Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Hàm nghĩa chân chính của “tịch mịch”: Không phải cô đơn, mà là bất tín với Thần

Theo cách giải thích hiện đại thì “tịch mịch” có nghĩa là lặng lẽ, cô đơn quạnh quẽ, vắng lặng, hoặc yên tĩnh. Thế nhưng ban đầu từ này mang hàm nghĩa khác xa, và chắc chắn nó sẽ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

tịch mịch, thân mình, hàm nghĩa nguyên thủy, Bài chọn lọc,
Ngày nay khi nói “tịch mịch” mọi người đều hiểu là cô đơn, nhưng ban đầu đầu từ này mang hàm nghĩa khác xa. (Ảnh: pixdaus)
Vậy hàm nghĩa ban sơ của “tịch mịch” là gì? Rốt cục như thế nào mới gọi là “tịch mịch”?
Hai chữ “tịch mịch” (寂寞) đều có bộ thủ là “miên” (宀). Tra cứu chữ Hán thì “miên” giống như hình mái nhà. Chữ “miên” trong giáp cốt văn có cách viết như sau:
tịch mịch, thân mình, hàm nghĩa nguyên thủy, Bài chọn lọc,
Nhìn vào hình trên chúng ta cũng có thể thấy được chữ “miên” ban đầu có ý chỉ nhà ở. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia hiện đại, căn nhà xuất hiện đầu tiên không phải cho con người ở mà là nơi để bộ lạc cúng tế. Vào thời cổ đại, cúng tế là đại sự hàng đầu của một nước. Vì vậy, “miên” là nơi cúng tế.
Chữ “tịch” (寂) gồm chữ “miên” (宀) ở phía trên, bên dưới là chữ “thúc” (叔). Chữ “thúc” trong triện thư có cách viết như sau:
tịch mịch, thân mình, hàm nghĩa nguyên thủy, Bài chọn lọc,
Hình dạng chữ cho thấy “thúc” là tay nhặt đậu, hoặc là tay đang cầm trượng gỗ. Đậu ở đây không phải là hạt đậu mà là vật đựng đồ cúng thời xưa, có tác dụng rất quan trọng trong lễ cúng tế. Còn trượng gỗ là pháp trượng thường dùng trong lễ cúng tế.
tịch mịch, thân mình, hàm nghĩa nguyên thủy, Bài chọn lọc,
Cái đậu cuối thời Xuân Thu có hoa văn săn bắn được cất giữ trong viện Bảo tàng Thượng Hải. (Ảnh: Wikipedia)
Chữ “mịch” (寞) cũng có chữ “miên” (宀) ở phía trên, bên dưới là chữ “mạc” (莫). Chữ “mạc” trong triện thư có cách viết như sau:
tịch mịch, thân mình, hàm nghĩa nguyên thủy, Bài chọn lọc,
Dựa vào hình dạng chữ thì “mạc” có bốn bụi cỏ ở trên và dưới, chính giữa là Mặt trời, ngụ ý Mặt trời xuống núi, nấp trong bụi cỏ. Vì vậy chữ “mịch” có ý là buổi tối Mặt trời xuống núi. Xét theo nghĩa rộng hơn thì Mặt trời xuống núi lại có hàm ý gì?
Các chuyên gia phân tích như sau: Nơi cúng tế chỉ dùng để cung phụng và dâng lễ vật cho Thần Minh, Mặt trời xuống núi chứng minh lễ cúng tế hoàn thành, lúc này cần chỉnh lý lại vật dụng được dùng trong buổi lễ, trạng thái này gọi là “tịch mịch”. Nói cách khác, khi màn đêm buông xuống, không còn bất kỳ tia sáng Mặt trời nào, thì buổi lễ hoàn thành, Thần Minh đã trở về, con người không còn tinh thần dựa vào Thần Minh, lúc này được gọi là “tịch mịch”.
Hóa ra từ “tịch mịch” có mối liên hệ chặt chẽ như thế với Thần Minh! Chỉ những người mất niềm tin vào Thần mới có thể “tịch mịch”!
Từ xa xưa đã lưu truyền cách nói rằng chữ Hán của Trung Quốc là văn tự Thần truyền, văn hóa Trung Quốc cũng là văn hóa Thần truyền, lời ấy quả không sai!
tịch mịch, thân mình, hàm nghĩa nguyên thủy, Bài chọn lọc,
Chữ Hán ban đầu do Thương Hiệt tạo ra. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Chữ viết Trung Quốc có nguồn gốc từ Thương Hiệt, là một trong những ân điển lớn nhất, trân quý nhất mà Thần ban cho con người. Bản kinh huấn trong “Hoài nam tử“, bộ sách quan trọng của Đạo giáo Trung Quốc do Hoài Nam Vương Lưu An đã tập hợp các học giả lại để biên soạn, ghi lại: “Tích giả Thương Hiệt tác thư, nhi thiên vũ túc, quỷ dạ khốc“, có nghĩa là “xưa có người tên Thương Hiệt tạo ra chữ viết, vì thế trời đổ mưa thóc, quỷ khóc đêm khuya“.
“Xuân Thu nguyên mệnh bao” vào những năm cuối Tây Hán cũng nói, Thương Hiệt tạo tự, “thiên vi vũ túc, quỷ vi dạ khốc, long vi tiềm tàng“. Có nghĩa là Thương Hiệt tạo ra chữ viết, “trời làm mưa thóc, quỷ khóc đêm khuya, rồng kiếm nơi ẩn náu“. Từ việc nhân loại được truyền văn tự dẫn đến cảnh tượng trời mưa thóc, quỷ khóc đêm, đủ thấy sức mạnh của văn tự không thể xem thường, có nội hàm thần kỳ đủ kinh thiên động địa.
Họa sĩ đời Đường Trương Ngạn Viễn (818 – 907), tác giả của “Lịch đại danh họa ký”, cho rằng Thương Hiệt tạo ra chữ viết dẫn đến dị tượng như thế là vì trong văn tự ẩn sâu huyền bí của Tạo Hóa, có thể hiểu rõ vạn vật kể cả hình dạng của tinh linh ẩn mình. Sau khi có văn tự, “Tạo Hóa không thể che giấu bí mật, cho nên trời đổ mưa thóc; yêu quái không thể che giấu hình dạng của chúng, cho nên quỷ khóc đêm khuya“. Chữ viết do Thương Hiệt tạo ra được người đời sau gọi là “văn tự thượng cổ”.
Từ đó có thể thấy người Trung Quốc cổ đại đã từng chung sống với Thần qua bao năm tháng, Thần đã từng trực tiếp truyền thụ văn hóa cho nhân loại, văn hóa Thần truyền qua thời gian rèn luyện lâu dài mà càng vững chắc, cho nên người Trung Quốc nhìn trời có sự sùng kính vô hạn, “kính trời” không chỉ đại biểu văn hóa Trung Quốc là văn hóa tín thần, mà còn nói lên nội hàm của văn hóa Thần truyền.
Tú Văn biên dịch

"BỈ NGẠN" ( XUÂN PHÂN, THU PHÂN) LÀ GÌ VÀ VÌ SAO NÊN LÀM ĐIỀU THIỆN, NHÂN ĐỨC TRONG NGÀY "BỈ NGẠN" ?

Thuyền bến mê dễ độ, bè Bỉ ngạn khó tìm. Vậy Bỉ ngạn là gì?

Trong văn hóa truyền thống, 2 ngày Thu phân và Xuân phân được coi là ngày “Bỉ ngạn”. Ngày này, thiên địa hòa hợp nhất, nên tránh áp dụng hình phạt, để không quấy nhiễu sự điều hòa của âm dương, trời đất và sinh vật.

xuân phân, thu phân, bờ bỉ ngạn, Bài chọn lọc,
Hoa Bỉ ngạn khai nở vào ngày Thu phân, tượng trưng cho âm dương cách trở. (Ảnh: Taobao)
Hai ngày Xuân phân, Thu phân còn được gọi là ngày “Bỉ ngạn” (bỉ ngạn có nghĩa là bờ bên kia, có thể gọi là bờ bỉ ngạn). Bỉ ngạn có nguồn gốc từ Phật giáo. Trong Phật giáo Nhật Bản có giảng rằng, vào ngày Bỉ ngạn, hành thiện hay hành ác thì báo ứng đều sẽ tăng lên gấp bội.
Cho đến ngày nay, người Nhật vẫn gọi các ngày Xuân phân và Thu phân là ngày Bỉ ngạn. Vào hai ngày này họ thường tảo mộ tế bái, cảm tạ tổ tiên. Ngoài ra, có người tu hành còn coi khoảng thời gian bắt đầu từ trước và sau hai ngày này là tuần tịnh tiến trong tu thân hành thiện.
Trong nhân gian, “Bỉ ngạn” còn có hàm nghĩa là thế giới bên kia. Con người ly khai “Thử ngạn” nhân gian, sau khi chết đến thế giới Bỉ ngạn, trong Phật giáo là chỉ người đã ngộ đạo đến tịnh thổ Bỉ ngạn.
Nhà thơ Tăng Giảo Nhiên tưởng nhớ cố nhân đã ngâm câu thơ: “Thoát thân nhập Bỉ ngạn, điếu ảnh niệm sinh nhai”.
Phật giáo gọi sinh tử nhân gian là “Thử ngạn”, cảnh giới niết bàn siêu việt sinh tử là Bỉ ngạn: “Sinh tử vi Thử ngạn, niết bàn vi Bỉ ngạn” – “Đại Trí Độ Luận”.
Hoa Bỉ ngạn – Âm dương lưỡng cách
Thời gian tảo mộ “Thu phân Bỉ ngạn”, người ta thường thấy hoa tỏi trời trắng muốt nở rộ khắp nơi. Hoa tỏi trời cong được gọi là “hoa Bỉ ngạn”, là vì nó thường khai nở vào đúng ngày Thu phân.
xuân phân, thu phân, bờ bỉ ngạn, Bài chọn lọc,
Hoa Bỉ ngạn cứ khi nào lá rơi thì hoa nở, hoa tàn thì lá sinh, hoa và lá luôn không tồn tại cùng lúc, giống như âm dương cách biệt. (Ảnh: zwx2)
Hoa Bỉ ngạn không chỉ khai nở vào khoảng thời gian ngày Thu phân, mà loài hoa này cũng thường quần tụ tại những nơi có mộ. Hoa và lá của cây tỏi trời thường không tồn tại song song, cũng dễ khiến người ta liên tưởng đến đặc tính không tương quan giữa “Thử ngạn” và “Bỉ ngạn”.
Hoa Bỉ ngạn cứ khi nào lá rơi thì hoa nở, hoa tàn thì lá sinh, hoa và lá luôn không tồn tại cùng lúc, giống như âm dương cách biệt.
Hoa Bỉ ngạn có hai loại, một màu đỏ thẫm hoặc màu tuyết trắng. Màu đỏ thẫm giống như truyền tải hơi ấm tới cố nhân, màu tuyết trắng giống như hoa vong tình, tượng trưng cho sự tinh khiết thanh tịnh.
Thu phân, Xuân phân khi thiên địa hòa hợp mà sinh, mà thành; Thử ngạn, Bỉ ngạn, dựa vào quy luật luân hồi sinh tử mà trụ, mà rời đi. Nhân sinh là quy luật sinh – lão – bệnh – tử, thành – trụ – hoại – diệt, đến bước cuối cùng thì sẽ rời xa dương thế, còn lại chỉ là dấu chân chim trên tuyết, nháy mắt tan rã không dấu vết.
Thoát luật phàm liệu có phương pháp nào vi diệu? Lịch sử biết bao nhiêu đế vương, danh sĩ, người tu hành truy tìm đạo Bỉ ngạn vĩnh sinh, hỏi đã mấy ai tìm được?
Trong thơ của Hồ Ưng Lân triều đại nhà Minh có câu: “Thuyền bến mê dễ độ, bè Bỉ ngạn khó tìm”. Quả thật như vậy! Cũng là nhân sinh mê sâu khó ngộ, càng khó tìm bờ Bỉ ngạn.
Lê Hiếu biên dịch

Lê Duẩn, người đẩy Việt Nam đến chiến tranh với Trung Quốc và Campuchia

Rõ ràng Việt Nam (CS) không thể chấp thuận lời giải thích đó. Trong khi Pol Pot có Ieng Sary, phó bí thư đảng, Nuon Chea và một số viên chức khác tháp tùng tới Hà Nội vào ngày 12 tháng Sáu, trong một cuộc “viếng thăm anh em” thì Việt Nam (CS) đã chiếm đóng doanh trại quân đội Campuchia trên đảo Wai và cắm cờ trên đảo này. Ngày 14 tháng 6, tờ New York Times trích dẫn một nguồn tin tình báo Mỹ cho hay rằng Việt Nam (CS) đã chiếm đảo này. Tuy nhiên việc phái đoàn Campuchia tới Hà Nội vào thời điểm trớ trêu ấy vẫn còn che dấu mãi đến ba năm sau.

Hồ Chí Minh và Lê Duẩn. Ảnh: Internet
Vài năm sau, Ieng Sary nói với tôi rằng trong suốt cuộc viếng thăm, phía Campuchia cố gắng một cách vô vọng đưa vấn đề biên giới ra thảo luận với Việt Nam (CS). Ông ta nói rằng người Campuchia muốn đạt tới những điểm căn bản trong bản tuyên bố năm 1967 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (DRV- Bắc Việt – ngd) công nhận biên giới hiện tại của Campuchia. Nhưng Việt Nam (CS) từ chối thảo luận vấn đề này. Sau này, theo phía Việt Nam, dù Campuchia muốn ký một thỏa hiệp thân hữu nhằm bảo vệ các vấn đề thương mại, tài phán, phân định ranh giới, họ cũng không yêu cầu thực hiện tức khắc việc thảo luận biên giới. Ý tưởng đưa ra một thỏa ước hữu nghị là từ phía Campuchia nhằm dàn hòa với Việt Nam, trên hình thức chấp thuận biên giới Campuchia hiện thời. Vấn đề này chẳng bao giờ được nêu ra nữa.   Ngày 2 tháng Tám, Lê Duẩn, tổng bí thư đảng CS Việt Nam, ủy viên bộ chính trị Phạm Hùng, Xuân Thủy, nhân vật tham gia hòa đàm Paris đến Phnom Pênh trong một chuyến viếng thăm ngắn. Đã cho Campuchia nếm mùi quân sự, bây giờ, các nhà lãnh đạo Việt Nam tỏ ra uyển chuyển hơn. Lê Duẩn, 67 tuổi, người cao lớn, trông có vẻ ảm đạm, thành viên nguyên thủy của đảng CS Đông Dương. Trước khi nắm chức bí thư đảng CS Việt Nam, ông ta đã bị tù khoảng 10 năm và một số năm lãnh đạo cách mạng Miền Nam VN. Tuy nhiên, không giống Phạm Hùng, một người miền Nam trông có vẽ oai vệ, có một thời gian dài lãnh đạo CS Miền Nam VN và vẫn còn giữ mối quan hệ với các lãnh tụ Khmer Đỏ. Đây là lần đầu tiên Duẫn đến Campuchia. Mục đích của chuyến đi này rõ ràng không phải là để du lịch. Khách Việt Nam không được mời ra khỏi Phnom Pênh đã trở thành một thành phố ma sau việc tàn bạo xua đuổi dân chúng hồi tháng Tư.

Theo lời yêu cầu của Khmer Đỏ, các bản tường trình về cuộc viếng thăm bị cắt giảm đến mức tối thiểu. Mặc dù sự tiếp đón không được nồng ấm, Duẫn vẫn là người muốn hòa giải. Ông ta thừa nhận rằng đảo Wai quả thật là lãnh thổ của Campuchia và hứa trả lại sớm. Một bản thông cáo chung được ký kết, cam kết giải quyết những dị biệt trong hòa bình, không dùng sự trừng phạt. Không có tiệc tùng hay diễn văn. Chỉ có một bản tường trình ngắn gọn được phổ biến trên cả hai đài phát thanh Hà Nội và Phnom Pênh vào ngày 3 tháng Tám cho hay rằng “Những cuộc thương thảo chân thật đã thực hiện giữa hai phái đoàn Việt Nam và Campuchia trong bầu không khí thân hữu vì quyền lợi chung, có quan điểm thống nhất về mọi vấn đề đưa ra.”   Dù thành thực hay giả vờ, không khí cũng có cải thiện dễ dàng khi đảo Wai được trả lại cho Campuchia. Ngày 10 tháng Tám, Nguyễn Văn Linh gặp Nuon Chia, một trong những người lãnh đạo hàng đầu của Khmer Đỏ, báo cho ông nầy biết rằng quân đội Việt Nam (CS) đã rút lui khỏi đảo. Nuon Chia cám ơn về quyết định đó và nói rằng tất cả đều do “ngộ nhận về ranh giới giữa hai nước”.

Thực ra, họ quá biết vấn đề biên giới và sự căng thẳng giữa hai phía đã tạo ra những cuộc xung đột đẫm máu sau khi họ chiến thắng phe tư bản. Chẳng bên nào muốn có chiến tranh. Đặc biệt, phía Việt Nam thì lo lắng không muốn dân chúng biết cuộc xung đột. Trong khi cố gắng giải quyết vấn đề bằng võ lực cũng như bằng ngoại giao, Hà Nội quyết định duy trì một bộ mặt đoàn kết chiến đấu với Campuchia. Hồi tháng Bảy, sau khi tôi ở thành phố “Saigon giải phóng” được hai tháng, bay ra Hà Nội trên đường rời Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn Hoàng Tùng, biên tập tờ nhật báo “Nhân Dân” của đảng CSVN, tôi có hỏi ông về tình hình quan hệ với Campuchia, ông ta trả lời một cách nhanh nhãu là “bình thường”. Ngưng một chút, ông ta nói thêm “Nhìn chung là bình thường”. Ông ta phủ nhận tin tức báo chí Tây phương cho rằng có xung đột ở những hòn đảo trong vịnh Thái Lan. Vào lúc tôi nói chuyện với Tùng trong văn phòng ánh điện mờ mờ, trông xuống hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội thì hàng ngàn người Việt Nam, đàn ông, đàn bà, trẻ con bị đuổi ra khỏi lãnh thổ Campuchia, đưa xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long của Miền Nam Việt Nam.

Sau khi qua biên giới, họ được quân đội Việt Nam (CS) đưa vào các trại tỵ nạn dựng tạm. Hàng trăm người Campuchia gốc Việt Nam và Trung Hoa vào trú tại một ngôi chùa ở Chợ Lớn. Phái viên hãng AP của Pháp tại Saigon, Charles Antoine De Nerciat nghĩ rằng ông ta đã vớ được một tin giựt gân nhỏ khi ông nhận ra những người tỵ nạn nầy là từ nước Campuchia cách mạng anh em đến trú ẩn tại thành phố Saigon đã “giải phóng”. Tuy nhiên, nhờ vào sự nghiêm nhặt của các tay kiểm duyệt Việt Nam (CS), bản tin ngày 12 tháng Sáu của ông chẳng bao giờ được chuyển đi. Trong một sự trùng hợp khá buồn cười, ông ta viết câu chuyện này vào ngày Pol Pot tới Hà Nội thực hiện chuyến viếng thăm không được công bố. Dù rằng các tay kiểm duyệt có biết chuyến viếng thăm ấy hay không, người Việt Nam (CS) cũng chẳng được lợi ích gì khi cho một nhà báo tư sản nhắc lại câu chuyện thê thảm của những người tỵ nạn và như thế, làm cho mối quan hệ với Campuchia thêm phức tạp. Mãi đến năm 1978, câu chuyện đó mới được rõ ra. Trong chuyến viếng thăm các tỉnh biên giới Việt Nam hồi tháng 3 năm 1978, tôi được biết làm thế nào, trong suốt 5 tháng đầu sau khi “giải phóng” Phnom Pênh, hơn 150 ngàn người Việt Nam khốn khổ lũ lượt chạy về Đồng Tháp, An Giang và Tây Ninh. Người Việt Nam thì được phép định cư tại chỗ, những người Hoa, người gốc Khmer thì buộc phải trở lại Campuchia.

Việt Nam (CS) muốn Campuchia biết rằng họ có một người bạn có đủ sức mạnh. Sau Hà Nội, nơi Pol Pot dừng chân kế tiếp trong chuyến viếng thăm bí mật của ông ta là Bắc Kinh. Ngày 21 tháng Tám, Pol Pot được vị anh hùng, người thầy lý tưởng của Pol Pot tiếp kiến: Mao – “Anh đã thực hiện được một cú đánh tuyệt hay còn chúng tôi thì đông như thế này mà đành thua.” Mao nói với người đệ tử sáng láng của ông. Khi Mao nói câu này thì hàng trăm ngàn người dân Campuchia bị đuổi ra khỏi các thành phố về các miền hoang dã ở thôn quê sống cuộc đời nông nô.   Mao hoàn toàn chấp thuận chương trình cách mạng của Pol Pot ở Campuchia và sách lược của Pol Pot độc lập với Việt Nam. Cuộc họp này cũng được dấu kín cho tới hai năm sau, khi Pol Pot lột bỏ cái áo ngụy trang vô danh, công khai trở thành tổng bí thư đảng Cộng Sản Campuchia. Dĩ nhiên, phía Việt Nam họ hiểu một cách sâu sắc những lời ca ngợi của Mao đối với Campuchia. Năm 1975, Mao đã khuyên các nhà lãnh đạo (CS) Việt Nam “phải học tập ở Campuchia cách làm thế nào để thực thi cách mạng.”

Tình hữu nghị giữa Trung Hoa của Mao và Campuchia đặt căn bản trên lý thuyết và, quan trọng hơn, đồng nhất về quyền lợi. Nhóm Pol Pot không những chỉ vô cùng ngưỡng mộ tư tưởng Mao về đấu tranh giai cấp và cách mạng không ngừng, họ còn chia xẻ với Trung Hoa về mối sợ hãi và ghê tởm Liên Xô. Chống lại Việt Nam âm mưu cai trị toàn cõi Đông Dương là mối quan tâm hàng đầu của nhóm Pol Pot, vì vậy, một cách tự nhiên, họ quay về phía Trung Hoa, một liên minh chính yếu trong truyền thống chiến lược, nhằm ngăn ngừa một sức mạnh trỗi dậy ở biên giới phía Nam.   Chẳng có gì ngạc nhiên, tháng Tám năm 1975, Chu Ân Lai, lúc ấy tình hình sức khỏe rất suy yếu, không còn sống bao lâu, giải thích với Lê Thanh Nghị, người đứng đầu ban Kế Hoạch của Hà Nội, là Bắc Kinh không có khả năng giúp đỡ Việt Nam. Trong khi đó, Bắc Kinh lại nồng nhiệt hoan hô phó thủ tướng Campuchia Khiêu Samphan và Ieng Sary, hứa viện trợ một tỉ đồng cho một chương trình 5 năm. Khoảng 20 triệu trong số tiền này đã được tháo khoán.

Trong khi chuyến viếng thăm của Khiêu Samphan và Ieng Sary thành công vẻ vang, được viện trợ kinh tế, được bày tỏ một cách công khai Trung Hoa hoàn toàn ủng hộ Campuchia thì những cuộc thảo luận bí mật về viện trợ vũ khí đã bắt đầu từ hồi tháng Sáu, khi Pol Pot lặng lẽ đến Trung Hoa. Trong tháng Tám và tháng Mười, các nhóm chuyên viên từ bộ quốc phòng Trung Hoa thực hiện một cuộc thanh sát ở Campuchia để tìm hiểu nhu cầu quân sự, và, ngày 12 tháng Mười, họ trình một bản soạn thảo kế hoạch quân sự cho Phnom Penh để xin chấp thuận.   Ngày 6 tháng Hai năm 1976, ngày tòa đại sứ Trung Hoa ở Hà Nội đưa ra lời than phiền chính thức đầu tiên việc bắt buộc nhóm thiểu số người Hoa ở Nam Việt Nam nhập quốc tịch, một quan chức quân sự hàng đầu của Trung Hoa thăm Phnom Pênh để kết thúc thỏa ước viện trợ quân sự. Wang Shangrong, phó Tổng tham mưu quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA), nói với bộ trưởng quốc phòng Campuchia Son Sen, quyết định của Trung Hoa về việc cung cấp bộ phận rời cho pháo binh, thuyền tuần phòng, và trang bị phòng không, trên căn bản ưu tiên. Tổng cộng có 500 cố vấn Trung Hoa huấn luyện cho quân đội Campuchia xử dụng các loại trang bị này. Wang cũng đưa ra một danh sách về các loại vũ khí sẽ được cung cấp cho Campuchia trong các năm 1977, 1978. Ngày 2 tháng Mười, một thỏa ước viện trợ quân sự cho Campuchia không phải bồi hoàn được ký kết giữa Wang và Son Sen.   Trong khi việc hợp tác quân sự được giữ hoàn toàn bí mật để khỏi làm cho Thái Lan và Việt Nam lo ngại, hoạt động chính của Trung Hoa tuồng như nhằm giúp đỡ ước muốn chính đáng của Campuchia là chuyển hóa quân đội của họ từ lực lượng du kích thành một đội quân thường trực, trang bị võ khí mới đủ sức phòng vệ đất nước.

Mặc dù Bắc Kinh không nghi ngờ gì về sự mong muốn lấy lại cán cân mất thăng bằng nghiêm trọng giữa lực lượng Campuchia thiếu thốn và lực lượng quân sự Việt Nam to lớn, bộ máy quân sự trang bị hoàn hảo, lại thừa hưởng một số lượng võ khí trị giá 5 tỉ đôla từ quân đội Miền Nam VN trước đây, họ cũng chẳng có ý hay mong muốn đẩy quân Khmer Đỏ tiến lên đối đầu với quân đội Việt Nam (CS). Trung Hoa của Mao chỉ muốn Campuchia đủ mạnh để không bị Việt Nam bắt nạt mà thôi.   Viện trợ vũ khí của Trung Hoa cho Campuchia được dấu kín, tuy nhiên tin tức về các viện trợ khác của Trung Hoa cho Campuchia thì quảng bá ồn ào. Ngày 17 tháng Tư/ 1976, Bắc Kinh tổ chức một cách rầm rộ lễ kỷ niệm một năm “giải phóng” Campuchia. Trong điện văn gởi Pol Pot nhân dịp này, Mao, Chu Đức (Zhu De) và Hoa Quốc Phong ca ngợi Pol Pot đã bảo vệ hoàn toàn nền độc lập, quyền cai trị tối thượng, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, tạo nên “sự thay đổi cách mạng sâu sắc nhất”. Tuy không nói rõ ra nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ đang bị đe dọa, lời cảnh cáo đó cũng không bỏ quên vai trò Hà Nội. Các nhà lãnh đạo Trung Hoa trấn an Pol Pot rằng nhân dân Trung Hoa sẽ cùng “vai kề vai tiến lên phía trước” với nhân dân Campuchia.   Hồi mùa Xuân năm 1976, Campuchia trở thành yếu tố chính trong sự căng thẳng giữa Trung Hoa và Việt Nam, tuy nhiên mối quan hệ đang suy thoái dần bắt đầu từ những năm trước. Từ khi Hà Nội chiến thắng ở Miền Nam, sự mâu thuẫn đặc biệt từ hai phía đã gia tăng vì khác biệt về chính trị và chiến lược.
Quan hệ Quốc tế

Huỳnh Tấn Bửu
Quan hệ Quốc tế

Xem thêm:


>

>

>


Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

MÀN KỊCH “LÊ LAI CỨU CHÚA TRỊNH” HAY " KẺ ĂN ỐC NGƯỜI ĐỔ VỎ" ĐANG DIỄN Ở XỨ THANH ?; Không đủ cơ sở để xác minh tài sản khủng của “hot girl” xứ Thanh

Phúc Lộc Thọ.
Kết quả hình ảnh cho đền thờ lê lai
Đền thờ Lê Lai tại Thanh Hóa

Trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nghĩa quân Lê Lợi trong giai đoạn “ tiền khởi nghĩa” đã nhiều phen nguy khốn, bị giặc Minh vây ráp nên nhiều phen quân tướng gieo neo, tán loạn. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã từng viết về những thảm cảnh này:
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Khi Khôi Huyện quân không một lữ…

Một trong những trận nguy khốn nhất được sách sách Đại Việt thông sử, phần Liệt truyện chép:

Năm Mậu Tuất 1418, lúc vua mới dựng cờ khởi nghĩa, tướng ít, quân thiếu, bị tướng nhà Minh vây đánh ở Mường Một, vua chạy thoát về đóng ở Trịnh Cao, nơi hẻo lánh, không dân ở, tướng Minh chia quân chặn những chỗ hiểm yếu, tình thế rất cấp bách, nhà vua hỏi các tướng:

Ai dám đổi áo thay ta đem quân ra đánh giặc, xưng danh hiệu của ta, bắt chước như Kỷ Tín đời Hán, để ta có thể giấu tiếng, nghỉ binh, tập hợp tướng sĩ, mưu tính cuộc nổi dậy về sau ?.
Các tướng đều không ai dám hưởng ứng. Riêng Lê Lai đứng dậy nói: Tôi xin đi. Sau này lấy được nước thì nghĩ đến công lao của tôi, khiến cho con cháu muôn đời được nhờ ơn nước, đó là nguyện vọng của tôi.
Nhà vua rất thương cảm. Ông nói: Bây giờ nguy khốn thế này, nếu ngồi giữ mảnh đất nguy hiểm, vua tôi đều bị tiêu diệt, sẽ sợ vô ích, nếu theo kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào có tiếc gì. Nhà vua vái trời mà khấn rằng:
Lê Lai có công đổi áo, sau này tôi và con cháu tôi, cùng con cháu tướng ta công thần, nếu không nhờ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn báu thành cục đồng, gươm thần biền biến thành con dao cùn.
Ông bèn dẫn hai con voi và 500 quân kéo thẳng tới trại giặc khiêu chiến. Giặc đốc hết quân ra đánh, ông cưỡi ngựa tốt, xông thẳng vào giữa trận hô lên:Chúa Lam Sơn chính là ta đây, rồi đánh chết được rất nhiều quân giặc. Khi đã kiệt sức, ông bị địch bắt, xử cực hình. Sau đó giặc lui quân về thành Tây Đô, việc phòng bị chúng mới sơ hở, ta vừa có thời cơ, nghỉ binh nuôi chứa nhuệ khí, để có thể trăm trận trăm thắng và lấy được thiên hạ..”
Đất Thanh Hóa được coi là quê hương của Lê Lai, quê hương của thuật đánh tráo người. Trong vụ Quỳnh Anh đang được dư luận xôn xao, liệu có các Lê Lai của xứ Thanh thời hiện đại đứng ra chịu trận hay buộc phải đứng ra giơ “đầu chịu báng” thay cho “Chúa Trịnh” ?
Theo thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu lãnh đạo Sở Xây dựng, lãnh đạo Ban tổ chức tỉnh ủy nghiêm túc làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tham mưu để xảy ra thiếu sót trên và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng.
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh khi còn công tác tại Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hoá.

Ban tổ chức Tỉnh ủy cũng có trách nhiệm về việc cử bà Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị năm 2015 khi chưa xem xét toàn diện hồ sơ của bà Quỳnh Anh, nhất là xem xét trình độ công tác, mà chỉ tập trung chú ý các điều kiện, tiêu chuẩn xét, cử đi học cao cấp lý luận chính trị theo quy định.
"Lãnh đạo Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm và Trần Vũ Quỳnh Anh, để tạo điều kiện cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào đối tượng đi học", Thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ…
Qua thông báo này, trách nhiệm đã được xác định trong vụ bổ nhiệm thần tốc trái quy định được quy cho 2 cơ quan: Ban tổ chức tỉnh ủy và lãnh đạo Sở xây dựng Thanh Hóa?
Vậy có đúng các quan chức này có khuyết điểm thật, họ cố tình làm sai, tiếp tay cho Quỳnh Anh lên như diều hay các “ đầu lĩnh” ở 2 cơ quan này của Thanh Hóa đã tự nguyện đứng ra sắm vai Lê Lai cứu Chúa Trịnh ?
Lê Lai cứu Lê Lợi là vì đại nghĩa dân tộc, Lê Lai chấp nhận hy sinh thân mình để cứu minh chủ Lê Lợi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Còn các quan chức thời nay của xứ Thanh thật sự họ có lỗi thật hay họ phải buộc phải sắm vai Lê Lai cứu Chúa Trịnh ….
Ngày xưa giặc Minh mù mờ không biết ai là Lê Lai ai là Lê Lợi nên mới giết nhầm Lê Lai nhưng lại tưởng là Lê Lợi.
Dư luận cả nước và các cơ quan chức năng cấp trên thừa biết làm sao 2 cơ quan Ban tổ chức tỉnh ủy và Sở Xây dựng Thanh Hóa lại có khả năng làm nổi cái việc “ thổi” Quỳnh Anh lên nhanh một cách thần tốc như vậy ?
Nếu vụ việc Quỳnh Anh chỉ dừng lại quy trách nhiệm cho lãnh đạo 2 cơ quan trên tức là đã chấp nhận lại vở kịch “ Lê Lai cứu Chúa Trịnh” được dựng lại một cách sống sượng, gượng gạo…

P.L.T.

Không đủ cơ sở để xác minh tài sản khủng của “hot girl” xứ Thanh

Dân trí Ngoài việc được bổ nhiệm “thần tốc”, bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản còn dính lùm xùm việc có khối tài sản “kếch xù”. Về vấn đề này, UBKT Tỉnh ủy Thanh Hóa khẳng định không đủ cơ sở để xác minh.
 >> Vụ "hot girl" xứ Thanh: Khiển trách Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa

Theo đó, ngày 29/9, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có thông báo 116-TB/UBKTTU về Kết quả kiểm tra, xem xét xử lý kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên có liên quan tại Sở Xây dựng Thanh Hóa. Nội dung báo cáo nêu rõ việc kiểm tra, xác minh tài sản của bà Quỳnh Anh là chưa đủ cơ sở do thời điểm thanh tra bà Quỳnh Anh đã không còn là cán bộ, công chức và vì nhiều lần mời bà lên làm việc nhưng bà này không hợp tác.
“Trong quá trình công tác từ thời điểm làm hợp đồng lao động tại Liên đoàn lao động tỉnh (năm 2010) đến khi thôi việc tại Sở Xây dựng (ngày 23/ 9 năm 2016) chưa phát hiện được đồng chí Trần Vũ Quỳnh Anh có hành vi tham nhũng. Đến thời điểm Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra tại Sở Xây dựng, đồng chí Trần Vũ Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức, vì vậy chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản”.
Căn biệt thự ở khu đô thị Bình Minh (TP Thanh Hóa) được cho là của bà Trần Vũ Quỳnh Anh
Căn biệt thự ở khu đô thị Bình Minh (TP Thanh Hóa) được cho là của bà Trần Vũ Quỳnh Anh
“Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức Đảng và cán bộ, Đảng viên có liên quan tại Sở Xây dựng. Qua thẩm tra nhận thấy: đồng chí Trần Vũ Quỳnh Anh thuộc đối tượng phải kê khai tài sản nhưng không kê khai trong Sơ yếu Lý lịch (Mẫu 2C/TCTW-98), Phiếu Đảng viên; không kê khai định kỳ hằng năm; không kê khai bổ sung khi được bổ nhiệm phó trưởng phòng, trưởng phòng và trong hồ sơ nhân sự Đại hội Đảng bộ Sở, nhiệm kỳ 2015 - 2020, vi phạm các quy định về kê khai tài sản của Đảng và Nhà nước.
Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra của UBKT Tỉnh ủy đã nhiều lần mời đồng chí Trần Vũ Quỳnh Anh đến làm việc để giải trình nhưng đồng chí đều không có mặt nên không có cơ sở để xem xét tài sản của đồng chí”.
“Trách nhiệm về khuyết điểm vi phạm trên thuộc về đồng chí Trần Vũ Quỳnh Anh không trung thực, không chấp hành nghiêm quy định của Đảng và Nhà nước về kê khai tài sản” – báo cáo nêu.
Trước đó, dư luận lùm xùm việc bà Trần Vũ Quỳnh Anh là “bồ nhí” của một lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Bà sở hữu một khối tài sản “khủng” như ngoài một căn biệt thự lớn 3 mặt tiền tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi (khu đô thị Bình Minh), phường Đông Hương, TP Thanh Hóa và một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỉ đồng thì từ năm 2012, thời điểm được điều động về làm nhân viên tại Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, bà Quỳnh Anh đã mua và đứng tên một căn biệt thự trị giá gần 9 tỉ đồng (xây thô) tại khu đô thị Đại Thanh thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội. Đây cũng là địa chỉ thường trú mà bà Quỳnh Anh chuyển hộ khẩu từ Thanh Hóa ra.
Bình Minh

Cộng sản đã giấu kho báu của họ ở đâu sau khi Liên Xô sụp đổ?

Bởi
 AdminTD
 -

Tác giả: Oleg Yegorov
Dịch giả: Trúc Lam
26-9-2017
Một số nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô có thể là những người rất giàu có. Nguồn: Varvara Grankova
Khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, có nhiều tin đồn về số phận của “vàng dự trữ” của Đảng Cộng sản. Vài sử gia và các nhà báo tin rằng, các quan chức Đảng đã tích lũy nhiều khoản tiền khổng lồ, bí mật chuyển vào các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.
Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCS LX) hơn cả một đảng chính trị. Được hưởng quyền độc quyền cho đến cuối thập niên 1980, các cấp trên của ĐCS LX – Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị – tồn tại dưới dạng một đất nước riêng biệt và nhiều quan chức này được hưởng các đặc quyền mà không phải lúc nào cũng hợp pháp.
Những năm đầu thập niên 1990, ngay sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, một số nguồn tin cho rằng, khoảng 10 tỷ USD từ ngân khố của Đảng đã biến mất không để lại dấu vết, Đa số người Nga tin rằng, số tiền này đã bị đánh cắp.
Một đảng giàu có
Viktor Mironenko, cựu lãnh đạo Komsomol, một tổ chức thanh niên của Đảng, đề cập trong một cuộc phỏng vấn rằng, ngay trước khi Liên Xô sụp đổ, ĐCS LX đã có 10 tỷ đô la trong sổ sách kế toán.
Có nhiều nguồn khác nhau về sự giàu có đó, từ đảng phí hàng tháng của các đảng viên (ĐCS LX có khoảng 19,5 triệu đảng viên hồi năm 1990), bao gồm cả Quỹ Bảo vệ Hòa bình do nhà nước tài trợ với khoảng 4,5 tỉ rúp (tương đương 2,6 tỷ Mỹ kim) là tài sản tiền mặt.
Thật khó để nói chính xác liệu ông Mironenko nói đúng về số tiền đó hay không. Văn khố lưu trữ của đảng được tách riêng khỏi ngân sách của chính phủ, và chỉ các quan chức cao cấp mới có quyền truy cập dữ liệu. Trả lời câu hỏi: “Ai đã lấy cắp tất cả số tiền này?” Ông Mironenko nhún vai: “Không rõ. Không phải tôi”.
Viktor Gerashchenko, cựu giám đốc Ngân hàng Nhà nước Liên Xô, đã xác nhận hồi năm 2011 rằng, có rất nhiều tiền trong tài khoản tiền mặt của Ủy ban Trung ương, nhưng tất cả đều biến mất một cách bí ẩn hồi năm 1991.
Những cái chết đáng ngờ
Tình hình trông có vẻ rất đáng ngờ, đặc biệt là sau một loạt những cái chết bí ẩn. Vào ngày 26 tháng 8 năm 1991, sáu tháng trước khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Nikolai Kruchina, người quản lý tài chính của ĐCS Liên Xô, là người thân cận với ông Mikhail Gorbachev, rơi ra ngoài cửa sổ và qua đời.
Người tiền nhiệm của ông ta là ông Georgy Pavlov, là người đã điều hành hoạt động của Đảng trong 18 năm, cũng đã cùng chung số phận với Kruchina một tháng sau đó. Chủ tịch ngân hàng thứ ba, ông Dmitry Lisovolik, là người đứng đầu khu vực Mỹ của bộ phận quốc tế, thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản, là người có liên quan chặt chẽ với dòng tiền mặt, cũng bị rơi ra ngoài cửa sổ của ông ta vài ngày sau đó.
Mặc dù có những trường hợp kỳ lạ như vậy, nhưng các quan chức chính phủ cho rằng “vàng của Đảng” chưa bao giờ tồn tại, và tất nhiên những tuyên bố đó đã vấp phải nghi ngờ từ dư luận. Tuy nhiên, những cái chết đáng ngờ vẫn không thể trả lời câu hỏi chính – tiền đã đi đâu?
Phương thức tìm kiếm
Tò mò và khát khao tìm công lý không phải là yếu tố chính, thúc đẩy các nhà lãnh đạo Nga đi tìm kiếm “vàng của Đảng”. Sau khi nước Nga mới được sinh ra từ tro tàn của Liên bang Xô viết, họ rất cần tiền. Các tỷ phú của Cộng sản có thể sẽ giúp được rất nhiều.
Để truy tìm tiền, ông Yegor Gaidar, thủ tướng thời Tổng thống Boris Yeltsin năm 1992, thậm chí đã thuê các thám tử tư từ Kroll, một cơ quan điều tra nghiên cứu của Mỹ rất nổi tiếng. Theo các hồi ký của Gaidar, chính phủ Nga ngừng tìm kiếm vì người Mỹ “không tìm thấy thông tin quan trọng”. Cuối cùng, chính phủ cũng chưa bao giờ công bố bản báo cáo của Kroll.
Mối quan hệ với châu Á?
Vậy thì điều gì đã xảy ra với tiền bạc? Theo một lời giải thích thì có khả năng những kẻ trộm đưa “vàng của Đảng” vào tài khoản ngân hàng bí mật ở Hồng Kông, bằng các mối quan hệ với Trung Quốc.
Vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, các ngân hàng Hồng Kông đã có nhiều tài khoản ẩn danh và không hợp tác với các nhà điều tra quốc tế về chủ tài khoản (không giống như các ngân hàng Thụy Sĩ).
Các quốc gia khác mà tiền bác có thể đã biến mất, gồm Síp hoặc Li-băng. Nếu tiền không thực sự đi ra nước ngoài thì “vàng của Đảng” đã biến mất từ ​​lâu, được chia nhỏ và gửi tới hàng chục ngân hàng trên toàn cầu, có lẽ sẽ không bao giờ được tìm thấy.
Mạnh ai nấy lo
Một giả thuyết được đặt ra rằng, tiền chưa bao giờ rời khỏi Nga. Các quan chức cao cấp của đảng lo xa về cái chết của chủ nghĩa xã hội, rửa tiền trong các hợp tác xã và nổi lên đầu cơ lén lút giữa tư và công hồi cuối thập niên 1980, điều này dẫn tới sự hình thành sự tập trung vốn tư nhân lớn đầu tiên thời hậu Xô viết.
Điều duy nhất hiện giờ đã rõ là, chúng ta có thể sẽ không bao giờ tìm thấy chính xác những gì đã xảy ra với số lượng lớn tiền của Đảng Cộng sản. Ngoài ra, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng đó không phải là một âm mưu có tổ chức của những người Cộng sản cũ, những người đã lấy trộm “vàng của Đảng” trong một vụ trộm được dàn dựng cẩn thận.
Mỗi người đều tự cho mình lấy càng nhiều càng tốt khi con tàu chủ nghĩa xã hội bị nhấn chìm, và để bảo đảm cho mình một vị trí đặc quyền trong trật tự tư bản mới.
Bài viết này là một phần của loạt bài hồ sơ X của Nga, trong đó RBTH khám phá ra các bí mật liên quan đến Nga và những điều không bình thường.
© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

TỔNG KIỂM TRA BẰNG CẤP CỦA QUAN CHỨC-GIẾT "GÀ DỌA...HỔ" NÀO ĐÂY HAY ĐÂY LÀ CHIẾN DỊCH " DIỆT CHIM SẺ" ?

Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần làm rõ vấn đề của Bí thư Hải Dương

Hoàng Đan | 
Nguyên TBT Lê Khả Phiêu: Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần làm rõ vấn đề của Bí thư Hải Dương
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho biết, ông đã gặp lãnh đạo cấp cao của Đảng và trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có công tác tổ chức, xử lý cán bộ vi phạm.





Trao đổi với báo chí vào sáng nay, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho biết, trước Đại hội 12 của Đảng, ông đã nhận được thông tin về vấn đề bằng cấp của ông Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương và có ý kiến với các cơ quan chức năng.
ến nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc và tôi nghĩ chắc chắn phải làm rõ.
Ngày hôm qua (28/9 - PV), tôi gặp lãnh đạo cấp cao của Đảng và có trao đổi nhiều vấn đề, trong đó, có công tác tổ chức, xử lý cán bộ vi phạm.
Lãnh đạo cấp cao của Đảng nói vụ việc ở Hải Dương đã có cơ quan vào cuộc xác minh, làm rõ đúng sai và nếu có sai phạm sẽ có hình thức kỷ luật nghiêm minh đúng quy định", nguyên Tổng Bí thư nêu rõ.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng chỉ rõ, một cán bộ mà không trung thực trong kê khai bằng cấp là không thể chấp nhận.
"Khi cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, nếu có sai phạm, thiếu trung thực thì Đảng sẽ có hình thức kỷ luật còn nếu không thì cũng để Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hải Dương và nhân dân cả nước biết rõ, tránh hiểu sai, dị nghị về cán bộ", nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhấn mạnh.
Trước đó, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, ông đã chuyển tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác minh làm rõ đơn thư tố giác chính danh của công dân về việc Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển sử dụng bằng cấp của người khác.
Cũng theo ông Lưu Bình Nhưỡng, hiện kết quả xác minh bằng cấp của ông Nguyễn Mạnh Hiển phải chờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
theo Trí Thức Trẻ

GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT: Đã từng phát hiện 10.000 bằng giả trong 1 năm


Lao Động  1 đăng lại 6 liên quan
GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT - chia sẻ đã từng có một phong trào rất rầm rộ về phát hiện và tố giác người sử dụng bằng giả. Riêng năm đầu tiên, đã phát hiện 10.000 tấm bằng giả.
GS Pham Minh Hac – nguyen Bo truong Bo GDDT: Da tung phat hien 10.000 bang gia trong 1 nam - Anh 1
GS Phạm Minh Hạc cho rằng việc phát giác bằng giả quá đơn giản. Vấn đề là có làm hay không. Ảnh: TL
Thưa GS Phạm Minh Hạc, thời gian gần đây, rộ lên những thông tin về việc một số lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, thậm chí là những người đứng đầu một tỉnh, thành phố sử dụng bằng chưa được công nhận hay bị tố sử dụng bằng giả. Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng sử dụng bằng giả, bằng không được công nhận hiện nay?
- Có thể nhiều người ở thế hệ trước còn nhớ, những năm 2002, lúc đó tôi là Phó ban thứ nhất của Ban Khoa giáo Trung ương, đã cùng với Bộ trưởng Bộ GDĐT lúc bấy giờ là ông Nguyễn Minh Hiển phát động phong trào chống bằng giả. Riêng trong năm đầu, đã phát hiện tới 10.000 bằng giả. Hằng năm, việc làm này vẫn được duy trì. Tuy nhiên, việc phát hiện bằng cấp giả hiện nay không có phong trào sâu rộng như khi đó.
Thời gian đó, cách đây hơn chục năm, đã phát hiện rất nhiều nhưng tôi nghĩ vẫn chưa hết. Con số đó vẫn còn tiếp tục tăng lên.
Những trường hợp bị phát hiện sử dụng bằng giả đã được xử lý như thế nào, thưa GS?
- Những trường hợp phát hiện đều bị xử lý nghiêm túc, tước bằng giả và xử lý kỉ luật nghiêm minh. Trong quá khứ, việc này không chỉ xuất hiện ở địa phương mà ngay cả các cơ quan trung ương cũng có.
Có ý kiến cho rằng cần thiết phải kiểm tra lại bằng cấp của các lãnh đạo để lấy lại công bằng và niềm tin của nhân dân. Theo ông, công việc kiểm tra này có khó khăn không?
- Việc phát giác bằng giả này quá đơn giản. Vấn đề là có làm hay không. Bất cứ ai vào cơ quan cũng đều phải duyệt lí lịch, bằng cấp rồi đến khi đề bạt, bổ nhiệm chức vụ cũng kiểm tra lại. Qua rất nhiều khâu nên chẳng có gì khó để phát hiện ra.
Bên cạnh đó, việc sử dụng bằng cấp giả cũng còn có thể phát hiện được thông qua những lời bàn tán, xì xào vì thường việc này sẽ có rất nhiều người biết. Để xảy ra điều này là lỗi, là sai lầm của bộ phận tổ chức. Không thể đổ lỗi do sơ suất bởi đây là những lỗi đã quá rõ ràng. Nguyên nhân có thể là do nể nang hoặc do tiêu cực… nên cố tình bỏ qua.
Ngoài ra, hiện tượng nhân viên đi học thay, sếp nhận bằng đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Nạn gian dối chính là một thứ bệnh hoạn của xã hội, do chính những người có chức, có quyền lực tạo ra.
HUYÊN NGUYỄN

Cần rà soát bằng cấp của tất cả cán bộ có chức quyền

Ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (trái) và ông Lưu Bình Nhưỡng - Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Mới đây Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận vi phạm của nhiều cán bộ cấp cao, trong đó có ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng.



4 vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh có việc “Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực”. Trao đổi về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, để lấy lại niềm tin trong nhân dân vào đội ngũ cán bộ đảng viên, cần phải rà soát lại bằng cấp của tất cả các cán bộ có chức, có quyền. 
Cần công khai các trường hợp cán bộ công chức sử dụng bằng giả
Trao đổi với PV Báo Lao Động về vấn đề này, ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - cho rằng: Thời gian vừa qua, đặc biệt là 10 năm gần đây, việc chạy chức, chạy quyền, chạy huân chương đang diễn ra ngày càng nhiều khiến dư luận rất bức xúc. Vừa qua, đã xảy ra một số vụ việc lãnh đạo dùng bằng giả hoặc bằng chưa thích hợp. Vì vậy, theo tôi nên chăng Ban Bí thư cần giao cho Ban Tổ chức Trung ương xem xét, rà soát lại việc sử dụng bằng cấp của cán bộ có chức, có quyền, vì thực tế đã phát hiện nhiều loại bằng cấp không thích hợp và không được công nhận.
Theo ông Túc, cần phải kiểm tra lại việc sử dụng bằng cấp của các cán bộ công chức học ở nước ngoài xem bằng có đúng không, có phù hợp không, và có được công nhận hay không. Để thẩm định bằng cấp thật hay giả, theo tôi Trung ương nên giao cho Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, xem xét lại tất cả các bằng cấp của các cán bộ có chức, có quyền. Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hiện được trường hợp cán bộ công chức nào sử dụng bằng cấp không đúng, bằng giả thì cần phải công khai để từ đó có căn cứ xử lý nghiêm.
Cần rà soát lại bằng cấp của cán bộ công chức
Trao đổi với Lao Động, Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho biết, ông vừa chuyển đơn của công dân tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xác minh bằng cấp của một lãnh đạo cấp tỉnh.
Theo ông Nhưỡng, ông nhận được đơn tố giác của công dân tại tỉnh Hải Dương từ tháng 8.2017 về việc vị lãnh đạo cấp tỉnh sử dụng bằng của người khác. Căn cứ theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, ông đã chuyển đơn đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Theo ông Nhưỡng, mới đây ông nhận và chuyển đơn tố giác của công dân ở tỉnh Hải Dương “tố” một lãnh đạo tỉnh này “sử dụng bằng cấp trái pháp luật và đề bạt, không xử lý cán bộ khai man về bằng cấp” đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ông Nhưỡng cũng nhấn mạnh: Tôi rất tán thành và ủng hộ ý kiến việc tổng rà soát lại vấn đề bổ nhiệm cán bộ ở các cấp, các ngành, lĩnh vực của Ủy ban Tư pháp khi thẩm tra về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2017 mới đây.
Nhân đây tôi cũng đề xuất Trung ương nên thực hiện tổng rà soát lại việc sử dụng bằng cấp đối với cán bộ công chức có chức, có quyền. Trường hợp sử dụng bằng giả, khai báo không trung thực về bằng cấp phải xử lý thật nghiêm khắc, tránh kiểm điểm suông hoặc rút kinh nghiệm hình thức rồi điều chuyển, chỗ khác, thậm chí đặt vào vị trí quan trọng hơn như dư luận bức xúc.
Theo ông Nhưỡng, vừa qua, đã có nhiều trường hợp cán bộ lãnh đạo bị phát hiện sử dụng bằng cấp giả, bằng cấp không phù hợp hoặc không được công nhận. Việc sử dụng bằng cấp gian dối không chỉ diễn ra ở một địa phương mà xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, ngành, do vậy việc triển khai tổng rà soát là rất cần thiết.
Ông Nhưỡng cũng nhấn mạnh: Nếu phát hiện sai phạm trong sử dụng bằng cấp của cán bộ công chức thì căn cứ vào quy định để xử lý. Phát hiện ra trường hợp cán bộ vi phạm trong sử dụng bằng cấp thì phải xem xét lại toàn bộ tư cách cán bộ và nếu vi phạm thì tùy theo mức độ để xử lý, nhẹ thì xử lý hành chính, thậm chí phải xử lý về mặt hình sự.
Còn đối với đảng viên, trước tiên phải xem xét về mặt trung thực, vì là đảng viên mà không gương mẫu, không trung thực trong sử dụng bằng cấp giả để “trèo cao”, thì không thể chấp nhận được. Cán bộ càng có chức vụ cao mà sử dụng bằng giả, càng phải xử lý nghiêm.
XUÂN HẢI

"Nhiều cán bộ sử dụng bằng còn kém hơn bằng của Bí thư Xuân Anh!"

authorĐBQH, TS Lê Thanh Vân Thứ Sáu, ngày 22/09/2017 13:30 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Viết riêng cho Dân Việt, ĐBQH, TS Lê Thanh Vân cho rằng, nếu tiến hành tổng rà soát bằng cấp của các cán bộ công chức, cơ quan chức năng có thể sẽ khui ra nhiều trường hợp cán bộ lãnh đạo sử dụng bằng cấp chất lượng còn thấp hơn so với trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Đà Nẵng mà Ủy ban Kiểm tra T.Ư vừa kết luận.


   
 "nhieu can bo su dung bang con kem hon bang cua bi thu xuan anh!" hinh anh 1
ĐBQH, TS Lê Thanh Vân cho rằng còn nhiều cán bộ sử dụng bằng cấp không đúng quy định. (Ảnh: VPQH)
Sau vụ việc Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị Ủy ban Kiểm tra T.Ư kết luận, kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, có nhiều ý kiến xung quanh câu chuyện bằng cấp của cán bộ. Nhân sự kiện này, ĐBQH, TS Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội có bài viết cho Dân Việt.
Chất vấn cả hai đời Bộ trưởng
"Gần đây nhất, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi trả lời chất vấn của tôi, bên cạnh việc thừa nhận loại bằng này chưa được công nhận và cam kết sẽ chỉ đạo xử lý hậu quả, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng".
Những ngày qua, dư luận xôn xao xung quanh vi phạm của Bí thư Thành ủy TP.Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, trong đó có vi phạm liên quan đến bằng cấp. Nói đến câu chuyện bằng cấp của lãnh đạo, lâu nay có nhiều vấn đề lùm xùm.
Có thể nói hiện tượng lãnh đạo chạy theo bằng cấp diễn ra khá phổ biến. Họ, bằng cách này cách khác, đã hợp thức hóa văn bằng của mình như: Không dự thi nhưng khai man, mua  bằng, học giả nhưng có bằng thật, hoặc đột lốt các mô hình đào tạo, đặc biệt là hình thức liên kết với một số cơ sở đào tạo nước ngoài để có bằng cấp...
Tôi vẫn đang theo đuổi một vấn đề mà cử tri đã phản ánh có liên quan đến bằng cấp. Tôi đã chất vấn qua 2 đời Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo ở 2 nhiệm kỳ gần đây về một loại giấy tờ được gọi là bằng Thạc sĩ, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được lời giải thỏa đáng.
Gần đây nhất, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi trả lời chất vấn của tôi, bên cạnh việc thừa nhận loại bằng này chưa được công nhận và cam kết sẽ chỉ đạo xử lý hậu quả, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Đó là việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong nước với Viện Quản trị kinh doanh Brussels, Vương quốc Bỉ những năm trước, để cho “ra lò” một loại giấy tờ gọi là bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Qua tìm hiểu cho thấy, hình thức đào tạo này không có đầu vào, mà cũng chẳng có đầu ra, nghĩa là chẳng hề có thi tuyển. Người học chỉ đăng ký, nộp tiền (hầu hết từ ngân sách) và trải qua 44 ngày gọi là “đào tạo” (tính trừ thời gian phiên dịch, có lẽ chỉ có 22 ngày tiếp nhận kiến thức) để rồi được cấp bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Nếu so sánh với thời gian đào tạo tiến sĩ ở Mỹ (từ 4-7 năm nghiên cứu, viết luận án), thời gian chưa đầy 2 năm để lấy bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh ở trường Southern California University for Professional Studies được coi là "siêu tốc" thì việc đào tạo để lấy bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh theo hình thức liên kết trên phải được gọi là “tốc độ ánh sáng”!
Vì vậy, theo tôi loại bằng này còn kém hơn cả bằng của ông Nguyễn Xuân Anh. Ấy vậy mà thực trạng tôi nắm được là nhiều cán bộ ở các ngành và địa phương đã và đang sử dụng loại giấy tờ này để khai vào lý lịch cán bộ, đảng viên, nhằm tạo bàn đạp về tiêu chuẩn học vấn, rồi chui sâu, leo cao...
 "nhieu can bo su dung bang con kem hon bang cua bi thu xuan anh!" hinh anh 2
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. (Ảnh: VNE)
Nếu Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành rà soát lại bằng cấp đã khai trong lý lịch của những cán bộ đã được bầu hoặc bổ nhiệm có sử dụng loại bằng cấp này, sẽ lộ diện chân dung những người mà lâu nay vẫn cao giọng rao giảng về đạo lý với thuộc cấp của mình.
Cần kiểm tra, rà soát quyết liệt
"Phải rà soát lại lý lịch cán bộ, đảng viên xem có sự man trá trong kê khai bằng cấp, tài sản hay không? Bên cạnh đó, cần kiểm tra lại quy trình giới thiệu ra ứng cử và bổ nhiệm xem đã bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch chưa? Có đúng với quy định của Đảng và Nhà nước không?"
Trong Nghị quyết T.Ư 4 và T.Ư 5 khóa XII đã đề cập đến vấn đề những cán bộ không đủ tiêu chuẩn về năng lực, trình độ, không đáp ứng được yêu cầu công việc, vi phạm trong quá trình công tác thì sẽ bị thay ngay, mà không chờ đến hết nhiệm kỳ. Đó cũng chính là sự kế thừa quy định giản thái của cha ông ta.
Thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông thực hiện chế độ giản thái, nghĩa là hàng năm theo định lệ nhà vua cho bộ lại thực hiện viêc sát hạch quan viên, cả về năng lực và việc làm, nếu ai không đáp ứng sẽ bị sa thải.
Vấn đề chỉ là ở khâu thực hiện và tôi tin rằng, với sự chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Kiểm tra T.Ư sẽ vào cuộc để xử lý mạnh mẽ vấn đề này như đã làm trong thời gian qua.
Để làm trong sạch bộ máy, bảo đảm uy tín, năng lực, trí tuệ, sức chiến đấu của Đảng và Nhà nước, rất cần triển khai một đợt tổng kiểm tra lại chất lượng cán bộ, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp.
Vừa rồi, nếu như Ủy ban Kiểm tra T.Ư không tiến hành làm rõ vụ việc ở Đà Nẵng thì sẽ không phát hiện Bí thư Đà Nẵng khai và sử dụng văn bằng không đúng quy định. Theo tôi, việc tổng kiểm tra lại chất lượng cán bộ cần tập trung vào những giải pháp sau đây:
Phải rà soát lại lý lịch cán bộ, đảng viên xem có sự man trá trong kê khai bằng cấp, tài sản hay không? Bên cạnh đó, cần kiểm tra lại quy trình giới thiệu ra ứng cử và bổ nhiệm xem đã bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch chưa? Có đúng với quy định của Đảng và Nhà nước không?
Có chỉ đạo ngầm, vận động, đe dọa, chi phối không? Có bè phái, bản vị, cục bộ địa phương không? Có trung thực không, hay man trá, gian lận, hoặc báo cáo sai với cấp trên về “quy trình” để trù dập, bức hại hiền tài, rồi đưa cánh hẩu và người nhà vào vị trí lãnh đạo, quản lý?
Phải kiểm tra lại chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý thông qua việc xem xét những đề xuất, khởi xướng các chủ trương, giải pháp thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật xem ở vị trí lãnh đạo, quản lý được giao đã tương xứng với năng lực và tầm nhìn trí tuệ chưa? Có bao nhiêu đề xuất là đúng, bao nhiêu đề xuất sai, đề xuất trục lợi theo nhóm lợi ích?
Năng lực lãnh đạo, quản lý của những người đảm nhận chức vụ ấy có thực sự vượt trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao không? Có thực sự là người khởi xướng, tạo cảm hứng để dẫn dắt cơ quan, đơn vị, địa phương đi đúng hướng phát triển hay không? Nếu người lãnh đạo, quản lý mà trình độ, năng lực, tầm nhìn thấp kém hơn cấp dưới, thì làm sao mà thu phục được cấp dưới, làm sao mà vận hành được bộ máy?
Bên cạnh đó, phải đánh giá sự thay đổi tích cực của cơ quan, đơn vị, địa phương xem từ ngày người ấy đảm nhận chức vụ có thay đổi gì không? Việc này được thể hiện ở những kết quả cụ thể mà cơ quan, đơn vị, địa phương đạt được kể từ khi người ấy nắm giữ vai trò lãnh đạo, quản lý.
Phải trực tiếp kiểm tra nhận thức của những người đảm nhận vị trí lãnh đạo quản lý qua sự hiểu biết nhiều vấn đề thuộc tầm quản lý, lãnh đạo, nhất là tình hình chung về kinh tế-xã hội của cả nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị xem thế nào? Đây là phẩm chất cần có của người lãnh đạo, quản lý. Từ đó, đưa ra tình huống cụ thể xem người đó đề xuất giải pháp xử lý như thế nào? Qua đó sẽ thấy được năng lực thực tiễn.
Đã là lãnh đạo, quản lý thì phải “kinh luân đầy bụng, sách lược hơn người” chứ! Cứ vỗ ngực, ngạo mạn cho rằng hơn người về thủ đoạn chui sâu, leo cao thì sao có thể gọi là tài năng?
Và cuối cùng, theo tôi phải kiểm tra xem tính tiền phong gương mẫu của người đó thế nào? Từ khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý ở cơ quan, đơn vị, địa phương, có phải là hạt nhân lãnh đạo thực sự không? Có thực sự là trung tâm đoàn kết không? Tác phong có gần gũi với anh em, đồng chí không? Phong cách lãnh đạo có dân chủ không? Có biết lắng nghe ý kiến của cấp dưới không? Gia đình, vợ con có gương mẫu không? Có quan tâm đến tâm tư, tình cảm và những khó khăn của cấp dưới không? Quan hệ với bà con nơi cư trú ra sao?...
Làm được những điều đó tôi nghĩ sẽ loại được không ít cán bộ yếu kém cả về năng lực, phẩm chất và đạo đức, lối sống. Có như vậy mới củng cố được bộ máy, xác định đúng chất lượng cán bộ, lấy lại sức mạnh của Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin của Nhân dân.
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV (tháng 11.2016)Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời ĐBQH Lê Thanh Vân liên quan đến việc Viện Quản trị kinh doanh Brussels, Vương quốc Bỉ liên kết đào tạo thạc sĩ ở Việt Nam,:
"Báo cáo đại biểu Vân và các đại biểu, đây là một trong những vấn đề chúng tôi đang rà soát vấn đề liên kết bằng cấp. Thời gian vừa qua, đặc biệt là 5 năm về trước thì liên kết đào tạo rất mạnh, trong đó rất nhiều những kết quả nhưng đặt ra rất nhiều vấn đề về quản lý chất lượng. Chúng tôi đã yêu cầu Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo và họ báo cáo đang làm việc với Viện Brussels của Bỉ và một trường ĐH của Anh trong việc công nhận tốt nghiệp. Chúng tôi cam kết sẽ trả lời đại biểu trong thời gian ngắn nhất bởi vì có liên quan đến xác minh trong vấn đề bằng cấp liên quan đến nước ngoài".
Trả lời của Bộ GDĐT cho ĐBQH Lê Thanh Vân vào tháng 2.2016:
"…Tại thời điểm hiện tại, trên trang mạng của Viện Quản trị kinh doanh Brussels, Vương quốc Bỉ (UBI) cho thấy, UBI không có thẩm quyền cấp văn bằng đại học, thạc sĩ, thạc sĩ quản trị kinh doanh, thạc sĩ quản trị kinh doanh điều hành và tiến sĩ. UBI được phép đào tạo các chương trình này và do trường Đại học Middlesex London, Vương quốc Anh chịu trách nhiệm cấp bằng. Chương trình liên kết đào tạo của Khoa Sau đại học được Đại học Quốc gia Hà Nội cấp phép từ tháng 9.2002 và dừng tuyển sinh từ tháng 5.2011.
Bộ GDĐT đã yêu cầu Đại học Quốc gia Hn cung cấp các cơ sở pháp lý liên quan đến thẩm quyền văn bằng của UBI trong thời gian trên. Tuy nhiên, đến nay Đại học Quốc gia Hà Nội chưa cung cấp thông tin. Đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đủ cơ sở để công nhận văn bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh do UBI cấp".
Lương Kết (tổng hợp)
(*) Tít chính và các tít phụ trong bài do Dân Việt đặt