Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Cục Nghệ thuật Biểu diễn nhầm lẫn nhạc sĩ Văn Cao thành Văn Chung; Cục "đổ" việc cấm ca khúc xưa là do sở đề xuất; Không sáng tác nào của nhạc sĩ Văn Cao được Cục NTBD cấp phép phổ biến!



- Trên website của Cục Nghệ thuật Biểu diễn, một số sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao đều bị nhầm lẫn là của Văn Chung.

Trên website chính thức của Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có phần thanh công cụ để tìm kiếm những ca khúc được cấp phép. Danh mục này chia làm 2 phần: Ca khúc trước năm 1975 và Ca khúc sau năm 1975. Trong đó, những ngày qua, việc cấp phép cho các ca khúc sáng tác trước 1975 đang gây tranh cãi trong dư luận.
Trong phần tìm kiếm, khi nhập từ khóa Văn Cao, nhạc sĩ kì cựu của làng âm nhạc Việt Nam (đặc biệt dòng nhạc cách mạng, người sáng tác Quốc ca) thì không hề xuất hiện bất kì kết quả nào. Trong khi đó, những sáng tác nổi tiếng của ông như: Thiên thai, Buồn tàn thu, Cung đàn xưa, Suối mưa, Trương Chi,… thì thấy đều ghi với tên tác giả là Văn Chung.
Cuc Nghe thuat Bieu dien nham lan nhac si Van Cao thanh Van Chung
Nhạc sĩ Văn Cao

http://m.phunuonline.com.vn/giai-tri/cuc-nghe-thuat-bieu-dien-nham-lan-nhac-si-van-cao-thanh-van-chung-97706/



Cục "đổ" việc cấm ca khúc xưa là do sở đề xuất

12/04/2017 18:43 GMT+7
TTO - Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM đã đề xuất tạm dừng lưu hành 5 ca khúc xưa do vi phạm bản quyền.
Cục "đổ" việc cấm ca khúc xưa là do sở đề xuất
Ông Đào Đăng Hoàn (đứng), cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn trả lời chất vấn của báo chí - Ảnh: V.V.TUÂN
Ông Đào Đăng Hoàn trả lời báo chí về việc cấm các ca khúc trước năm 1975 - Video: V.V.TUÂN
Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1, năm 2017 của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch, chiều 12-4.
Buổi họp báo rất nóng bởi hàng loạt các câu hỏi của báo chí chất vấn Cục Nghệ thuật biểu diễn về việc cấm đoán tuỳ tiện các ca khúc sáng tác trước năm 1975. 

Cục nghệ thuật biểu diễn: Không “xin - cho” trong cấp phép
Nói về 5 bài hát bị cấm lưu hành, ông Đào Đăng Hoàn, cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn, giải thích rằng Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM đề xuất tạm dừng 10 bài hát, nhưng Cục chỉ tạm dừng 5 bài. Lý do được ông Hoàn đưa ra là những bài hát này vi phạm bản quyền.
“Nhà sử học Dương Trung Quốc có phát biểu trên báo Tuổi Trẻ rằng chúng tôi cần lập danh sách các bài hát bị cấm và công khai cho người dân, nhưng chúng tôi làm sao thu thập được tất cả những bài hát của miền Nam cũ để lập danh sách ấy. Vì vậy, cần phải thông qua xin phép để chúng tôi thẩm định rồi mới cấp phép".
"Còn những bài chưa được cấp phép thì do chưa có đơn vị nào xin phép. Như bài Nối vòng tay lớn mọi người vẫn hát cả trong những chương trình chính trị nhưng chưa có đơn vị xin cấp phép nên chưa được cấp phép”, ông Hoàn phân tích.
Đáp lại thắc mắc của báo chí, vì sao bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao đến năm 2009 mới được cấp phép phổ biến, ông Hoàn nói ông không biết rõ.
Ông Hoàn cũng nói không đồng ý khi báo chí nói rằng việc cấp phép bài hát là cơ chế “xin - cho” bởi nói như vậy cho thấy Cục Nghệ thuật biểu diễn rất cửa quyền trong việc này! “Nếu bài hát đúng thì chúng tôi cấp phép, còn nếu bài hát có vấn đề gì đó thì chúng tôi sẽ có văn bản phản hồi nói rõ lý do. Chúng tôi hoàn toàn không “xin - cho” trong cấp phép bài hát”.
Ông Hoàn còn cảnh báo báo chí rằng khi báo chí dẫn ý kiến thân nhân các nhạc sĩ có các bài hát trước năm 1975 bị tạm dừng lưu hành, thì đó chưa chắc đã phải là ý kiến chính thức của gia đình.
Cục nghệ thuật biểu diễn làm sai Luật?
Khi ông Đào Đăng Hoàn quá lúng túng, ông Lê Minh Tuấn, cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn, được đề nghị đứng ra trả lời báo chí. Ông Tuấn nói, có sự vênh nhau trong các danh sách bài hát được cấp phép phổ biến bởi vì website của Cục nghệ thuật biểu diễn có dung lượng nhỏ hơn web của bộ nên khi đăng danh sách không được đầy đủ!
Trả lời câu hỏi của báo chí, khi tạm dừng lưu hành 5 bài hát đó, Cục nghệ thuật biểu diễn đã hỏi ý kiến gia đình hoặc thân nhân các nhạc sĩ hay chưa mà biết các bài đó vi phạm bản quyền tác giả? Theo Luật sở hữu trí tuệ quy định, các cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc liên quan đến vi phạm bản quyền là thanh tra Bộ hoặc các cơ quan Toà án nếu có đơn kiện phát sinh chứ Cục Nghệ thuật biểu diễn không có chức năng này?
Ông Lê Minh Tuấn trả lời: “Chúng tôi thu hồi quyết định lưu hành các bài hát đó theo đúng Nghị định 79/2012 và Nghị định 15/2016. Vấn đề các bạn hỏi không liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ".
Nhưng ông Bùi Nguyên Hùng, cục trưởng Cục bản quyền, lại khẳng định theo Luật sở hữu trí tuệ, trong trường hợp có vi phạm bản quyền thì các cơ quan có trách nhiệm giải quyết vụ việc sẽ bao gồm: thanh tra, các cơ quan như công an, hoặc toà án. Nghĩa là, Cục Nghệ thuật biểu diễn không có chức năng và nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về bản quyền tác giả các bài hát.
Về việc có nên sửa đổi các quy định xin cấp phép phổ biến bài hát để phù hợp với thực tế cuộc sống hay không, ông Lê Minh Tuấn trả lời sẽ tiếp thu các ý kiến này để tổng hợp, đánh giá, báo cáo Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xem có sửa hay không. 
V.V.TUÂN

Không sáng tác nào của nhạc sĩ Văn Cao được Cục NTBD cấp phép phổ biến!

 0  Dũ Cát
ANTD.VN - Trong danh sách 2.587 ca khúc được Cục NTBD cấp phép phổ biến, không có bất cứ sáng tác nào của nhạc sĩ Văn Cao. Riêng ca khúc Quốc ca, do đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhà nước, nên đương nhiên không cần phải có đơn vị nào cấp phép.
Theo đó, trên website chính thức của Cục NTBD, ở danh mục các bài hát sáng tác trước năm 1975 được cấp phép phổ biến, không xuất hiện bất cứ sáng tác nào đề tên nhạc sĩ Văn Cao.
Tuy nhiên, sự thật bất ngờ và khó tin ở chỗ, có tới 7 ca khúc là sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao nhưng lại xuất hiện trong bảng danh mục trên với tư cách tác phẩm của… một người khác – nhạc sĩ Văn Chung.
ảnh 1Trên trang web của Cục NTBD, 7 sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao trước năm 1975 (số thứ tự từ 1 đến 7) đều bị ghi là tác phẩm của... nhạc sĩ Văn Chung!
Cụ thể đó là các ca khúc: Buồn tàn thu, Chiều buồn trên bến Bạch Đằng, Cung đàn xưa, Đàn chim Việt, Suối mơ, Thiên thai, Trương Chi. Cả 7 ca khúc này được chú thích là “Quyết định cấp phép theo thông báo số 01, ngày 15/10/1989”, tên tác giả là nhạc sĩ Văn Chung, trong khi trên thực tế đó đều là sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao.
Chưa kể, ca khúc “Chiều buồn trên bến Bạch Đằng” còn bị ghi sai morat thành “Chiều buồn trên bến Bặch Đằng” (?!)
Nếu chiểu theo bản danh mục các ca khúc sáng tác trước năm 1975 được Cục NTBD cấp phép và công khai trên website của Cục thì rõ ràng, nhạc sĩ Văn Cao chưa có sáng tác nào được phép lưu hành và phổ biến rộng rãi (!?).
ảnh 2
Trên website của Bộ VHTTDL, 7 ca khúc sáng tác trước năm 1975 được cấp phép phổ biến mà bài viết nhắc đến đều ghi đúng tên tác giả là của nhạc sĩ Văn Cao
Trong khi đó, trên website chính thức của Bộ VHTT&DL, tại danh mục “Các bài hát, bản nhạc sáng tác trước năm 1975 của tác giả phía Nam và của tác giả là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác được phép phổ biến”, cả 7 ca khúc kể trên đều có tên trong danh sách và được ghi đúng tên tác giả là nhạc sĩ Văn Cao.
Ngoài ra, trong danh mục này của Bộ VHTT&DL còn có bài hát "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" của nhạc sĩ Văn Cao được cấp phép phổ biến, trong khi ca khúc này không có tên trong danh sách sáng tác trước năm 1975 được Cục NTBD cấp phép (kể cả đã cấp phép nhưng... ghi nhầm, ghi sai tên tác giả). 
Sự "vênh nhau" trong danh mục các ca khúc sáng tác trước năm 1975 được cấp phép phổ biến giữa Cục NTBD và Bộ VHTT&DL được cho là điều vô cùng khó hiểu!
ảnh 3
"Trường ca sông Lô" chưa có tên trong danh mục các bài hát sáng tác trước năm 1975 được Cục NTBD cấp phép phổ biến
Điều đáng nói còn ở chỗ, nếu nhìn vào danh mục các ca khúc được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trước năm 1975 được cơ quan quản lý văn hóa có thẩm quyền cấp phép phổ biến thì hai tác phẩm bất hủ của vị nhạc sĩ tài ba này là “Tiến về Hà Nội” và “Trường ca sông Lô” cũng chưa được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi. Đây đều là hai tác phẩm có giá trị về cả mặt âm nhạc lẫn lịch sử.
Trong đó, “Trường ca sông Lô” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1947 còn được giới chuyên môn đánh giá là đỉnh cao của nhạc kháng chiến nói riêng và của nền tân nhạc Việt Nam nói chung, đưa ông lên vị trí “cha đẻ” của hùng ca và trường ca Việt Nam. 
Riêng ca khúc “Quốc ca” đã được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao quyết định hiến tặng lại cho Nhà nước và nhân dân Việt Nam nên không trong danh mục các ca khúc cần phải cấp phép từ Cục NTBD mới có thể lưu hành và phổ biến. Bản hiến tặng ca khúc này đã được đại diện gia đình ông trao lại cho Quốc hội vào ngày 15-7-2016.


Không có nhận xét nào: