Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

CỤC TRƯỞNG CỤC NTBD NGUYỄN ĐĂNG CHƯƠNG: MỘT TAY PHÁ BĨNH KIỂU KIM JON UN CỦA VIET NAM


11/04/2017

(Văn hóa) - Nhạc sĩ Trần Tiến cho rằng, cấm đoán một ca khúc đã đi vào tiềm thức của người nghe là điều đáng tiếc.

Sự việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấm lưu hành vĩnh viễn đối với 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị sửa lời đã nhận được những phản ứng trái chiều, đặc biệt là của các nhạc sĩ, chuyên gia âm nhạc.

Trả lời PV VOV.VN, nhạc sĩ Trần Tiến cho biết, việc cấm một bài hát đã có đời sống gắn bó với người nghe sẽ tạo nên những bức xúc.

“Khi công chúng đến với những ca khúc như thế, họ đến không phải vì ý thức chính trị mà là ý thức vì nghệ thuật, vì sự đồng điệu và yêu thích. Bài hát đó còn là kỷ niệm, là hình ảnh gắn liền với người thân của họ.

Tôi cho rằng, việc cấm đoán như hiện nay đang thể hiện sự “bới lông tìm vết”.

Những ca khúc hay, đi vào tâm thức nhân dân giống như là lời ru vậy. Làm sao có thể dám mang đi để phê bình được. Chúng đã có một đời sống riêng và phải hay thì mới sống lâu được đến vậy.

image004
Nhạc sĩ Trần Tiến cho biết, 80% bài hát của ông đã từng bị cấm biểu diễn trước khi được cấp phép lưu hành.

Ngày xưa, nhiều bài hát của tôi cũng bị cấm đoán lắm. 80% các ca khúc hiện nay (trong tổng số mấy trăm bài hát đã công bố) của tôi thực chất là đã từng bị cấm. Ca khúc “Vết chân tròn trên cát” trong một lần biểu diễn đã bị một nhà quản lý văn hóa nhảy lên tận sân khấu và giật micro khỏi tay ca sĩ. Hay những bài hát như “Giai điệu tổ quốc, Mùa xuân gọi, Chiếc vòng cầu hôn, Điệp khúc tình yêu, Thành phố trẻ” … đều từng bị cấm trước khi được công bố rộng rãi.

Sau những năm tháng khổ nhọc ấy, sau này cũng chính những ca khúc ấy lại được tôn vinh, tác giả ca khúc thì được trao tặng huy chương. Mọi thứ đều tự nhiên bị cấm và tự nhiên được hát lại một cách bất ngờ.

Tôi cho rằng, sự cấm đoán trong âm nhạc hiện nay của các cơ quan chức năng đang mang nặng cảm tính. Ở góc độ của một nhạc sĩ, tôi nghĩ mọi sự cấm đoán trong nghệ thuật đều "vớ vẩn”, nhạc sĩ Trần Tiến nêu quan điểm.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho rằng, cần mở rộng không gian và thời gian về âm nhạc, không chỉ có trong nước mà còn có cả những tác giả ở nước ngoài, chúng ta cần tạo cơ hội để những tác phẩm đó được phổ biến ở Việt Nam.

image005
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Chiến tranh đã lùi xa, sự phát triển của âm nhạc cần hướng đến tinh thần hòa hợp dân tộc. Khi cấm bài hát nào cần phải có những hội thảo, tọa đàm khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học, nhạc sĩ, nghệ sĩ… để bàn bạc cho kỹ lưỡng.

Các cơ quan quản lý nhà nước khi đưa ra quyết định cấm hay không cấm bản nhạc nào đó cần phải có chứng cớ, cơ sở và tham khảo ý kiến công luận.

Còn tinh thần chung, tôi thấu hiểu rằng phải có cách ứng xử với các ca khúc trước năm 1975 theo tinh thần hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Theo Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Cục NTBD cần công bố bản gốc của 5 ca khúc này và lấy ý kiến của các nhà chuyên môn để có những đánh giá sâu sắc, khách quan nhất về tính nghệ thuật, tính lịch sử.

Một tác phẩm có giá trị về nội dung, nghệ thuật, trước khi đưa ra một quyết định nào đó cần cân nhắc nhiều chiều.

Dĩ nhiên, mọi sự phát triển của xã hội, trong đó có âm nhạc đều phải căn cứ và xoay quanh sự nghiệp cách mạng dân tộc. Âm nhạc không có giới hạn, không có biên giới nhưng vẫn phải lấy sự nghiệp cách mạng dân tộc làm trọng tâm.

(Theo VOV)

Không xin thì không cho - đơn giản vậy sao?

12/04/2017 12:41 GMT+7
TTO - Với một kho tàng ca khúc đồ sộ của âm nhạc Việt Nam và thế giới, số bài được hát chắc chắn nhiều hơn bài bị cấm. Thay vì công bố những bài bị cấm, Bộ VH-TT&DL và Cục Nghệ thuật biểu diễn đã làm ngược lại. 
Câu chuyện 5 bài hát trước năm 1975 bị Cục Nghệ thuật biểu diễn tạm dừng lưu hành vẫn chưa nguôi dư luận thì lại thêm một cảnh ngộ mới khiến ai cũng bất ngờ: bài hát Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không có trong danh mục được phổ biến, muốn biểu diễn phải xin phép.
Và ban giám hiệu Trường đại học Y dược Huế - nơi tổ chức chương trình “Nối vòng tay lớn” vào đêm 21-4 tới - phải ra tận Hà Nội nộp đơn xin phép cùng với một bản nhạc ký âm, một đĩa xướng âm theo đúng thủ tục.
Một bài hát đã trở nên phổ biến từ hơn 40 năm qua “từ Bắc vô Nam” và cả nhiều nơi trên thế giới, hát vang trên sóng phát thanh và truyền hình quốc gia, trở thành bài hát truyền thống của các sinh hoạt cộng đồng, vậy mà bây giờ phải đi “xin phép biểu diễn” như một bài hát mới!?
Chiều 11-4, trả lời báo Tuổi Trẻ về bài hát Nối vòng tay lớn, ông Nguyễn Đăng Chương, cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD), cho hay từ xưa đến nay chưa có đơn vị nào đứng ra xin cấp phép phổ biến bài hát này, nên “theo quy định pháp luật” là không thể cấp phép.

Bây giờ, Trường đại học Y dược Huế đã gửi hồ sơ ra Cục NTBD xin phép thì sẽ “hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cho đúng quy định pháp luật” để cấp phép. “Chỉ đơn giản vậy thôi chứ không có vấn đề gì cả” - ông Chương nói.
Nhưng diễn biến của dư luận có đơn giản vậy không, khi câu chuyện “đi xin” hát Nối vòng tay lớn mà báo chí đưa ra đã gây sự bức xúc, thậm chí phẫn nộ của công chúng? Hãy đọc những lời bình luận của giới chuyên môn và công chúng trên các trang báo sẽ rõ.
Điều nực cười là từ bao nhiêu năm qua, cả đất nước đã say sưa hát Nối vòng tay lớn mà không biết rằng mình đã vi phạm vì chưa xin phép.
Vi phạm nặng nhất có lẽ là cơ quan quản lý văn hóa các tỉnh thành, mà mới đây nhất là Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM đã cấp phép cho chương trình nhạc Trịnh Công Sơn tại Đường sách TP.HCM hôm 1-4 được hát Nối vòng tay lớn cùng nhiều ca khúc của Trịnh chưa có trong danh mục được phép lưu hành.
Khi đưa bài hát này vào sách giáo khoa Âm nhạc lớp 9, không rõ Bộ GD-ĐT đã xin phép chưa?
Trên báo Tuổi Trẻ ngày 10-4, nhà sử học Dương Trung Quốc đã gọi cách cơ quan quản lý cho phép bài nào mới được hát bài đó và tình cảnh các chương trình biểu diễn nghệ thuật phải đi xin phép từng bài hát là cách quản lý “xin - cho”, đã ăn sâu từ cơ chế quản lý lạc hậu mà Nhà nước đã quyết liệt xóa bỏ.
Cái gì pháp luật không cấm thì người dân có quyền làm, có quyền hưởng thụ. Đơn giản vậy, nhưng người dân phải đến tận Cục NTBD mới biết được bài nào được hát, bài nào không. Di sản âm nhạc Việt Nam có đến hàng vạn bài hát, người dân phải đi lại thế nào để biết bài nào được phép biểu diễn đây?
Ngay trong danh mục bài hát được lưu hành đang niêm yết trên cổng thông tin của Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch và trang thông tin điện tử của Cục NTBD cũng không đầy đủ và thiếu chính xác.
Với một kho tàng ca khúc đồ sộ của âm nhạc Việt Nam và thế giới, số bài được hát chắc chắn nhiều hơn bài bị cấm. Thay vì công bố những bài bị cấm, bộ đã làm ngược lại.
Vậy thì cách làm của Cục NTBD có đơn giản hay không? Câu trả lời có vẻ cũng không đơn giản!
MINH TỰ

Ca khúc 'Nối vòng tay lớn' đứng trước nguy cơ bị cấm

Thứ tư, 12/04/2017, 07:30 AM
(VTC News) - Cục Nghệ thuật biểu diễn xác nhận, ca khúc nổi tiếng “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ bị cấm lưu hành cho đến khi có đề nghị xin cấp phép từ phía gia đình nhạc sĩ hoặc tổ chức chứng nhận quyền tác giả.

Tuy nhiên, đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết không có ý định tự đứng ra xin phép lưu hành nhạc phẩm của ông bởi đây đều là những nhạc phẩm đã quá phổ biến.

 


Phạm Viết Đào.

Theo thông tin báo chí:” Cục Nghệ thuật biểu diễn (CNTBD-Bộ VH-TT&DL) vừa quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975.
Các ca khúc bị tạm dừng phổ biến dù đã được cấp phép trước đó bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết qua xem xét nội dung ca từ một số bài hát do Sở VH-TT TP.HCM cung cấp, hội đồng nghệ thuật thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn đã tổ chức thẩm định lại và thống nhất tạm thời dừng việc lưu hành một số bài hát đã cấp phép phổ biến để xem xét, xác minh, thẩm định trên cơ sở đối chiếu với bản nhạc gốc…”
Ông Nguyễn Đăng Chương cũng khẳng định 5 ca khúc bị dừng lưu hành nêu trên “không có vấn đề về tư tưởng, chính trị” mà chỉ vì có sự chưa đồng nhất về mặt ca từ, không rõ về tên tác giả và có nhiều dị bản khác nhau, thậm chí nhiều bài được cho là phần lời không đúng với nguyên gốc. Đơn cử như ca khúc “Đừng gọi anh là chú” thường được chú thích là của nhạc sĩ Diên An nhưng trên thực tế đây lại là tác phẩm do nhạc sĩ khác sáng tác.
Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã gửi văn bản đến các trang mạng nghe nhạc trực tuyến, hãng băng đĩa... để tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc này. Bởi nếu tiếp tục lưu hành việc sai lời, sai tác giả… sẽ còn ảnh hưởng đến quyền tác giả và các quyền liên quan”, ông Chương cho hay.
Trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục tiến hành thẩm định, rà soát, so sánh, đối chiếu những bài hát đã cấp phép sử dụng với những bản nhạc gốc do các đơn vị, cá nhân cung cấp và nguồn dữ liệu từ việc thu thập, sưu tầm nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng nội dung các bài hát, việc hoạt động sản xuất chương trình bản ghi âm, ghi hình và tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Theo các quy định của luật pháp hiện hành, CNTBD là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn trong đó có âm nhạc của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch…Mỗi quyết định do cơ quan này ban hành đều nhân danh lợi ích nhà nước, thể hiện quan điểm và khuynh hướng chính trị của nhà nước: ủng hộ, khuyến khích hay ngăn cấm trào lưu biểu diễn nào đang có dấu hiệu đi ngược với lợi ích do nhà nước quản lý…
Sau khi ban hành quyết định tạm dừng phổ biến 5 ca khúc trên, những vị có trách nhiệm của Cục đã xoa dịu dư luận bằng những lời đường mật, ma giáo, ẩn những “nắm đấm bọc nhung” phía sau.
Rằng “không có vấn đề về tư tưởng, chính trị” mà chỉ vì có sự chưa đồng nhất về mặt ca từ, không rõ về tên tác giả và có nhiều dị bản khác nhau, thậm chí nhiều bài được cho là phần lời không đúng với nguyên gốc”…
Những ai nhẹ dạ cả tin thì nghĩ đây chỉ là một thao tác nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước trước tình trạng lộn xộn của thị trường âm nhạc nước nhà?
Thế nhưng quyết định tạm dừng khởi đầu bằng 5 bài hát “ tiền 1975” đối chiếu với những hệ lụy do các ca khúc này gây ra như ông Cục trưởng CNTBD đã trình bày ở trên với báo chí thì nó không thuộc trách nhiệm chuyên môn của Cục này…
Vấn đề tác quyền, bản quyền thuộc trách nhiệm của Cục Bản quyền tác giả, một cục khác của Bộ Văn hóa…
Cục Bản quyền chỉ ra quyết định xử lý khi các tác giả bị xâm hại bản quyền có đăng ký bản quyền với Cục Bản quyền và có đơn khiếu nại. Cả 5 tác phẩm trên đều không có các hiện tượng trên…
Còn nếu đi sâu vào nghề nghiệp, học thuật hát thế nào cho đúng nhạc, hát thể nào cho đúng chất bài hát, đúng chất của tác giả thì vấn đề này thuộc “ sân chơi’ của Hội nhạc sĩ Việt Nam chứ không thuộc quyền quản lý của CNTBD?
Như vậy việc CNTBD ban hành quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc trên ẩn dấu bên trong một động thái chính trị trá hình mang tính chất “giết gà dọa khỉ”: răn đe, cấm cản một dòng nhạc “ tiền 1975”…
Chắc theo tính toán của  CNTBD có những vấn đề vệ nội dung tư tưởng nhưng Cục Nghệ thuật vì tránh búa rìu của dư luận, hiện Việt Nam đang hô hào gác quá khứ, hòa giải, hòa nhập dân tộc…; Việt Nam là bạn với tất cả thế giới…nên không để bên ngoài thấy trong tay cơ quan này toàn “ dao búa”, “dùi cui” nên phải nghi trang?!
Theo thông tin từ Cục NTBD, sau hơn 40 năm đất nước thống nhất, hơn 2.500 bài hát của các tác giả sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam định cư tại nước ngoài đã được cấp phép phổ biến. 
Thái độ chính trị của nhà cầm quyền Việt Nam thể hiện sau cái quyết định này lộ ra trong câu trả lời sau của lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn: “Đặc biệt, trong thời gian tới không ngoại trừ khả năng nhiều ca khúc khác từng được Cục NTBD cấp phép cũng sẽ phải tạm dừng lưu hành để đơn vị này đối chiếu, thẩm định lại về vấn đề ca từ cũng như tên tác giả..”
Thế là đã rõ cái tổ con chuồn chuồn. Song song với hành vi “ đánh dứ” này, Chính phủ ban hành tiếp theo Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo…
Hành vi phổ biến bài hát, bản nhạc không được phép có thể bị xử phạt từ 25 triệu tới …đi tù.
Đây là hành vi xây hào đắp lũy trong lĩnh vực âm nhạc nhằm răn đe những ai còn tơ vương tới dòng nhạc “ tiền 1975”, ẩn nấp đằng sau những ca khúc nỉ non này chắc là các thế lực thù địch…
Hành vi ra quyết định tạm dừng biểu diễn 5 ca khúc “ tiền 1975” với những lý do lãng xẹt: vi phạm tác quyền, bản quyền tác giả diễn ra trong bối cảnh thế sự đất nước, thế giới và khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp: Cuộc đua tranh, xâu xé giành ảnh hưởng trên Biển Đông và cả trên đất liền khu vực châu Á-Thái Bình Dương giữa Trung Quốc-Mỹ và Tây Âu…
Theo người viết bài này, quyết định tạm dừng 5 bài hát kể trên là động thái bị chi phối bới các nhóm lợi ích thân Tàu, nhóm này giật dây CNTBD ngoáy sâu thêm cái hố ngăn, đào thêm hào, đắp thêm lũy để đưa đưa Việt Nam xích lại gần Trung Quốc, lệ thuộc vào Trung Quốc, “ăn giơ” với Trung Quốc...
Trong khi đó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đã bị một cú việt vị trong vụ công bố dự định: Lần đầu tiên tổ chức một cuộc gặp mặt các nhà văn hải ngoại vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch sắp tới.
Dự án này đã bị sụt hố vì đây sẽ là một hội nghị không thực chất, hình thức vì trong nước còn chẳng đoàn kết, hòa hợp với nhau, lâu lâu lại một vài vị vào tù, xộ khám vì cầm nghề cầm bút. Dự án này đã nhanh chóng chết yểu ở “vòng gửi xe”…


Trước các chiến hào đang xây đắp, gia cố giữa các chiến tuyến ngày cáng thêm sâu bền trong nước như vậy thì các nhà văn hải ngoại về làm cảnh, làm đồ trang sức sao đặng…
“Cú ra đòn” hiểm ác của CNTBD là cú “đá song phi” làm bẽ bàng cái dự án mà Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh chủ xướng, Dự án tụ họp dịp Giỗ Tổ Hùng Vương này chắc cũng đã được một số người có trách nhiệm ủng hộ nên Hữu Thỉnh mới cao đàm khoát luận: Mời các nhà văn hải ngoại về bàn cách hòa giải, hòa hợp dân tộc…
Bộ Ngoại giao cay đắng trước đòn “phơi lưng” của Bộ Văn hóa đành phải chống chế, giữ thể diện bắng cách: để ông Nguyễn Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, móc với một đài Việt Kiều tại Mỹ, lên tiếng bắn tin yếu ớt rằng: cái hành vi dừng 5 bài hát này là dở, là làm gia tăng hố ngăn cách trong khi Bộ Ngoại giao bấy lâu nay  đang cố kê lấp…
Đường đường là đại sứ của nước CHXHCNVN không trả lời báo trong nước, không lên tiếng tại Hà Nội mà từ Nga la tư bắn tiếng qua một Đài Việt Kiều tại Mỹ để phản ứng cái hành vi “ phơi lưng” của CNTBD-Bộ Văn hóa, thật hèn và xí hổ lắm thay…

P.V.Đ.

Không có nhận xét nào: