“KHI NHÀ VĂN BUỘC PHẢI CẦM BÚT THAY THẾ CHO NHÀ VIẾT SỬ THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIÊU LINH”! (Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản)
Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017
Biển Đông : Tổng thống Duterte điều quân đội đến các đảo có tranh chấp; Philippines ngả sang Mỹ, Trung Quốc vỡ mộng; Biển Đông : Tàu Trung Quốc liên tục hiện diện trong vùng chủ quyền Malaysia
Binh sĩ Philippines tuần tra trên đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước trong khu vực. Ảnh chụp ngày 11/05/2017.REUTERS/Ritchie
Trong chuyến thăm một căn cứ quân sự trên đảo Palawan (tây Philippines) ngày 06/04/2017, tổng thống Rodrigo Duterte thông báo đã ra lệnh triển khai quân đội trên các bãi cạn và những đảo không có người ở trong vùng Biển Đông mà Manila đòi chủ quyền và hiện đang có tranh chấp với một số nước xung quanh.
Hãng tin AFP trích tuyên bố trước báo giới của ông Duterte, « đã đến lúc phải xây dựng các cơ sở quân sự và cắm cờ Philippines » trên các đảo không có người ở hay bãi cạn mà ông cho là thuộc chủ quyền của Philippines và đang bị nhiều nước nhòm ngó muốn chiếm.
Tổng thống Philippines nói : « Tôi đã ra lệnh cho quân đội chiếm hết » các đảo đó. Ông khẳng định có từ « 9 đến 10 » hòn đảo như vậy trong quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền của Philippines.
Ông Duterte cũng thông báo ý định đến thăm đảo Thitu (Việt Nam gọi là Thị Tứ) ở Biển Đông vào tháng 06/2017 để cắm cờ Philippines nhân dịp quốc khánh 12/06 của nước này.
Thitu nằm gần đá Subi (Subi Reef), một trong bẩy đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa. Tổng thống Duterte cũng cho biết ông có ý định tăng cường an ninh cho đảo Thitu bằng cách xây thêm nhiều khu đồn trú.
Philippines chiếm 9 đảo và bãi đá ở Biển Đông, trong đó có đảo Thitu, mà nước này gọi là Pagasa. Đây là hòn đảo lớn nhất trong số các đảo mà Manila kiểm soát ở quần đảo Trường Sa.
Philippines ngả sang Mỹ, Trung Quốc vỡ mộng
Philippines cho phép Mỹ xây dựng doanh trại quân đội tạm thời ở Philippines khi Trung Quốc muốn bành trướng chiếm trọn bãi cạn Scarborough.
Ngày 7/2, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana công bố thông tin cho hay, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa đồng ý cho Mỹ xây doanh trại quân đội và kho chứa nhiên liệu ở các trại địa phương tại Philippines.
Ông Lorenzana nói thêm kế hoạch xây doanh trại quân đội và kho chứa nhiên liệu của Mỹ hiện chưa bắt đầu, có thể vào cuối năm nay hoặc sang năm tới.
“Tôi hỏi ông ấy (Tổng thống Duterte) về quyết định cho phép Mỹ xây doanh trại. Ông ấy nói ‘Đồng ý, chúng ta hãy tiến hành’ nhưng chắc chắn không có kho lưu trữ đạn dược nào ở đó”.
Các trại này được dùng làm nơi đồn trú của quân đội Mỹ theo một hiệp ước quốc phòng ký năm 2014. Hiệp ước 2014 chỉ cho phép quân đội Mỹ xây doanh trại và kho chứa nhiên liệu – dành cho máy bay và xe cộ - để hai nước cùng sử dụng.
Cũng theo ông Lorenzana, khi quân đội Mỹ đến Philippines tập trận, họ có thể mang theo súng trường và đạn dược nhưng sẽ mang về nước sau khi hoàn tất nhiệm vụ.
Mới hồi tháng trước, Tổng thống Duterte dọa bãi bỏ hiệp ước nếu Mỹ lưu trữ vũ khí tại các trại ở Philippines. Ông lập luận Philippines có thể bị ảnh hưởng một khi giữa Trung Quốc và Mỹ xảy ra giao tranh. “Nếu Mỹ xây dựng kho chứa vũ khí, tôi sẽ xem xét và có thể xé bỏ hiệp ước” – Tổng thống Duterte nhấn mạnh.
Việc cho phép Mỹ xây dựng doanh trại quân đội ở Philippines sẽ làm phía Trung Quốc không lấy làm dễ chịu.
Trung Quốc đã mang tới Philippines gói đầu tư và cho vay đặc biệt ưu đãi về kinh tế và cả quân sự. Trong khoảng thời gian cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Durteter đã có nhiều bước đi quan trọng đối với Trung Quốc.
Từ việc chuyển chính sách ngoại giao đối đầu sang hợp tác giải quyết song phương các tranh chấp trên Biển Đông, Manila hưởng nhiều lợi ích của Bắc Kinh về kinh tế để phục vụ chấn hưng đất nước đồng thời dịu giọng hơn về vấn đề tranh chấp trên biển với Trung Quốc, đặc biệt là bãi cạn chiến lược Scarborough.
Bước quay lưng của chính quyền ông Durteter với Trung Quốc thực sự không nằm ngoài dự đoán.
Nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov từng cho rằng, Philippines đang chơi cờ trên nhiều bàn cờ. Trong mấy tháng đầu sau khi ông Rodrigo Duterte lên làm tổng thống, ông đã "chơi" công khai, kiên quyết chống lại Mỹ, hứa sẽ từ chối đặt cược vào Mỹ, và đồng thời cố gắng tạo mối quan hệ tin tưởng hơn với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang tiếp tục quân sự hóa Biển Đông và bỏ qua các tín hiệu tích cực từ phía Tổng thống Philippines. Vì thế ông Duterte không thể hy vọng rằng, Trung Quốc sẽ giảm hoạt động quân sự trong khu vực, và các tranh chấp lãnh thổ sẽ được giải quyết trong khuôn khổ pháp lý. Do vậy, ông Durteter chuyển hướng sang Mỹ.
Ngay trước thềm lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump, ông Duterte đã lại lên tiếng phê phán Trung Quốc thực hiện tiếp tục mưu đồ quân sự hóa Biển Đông.
Những tuyên bố từ khi tranh cử của ông Donald Trump với Trung Quốc rõ ràng đang có ảnh hưởng tới Philippines và khiến ông Durteter có thể quay lưng đặt cược vào Mỹ sau khi đã hưởng những lợi ích kinh tế mà Bắc Kinh mang lại.
Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền của và cơ sở hạ tầng vào Philippines
Chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ đẩy lùi mọi mưu toan của Trung Quốc nhằm củng cố kiểm soát Biển Đông.
Trong cuộc điều trần trước Thượng viện để được phê chuẩn việc bổ nhiệm, tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố là Mỹ sẽ ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo xây dựng trái phép trên Biển Đông, mặc dù các nhà phân tích cho rằng, muốn làm như thế Washington phải phong tỏa trên biển, và đây là một hành động chiến tranh.
Nhưng theo The Japan Times của Nhật Bản ngày 7/2, sau đó ông Tillerson đã có giọng điệu hòa dịu hơn. Trả lời các câu hỏi về các công trình xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc, tân Ngoại trưởng Mỹ chỉ tuyên bố:
Không thể để Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp để cưỡng ép các nước láng giềng hoặc hạn chế quyền tự do lưu thông hàng khải và hàng không ở Biển Đông. Mỹ sẽ tiếp tục hành xử các quyền tự do ấy bằng cách đưa máy bay và tàu đến hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.
Biển Đông : Tàu Trung Quốc liên tục hiện diện trong vùng chủ quyền Malaysia
Báo The Guandian, số ra ngày 05/04/2017, dựa trên các ảnh vệ tinh được công bố, cho biết, tại Biển Đông, các tàu tuần tra của Trung Quốc duy trì sự hiện diện gần như liên tục tại các bãi đá mà Malaysia khẳng định thuộc chủ quyền của mình.
Trung Tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI), trực thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược, tại Washington, đã theo dõi các tàu tuần tra của Trung Quốc và công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy trong tháng Giêng và tháng Hai năm nay, ba tàu Trung Quốc đã tuần tra khu vực bãi đá Luconia (Trung Quốc gọi là Quỳnh Thai Tiều – Qiongtai Jiao), cách Trung Quốc 1600 km và chỉ cách đảo Bornéo của Malaysia 145 km.
Cũng trong thời gian này, chỉ có một tàu của Malaysia đi tuần tra tại đây. Bộ Quốc Phòng Malaysia chưa có phản ứng gì về thông tin này. Theo trung tâm AMTI, từ cuối năm 2015, Trung Quốc vẫn thường xuyên cho tàu tuần tra khu vực này, có lúc lên tới 11 tàu.
Trước đây, các tàu tuần tra Trung Quốc được trang bị vũ khí đã đi hộ tống các thuyền cá của nước này và dừng lại tại bãi đá Luconia. Ngư dân Malaysia cho biết là các tàu Trung Quốc đã xua đuổi họ ra khỏi khu vực này.
Năm 2015, Malaysia đã từ bỏ thái độ mềm mỏng trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, vốn vẫn được Kuala Lumpur áp dụng. Vào lúc đó, Trung Quốc tuyên bố đã rút các tàu tuần tra ra khỏi khu vực bãi đá Luconia, nhưng theo tổ chức AMTI, thì các tàu này sau đó quay trở lại ngay lập tức nơi đây. Tháng 03/2016, bộ Ngoại Giao Malaysia đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Kuala Lumpur lên yêu cầu giải thích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét