Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Tại sao cá chép lại được người xưa coi như “tiên dược” cho phụ nữ?; 8 thực phẩm đại kỵ với mật ong cần tránh tuyệt đối

Các bác sĩ phương Tây vô cùng ngạc nhiên vì người châu Á nhìn đâu cũng ra thuốc. Cây cỏ trong vườn, mọc dại ven đường, chim trên trời, cá dưới nước… tất cả đều có thể dùng làm thuốc. Cá chép thì được xem như là “tiên dược” cho phụ nữ.
Theo khoa học hiện đại phân tích thì cá cũng chỉ là một loại thịt động vật, giàu đạm, nhiều axit béo tốt, chứa collagen và khoáng tố… ăn vào sẽ tăng cường chất cho cơ thể.
Tuy nhiên, trong dân gian cho rằng cá chép không chỉ là món ăn ngon, mà còn có tác dụng chữa bệnh tốt. Thịt cá, vây cá, mật cá và đầu cá chép đều là những vị thuốc quý.
Theo Đông y, cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy.
Thịt cá chép có vị ngọt, tính bình; vào tỳ thận. Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ. Dùng cho các trường hợp phù thũng bụng phù trướng, hai chân phù nề, vàng da, ứ tắc sữa… Vảy cá có tính bình, tác dụng cầm máu. Mật cá có vị đắng tính lạnh, không độc, có tác dụng thông ứ, minh mục.
Vì vậy cá chép còn được coi là thuốc tiên chữa bệnh phụ nữ, đặc biệt tốt cho người bà mẹ đang mang thai hoặc mới sinh con.
Dưới đây là một số bài thuốc cho phụ nữ từ cá chép.
1. An thai

Cá chép – món ăn bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai (Ảnh: Internet)

Cá chép 1 con nặng khoảng nửa cân, để cả vẩy, mổ bỏ tạp ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống. Đổ tất cả vào nồi ninh chín, cho thêm ít muối, ăn 5 – 7 lần sẽ có hiệu quả rất nhanh.
2. Nôn ở thời kỳ đầu mang thai

3. Tăng lượng sữa cho phụ nữ mới sinh con
Cá chép 1 con nặng khoảng 250g đánh vẩy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6g sa sâm đập nhỏ, 10g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả hai thứ vào trong bụng cá hầm chín, ăn trong ngày, có công hiệu kiện tỳ hòa vị, giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.
Cá chép 1 con khoảng 250g, một chân giò lợn (loại bé), 3g thông thảo. Hầm thật nhừ, ăn dần 1 – 2 ngày sẽ có nhiều sữa.
4. Chữa ứ huyết sau sinh
Nghiền, tán nhỏ vẩy cá chép, cho vào từ 3 – 5g nước đun sôi. Uống với ít rượu nếp có công hiệu làm tan huyết, thông huyết.
5. Chữa động thai
Cá chép 1 con 500g, a giao (sao) 20g, gạo nếp 100g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.
6. Chữa mỏi lưng, phù thũng
Cá chép tươi 1 con 400 – 500g, rễ cây gai 15g, gạo nếp 100g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3 – 5 ngày.
Ngoài ra, cá chép cũng được dùng bồi bổ dưỡng bệnh khác.
Cháo cá chép nấu bí đao thích hợp cho người bị phù suy dinh dưỡng, phù do bệnh thận, tim.
Cá chép nấu đậu đỏ tốt cho ngượi bị tiểu dắt, buốt, tiểu đường. Dùng cá chép 1 khoảng 1 kg làm sạch, đậu đỏ 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g; tất cả được cho trong bụng cá, đặt trong nồi áp suất cho thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước nấu hầm trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tùy ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng.

Cá chép khổng lồ nặng hơn 1 tạ ở Thái Lan (Ảnh: qua ĐKN)

Bạn có thể dễ dàng tìm được cá chép ngoài chợ, nhưng loại tốt nhất có lẽ là cá chép sống trong môi trường tự nhiên mặt nước sông hồ rộng lớn, nước trong. Cá chép sông thường có giá cao hơn các loại cá nuôi ở các vùng ao hồ, nhưng chất lượng cá khác hẳn, từ chất lượng thịt cá cho đến hương vị.
Lưu ý: Không nên tùy ý sử dụng, ăn nuốt mật cá chép. Đã có trường hợp ngộ độc phải nhập viện vì lý do này.
Minh Thành tổng hợp

8 thực phẩm đại kỵ với mật ong cần tránh tuyệt đối


Mật ong là một vị thuốc tuyệt vời, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ cơ thể, nhưng nó cũng có thể trở thành chất độc nếu kết hợp với những thực phẩm đại kỵ, dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc.

Mật ong không chỉ là thực phẩm mà còn là dược phẩm, nó có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm cơ thể có thể bị ngộ độc dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là những thực phẩm cần tránh khi sử dụng mật ong:
1. Cơm
Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành, chúng ta vẫn ăn hằng ngày, còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.
vị thuốc, thực phẩm kỵ nhau, Mật ong,
2. Thì là
Kết hợp hai thứ này với nhau dễ gây tổn thương gan, sưng đau mắt đỏ.
3. Nước đun sôi
Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, mùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.
4. Hành tây
Hành tây kết hợp chung với mật ong cũng có thể gây tiêu chảy. Trong mật ong có các axit hữu cơ và enzyme khi kết hợp với lưu huỳnh có trong hành tây sẽ gây ra phẩn ứng hóa học có hại, sinh ra chất có độc và kích thích đường tiêu hóa, gây trướng bụng, tiêu chảy.
5. Đậu phụ
vị thuốc, thực phẩm kỵ nhau, Mật ong,
Trong đậu phụ (tàu hũ) thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu mắc bệnh tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong có thể nhanh hơn.
6.Cá chép
Sự kết hợp này có thể dẫn tới ngộ độc: Chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, tay chân nổi da gà…
7. Hẹ
Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú nhưng nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.
8. Các loại trái cây chứa nhiều Vitamin C
Không nên dùng chung mật ong với các loại quả chứa nhiều Vitamin C bởi nó có thể gây tiêu chảy cho người sử dụng.

Theo Ngoisao.net
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: