Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

16 H CHIỀU NAY, CHỦ TỊCH NGUYỄN ĐỨC CHUNG VỀ MỸ ĐỨC...KHÔNG VỀ ĐỒNG TÂM; FACEBOOKER LƯƠNG NGỌC HUỲNH: GIẤY MỜI HỌP MUỘN, DÂN ĐỒNG TÂM KHÔNG DÁM LÊN NHỠ VỀ MUỘN BỊ BẮT DỌC ĐƯỜNG ?

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Mỹ Đức

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác đến huyện Mỹ Đức, Hà Nội - nơi có vụ gây rối trật tự mấy ngày gần đây.


Đây là chuyến đi đầu tiên về huyện ủy Mỹ Đức của ông Nguyễn Đức Chung. Buổi làm việc với huyện Mỹ Đức bắt đầu lúc 4h chiều nay.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung được Hà Nội giao chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng huyện Mỹ Đức sớm ổn định tình hình tại Mỹ Đức. Trước đó, ngày 15/4 có 38 cán bộ, cảnh sát cơ động bị người dân giam ở nhà văn hóa thôn.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có văn bản thông tin về sự việc xảy ra tại huyện Mỹ Đức.
Mỹ Đức, huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm, Đồng Tâm Mỹ Đức, Nguyễn Đức Chung
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ huy xử lý môi trường cá chết tại Hồ Tây tháng 10/2016
Lãnh đạo Hà Nội khẳng định các kiến nghị của người dân về đất đai "sẽ được xem xét một cách thỏa đáng". Ưu tiên số một của Hà Nội là đảm bảo an toàn cho 20 người đang bị giữ và an toàn cho người dân.

Ngày 15/4, khi 4 người trong xã bị bắt để phục vụ điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng bắt nguồn từ những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng phục vụ mục đích quốc phòng, nhiều người dân xã Đồng Tâm đã phản ứng. Rất đông người đã tập trung không cho xe của lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn....

Giải thích lý do bắt giữ người thực thi công vụ, người dân thôn Hoành mong muốn được đối thoại giải quyết các mâu thuẫn đất đai.

Người dân khẳng định không có việc tưới xăng lên người các cảnh sát đang bị giam. Họ vẫn được cung cấp thức ăn, đồ uống và những điều kiện sinh hoạt tối thiểu.

Tối 17/4, 15 cảnh sát cơ động đã được thả, 3 người khác tự giải thoát. Công an Hà Nội cũng thả một số người tại xã Đồng Tâm bị bắt ngày 15/4 với lý do những người này đã "thừa nhận sai phạm và xin được về địa phương để khắc phục hậu quả".
Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay, năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). 
Đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao Quân chủng phòng không tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28, với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50.03ha đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không không quân đang sử dụng, quản lý để giao cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng theo QĐ số 551/QĐ-TM ngày 27/3/2015, trong đó bao gồm 46ha thuộc xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). Một số hộ dân thôn Hoành (xã Đồng Tâm) đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này.
Do có sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng công trình trên đất quốc phòng nên người dân xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên các cơ quan của huyện, thành phố.
Thông tin mới nhất vụ gây rối trật tự ở huyện Mỹ Đức

Thông tin mới nhất vụ gây rối trật tự ở huyện Mỹ Đức


Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có văn bản thông tin về sự việc xảy ra tại huyện Mỹ Đức.
Nên đối thoại sớm với người dân Mỹ Đức

Nên đối thoại sớm với người dân Mỹ Đức


ĐBQH Lê Thanh Vân đề xuất Chủ tịch UBND TP Hà Nội cần tổ chức đối thoại sớm với nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Hà Nội sẵn sàng đối thoại với người dân Mỹ Đức

Hà Nội sẵn sàng đối thoại với người dân Mỹ Đức


Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn cho biết thông tin mới nhất về tình hình an ninh trật tự ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Dồn điền đổi thửa, quan xã ẵm toàn 'đất vàng'

Dồn điền đổi thửa, quan xã ẵm toàn 'đất vàng'


Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội bức xúc bởi việc xã tiến hành dồn điền đổi thửa, lộ mặt hàng loạt quan xã đã ngang nhiên chiếm dụng "đất vàng". Trong khi đó, nhiều hộ dân thiếu tư liệu sản xuất.
Nhóm phóng viên


Chủ tịch Nguyễn Đức Chung về làm việc ở Mỹ Đức

Đoàn 30 người của Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đến huyện Mỹ Đức - nơi một số người dân đang giam 20 cán bộ, chiến sĩ trong đó có nhiều cảnh sát cơ động .


Nguồn tin của VnExpress cho biết, đoàn khoảng 30 người, đi 5 xe ôtô, cùng với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung có một số quan chức của thành phố.
Đây là chuyến đi đầu tiên về huyện ủy Mỹ Đức của Chủ tịch Chung, 2 ngày sau khi 18 cảnh sát cơ động trong tổng số 38 người bị một số người dân Mỹ Đức giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành. 
Nguồn tin cho biết, Chủ tịch Chung vẫn làm việc tại trụ sở UBND huyện, theo kế hoạch sẽ gặp một số người dân Đồng Tâm tại đây. Ông Chung đang chờ những người này. Xung quanh trụ sở huyện hiện có nhiều cảnh sát đang làm nhiệm vụ. 
Ông được Hà Nội giao chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng huyện Mỹ Đức sớm ổn định tình hình tại Mỹ Đức. Tuy nhiên, những ngày qua, việc đối thoại với người dân mới chỉ thực hiện được "qua các kênh thông tin bằng điện thoại".
Một nguồn tin nói việc đối thoại gặp cản trở do người dân còn nhiều ý kiến, chưa cử được người đại diện.
Lãnh đạo Hà Nội khẳng định các kiến nghị của người dân về đất đai "sẽ được xem xét một cách thỏa đáng". Ưu tiên số một của Hà Nội là đảm bảo an toàn cho 20 người đang bị giữ và an toàn cho người dân.
chu-tich-nguyen-duc-chung-ve-lam-viec-o-my-duc
Nhiều băng rôn được treo ở Đồng Tâm. Người dân cho hay họ không chống chính quyền. Ảnh: Võ Hải
Trước đó, 15/4, khi 4 người trong xã bị bắt để phục vụ điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng bắt nguồn từ những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng phục vụ mục đích quốc phòng, nhiều người dân xã Đồng Tâm đã phản ứng. 
Một số người đã tập trung không cho xe của lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn. Đám đông đã đập phá 5 ôtô, trong số này có một xe chở quân, một xe cứu thương. 38 người thi hành công vụ, trong đó có nhiều cảnh sát cơ động Hà Nội đã bị giữ. 
Giải thích lý do, một người nhận là đại diện ở thôn Hoành nói, họ muốn chính quyền thả người, đối thoại giải quyết các mâu thuẫn đất đai... "Nguyện vọng của dân các thôn muốn việc thu hồi, giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng quy định".
Người dân khẳng định những người bị giữ vẫn được cung cấp thức ăn, đồ uống và những điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Tối 17/4, 15 cảnh sát cơ động đã được thả, 3 người khác tự giải thoát. Công an Hà Nội cũng thả một số người tại xã Đồng Tâm bị bắt ngày 15/4 với lý do đã "thừa nhận sai phạm và xin được về địa phương để khắc phục hậu quả".
Phó giám đốc Công an Hà Nội, thiếu tướng Bạch Thành Định nói với VnExpress: "Việc tạm thả những người này không phải là sự thỏa hiệp của chính quyền với những đòi hỏi của nhóm người kích động tại địa phương". 
Nhóm phóng viên


Chủ tịch Hà Nội về huyện Mỹ Đức

20/04/2017 15:03 GMT+7
TTO -  Chiều 20-4, ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã về huyện Mỹ Đức. Đây là nơi diễn ra việc 4 người dân của thôn bị giữ và dân cũng giữ 38 cán bộ - trong đó có nhiều chiến sĩ cảnh sát - trong các ngày qua.

Chủ tịch Hà Nội về huyện Mỹ Đức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Người dân cởi mở hơn
Sáng 20-4, người dân thôn Hoành đã cởi mở hơn rất nhiều trong giao tiếp với những người lạ. Vẫn còn những thủ tục về kiểm tra giấy tờ với những người muốn vào thôn nhưng gần như các nguyện vọng của phóng viên muốn vào thôn đều được đáp ứng, chỉ có khu vực nhà văn hóa thôn Hoành, nơi đang giữ 20 công an là chưa được tiếp cận.
“Chúng tôi chỉ mong lãnh đạo thành phố, cơ quan chức năng về đây tổ chức đối thoại, nghe trình bày nguồn gốc đất đai, những căn cứ mà chúng tôi đằng đẵng khiếu nại nhiều năm nay. Không người dân nào mong muốn sự bất ổn này xảy ra cả”, một phụ nữ ngoài 50 tuổi nói.
Về nguyện vọng của người dân, cụ Bùi Văn Nhạc, thôn Hoành cho biết người dân cũng chỉ muốn lãnh đạo cấp cao về phân định rõ giúp người dân về mốc giới: đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp của người dân.
Một phụ nữ tự nhận phụ giúp hậu cần cho những công an còn bị giữ, cho biết, “người dân cũng không muốn giữ công an. Chúng tôi cũng muốn lãnh đạo thành phố xuống đối thoại, lắng nghe ý kiến người dân rồi đón mọi người về”.
Ông Bùi Viết Hiểu, 75 tuổi, nói vấn đề người dân muốn cơ quan chức năng trả lời rõ chính là diện tích 59ha đất ở khu đồng Sênh, xã Đồng Tâm là đất nông nghiệp hay đất quốc phòng.
Ông Hiểu cho biết năm 2012, trong thôn lập ra tổ đồng thuận chống tham nhũng, đã tố cáo để các cơ quan chức năng kết luận nhiều sai phạm, kỷ luật cảnh cáo, cách chức 8 cán bộ, lãnh đạo xã.
Theo ông Hiểu, từ những năm 1980, phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng khi đó đã ký quyết định thu hồi 47,36ha đất nông nghiệp trong diện tích 106ha tại khu đồng Sênh của xã Đồng Tâm để làm sân bay Miếu Môn.
Cũng theo ông Hiểu, số diện tích còn lại 59ha vẫn được người dân canh tác từ những năm 1956 đến năm 2012, sau đó để hoang hóa khi xã nói đó là đất quốc phòng.
Những công an bị giữ vẫn khỏe
Khi nhắc tới chuyện giữ công an, một phụ nữ trong thôn phủ nhận toàn bộ những thông tin công an bị đối xử không tử tế. Tất cả mọi người bị giữ đều khỏe mạnh.
Trước đó, ngày 19-4, luật sư Nguyễn Văn Chiến, chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa XIV ứng cử tại huyện Mỹ Đức cùng với một số luật sư khác vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyên Mỹ Đức gặp gỡ, tiếp xúc những người dân ở đây.
Ông Chiến cho biết đã gặp nhiều người lớn tuổi trong làng. “Nguyện vọng lớn nhất của người dân vẫn là muốn giải quyết dứt điểm câu chuyện đất đai và được đối thoại với lãnh đạo thành phố để sớm giải quyết vụ việc”, ông Chiến nói.
>> Tiếp tục cập nhật

Dân thôn Hoành muốn đối thoại ở xã

20/04/2017 15:03 GMT+7
TTO -  Lúc 18g, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Lan - bí thư xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức cho biết bà cũng đã nhận được giấy mời nhưng người dân không lên huyện nên lãnh đạo xã cũng ở lại địa phương.
Dân thôn Hoành muốn đối thoại ở xã
Rất nhiều lãnh đạo các cơ quan của thành phố Hà Nội đã có mặt tại UBND huyện Mỹ Đức
- 18g: Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại từ nhà riêng, bà Nguyễn Thị Lan - bí thư xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức cho biết nhiều người dân thông tin mặc dù có giấy mời nhưng người dân không muốn lên huyện mà chỉ mong lãnh đạo thành phố về tận Đồng Tâm.
Bà Lan cho biết bà cũng đã nhận được giấy mời chiều nay nhưng người dân không có ý lên huyện nên lãnh đạo xã cũng ở lại địa phương.
"Tôi là con em của địa phương. Tôi rất hiểu dân. Lúc này dân vẫn mong muốn được gặp lãnh đạo tại Đồng Tâm". Bà Lan cho biết bản thân bà cũng rất muốn lãnh đạo về Đồng Tâm để lắng nghe ý kiến nhân dân. Trong trường hợp đối thoại tại huyện chỉ có cán bộ xã mà không có dân đi cùng lên thì sẽ không có hiệu quả.
- Lúc 17h50: Ba ôtô đưa đến chờ chở người dân đã rời khỏi chỗ đậu.
- 17h35: Ông Bùi Văn Nhạc cho biết một đại biểu quốc hội vừa gọi điện thuyết phục người dân lên UBND huyện, nhưng người dân vẫn không chấp nhận. Người dân cho biết trụ sở UBND xã Đồng Tâm nằm ngay trong thôn Hoành. Trụ sở này có sức chứa 200 người.
- 17h25: Bà Bạch Liên Hương bí thư huyện cho biết đến 17g25 lãnh đạo thành phố và huyện Mỹ Đức vẫn đang ngồi chờ người dân thôn Hoành.
Tại khu vực đầu xã Đồng Tâm có 3 xe ôtô được đưa đến để chờ chở người dân lên huyện. Tuy nhiên, hiện tại người dân vẫn chưa đồng ý lên huyện làm việc. Hiện chính quyền TP vẫn đang thuyết phục người dân qua điện thoại.
Dân thôn Hoành muốn đối thoại ở xã
3 ôtô được TP đưa về xã để chở dân lên UBND huyện vẫn đang đậu chờ - Ảnh: Duy Hoàng
- Lúc 17h05: Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Nhạc (80 tuổi) cho biết người dân nhận được thông tin từ TP Hà Nội mời ra trụ sở UBND huyện Mỹ Đức để làm việc. Tuy nhiên, người dân trong thôn Hoành không đồng ý đi ra huyện để làm việc.
Theo ý nguyện của người dân trong thôn, họ muốn lãnh đạo TP về thôn để đối thoại với người dân. Ông Nhạc cho biết vị trí người dân dự kiến diễn ra đối thoại là trụ sở UBND xã Đồng Tâm. Đến lúc này vẫn chưa có người dân của thôn Hoành đi ra UBND huyện theo lời mời của TP.
Một số người dân cho biết, huyện đã gửi giấy mời đến người dân lên trụ sở huyện làm việc nhưng nội dung làm việc là giải quyết vấn đề an ninh trật tự chứ không phải về vấn đề ruộng đất cho dân. Nguyện vọng của dân là được đối thoại để giải quyết vấn đề ruộng đất.
Hiện tại, khắp các ngõ vào thôn Hoành bị chặn kín. Thông tin của CTV Dương Liễu trực tại cổng làng cho biết.
Dân thôn Hoành muốn đối thoại ở xã
Các ngõ vào thôn Hoành bị chặn kín - Ảnh: Dương Liễu
Dân thôn Hoành muốn đối thoại ở xã
Các ngõ vào thôn Hoành bị chặn kín - Ảnh: Dương Liễu
- Lúc 17h: ông Lê Văn Đông - phó Chánh Văn phòng UBND huyện Mỹ Đức cho biết lãnh đạo huyện và thành phố đang có mặt tại trụ sở UBND huyện để chờ người dân xã Đồng Tâm.
Ông Nguyễn Văn Hoạt - chủ tịch UBND huyện đã kí mời 100 người dân Đồng Tâm. Rất nhiều lãnh đạo các cơ quan của thành phố Hà Nội đã có mặt tại huyện uỷ Mỹ Đức.
Ông Đông cho biết huyện cũng đã bố trí 3 xe ôtô đón người dân nhưng đến nay vẫn chưa thấy xe chở dân ra. Trong 100 người được mời ngoài người dân có cả lãnh đạo xã để về đối thoại.
Dân thôn Hoành muốn đối thoại ở xã
Hội trường UBND huyện Mỹ Đức, nơi dự kiến diễn ra cuộc đối thoại, lúc 17g15 vẫn chưa có người dân nào xuất hiện - Ảnh: Xuân Long
Chiều 20-4, ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã về huyện Mỹ Đức. Đây là nơi diễn ra việc 4 người dân của thôn bị giữ và dân cũng giữ 38 cán bộ - trong đó có nhiều chiến sĩ cảnh sát - trong các ngày qua.
Ngoài sân của UBND huyện Mỹ Đức - Clip: Xuân Long
Người dân cởi mở hơn
Sáng 20-4, người dân thôn Hoành đã cởi mở hơn rất nhiều trong giao tiếp với những người lạ. Vẫn còn những thủ tục về kiểm tra giấy tờ với những người muốn vào thôn nhưng gần như các nguyện vọng của phóng viên muốn vào thôn đều được đáp ứng, chỉ có khu vực nhà văn hóa thôn Hoành, nơi đang giữ 20 công an là chưa được tiếp cận.
“Chúng tôi chỉ mong lãnh đạo thành phố, cơ quan chức năng về đây tổ chức đối thoại, nghe trình bày nguồn gốc đất đai, những căn cứ mà chúng tôi đằng đẵng khiếu nại nhiều năm nay. Không người dân nào mong muốn sự bất ổn này xảy ra cả”, một phụ nữ ngoài 50 tuổi nói.
Về nguyện vọng của người dân, cụ Bùi Văn Nhạc, thôn Hoành cho biết người dân cũng chỉ muốn lãnh đạo cấp cao về phân định rõ giúp người dân về mốc giới: đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp của người dân.
Một phụ nữ tự nhận phụ giúp hậu cần cho những công an còn bị giữ, cho biết, “người dân cũng không muốn giữ công an. Chúng tôi cũng muốn lãnh đạo thành phố xuống đối thoại, lắng nghe ý kiến người dân rồi đón mọi người về”.
Ông Bùi Viết Hiểu, 75 tuổi, nói vấn đề người dân muốn cơ quan chức năng trả lời rõ chính là diện tích 59ha đất ở khu đồng Sênh, xã Đồng Tâm là đất nông nghiệp hay đất quốc phòng.
Ông Hiểu cho biết năm 2012, trong thôn lập ra tổ đồng thuận chống tham nhũng, đã tố cáo để các cơ quan chức năng kết luận nhiều sai phạm, kỷ luật cảnh cáo, cách chức 8 cán bộ, lãnh đạo xã.
Theo ông Hiểu, từ những năm 1980, phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng khi đó đã ký quyết định thu hồi 47,36ha đất nông nghiệp trong diện tích 106ha tại khu đồng Sênh của xã Đồng Tâm để làm sân bay Miếu Môn.
Cũng theo ông Hiểu, số diện tích còn lại 59ha vẫn được người dân canh tác từ những năm 1956 đến năm 2012, sau đó để hoang hóa khi xã nói đó là đất quốc phòng.
Những công an bị giữ vẫn khỏe
Khi nhắc tới chuyện giữ công an, một phụ nữ trong thôn phủ nhận toàn bộ những thông tin công an bị đối xử không tử tế. Tất cả mọi người bị giữ đều khỏe mạnh.
Trước đó, ngày 19-4, luật sư Nguyễn Văn Chiến, chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa XIV ứng cử tại huyện Mỹ Đức cùng với một số luật sư khác vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyên Mỹ Đức gặp gỡ, tiếp xúc những người dân ở đây.
Ông Chiến cho biết đã gặp nhiều người lớn tuổi trong làng. “Nguyện vọng lớn nhất của người dân vẫn là muốn giải quyết dứt điểm câu chuyện đất đai và được đối thoại với lãnh đạo thành phố để sớm giải quyết vụ việc”, ông Chiến nói.
>> Tiếp tục cập nhật
Cuộc đối thoại Đồng Tâm chuyển thành cuộc họp
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu trong cuộc gặp lãnh đạo xã Đồng Tâm
 Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND thành phố nói rằng, ngày 15-4, người dân có giữ 38 người, đã được tuyên truyền, thuyết phục… đến trưa ngày 17 đã cho 18 người về. Hiện nay còn giữ 20 người. "Tôi đề nghị các đồng chí về tuyên truyền với người dân rằng lãnh đạo thành phố, trực tiếp là tôi sẽ đối thoại với người dân. Sẽ mời người dân đối thoại trong thời gian sớm nhất trong ngày mai hoặc ngày kia”

“Sau 45 ngày thành phố sẽ kết luận, thành phố sẽ tiếp thu kiến nghị của bà con để có kết luận đúng nhất, giải quyết thoả đáng nguyện vọng của bà con”-ông Chung nói.

“Xung quanh các kiến nghị của bà con, tôi đề nghị các đồng chí về tuyên truyền sớm giải toả các chướng ngại vật, vì nó ảnh hưởng đến bà con, ảnh hưởng tới các cháu. Tôi đề nghị bà con nên tin, sớm cho những người bị giữ về sớm. Cán bộ đi chỉ có bảo vệ dân, không có đàn áp dân… họ như con em mình nên sớm thả”- ông Chung nói.

“Chúng tôi ghi nhận bà con đã chăm sóc những người bị giữ, cho ăn, chăm sóc. Bà con có cắm biển sống làm việc theo pháp luật, vì vậy đề nghị bà con gương mẫu chấp hành pháp luật” - ông Chung nói.

Về việc bà con phản ánh có xã hội đen quấy nhiễu, ông Chung cho biết tới đây chúng tôi cam kết không có đối tượng nào có thể đến quấy nhiễu bà con. “Tôi đề nghị các đồng chí của xã về vận động bà con, mong muốn sớm thả những người bị giữ sớm về với gia đình”-ông Chung nói.

 - 18g55 chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng đoàn công tác ra khỏi phòng làm việc riêng và đến hội trường huyện Mỹ Đức để tổ chức cuộc đối thoại với cán bộ và người dân xã Đồng Tâm. Ông Chung chủ trì cuộc đối thoại.

Tuy nhiên, chỉ có lãnh đạo xã Đồng Tâm dự cuộc đối thoại không có người dân nào ra dự. Đoàn công tác vẫn quyết định tổ chức cuộc đối thoại.

Ông Phạm Hồng Sỹ, chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết, tình hình trên địa bàn diễn ra nghiêm trọng, trong nhà văn hoá còn 20 công an bị giữ.

Ông Sỹ nói thực trạng các con đường bị cản trở. “Những người công tác như chúng tôi mong muốn các cấp thuyết phục người dân sớm thả những người bị giam giữ, đó là mong muốn lớn nhất của cán bộ, người dân trong xã”

“Tôi đã vào khu vực giam giữ, đã thuyết phục và vận động việc giam giữ như trên là không đúng, vận động sớm trả tự do nhưng mới có 18 cán bộ chiến sĩ được thả ra. Việc điều hành ở xã là khó, không điều hành được, rất mong cán bộ của trung ương về thì người dân mới tin” - ông Sỹ nói

“Sự việc dẫn tới xuất phát vừa rồi là người dân có đơn đề nghị là khu đất được giao vừa qua là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, mặc dù đã có kết luận, xã cũng căn cứ vào đó thuyết phục nhưng người dân chưa tin đó là đất quốc phòng. Đa số người dân nói đó là đất nông nghiệp, vì thế họ nói những việc chúng ta làm vừa rồi là sai. Vì thế, đề nghị trung ương vào làm rõ là đất quốc phòng hay đất nông nghiệp” - ông Sỹ nói tiếp


- 18h50: Ông Chung bắt đầu vào hội trường. Có người của xã lên đối thoại

Dân xã Đồng Tâm đã lên đối thoại
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung gặp người dân xã Đồng Tâm
 - Lúc 18h45, lãnh đạo thành phố và lãnh đạo các ngành thành phố, Ban Dân nguyện của Quốc Hội vẫn ở trụ sở huyện uỷ khi trụ sở huyện đã sáng đèn

- 18g40: ông Trịnh Xuân Viết - Chánh văn phòng UBND huyện Mỹ Đức xác nhận 3 xe ôtô đưa đón người dân đã dời khỏi xã Đồng Tâm

Dân thôn Hoành muốn đối thoại ở xã
Rất nhiều lãnh đạo các cơ quan của thành phố Hà Nội đã có mặt tại huyện uỷ Mỹ Đức
  Lúc 18g, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Lan - bí thư xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức cho biết bà cũng đã nhận được giấy mời nhưng người dân không lên huyện nên lãnh đạo xã cũng ở lại địa phương. 

- Đến 18h15, lãnh đạo UBND TP Hà Nội vẫn còn ở trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức


- 18g: Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại từ nhà riêng, bà Nguyễn Thị Lan - bí thư xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức cho biết nhiều người dân thông tin mặc dù có giấy mời nhưng người dân không muốn lên huyện mà chỉ mong lãnh đạo thành phố về tận Đồng Tâm.

Bà Lan cho biết bà cũng đã nhận được giấy mời chiều nay nhưng người dân không có ý lên huyện nên lãnh đạo xã cũng ở tại địa phương.

- Lúc 17h50: Ba ôtô đưa đến chờ chở người dân đã rời khỏi chỗ đậu.

 - 17h35: Ông Bùi Văn Nhạc cho biết một đại biểu quốc hội vừa gọi điện thuyết phục người dân lên UBND huyện, nhưng người dân vẫn không chấp nhận. Người dân cho biết trụ sở UBND xã Đồng Tâm nằm ngay trong thôn Hoành. Trụ sở này có sức chứa 200 người.

 - 17h25: Bà Bạch Liên Hương bí thư huyện cho biết đến 17g25 lãnh đạo thành phố và huyện Mỹ Đức vẫn đang ngồi chờ người dân thôn Hoành.

Tại khu vực đầu xã Đồng Tâm có 3 xe ôtô được đưa đến để chờ chở người dân lên huyện. Tuy nhiên, hiện tại người dân vẫn chưa đồng ý lên huyện làm việc. Hiện chính quyền TP vẫn đang thuyết phục người dân qua điện thoại.

Dân thôn Hoành muốn đối thoại ở xã
3 ôtô được TP đưa về xã để chở dân lên UBND huyện vẫn đang đậu chờ - Ảnh: Duy Hoàng

- Lúc 17h05: Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Nhạc (80 tuổi) cho biết người dân nhận được thông tin từ TP Hà Nội mời ra trụ sở UBND huyện Mỹ Đức để làm việc. Tuy nhiên, người dân trong thôn Hoành không đồng ý đi ra huyện để làm việc.

Theo ý nguyện của người dân trong thôn, họ muốn lãnh đạo TP về thôn để đối thoại với người dân. Ông Nhạc cho biết vị trí người dân dự kiến diễn ra đối thoại là trụ sở UBND xã Đồng Tâm. Đến lúc này vẫn chưa có người dân của thôn Hoành đi ra UBND huyện theo lời mời của TP.

Một số người dân cho biết, huyện đã gửi giấy mời đến người dân lên trụ sở huyện làm việc nhưng nội dung làm việc là giải quyết vấn đề an ninh trật tự chứ không phải về vấn đề ruộng đất cho dân. Nguyện vọng của dân là được đối thoại để giải quyết vấn đề ruộng đất.

Hiện tại, khắp các ngõ vào thôn Hoành bị chặn kín. Thông tin của Dương Liễu trực tại cổng làng

- Lúc 17h: ông Lê Văn Đông - phó Chánh Văn phòng UBND huyện Mỹ Đức cho biết lãnh đạo huyện và thành phố đang có mặt tại trụ sở UBND huyện để chờ người dân xã Đồng Tâm.

Ông Nguyễn Văn Hoạt - chủ tịch UBND huyện đã kí mời 100 người dân Đồng Tâm. Rất nhiều lãnh đạo các cơ quan của thành phố Hà Nội đã có mặt tại huyện uỷ Mỹ Đức.

Ông Đông cho biết huyện cũng đã bố trí 3 xe ôtô đón người dân nhưng đến nay vẫn chưa thấy xe chở dân ra. Trong 100 người được mời ngoài người dân có cả lãnh đạo xã để về đối thoại.
Dân thôn Hoành muốn đối thoại ở xã

Dân thôn Hoành muốn đối thoại ở xã
Hội trường UBND huyện Mỹ Đức, nơi dự kiến diễn ra cuộc đối thoại, lúc 17g15 vẫn chưa có người dân nào xuất hiện - Ảnh: Xuân Long

QUANG THẾ - TUẤN PHÙNG - DƯƠNG LIỄU - XUÂN LONG - THÂN HOÀNG

(Tuổi Trẻ)
QUANG THẾ - TUẤN PHÙNG - DƯƠNG LIỄU - XUÂN LONG - THÂN HOÀNG

XUÂN LONG - THÂN HOÀNG

(Tuổi Trẻ)
XUÂN LONG - THÂN HOÀNG
Gs Lương Ngọc Huỳnh: TIN TỪ ĐỒNG TÂM.


Trong hình ảnh có thể có: cây, ô tô, bầu trời và ngoài trời

4h30 p chiều nay các xóm ở Đồng Tâm nhận được giấy mời của Huyện, Huyện mời mỗi xóm cử 10 người biết ăn biết nói đến UBND Huyện Mỹ Đức để gặp 3 lãnh đạo thành phố.

Nếu tính như vậy thì Đồng Tâm sẽ được khoảng 100 người lên gặp lãnh đạo.

Người dân phàn nàn, công văn gửi muộn để bàu chọn được số người đại diện mất cả tiếng đồng hồ, rồi lại đi lên Huyện mất hơn Tiếng mới tới nơi, như vậy nếu có lên tới Huyện cũng phải sau 7h tối. Người dân sợ rằng lỡ đâu lên họ lại bị bắt thì sao? Họp xong đêm hôm trên đường về lỡ xảy ra chuyện gì thì ai chịu trách nhiệm.

Hiện nay dân vẫn đang băn khoăn có nên đi hay không, người dân mong lãnh đạo đến tận Đồng Tâm thì tốt biết bao? Nhân dân sẵn sàng đón tiếp và đối thoại thật sự.

(FB Gs Lương Ngọc Huỳnh)

Không có nhận xét nào: