Tóm tắt bài viết
- Những nền tảng ban đầu của quan hệ Mỹ - Trung, từ thương mại, đức tin đến giá trị tự do
- Quan hệ Mỹ - Trung từng rất tốt đẹp trong phần lớn lịch sử nước Mỹ. Hoa Kỳ đã bảo vệ cho Trung Quốc khỏi bị phân tách và đô hộ.
- Quan hệ hai nước chuyển sang căng thẳng sau thời điểm 1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, đặc biệt trong vấn đề Đài Loan.
- Từ những năm 80 về sau, hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhưng vẫn còn khác biệt lớn về quân sự, chính sách đối ngoại, nhân quyền,...
Lịch sử bang giao giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc từng có những giai đoạn rất tốt đẹp dẫn đến sự kiện Trân Châu Cảng hay Trung Quốc có mặt trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nhưng tất cả đã thay đổi sau năm 1949.
Thương mại, Đức tin và Tự do là nền tảng trong mối quan hệ ban đầu
Người Mỹ đã quan tâm đến Trung Quốc trong một thời gian dài. Năm 1784, khi cuộc chiến giành độc lập ở Mỹ kết thúc, có một con tàu đầu tiên cắm cờ Hoa Kỳ rời thành phố New York. Đó là tàu thương mại mang tên “Hoàng hậu Trung Quốc” đi đến Canton (nay là Quảng Đông) ở Trung Quốc.
Thoạt đầu, mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là kinh tế. Lúc đó, người Mỹ tìm kiếm các thị trường mới để mua hàng, trong bối cảnh người Anh từ chối giao thương với Mỹ sau cuộc chiến giành độc lập. Và người Trung Quốc lại thích làm ăn với Mỹ, nơi đã từng mua hàng Trung Quốc. Trong khi người châu Âu chỉ muốn bán mọi thứ đến Trung Quốc.
Cho tới giữa thế kỷ 19, mối quan hệ song phương phát triển. Các nhà thờ Mỹ đã dẫn đường, tìm cách đưa Cơ đốc giáo vào đất nước đông dân Trung Quốc. Các nhà truyền giáo Mỹ bắt đầu giảng dạy ở Trung Quốc vào những năm 1830, ngay cả khi họ không thể tiếp cận một cách hợp pháp vào nhiều lĩnh vực. Các nhà truyền giáo là những người Mỹ đầu tiên nghiên cứu văn hoá và ngôn ngữ Trung Quốc, từ đó giúp định hình nhận thức của Mỹ về Trung Quốc.
Về phần mình, nhiều người Trung Quốc coi Mỹ như một vùng đất của cơ hội phát triển, giống như những người nhập cư từ châu Âu. Nhiều người Trung Quốc nhập cư trong Cơn sốt Vàng ở California, và nhiều người hơn nữa đã giúp xây dựng tuyến đường sắt xuyên lục địa. Hoa Kỳ đã ký một hiệp ước nhằm khuyến khích người nhập cư từ Trung Quốc và đảm bảo bảo vệ họ khỏi bị phân biệt đối xử.
Một số nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có cảm hứng từ hệ thống chính trị Mỹ. Tôn Trung Sơn, cha đẻ của Trung Quốc hiện đại, đã mô hình hóa triết lý chính trị của ông về “Tam Dân” sau khi Tổng thống Abraham Lincoln đặt niềm tin vào chính phủ “của dân, do dân, vì dân”. Khi ông Tôn lật đổ nhà Thanh vào năm 1911, các nguyên tắc của ông đã trở thành một phần trong hiến pháp mới của Trung Hoa Dân quốc (1912-1949).
Quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc thời kỳ các nước Đế quốc
Kết quả của hoạt động thương mại, tôn giáo và chính trị này là mối quan hệ rất tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong phần lớn lịch sử nước Mỹ. Vào cuối những năm 1800, châu Âu và Nhật Bản mở rộng đế chế thuộc địa của họ. Một số nước muốn đưa Trung Quốc vào các nước thuộc địa, nhưng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tin rằng việc Trung Quốc độc lập và thống nhất sẽ tốt hơn đối với lợi ích của Mỹ.
Vì vậy, Hoa Kỳ đã ủng hộ chính sách “mở cửa”, có nghĩa là Trung Quốc sẽ có một “cánh cửa mở” cho đầu tư và thương mại nước ngoài, nhưng không một quốc gia nào có thể kiểm soát nó. Đây là một phần cơ bản của chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Quốc sau khi kết thúc Thế chiến thứ I, giúp Trung Quốc khỏi bị chia cắt và bị các nước khai thác.
Khi Nhật Bản cố gắng mở rộng đế chế của mình vào đầu những năm 1930, Hoa Kỳ tin rằng điều này vi phạm chính sách “mở cửa”. Mỹ phản đối Nhật Bản mở rộng sang Trung Quốc, cuối cùng dẫn đến việc Hoa Kỳ triển khai Hạm đội Thái Bình Dương đến Trân Châu Cảng. Sau đó Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941. Trước thời điểm đó, các lính tình nguyện của Mỹ, chẳng hạn như phi đội “Hổ bay” nổi tiếng, đã đến giúp Trung Quốc.
Khi Hoa Kỳ bước vào Thế chiến thứ II, họ đã có phi đội B-29 từ Trung Quốc, và gửi một lượng viện trợ đáng kể. Sau chiến tranh, chính Mỹ đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc được coi là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Quan hệ Trung-Mỹ không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Năm 1882, Mỹ thông qua Đạo luật Loại trừ Trung Quốc, đó là lần đầu tiên Hoa Kỳ giới hạn nhập cư. Sau đó, Hoa Kỳ cấm người nhập cư Trung Quốc được nhận quốc tịch Mỹ. Khi lực lượng Hoa Kỳ tham gia cùng các quốc gia khác để bảo vệ người Mỹ và người châu Âu tại Bắc Kinh trong cuộc nổi loạn (được gọi là Cuộc nổi dậy của Boxer) từ năm 1899, một số người Hoa đã coi nước Mỹ là một kẻ bóc lột nước ngoài. Tuy nhiên, sau chiến tranh, Mỹ đã sử dụng một số khoản bồi thường mà Trung Quốc chi trả để thành lập “Quỹ học bổng bồi thường Boxer”, một chương trình giáo dục có ảnh hưởng ở Trung Quốc.
Sự nổi lên của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Giai đoạn căng thẳng lâu nhất trong quan hệ Trung-Mỹ xảy ra sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền từ năm 1949, khi Mao Trạch Đông đánh đuổi Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan. Các lực lượng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đối đầu nhau trong Chiến tranh Triều Tiên, bắt đầu từ năm 1949. Các mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan trong những năm 1950 đã đẩy Hoa Kỳ và Trung Quốc trên bờ vực của chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên, vào năm 1972, Tổng thống Richard Nixon tái thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Nixon hy vọng sử dụng các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc để cân bằng sức mạnh đang nổi lên của Liên bang Xô viết. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã tiếp nhận vì họ cũng rất lo lắng về Liên Xô. Người kế nhiệm Mao, Đặng Tiểu Bình, đã tìm cách đưa Trung Quốc gần hơn với phương Tây, nhưng ông cũng tin rằng Đảng Cộng sản phải nắm giữ được quyền lực. Vì vậy, ngay cả khi mở cửa nền kinh tế, Đặng Tiểu Bình tìm cách ngăn chặn tự do hóa chính trị trong nước. Kết quả là sự khởi đầu trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc, và cuộc giết hại những người biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989.
Vụ thảm sát Thiên An Môn và kết thúc Chiến tranh Lạnh đã định hình lại quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc. Trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc sát lại gần hơn về mặt kinh tế, nhưng các chính sách đối ngoại của họ khác nhau. Khi NATO đánh bom nhầm vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999, trong cuộc chiến ở Balkans, nhiều người Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ đang cố kiềm chế Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ cùng ngày càng nghi ngờ Trung Quốc về các vấn đề như thiếu tôn trọng nhân quyền, đánh cắp công nghệ của Mỹ và tăng cường sức mạnh quân sự.
Quan hệ Mỹ – Trung ngày nay
Ngày nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc giống như các cường quốc châu Âu của thế kỷ trước. Họ buôn bán với nhau, nhưng không tin tưởng lẫn nhau. Họ có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, và họ có mối quan hệ tài chính và kinh doanh hình thành nền kinh tế toàn cầu. Nhưng đồng thời, họ có những quan điểm khác nhau và thường phản đối về nhiều vấn đề an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại.
Về cơ bản, Washington và Bắc Kinh không đồng ý với nhau về cách giải quyết các vấn đề như Triều Tiên, Iran và Syria. Trung Quốc dường như không lo lắng về vấn đề vũ khí hạt nhân lan rộng trên thế giới. Họ còn là một người bạn thân của Pakistan, nơi đã truyền bá công nghệ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.
Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng không đồng ý về nhân quyền. Trong nhiều năm, công dân Trung Quốc không có quyền quyết định về số lượng con cái, hoặc niềm tin tín ngưỡng, hoặc nói ra những gì họ mong muốn về giới lãnh đạo.
Ở nước ngoài, Trung Quốc hỗ trợ các nhà độc tài như Robert Mugabe của Zimbabwe và Omar al-Bashir của Sudan, những người cung cấp nguyên liệu cho Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc thường không tin tưởng Hoa Kỳ, các quốc gia tự do khác hoặc thị trường tự do.
Trong hai thập kỷ gần đây, mức tăng trưởng 2 con số về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã giúp nước này thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Quân đội Trung Quốc ngày nay là một lực lượng chuyên nghiệp, họ phân tích cẩn thận về quân đội Hoa Kỳ để xác định các điểm yếu. Tin tặc Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào các máy tính quân sự của Hoa Kỳ, và Trung Quốc đã xây dựng hệ thống chống vệ tinh và tên lửa đạn đạo nhằm chống lại các thế mạnh của Hoa Kỳ về không gian và trên biển.
Đồng minh của hai cường quốc này ở châu Á có cùng vấn đề căng thẳng. Hoa Kỳ cam kết cung cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ chống lại Trung Quốc. Các đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, và Úc cũng lo lắng về kế hoạch quân sự của Trung Quốc.
Ngày nay, đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc không phải là một kẻ thù hoàn toàn, cũng không phải là một người bạn đáng tin cậy. Sự căng thẳng giữa họ không phải là hậu quả của oán giận lâu dài hoặc một truyền thống thù địch giữa hai bên. Mối quan hệ Mỹ với Trung Quốc rất dài, phong phú và phức tạp.
Tác giả: Dean Cheng, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á
Biên dịch: Dương Lương
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét