Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

KẾ GIẢI VÂY BẤT THÀNH: ĐƯA SÚNG VÀ ĐẠN CHO CON TIN CỐT GÂY TIẾNG NỔ, TẠO CỚ ĐỂ LỰC LƯỢNG GIẢI CỨU ẬP VÀO ĐÃ BỊ PHÁT GIÁC


FB Lương Ngọc Huỳnh
19-4-2017





– Đến giờ phút này vẫn chưa có đối thoại, nhân dân đã được thông báo tối đêm nay sẽ cắt điện tại khu vực nhà văn hoá nơi giữ con tin. 

– Cả làng cầu nguyện thánh thần phù hộ.

– Sau khi được tin đài báo nói lãnh đạo thành phố về đối thoại với dân, cả làng đã phấn khởi mong chờ Chủ Tịch người dân đã photo ảnh của Chủ Tịch Thành Phố để cho mọi người biết mặt và đón tiếp, vì họ sợ lại bị lừa hoặc cho người đóng thế! Vì đại đa số người dân ở đây không biết mặt Chủ Tịch.



– Dân nói cảnh sát và dân phòng các loại đông như quân nguyên ở các xã bên cạnh.

– Chiều nay dân mở đống chăn ở trong nhà văn hoá nơi giam con tin thì phát hiện có một khẩu súng và 5 viên đạn! Do vậy người dân đã rất phẫn nộ vì cho rằng đã có người phản bội dân làng ngầm đưa vũ khí vào!

– Tối nay lúc 21h tiếng kẻng lại vang lên, vì dân cho là có những người lạ cố tình đột nhập vào làng.

– Hiện tại dân làng đang cố thủ chặt chẽ và tạm thời bình yên.

Tại sao chúng ta lại làm như thế với dân? Họ có phản quốc không hay họ chỉ chống tham nhũng? 

Nếu chống tham nhũng mà bị tấn công quy mô lớn có tổ chức như vậy thì còn gì là chống tham nhũng nữa chính quyền ơi?!

Sao không thương thuyết với dân? Người ta nói quan là phụ mẫu thương dân như thương con sao lại đối với dân như vậy hả trời?

Người Việt Nam ở đâu? Giống nòi máu đỏ da vàng ở đâu? Đồng bào một bọc ở đâu Ai. Ai. Ai. Trả lời cho người dân Đồng Tâm?!

– Nếu chọn con đường đối đầu với dân là một quyết định ngu nhất trong lịch sử Việt Nam!
___

Facebooker Nguyễn Việt Anh,  cháu cụ Kình:  “Chị tôi vừa báo, “côn đồ” vừa áp sát làng, dân đang báo động. Chiều nay phát hiện 1 khẩu súng côn trong đống chăn chiếu của các công an bị giữ, nghi có “nội gián” vì chăn chiếu đều được dọn dẹp vào mỗi sáng“.

Facebooker Nguyễn Lân Thắng: “Đồng Tâm bị tấn công đợt 2, đã đẩy lùi. Thanh niên trẻ con quấn đầy mìn trên người đứng xung quanh nhà văn hoá, vào là chơi cảm tử chết bỏ luôn… tiếp tục hóng…

Facebooker Luân Lê: “Hiện tại, xã Đồng Tâm không có bất cứ động tĩnh gì như các tin đồn đoán. Đây là tin tôi cập nhật chính xác lúc 22h10 phút đêm ngày 19/04/2017 từ bậc cao niên và uy tín nhất trong xã hiện nay.  Có thông tin gì Cụ sẽ báo ngay cho tôi.  Những tin đồn thất thiệt chỉ làm khổ người dân“.

Facebooker Nguyễn Việt Anh, cháu cụ Kình: “Sau khi Ls. Luân Lê update stt nói ko có tình hình gì ở Đồng Tâm, tôi đã xác nhận lại từ anh tôi, dì tôi, chị tôi. Đúng là có chuyện côn đồ đã áp sát làng nhưng bị dân làng đẩy lùi vì lực lượng dân làng rất đông. Anh tôi đang trực tiếp ở hiện trường. Mong mọi người bình tĩnh, kiên tâm và tin tưởng nhau. Có thể cụ ông mà anh Luân liên lạc không ra ngoài vào giờ này và chưa được thông báo tin tức. Xin cảm ơn!



Vụ Đồng Tâm có thêm diễn biến phức tạp?

  • 6 giờ trước






Báo chí Việt Nam mô tả tình trạng trong xã Đồng Tâm là 'căng thẳng'Bản quyền hình ảnhGOOGLE
Image captionBáo chí Việt Nam mô tả tình trạng trong xã Đồng Tâm là 'căng thẳng'

Nhân chứng nói với BBC đã có vụ "tấn công" vào Thôn Hoành xã Đồng Tâm trong lúc có thêm phóng viên đưa tin về căng thẳng.
Một người muốn ẩn danh nói với BBC rằng vào khoảng 10 giờ tối giờ Việt Nam hôm 19/04 có một số người tấn công vào làng nhưng dân làng đã đẩy ra.
"Vì trời tối nên không thể xác định có bao nhiêu người tấn công nhưng họ vào bằng một ngả và đã ra bằng ngả đó," người này nói.
Nhân chứng này cũng mô tả vào sáng ngày 19/04 dân làng phát hiện trong chăn của một trong những người bị giữ "có một khẩu súng" mà họ nghi là được đưa từ bên ngoài vào.






Một số nhà hoạt hoạt động cũng mô tả về diễn biến này nhưng BBC không có điều kiện để kiểm chứng độc lập.

'Nội bất xuất ngoại bất nhập'?

Trước đó, trong ngày 19/4, báo Tuổi Trẻ đăng bài "Vào tâm bão Đồng Tâm" viết rằng khi tới nơi, các phóng viên được "Những người [dân địa phương] cho biết suốt 5 ngày nay họ bỏ công, bỏ việc lên đền thắp hương để cầu cho mọi chuyện sớm kết thúc, cầu cho cuộc sống sớm ổn định trở lại, người dân được bình an."
Bầu không khí trong xã được các phóng viên Tuổi Trẻ mô tả là người dân "cảnh giác, áp dụng các biện pháp kiểm soát không cho người lạ mặt ra vào".
Facebooker Bạch Hoàn trong bài viết đăng trên Facebook vào cuối giờ chiều 19/4 viết rằng chị đã một mình tới Đồng Tâm nhằm "muốn biết sự thật trong một rừng thông tin trái chiều, nhiễu loạn".
Người dùng Facebook này nói chị đã mang theo nhiều điện thoại thuộc các mạng dịch vụ khác nhau là Vinaphone, Mobifone và Viettel nhằm tìm hiểu việc "có hay không việc phá sóng điện thoại".






Kết quả được ghi nhận là "mạng Vinaphone hoàn toàn không có 3G. Mạng Viettel có ký hiệu 3G trên màn hình nhưng tuyệt đối không thể kết nối internet. Mobifone thì trong tình trạng chập chờn. Khi vào trong thôn Hoành, Mobifone lại không thể sử dụng được. Lúc này, Vinaphone chập chờn, tôi truy cập internet được vài phút rồi tậm tịt."
Ngoài việc mất sóng internet và sóng điện thoại chập chờn, thì: "Có một điều chắc chắn là người dân Đồng Tâm đã mất niềm tin. Khi hỏi vì sao đầu làng mọi người lại căng thẳng như thế? Một cụ già trong đoàn nói, thông tin ở đây như thế này và về báo chí, dư luận lại nói như thế này thì nhiều tiền lắm!?. Vừa nói, bàn tay cụ ngửa ra rồi lật sấp lại...," Facebooker Bạch Hoàn viết.
Hiện chưa rõ các xử lý cuộc khủng hoảng từ các cấp lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam ra sao cho vụ Đồng Tâm.
Mới đây nhất, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội viết trên Facebook cá nhân kêu gọi đối thoại với người dân để tìm lối thoát cho căng thẳng ở Đồng Tâm.
Được biết, Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chính thức khẳng định là ông sẵn sàng đối thoại với những người dân xã Đồng Tâm nếu cần thiết.
Tin tức cũng nói ông Nguyễn Văn Chiến, luật sư, đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri Mỹ Đức, đã về làm việc với dân trong hôm 19/4.
Căng thẳng này xảy ra trong bối cảnh sắp có một kỳ họp quan trọng của Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam là Hội nghị Trung ương 5, khóa 12, dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm nay.

Không có nhận xét nào: