trở lại quán nhậu, đi đến bàn của Quang và Được đang ngồi nói: “Quang! Mày mới nói gì tao?”. Dứt lời, Thi rút khẩu súng K59 trong người ra, tay phải kẹp cổ rồi bắn vào mặt Quang. Thấy vậy, Được đứng dậy can ngăn thì bị Thi bắn 1 phát vào đầu, 1 phát vào bụng khiến chủ tiệm vàng gục tại chỗ. Gây án xong, Thi bỏ chạy về nhà thì bị nhóm người trong quán nhậu đuổi theo nhưng đối tượng vẫn ngoan cố, tiếp tục bắn thêm hai phát đạn nhưng không trúng ai.
Hai nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tịnh Biên. Tuy nhiên, do vết thương quá năng nên anh Được tử vong trên đường đi cấp cứu. Còn Quang được chuyển lên Sài Gòn điều trị.
Hiện trường nơi Quang và Được bị Thi dùng súng bắn |
Nhận được tin báo, lực lượng vũ trang tỉnh An Giang huy động gần 100 cán bộ, chiến sĩ đến bao vây xung quanh nhà Thi. Lực lượng chức năng cũng tổ chức chốt chặn, kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, hai bên cánh gà, các đường mòn ra biên giới đề phòng Thi tìm cách ra khỏi nhà trốn sang Campuchia. Tại nhà Thi, lực lượng chức năng liên tục vận động đối tượng này ra đầu thú nhưng không thành.
Nhà của Thi nằm bên kia đường, cách hiện trường vụ án khoảng 50m. |
“Thi không đầu thú vì lúc đó ông ta say rượu quá nên về nhà nằm ngủ luôn, chứ không chuyện cố thủ như một số tin đồn. Đến sáng hôm sau, ông ấy đã chủ động xin đầu thú”, một cán bộ công an nói với PV VietNamNet.
Khám nghiệm hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 3 vỏ đạn K59. Khám xét nhà của Thi, cơ quan chức năng phát hiện 3 khẩu súng (1 khẩu K59, 1 khẩu gần giống K54, 1 khẩu bắn đạn bi) và 500 viên đạn các loại.
Được biết, Thi làm việc tại Campuchia nhưng có gia đình và cơ sở làm ăn ở Việt Nam. Đối tượng này từng có tiền sự hành hung một cán bộ hải quan khi người này đòi khám xét khi Thi qua lại biên giới. Thi có cây xăng lớn tại thị trấn Tịnh Biên và vợ Thi là chủ thầu một casino tại huyện Tham Đưng - nơi Phạm Văn Quang hay xuất hiện ở đây để ra kèo, phóng bạc cho các “cù lủ” (nhà cái).
Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Hoài Thanh
(VNN)
Nhạc sĩ Trần Tiến: “Đừng đùa với người Việt"
Đăng ngày Thứ sáu 15/07/2016 07:47
“Biên giới chỉ là một cột mốc, một con suối, một nửa con sông hoặc chỉ đơn giản là một khúc gỗ ghi chữ Việt Nam. Đôi khi cũng chẳng có giá trị kinh tế gì nhưng nó là danh dự một giống nòi - như bất cứ một sinh vật nào tự khẳng định chỗ ở của mình bằng một tiếng hót, tiếng hú, tiếng sủa hay thậm chí chỉ là một mùi hương” – Nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ về khái khái niệm “biên giới”, trước thềm Giai điệu Tự hào tháng 7.
- Được biết, ông xuất hiện trong Giai điệu Tự hào tháng 7 và hát lại bài “Cô gái Sầm Nưa” một đoạn bằng tiếng Lào. Từng là người lính tình nguyện tại chiến trường Lào (1960 – 1962), ông có thể chia sẻ về hoàn cảnh ra đời ca khúc, và những kỷ niệm của ông thời gian viết bài hát?
- Ngày đó tôi mới viết bài hát đầu tay là “Bài ca thanh niên ra tiền tuyến” được Hội Nhạc sỹ và trung ương đoàn trao giải A. Rồi Hội Nhạc sĩ có một chuyến đi Lào cùng với hội Nhà văn và Hội Nhiếp ảnh. Tôi, nhạc sỹ trẻ nhất được đi trong chuyến đó, cũng có lẽ vì kiêm nghề ca sỹ đang nổi tiếng nên làm được nhiều việc. Lúc đó đang sẵn “máu” sáng tác, nên gặp em Nhọt kẹo xinh đẹp là viết bài hát rồi hát tán tỉnh luôn – và bài hát đó chính là “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp” (sau đổi thành "Cô gái Sầm Nưa" - PV).
Nhạc sĩ Trần Tiến
- Ông còn có một tên gọi bằng tiếng Lào là Xổm Bun, ông có thể chia sẻ cho chúng tôi: những ký ức về quân tình nguyện Việt Nam và nhân dân Lào khi đó?
- “Cô gái Sầm Nưa” chính là công chúa nước Lào. Cô ấy nghe bài hát rồi xin cha (Hoàng thân Souphanouvong) được đặt tên tác giả bài hát là tôi khi ấy - tên Xổm Bun (tiếng Lào là hạnh phúc vĩnh viễn gì đó). Lúc đó, biên chế của tôi là lính tình nguyện, không được lộ bản chất là người tình nguyện Việt. Nhưng chẳng biết thế nào, một hôm nhạc sĩ Đỗ Nhuận - trưởng đoàn nói với tôi: phía Lào muốn hỏi ý kiến, vì Công chúa Lào muốn cưới, tôi có chịu không. Tôi trả lời: “Em mới 20 tuổi, không biết gì về chuyện này và cũng chưa có tình cảm gì với cô ấy. Viết bài hát thì chỉ là một ước mơ, tưởng tượng thôi, chứ có gì đâu. Cầm tay còn chưa được mà” (cười)
- Đã lâu ông ít xuất hiện trên các sân khấu, ông có nhớ nhiều về thời là người hát rong trong những chuyến “du ca” một thời? Nếu bây giờ được tiếp tục “hát rong”, thì những câu chuyện nào ông muốn được cất lên thành tiếng hát, xoa dịu cuộc đời?
- Nếu tôi còn sức đi hát lang thang thì tôi chỉ hát một câu trong điệp khúc của một bài hát “Không thể khuất phục” chưa công bố trong những đám đông biểu tình về chủ quyền đất nước.
- Ông đã lui về ở biển, nơi ông làm bạn với thuyền thúng và tiếng sóng đêm đêm. Bình yên nơi đó có giúp lòng ông yên tĩnh, khi đất nước dù vắng tiếng súng, vẫn thỉnh thoảng trồi lên những âm thanh chưa thực bình yên?
- Tôi rất buồn vì trong lúc cả nước sôi động về biển Đông, tôi phải nằm viện chống đỡ với bệnh tật tuổi già. Tôi ở vùng biển hoang vu tưởng như xa rời mà lại hoá gần gụi và thậm chí sâu sắc hơn với những biến động của đất nước. Bạn biết đấy, giữa tâm bão thì sóng lặng. Bom rơi ngay cạnh thì không nghe tiếng gầm.
- Những ngày tháng này, ông nghĩ thế nào về những dải đất vùng biên giới? Hình ảnh biên giới trong ông gợi lên điều gì?
- Biên giới chỉ là một cột mốc, một con suối, một nửa con sông hoặc chỉ đơn giản là một khúc gỗ ghi chữ Việt Nam. Đôi khi cũng chẳng có giá trị kinh tế, chính trị gì, nhưng nó là danh dự một giống nòi - như bất cứ một sinh vật nào tự khẳng định chỗ ở của mình bằng một tiếng hót, tiếng hú, tiếng sủa hay thậm chí chỉ là một mùi hương. Đó là bản năng sinh tồn. Đó là sự yên ổn và phát triển. Còn tranh chấp, còn mãi bất ổn. Song chúng ta luôn phải lo lắng vấn đề này vì quá nhiều kẻ dòm ngó nước Việt. Vì bởi, họ thường cậy là nước lớn và giàu hơn, mạnh hơn đòi bắt nạt chúng ta. Tiếc thay cho họ, người Việt chẳng có gì ghê gớm, chỉ có tính bất khất là vĩ đại. Đừng đùa với người Việt.
- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, đề tài biên giới, nhân dân và các lực lượng vũ trang trên biên giới chiếm một vị trí đáng kể với những âm giai đẹp, tạo được dấu ấn sâu sắc trong công chúng cả nước. Ông có đặc biệt thích một ca khúc nào đó về đề tài này?
- Tôi nghe được hai bài hát về biên giới, hải đảo rất hay và xúc động trong những buổi diễn nào đó, nhưng không nhớ tên bài. Thật xin lỗi.
- Nếu được hát, lúc này, câu hát nào của chính ông muốn hát, cho đất nước này?
- Đó là câu điệp khúc: “Không, không ai được chạm vào danh dự người Việt Nam”
- Cảm ơn những chia sẻ của nhạc sĩ!
Bài: K.Y.M
Ảnh: Đẹp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét