Hai Xe Ôm xin hỏi mấy vị
quân sư quạt máy:
Đúng là xe máy là thủ
phạm trực tiếp gây tắc đường, kẹt xe...Thế nhưng nếu cấm, phạt nặng thì dân đi
làm bằng gì ? Đi bộ hay đi ôtô hay máy bay, tàu lượn ?
Thủ phạm không trực tiếp nhưng là chủ yếu đó
là do Chính phủ không đủ khả năng tạo ra các phương tiện công cộng thuận lợi để
người dân di chuyển, đi làm. Nếu có người ta bỏ xe máy liền ?
Thế tại sao các vị không
đặt “quả bóng” tắc đường vào chân Chính phủ mà lại nghĩ kế đè thằng dân đen ra
má uýnh?
Tại sao các vị không
hiến kế buộc Chính phủ, truy vấn Chính phủ vì sao một tuyến đường sắt ở Hà Nội
mà ỳ ạch mấy năm, tiền tăng mấy lấn mà vẫn không xong ? Nếu cần tìm ra thủ phạm để mà oánh thì nhằm vào hướng đó ?!
Phải hiến kế buộc bộ máy chính phủ quản lý tốt chi tiêu, ăn cắp ăn trộm ít đi để dành tiền thuế của dân vào việc xây dựng các công trình, phương tiện giao thông công cộng để giúp dân di chuyển, đi làm...
Làm đường đ...gì mà đắt gấp đôi, gấp ba thiên hạ ? Vừa hoàn thành đã lún sụt ?
Thủ phạm không trực tiếp nhưng là chủ yếu đó là do Chính phủ không đủ khả năng tạo ra các phương tiện công cộng thuận lợi để người dân di chuyển, đi làm. Nếu có người ta bỏ xe máy liền ?
Tại sao các vị không
hiến kế buộc Chính phủ, truy vấn Chính phủ vì sao một tuyến đường sắt ở Hà Nội
mà ỳ ạch mấy năm, tiền tăng mấy lấn mà vẫn không xong ? Nếu cần tìm ra thủ phạm để mà oánh thì nhằm vào hướng đó ?!
Phải hiến kế buộc bộ máy chính phủ quản lý tốt chi tiêu, ăn cắp ăn trộm ít đi để dành tiền thuế của dân vào việc xây dựng các công trình, phương tiện giao thông công cộng để giúp dân di chuyển, đi làm...
Làm đường đ...gì mà đắt gấp đôi, gấp ba thiên hạ ? Vừa hoàn thành đã lún sụt ?Phải đánh vào kinh tế để người dân từ bỏ xe máy!
Theo PGS Phạm Xuân Mai, các biên pháp hạn chế tiến tới cấm xe máy là thu phí xe máy khi vào trung tâm, không lập các bãi giữ xe, tăng phí mua xe mới, hay cấm cả việc đỗ xe trên vỉa hè và phát triển giao thông công cộng...
Ngày 20/4 tại TP.HCM đã tổ chức hội thảo “Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân – Thực trạng và giải pháp”.
Tại đây ý kiến mở đầu của PGS. TS Phạm Xuân Mai – nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông, ĐH Báck khoa TP.HCM ngay lập tức nhận được nhiều phản ứng khác nhau của những người tham dự.
Trước khi đi vào tham luận, TS Mai bày tỏ rằng trong suốt 15 năm qua ông đã tham gia rất nhiều cuộc hội thảo bàn về việc hạn chế xe cá nhân, nhưng đến nay TP vẫn chưa làm được việc này, còn “xe máy thì tăng lên từng ngày”.
Ông cũng nêu quan điểm rằng dường như các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này đang “sợ dư luận”, nên thay vì nói thẳng rằng cần phải “cấm xe máy” thì vẫn dùng những từ gián tiếp, vòng quanh như “kiểm soát xe máy”.
“Hy vọng đây là lần cuối cùng tôi nói về vấn đề này” – ông chia sẻ và nhấn mạnh rằng chính quyền TP cần phải “làm một cuộc cách mạnh” để hạn chế, tiến tới cấm hẳn, loại bỏ xe máy ra khỏi hệ thống giao thông của TP.
Bắt đầu tham luận, TS Mai khẳng định xe máy không chỉ là “thủ phạm” gây kẹt xe, mà còn tốn nhiên liệu. Đúc kết này được đưa ra sau nhiều năm nghiên cứu của ông.
Để chứng minh, ông dẫn các con số thống kê cho thấy hiện tỉ lệ xe máy/1.000 người dân tại Bangkok (Thái Lan) là 265, Dehli (Ấn Độ) là 175, Jakarta (Indonesia) là 160, Hà Nội là 653, trong khi TP.HCM là 910 – một tỷ lệ “cao nhất thế giới”.
Cũng theo ông hiện TP.HCM có khoảng 7,5 triệu xe máy với mức tăng 400.000 đến 500.000 xe mỗi năm, do đó diện tích mặt đường không đủ cho xe máy hoạt động.
Ông cho rằng lượng xe hoạt động sẽ chiếm từ 12 đến 48 triệu m2 mặt đường, nhưng TP hiện chỉ có 26 triệu m2.
Vị Tiến sĩ cũng cáo buộc xe máy gây kẹt xe “như một cuộn chỉ rối” khiến những nỗ lực điều tiết giao thông rất kém hiệu quả.
TP sẽ khó phát triển được xe buýt nếu không cấm xe máy. |
Ngoài ra vị PGS còn khẳng định, xe máy là thủ phạm chính gây ra tai nạn giao thông, làm chết gần 10.000 ngàn người và hàng chục ngàn người bị thương mỗi năm – tương đương số người chết của 43 vụ rơi máy bay hạng trung.
Ông cho rằng tai nạn xe máy nếu chết người chỉ ở số lượng nhỏ, chính vì vậy không gây cảm giác “kinh khủng” như tai nạn máy bay nên mọi người ít quan tâm.
Ông tiếp tục khẳng định rằng hạn chế để tiến tới cấm hẳn xe máy là phù hợp với thông lệ trên thế giới và pháp luật Việt Nam.
“Tuy nhiên cứ mỗi lần đề xuất là lại có ý kiến bàn lui vì lo ảnh hưởng đến người nghèo” – ông nói, và cho rằng đất nước giờ không còn nghèo nữa, nên “đừng đem cái nghèo ra dọa nhau mãi”.
Chính vì vậy ông đề ra giải pháp là cần đánh vào kinh tế để người dân buộc phải từ bỏ thói quen dùng xe máy.
Đó là thu phí khi vào trung tâm, không lập các bãi giữ xe, tăng phí mua xe mới, hay cấm cả việc đỗ xe trên vỉa hè và phát triển giao thông công cộng...
Đề cập đến thiệt hại, theo ông hiện TP.HCM đang mất khoảng 6 tỷ USD mỗi năm vì những hậu quả do xe máy mang lại. Có số này tương đương với 13% GDP của TP và cao hơn 5% so với tốc độ tăng trưởng.
Cũng nêu tham luận tại đây, TS Lương Hoài Nam nhận định rằng sự bùng nổ của xe máy cho thấy chính quyền đã thất bại trong phát triển hệ thống giao thông công cộng.
Ông thẳng thắn cho rằng TP.HCM sẽ không thể phát triển được xe buýt trong điều kiện xe máy ngày một tăng, bởi hai loại phương tiện này là “khắc tinh” của nhau, nên chỉ có thể chọn 1 trong 2.
Với đề xuất cấm ô tô, theo ông Nam đây là thái độ cực đoan, vì hiện nay đã có hơn 100 thành phố trên thế giới cấm xe máy nhưng… chưa ở đâu cấm ô tô. Ông nhận định rằng cấm ô tô chỉ có thể thực hiện được khi người dân dùng các phương tiện công cộng để đi làm, mua sắm.
Đề xuất cấm xe gắn máy để giải quyết kẹt xe tại TPHCM
TPHCM hiện có khoảng 7,5 triệu xe gắn máy - ảnh M.Quân
Tại hội thảo “Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TPHCM - thực trạng và giải pháp” do Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật TPHCM phối hợp Sở GTVT TPHCM tổ chức sáng 20.4 tại TPHCM, vấn đề hạn chế xe gắn máy được các chuyên gia bàn thảo sôi nổi.
- “Cấm trông giữ xe là phương thức hạn chế xe cá nhân”
- TP.Hồ Chí Minh: Kiến nghị xem lại các giải pháp hạn chế xe cá nhân
- TPHCM: Xới lại các giải pháp tăng thuế, tăng phí để hạn chế xe cá nhân
Người có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống giao thông tại TPHCM, PGS, TS Phạm Xuân Mai (ĐH Bách khoa TPHCM) cho rằng, trước tình hình kẹt xe nghiêm trọng như hiện nay tại TPHCM là do xe gắn máy quá nhiều, việc thành phố cần làm sớm là đưa xe máy ra khỏi hệ thống giao thông của thành phố.
Theo ông Phạm Xuân Mai, với số lượng xe gắn máy tại TPHCM hiện nay khoảng 7,5 triệu chiếc, TPHCM là địa phương có lượng xe máy cao nhất thế giới (trung bình có 910 xe máy/1.000 dân). Trong khi đó, con số này ở Hà Nội là 653, ở Bangkok (Thái Lan) 265, ở Dehli (Ấn Độ) 175 và Jakarta (Indonesia) 160.
Do xe gắn máy quá nhiều nên đây cũng được xem là đối tượng chiếm diện tích mặt đường nhiều nhất, bởi với diện tích mặt đường hiện nay của TP khoảng gần 30 triệu m2 không đủ khả năng cho tất cả lượng xe máy hoạt động. Mặt khác, xe máy cũng chính là thủ phạm dẫn đến tai nạn giao thông nhiều nhất trong các loại phương tiện hiện nay. Số vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe gắn máy chiếm khoảng 70%.
Trong khi đó, một số ý kiến khác cho rằng, việc hạn chế xe gắn máy nói riêng và xe cá nhân nói chung là điều cần phải thực hiện. Tuy nhiên, không phải dễ thực hiện ngay, vì nếu loại bỏ xe gắn máy thì người dân đi lại bằng gì? Bởi hiện nay, hệ thống giao thông công cộng của TPHCM còn qua tệ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân.
NGỌC ẨN - MAI HƯƠNG
Phải cấm xe máy: không đem cái nghèo ra dọa nhau mãi
TTO - PGS.TS Phạm Xuân Mai nói như vậy tại hội thảo khoa học “Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM - thực trạng và giải pháp” và cho rằng việc TP.HCM cần làm là sớm loại bỏ xe máy ra khỏi hệ thống giao thông TP.
PGS.TS Phạm Xuân Mai trao đổi về việc hạn chế xe gắn máy tại hội thảo - Ảnh Tự Trung |
Hội thảo do Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật TP.HCM phối hợp Sở GTVT TP tổ chức sáng 20-4.
Là chuyên gia đầu tiên trình bày tham luận, PGS.TS Phạm Xuân Mai nhận xét ngay về tiêu đề hội thảo: “Tôi có cảm giác chúng ta sợ dư luận, sợ (người đi) xe máy quá. Nên thay vì nói là cấm xe máy thì cứ rón rén nói vòng quanh như kiểm soát xe gắn máy”.
Ông thẳng thắn cho rằng: việc TP cần làm là sớm loại bỏ xe máy ra khỏi hệ thống giao thông của TP.
Xe máy - kẻ chiếm đất!
Để bảo vệ quan điểm của mình, PGS.TS Phạm Xuân Mai đưa ra hàng loạt các dẫn chứng và số liệu và lập luận.
Ông Mai cho biết TP.HCM là địa phương có lượng xe máy cao nhất thế giới, trung bình có 910 xe máy/1.000 dân. Con số này ở Hà Nội là 653, ở Bangkok (Thái Lan) 265, ở Dehli (Ấn Độ) 175 và Jakarta (Indonesia) 160.
Hiện 98% gia đình ở TP.HCM có xe máy. Tổng số xe máy của TP khoảng 7,5 triệu xe, trung bình hàng năm tăng 400.000 - 500.000 xe.
Ông Mai cũng cáo buộc “xe máy là kẻ chiếm đất” dành cho giao thông của TP, bởi quỹ mặt đường hiện nay của TP đạt khoảng 26 triệu m2 không đủ khả năng chứa 70 - 80% lượng xe máy hoạt động. Thực tế, lượng xe máy hoạt động chiếm 12 - 48 triệu m2 của TP.
Cụ thể hơn, ông Mai đưa ra tính toán: khi lưu thông thông, một người đi bộ chiếm 0,75m2/người; người đi xe đạp chiếm 6,7m2/người trong khi người đi xe máy chiếm đến 12m2/người.
“Xe máy gây ra kẹt xe theo kiểu “cuộn chỉ rối", dù CSGT có xuất hiện cũng gặp khó khăn bế tắc khi điều tiết, gỡ rối. Trong khi ôtô thì kẹt thành dòng, CSGT có thể xử lý được” - ông Mai nói thêm.
Clip PGS.TS Phạm Xuân Mai nói cần sớm loại bỏ xe máy ra khỏi hệ thống giao thông TP.HCM - Clip: Tự Trung
Theo ông Mai, xe máy cũng là thủ phạm chính gây ra tai nạn giao thông. Số liệu thống kê cho thấy hàng năm tại TP.HCM tai nạn giao thông làm chết 700 - 800 người và hàng ngàn người bị thương. Tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu tại nội đô (65%) và chủ yếu do xe máy (71%)
Nghiêm trọng hơn, ông Mai còn cho biết hàng năm trên cả nước có khoảng 10.000 người chết do tai nạn giao thông, tương đương với số người chết vì 43 tai nạn máy bay rơi trên thế giới.
“Cứ thử tưởng tượng nếu Việt Nam một năm có 43 chiếc máy bay rơi thì ai cũng thấy quá sức kinh khủng, sẽ không còn ai dám đi máy bay nữa. Nhưng xe máy đang gây tai nạn chết người hàng ngày hàng giờ thì ít ai quan tâm” - ông Mai bức xúc.
Xe buýt giữ vòng vây xe gắn máy trên cầu Kênh Tẻ, Q.4 - Ảnh Tự Trung |
“Đừng đem cái nghèo ra dọa nhau mãi!”
Ông Mai nói TP.HCM đã nói đến chuyện hạn chế xe máy mười mấy năm rồi mà tới giờ này vẫn không thực hiện được.
“TP phải làm một cú đột phá, một cuộc cách mạng về giao thông mới thay đổi được bộ mặt giao thông của TP” - ông Mai hiến kế.
Cú đột phá đó, theo ông Mai, không cách nào khác là phải cấm, tiến tới loại bỏ xe gắn máy ra khỏi hệ thống giao thông của TP.HCM.
Trong số rất nhiều giải pháp đã từng được đề cập như phát triển giao thông công cộng, tăng cường tuyên truyền vận động, ông Mai cho rằng cần đánh vào mặt kinh tế.
“Phải đánh vào kinh tế của người dân. Khi dân không chịu được thì sẽ từ bỏ sử dụng xe máy” - ông Mai quyết liệt.
Cụ thể, TP có thể triển khai thu phí, hạn chế xe máy vào khu trung tâm bằng cách không tổ chức chỗ đậu xe, không quy hoạch khu vực đậu xe thì không cách gì người dân sử dụng xe máy. Ngoài ra, nếu cấm cả việc đậu xe trên vỉa hè thì sẽ dần hạn chế được xe máy.
Ông Mai lập luận thêm: “Nói như thế thì có người sẽ bảo làm thế thì người nghèo sống bằng gì? Tôi cho rằng cứ kêu như thế thì không thể phát triển đất nước. Việt Nam bây giờ không còn là một nước nghèo nữa. Phải từ bỏ tư duy đem cái nghèo ra dọa nhau mãi”.
Ngược lại, theo ông Mai, chính việc dung dưỡng không quyết liệt loại bỏ xe máy đã kéo lùi sự phát triển của TP.HCM, từ đó khiến đời sống của người dân không thể phát triển hơn. Bởi theo tính toán sơ bộ, tổng thiệt hại do xe gắn máy gây ra cho TP.HCM ước khoảng 6,184 tỉ USD mỗi năm, chiếm 13,4% GDP của TP, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của TP hàng năm (chỉ đạt khoảng 7-8%)
“Đã đến lúc chúng ta đừng nói, đừng bàn nhiều nữa. Tôi hi vọng đây là lần cuối cùng TP tổ chức hội thảo về nội dung này. Phải bắt tay vào thực hiện ngay” - ông Mai tha thiết đề xuất.
Đại biểu tham dự hội thảo - Ảnh Tự Trung |
GS.TS Nguyễn Ngọc Giao - chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP - cho biết thêm ông Phạm Xuân Mai đã nghiên cứu về đề tài về xe gắn máy từ năm 2004 với rất nhiều tâm huyết và vẫn tiếp tục theo đuổi cho đến hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét