Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

TÌM VẾT TÍCH CỦA 2000 BỘ ĐỘI NGHI BỊ MẤT TÍCH TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC TRONG “CHIẾN DỊCH MB 84” VÀ CÁC TRẬN ĐÁNH LUỐN SÂU… ( Phần 1)

Điều tra của Fb-Blogger Phạm Viết Đào.
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng, thực vật, cỏ, núi, thiên nhiên và ngoài trời
Ngọn núi cao phía sau là Cao điểm 1250, Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn, ( Núi Bạc); Dày đồi lúp xúp cây xanh gọi là Chốt Rừng Xanh Pa Hán
Nhận được tin nhắn của một số CCB của Sư 328, (không rõ F 328 có được thành lập trên cơ sở của Trung đoàn Trung Dũng 328, thành lập 1953 với vị Trung đoàn trưởng đầu tiên là Lê Duy Mật, sau này là Tướng Lê Duy Mật, Phó Tư lệnh Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên Hà Tuyên…), từ ngày 22 tới 25/9/2019, khoảng 200 CCB của F 328 sẽ quay lại thăm chiến trường Đông Sông Lô; CCB này nhắn: Nếu tôi muốn lấy thông tin và viết về chiến trường Đông Sông Lô thì có thể tham gia đoàn, kinh phí đóng góp là 2 triệu/ người…
Chắc các CCB F 328 cũng đã theo dõi các bài viết của tôi và họ thấy chưa có bài nào viết về chiến trường Đông Sông Lô nên họ nhắn tin. Nhận được tin nhắn, lập tức tôi đăng ký với CCB Bạch Văn Khoát và chuyển khoản cho anh để được “bám càng”. Tôi dặn Khoát: hạn chế không thông tin việc có tôi bám càng; Vì tôi đã gặp nhiều trưởng hợp khi biết tính danh của tôi rất nhiều CCB tìm cách lảng tránh khi được tiếp cận, hỏi thông tin…Một CCB binh đã từng thành thật: Muốn lấy tài liệu để viết về chiến trưởng Vị Xuyên thì chỉ có thể khai thác qua các CCB là lính trơn và những sĩ quan cao cấp khi họ sắp qua đời…
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, bao gồm Vinh Trung Pham, cây, ngoài trời và thiên nhiên
Một trong những hang làm nơi trú ẩn chốt giữ của chốt Rừng Xanh Pa Hán

Không chỉ P.V.Đ mà vừa qua báo chí.nhà nước được hé miệng về cuộc chiến này cũng chỉ được loanh quanh ở khu vực Tây Sông Lô...Sau chuyến đi du lịch bụi với gần 200 CCB F 328 P.V.Đ mới vỡ ra: sự khốc liệt đẫm máu do tổn thất của bộ đội ta ở Đông Sông Lô không kén hơn Tây Sông Lô. Theo một số CCB có những chiến dịch dòng nước sông Lô nhuộm máu đỏ tươi màu máu của binh lính hai bên không phải là cách nói hình tượng mà là sự thật...

TƯỚNG NGUYỄN ĐỨC HUY: BA-BỐN MƯƠI NĂM MÀ CHƯA CÓ CHỦ TRƯƠNG TUYÊN DƯƠNG ANH HÙNG; ĐỢI CHÚNG TA XUỐNG ÂM TY RỒI TUYÊN DƯƠNG CHO AI?

                                                           Phạm Viết Đào ghi


Phát biểu của Tướng Nguyễn Đức Huy, Nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 2 tại buổi ra mắt Ban liên lạc Hội CCB Sư đoàn 356 tại Hà Nội ngày 26/12/2018:
"...Báo cáo các đồng chí, tháng 3 vừa rồi ( 2018) Tập Cận Bình nó tuyên dương công khai 10 người lính của nó chiến đấu ở Vị Xuyên ( Lão Sơn) danh hiệu cao quý nhất của Trung Quốc, danh hiệu anh hùng đấy…"
     Tướng Nguyễn Đức Huy và Tướng Nguyễn Văn Được Chủ tịch Hội CCB Việt Nam

Cuộc chiến tranh đánh thắng Trung Quốc lần thứ nhất từ 17/2/1979 tới 5/3/1979; Cuộc chiến tranh đánh thắng Trung Quốc lần thứ 2 diễn ra từ tháng 4/1984 tới 1989 tại Mặt trận Vị Xuyên…
Vừa qua chúng tôi có làm việc với Bộ Chính trị va Ban Bí thư: Năm nay nhà nước sẽ tổ chức kỷ niệm dưới hình thức, chúng ta tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhưng tấm gương hy sinh chiến đấu của nhân dân chúng ta, bộ đội chúng ta với cuộc chiến tranh đó. Chúng ta phải nói lên sự thật như thế nào ấy, kết hợp…Vừa qua các đồng chí thấy nói đến cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam có nói đến Trung Quốc đâu…

NÓNG!!! NHÂN DỊP 70 NĂM QUỐC KHÁNH, TRUNG QUỐC ĐỊNH TRAO HUÂN CHƯƠNG CAO NHẤT CHO MỘT KẺ LÀ “ANH HÙNG” ĐÁNH VIỆT NAM NĂM 1979!

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10), ngày 27/8 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã chính thức công bố danh sách các ứng cử viên cho danh hiệu cao quý nhất của đất nước là 8 người được đề nghị tặng “Huân chương nước Cộng hòa” và 28 “Danh hiệu vinh dự Quốc gia”.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Văn hoá Nho giáo – đất lành cho các nhà độc tài

Nho giáo đã thấm sâu vào văn hóa Việt Nam, tác động lên ý thức và hành động của hầu hết mọi người.
Published
  
on
 
Học sinh và người thân khấn Khổng Tử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) trước kỳ thi vào lớp 10 năm 2017. Ảnh: VietnamPlus.
Vì sao Đảng Cộng sản vẫn ngang nhiên tồn tại trong sự chán ghét và thất vọng của quốc dân? Nho giáo và những giá trị nền tảng của dân chủ có xung khắc với nhau? Người viết sẽ phân tích những học thuyết cơ bản của Nho giáo và các nguyên tắc nền tảng của dân chủ, để chứng minh văn hóa Nho giáo là một trong những rào cản lớn của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. 
***
Khổng Tử, tên thật là Khổng Khâu, sống vào năm 551 – 479 TCN, cách đây khoảng 2500 năm. Nho giáo được Khổng Tử ghi chép, tổng hợp từ những học thuyết có sẵn và trình bày trong “Ngũ Kinh” (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch) với mong muốn tạo ra một xã hội trật tự và ổn định. Ngoài ra, trong Nho giáo còn có “Tứ Thư” (Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử) do các học trò của Khổng Tử viết – trong đó, Luận Ngữ được giới nhà Nho tôn sùng nhất vì ghi lại những cuộc đối thoại và lời dạy của Khổng Tử.
Khoảng hơn 300 năm sau khi Khổng Tử qua đời, vua nhà Hán là Hán Vũ Đế (156 – 87 TCN) chấp thuận đề nghị của Đổng Trọng Thư (175 – 105 TCN) là “bãi truất trăm nhà, độc tôn đạo Nho”, qua đó nâng Nho giáo thành “quốc giáo”. Đổng Trọng Thư đã pha trộn thêm các học thuyết khác vào Nho giáo, với mục đích mặc cho đế vương chiếc áo của “Thiên Tử” và “mệnh Trời”, đặc biệt chú trọng đến tư tưởng “tận tâm tận lực” phục vụ cho kẻ cầm quyền. Sau đó, các đế vương thời nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh thấy được lợi ích của Nho giáo với chế độ quân chủ chuyên chế cũng đã phong thánh cho Khổng Tử và biến “Luận Ngữ” thành cuốn “Thánh kinh” của Nho giáo. 

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

Tư vấn Pháp chỉ rõ: ‘Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là dự án '3 không’

Đinh Tịnh - 21:36 27/09/2019

(VNF) - “Dự án không bổ sung đủ hồ sơ quản lý chất lượng, không đủ cơ sở xác định mức độ an toàn của toàn hệ thống và không đủ điều kiện để cấp chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định”, Công ty Tư vấn ACT của Pháp chỉ rõ.

Tư vấn Pháp chỉ rõ: ‘Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là dự án '3 không’
Nên nhớ, phía Tư vấn ACT của Pháp được mời với tư cách là tư vấn độc lập đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông một cách khách quan nhất.
Ngoài ra, phía Bộ GTVT cũng thừa nhận, dự án chưa hoàn thành công tác chỉnh trang, hoàn thiện mỹ quan, khắc phục tồn tại kiến trúc các nhà ga, hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công, thủ tục nghiệm thu...

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

ASEAN ngày nay, Bách Việt ngày xưa trước mộng bá quyền phương Bắc


Bởi
 AdminTD
 -

Jackhammber Nguyễn
27-9-2019
Bách Việt
Năm 111 trước công nguyên, tướng Tàu là Lộ Bác Đức đem quân đi chinh phục Bách Việt, danh từ dùng để chỉ các dân tộc sống phía nam sông Dương Tử. Phía bắc con sông này được xem là vùng Trung nguyên, nằm giữa hai con sông lớn Dương Tử và Hoàng Hà, là vùng đất của người Hán, với triều đại nhà Hán hùng mạnh vào thời điểm đó.
Theo chính sử nhà Hán, cũng được các nhà chép sử người Việt chép lại, thì khi đi chinh phục phương Nam nhiều sông hồ, Lộ Bác Đức đã phải dùng thủy quân, vốn không phải là sở trường của đám dân phương bắc quen đi ngựa và không biết bơi. Lộ Bác Đức đã mua chuộc được một số thủ lĩnh của đám Bách Việt, mà trong đó có viên tướng được gọi tên là Cừ Lộc, giúp đỡ.
Với sự giúp đỡ này, Lộ Bác Đức đã bình định miền đất Quí Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, và Bắc Việt Nam ngày nay, vốn là nơi sinh sống của các dân tộc Bách Việt, không phải người Hán.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Người Việt lùn thứ 4 thế giới

Theo Tạp chí Dân số thế giới (World Population Review), năm 2019, người Việt Nam lùn thứ 4 thế giới, chỉ cao hơn người Indonesia, Philippines và Bolivia.
Top 10 quốc gia lùn nhất thế giới (Theo World Population Review)

Mới đây, Tạp chí Dân số thế giới đã công bố về chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới.

Trong đó, các nước châu Âu đứng đầu top các quốc gia cao nhất thế giới.
Trong top 10 nước lùn nhất thế giới, Việt Nam xếp thứ 4. Đàn ông Việt Nam cao trung bình 1,621m, phụ nữ cao trung bình 1,522m. Với chỉ số trên, người Việt Nam chỉ cao hơn người Indonesia, Philippines và Bolivia.

So với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, người Việt Nam có chiều cao rất khiêm tốn.

CCB TRUNG QUỐC TỪNG THAM GIA CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM KÊU GỌI CÙNG NHAU ĐẢ ĐẢO CHÍNH QUYỀN DỊP QUỐC KHÁNH 1/10 ( CHỦ TỊCH HỘI CCB VN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC NÊN GỬI QUÀ VÀ ĐIỆN THĂM HỎI-CHỨC MỪNG)

Cựu binh Trung Quốc kêu gọi cùng nhau đả đảo chính quyền vào ngày Quốc khánh

Phong trào biểu tình ở Hồng Kông kéo dài 3 tháng qua đã lan sang Trung Quốc. Tin tức tại Trung Quốc cho thấy, vào thời điểm sắp đến Quốc khánh Trung Quốc (1/10), nhóm cựu chiến binh kết hợp với quân nhân tại ngũ sẽ tề tựu tại Bắc Kinh, kêu gọi mọi người đứng lên đả đảo chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trung Quốc có hơn 57 triệu quân nhân đã xuất ngũ, con số này gia tăng nhanh chóng với hơn 100 ngàn người mỗi năm. Những năm gần đây, đông đảo cựu chiến binh đã tập trung biểu tình tại nhiều nơi để kêu gọi bảo vệ quyền lợi của họ, mà yêu cầu chủ yếu nhất là được hưởng chế độ đãi ngộ tốt hơn nhằm đảm bảo sinh kế cơ bản.

Các cựu binh biểu tình tại tỉnh Tây An năm 2014
Các cựu binh biểu tình tại tỉnh Tây An năm 2014. (Ảnh: Weibo)

Những người này từng vì chính quyền ĐCSTQ mà sẵn sàng “bán mạng”, thế nhưng khi xuất ngũ với những yêu cầu cơ bản không được đáp ứng, họ còn bị xem là đối tượng cần “bình ổn” và đàn áp thẳng tay.
Ngày 1/10 sắp tới là thời điểm kỷ niệm 70 năm thành lập chính quyền ĐCSTQ, song song với những ảnh hưởng từ phong trào biểu tình ở Hồng Kông, nhiều tin tức cho thấy hội cựu chiến binh Trung Quốc sẽ phát động phong trào biểu tình bảo vệ quyền lợi mang tên “Thập nhất” (1/10).
Một người tự xưng là cựu chiến binh đã thực hiện video kêu gọi, ông hy vọng các nhân sĩ có thể đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình nhân dịp cả nước Trung Quốc tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm. Tại ngày mừng lễ, một bên hoạt động chúc mừng, một bên tiến hành biểu tình bảo vệ quyền lợi, đề đạt nguyện vọng, mỗi người một đề xuất, nhiều người thì nhiều tiếng nói, sẽ tạo nên sự chấn động cả nước.
Video: Một cựu binh Trung Quốc kêu gọi các nhân sĩ có thể đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình nhân dịp 1/10

Ông cũng thỉnh cầu các nơi lan rộng tin tức và lời kêu gọi của mình. Ông cho biết, để tạo ra một ngày Quốc khánh Trung Quốc “hòa bình, thịnh vượng”, các cán bộ đảng ủy trung ương, ủy ban chính trị pháp luật đã ban hành mệnh lệnh cho các tổ chức chuẩn bị tốt công tác dự phòng, tránh các sự kiện tập thể lớn, tuyệt đối không phá hỏng hào khí ngày lễ mừng.

Trump: ‘Chủ nghĩa xã hội ‘phá hủy thế giới’



Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/09, Tổng thống Donald Trump bày tỏ quan điểm ủng hộ chủ nghĩa dân tộc:
"Các nhà lãnh đạo khôn ngoan luôn đặt người dân và quốc gia của họ lên trên hết. Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Tương lai thuộc về những người yêu nước. Tương lai thuộc về những quốc gia độc lập và có chủ quyền, những nước bảo vệ công dân của họ, tôn trọng láng giềng và trân trọng những khác biệt khiến mỗi quốc gia đặc biệt và độc đáo."
Về Trung Quốc, ông Trump chỉ trích nước này đã lợi dụng hệ thống quốc tế và cho rằng Trung Quốc là nền kinh tế thứ nhì thế giới mà vẫn nhận quy chế "quốc gia đang phát triển" là không công bằng.

Nếu Việt Nam không tự cứu mình, sẽ không một ai cứu được Việt Nam – kể cả chúa trời! – Nếu Việt Nam quyết tự cứu mình, cả thế giới sẽ xúm lại bênh vực và giúp Việt Nam bảo vệ được Tổ quốc mình!

Nguyễn Trung

Bình luận của Tuổi trẻ ngày 22-09-2019 về phát ngôn của Cảnh Sảng – Bộ Ngoại giao Trung Quốc – đã nói lên sự thật:
Trung Quốc vừa ăn cướp  vừa la làng!
Thật không còn gì trắng trợn hơn khi người phát ngôn Cảnh Sảng ngày 18-09-2019 nhân danh Bộ Ngoại giao CHNDTH nói rằng: “Kể từ  tháng 5 năm nay, phía Việt Nam đã đơn phương thực hiện việc khoan tìm khí đốt ở vùng nước ở Wan’an Tan (Bãi Tư Chính) của Trung Quốc, điều này đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của Trung Quốc. Nó cũng vi phạm thỏa thuận song phương về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, điều 5 của Tuyên bố chung của các bên ở Biển Đông (DOC), và các điều khoản liên quan trong UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc). Việt Nam nên ngay lập tức dừng các hoạt động vi phạm đơn phương để lập lại sự yên tĩnh tại vùng nước liên quan…”
Trong khi đó qua những hành động tại bãi Tư Chính, phía Trung Quốc đã vi phạm toàn bộ những thỏa thuận cấp cao song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, những cam kết của Trung Quốc trong khung khổ hợp tác ASEAN-Trung Quốc, đồng thời chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế về gìn giữ hòa bình và các mối quan hệ giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế – trong đó đặc biệt là Trung Quốc đã xâm phạm trắng trợn UNCLOS 1982.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

Việt Nam, con chốt thí trên ván cờ điạ chính trị?

Thời gian qua, Trung Quốc cho tàu điạ chất đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, là người Việt Nam dĩ nhiên ai cũng căm phẫn hành động ngang tàng này. Vấn đề ở đây, Việt Nam sẽ chống các hành vi xâm lăng của Trung Quốc như thế nào để vẫn bảo đảm nguồn sinh lực quốc gia, vẫn gìn giữ chủ quyền, bảo toàn lực lượng và không biến thành con chốt thí?


Những ngày qua, tàu thăm dò dầu khí Hải Dương Địa Chất 08 của Trung Quốc quay lại lần 3 xâm phạm vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trên không gian mạng, nhiều ý kiến cho rằng lãnh đạo hèn không dám đấu trực diện. Thậm chí có kẻ kêu gọi “động binh”, sử dụng lực lượng vũ trang, với lý luận “nhiều vũ khí để làm gì”?
Là người Việt Nam ai cũng căm phẫn khi có quốc gia khác xâm phạm chủ quyền. Nhưng trong những thời khắc càng diễn ra nhiều thách thức thì càng phải tỉnh táo. Với bất cứ quốc gia nào, không riêng gì Việt Nam luôn có vạch ra lằn ranh đỏ để sử dụng lực lượng vũ trang. Lằn ranh ấy có thể là Trung Quốc tiến thêm một bước, cắm giàn khoan khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, hoặc đánh chiếm các đảo quân đội Việt Nam đang trấn giữ.
Khi chưa “động binh” thì có nghĩa là sự việc chưa đi đến bước đường cùng!

NGUYỄN MẠNH TƯỜNG, MỘT NHÂN CÁCH TRÍ THỨC TIÊU BIỂU

Sáng ngày 19/9/2019 Trung tâm Văn hóa Minh Triết, do Cụ Nguyễn Khắc Mai chủ trì, đã tổ chức buổi tọa đàm, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của GSTS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 2019). Sau buổi tọa đàm Cụ Mai bảo, anh về viết bài nhé. Quả là khó, vì thú thực tôi chưa đọc được gì đáng kể trong số mấy chục công trình của một trí thức lớn, đa tài... Tôi mạo muội chọn cách nhìn khái quát về Nguyễn Mạnh Tường, từ góc độ Tâm lý học; hy vọng phác thảo ra đôi nét về Trí tuệ, Tình cảm, Bản lĩnh của một người Trí thức đầy tài năng, đức độ mà chịu bao nỗi đắng cay...
1. Một Trí tuệ hiếm có
Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16 tháng 9 năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội, trong một gia đình công chức. Tiểu học học tại trường Paul Bert, sau học trường Albert Sarraut, Hà Nội, Nguyễn Mạnh Tường luôn là học sinh xuất sắc. Năm 1926, ông đỗ Tú tài triết học (16 tuổi), hạng ưu, được học bổng sang Pháp học Luật và Văn chương tại Trường đại học Tổng hợp Montpellier (1927). Năm 1929, ông đỗ Cử nhân văn chương, và năm sau đỗ Cử nhân Luật (1930). Tháng 5 năm 1932, ông bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật, với luận án chính: L'Individu dans la vieille cité annamite (Cá nhân trong xã hội Việt Nam cổ) và luận án bổ túc: Essai de synthèse sur le Code de Lê (Tổng luận về luật đời Lê). Tháng 6 năm 1932, ông bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương với luận án chính: Essai sur la valeur dramatique du théâtre d'Alfred de Musset (Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset) và luận án bổ túc: L'Annam dans la littérature française, Jules Boissières (Việt Nam trong các tác phẩm của Jules Boissières).

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

Phải nghiên cứu Trung Quốc kỹ hơn thay vì chống bất cứ thứ gì của họ

19/09/2019 15:02 GMT+7

TTO - Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng dẫn câu ngạn ngữ 'Ôm người bạn thật chặt, ôm kẻ thù chặt hơn' để mở đầu cuộc nói chuyện chuyên đề: 'Sự trỗi dậy của Trung Quốc', do Khoa quan hệ quốc tế Trường Đại học Khoa học, xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức.

Phải nghiên cứu Trung Quốc kỹ hơn thay vì chống bất cứ thứ gì của họ - Ảnh 1.
Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương (trái) chia sẻ thẳng thắn các vấn đề về sự trỗi dậy của Trung Quốc sáng 19-9 - Ảnh: L.Điền
Cùng với tiến sĩ Dương Ngọc Dũng còn có tiến sĩ Lê Vĩnh Trương - tác giả quyển sách Bàn về Trung Quốc trỗi dậy - tham gia diễn thuyết.
Tiến sĩ Bùi Hải Đăng - trưởng khoa quan hệ quốc tế - nhấn mạnh rằng Trung Quốc là đề tài chưa bao giờ thôi hấp dẫn đối với các sinh viên cũng như giới nghiên cứu Việt Nam. Trong tình hình hiện nay, mọi sự chuyển biến, thay đổi và các vấn đề liên quan đến Trung Quốc đều tạo nên sự tác động mạnh mẽ có quy mô toàn cầu.