Đăng lúc: 06.04.2017 07:02
Vua Hùng đầu tiên của nước ta, Kinh Dương Vương có tên họ Lộc Tục nên họ sẽ là Lộc. Đó là duy luận của KTS. Lê Minh Hưng.
Yêu 5 năm, cưới 1 năm mới phát hiện chồng dan díu với chị ruột
Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10.3 âm lịch hàng năm và năm nay rơi vào thứ Năm, ngày 6.4.2016 dương lịch. Câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất ngày là Vua Hùng họ gì và vì sao giỗ ngày 10.3?
Vua Hùng họ Lộc?
Vào thời kỳ Hồng Bàng, truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay).
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.
Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.
Theo thuyết này, người ta cho rằng từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỉ được chia ra thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, dù điều này không có ghi chép lịch sử xác nhận.
Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù,… những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương.
Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hoá Đông Sơn).
18 đời Vua Hùng gồm:
1. Hùng Vương (tức Kinh Dương Vương – Lộc Tục)
2. Hùng Hiền (tức Lạc Long Quân – Sùng Lãm)
3. Hùng Lân
4. Hùng Việp
5. Hùng Hy (Hi)
6. Hùng Huy
7. Hùng Chiêu
8. Hùng Vỹ (Vĩ)
9. Hùng Định
10. Hùng Hy (Hi)
11. Hùng Trinh
12. Hùng Võ
13. Hùng Việt
14. Hùng Anh
15. Hùng Triều
16. Hùng Tạo
17. Hùng Nghị
18. Hùng Duệ
Như vậy, Vua Đế Minh (không rõ tên họ), sinh ra Lộc Tục (làm vua hiệu là Kinh Dương Vương), Lộc Tục sinh ra Sùng Lãm (làm vua hiệu là Lạc Long Quân). KTS. Lê Minh Hưng mới suy luận là tên họ và hiệu khi làm vua là không giống nhau. Ví dụ: Nguyễn Huệ (họ Nguyễn, có anh là Nguyễn Nhạc), làm vua lấy hiệu là Quang Trung, nên tạm cho rằng họ của Vua Quang Trung là Nguyễn.
Do đó, Vua Hùng đầu tiên của nước ta – hiệu khi đăng quang là Kinh Dương Vương – có tên họ Lộc Tục nên họ sẽ là Lộc.
Có người sẽ hỏi, con của Lộc Tục tại sao không phải là Lộc Lãm mà là Sùng Lãm? Lý do rất đơn giản: Vì ngày xưa theo chế độ Mẫu hệ, con lấy họ mẹ chứ không lấy họ cha.
Tuy nhiên, KTS. Lê Minh Hưng lại suy luận tiếp nhưng có thể không chính xác rằng, sau khi được cha chia ra 2 cõi riêng biệt trị vì Bắc-Nam, Kinh Dương Vương muốn tạo nên một triều đại mới của mình, nên mới đặt thêm danh xưng vương mới là Hùng Vương, bắt đầu bằng chữ Hùng.
Giống như trong cách đặt tên của vua Minh Mạng – bài Đế Hệ Thi – sau này vậy: Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh – Bảo, Quý, Định, Long Trường – Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật – Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ, mỗi chữ là tên đầu chứ không phải họ cho một ông vua kế vị, nên sau Hùng Vương thì có: Hùng Hiền, Hùng Lân, Hùng Việp… (các đời Vua Hùng tiếp theo).
Vậy Hùng là tên đầu chứ không phải họ của 18 đời Vua Hùng.
Tóm lại, theo những suy luận của KTS. Lê Minh Hưng, họ của Vua Hùng đầu tiên chính là: Lộc.
Câu trả lời còn lại xin nhường cho các nhà nghiên cứu sử học với những dẫn chứng chính xác mang tính học thuật hơn…
Có 18 đời Vua Hùng, vậy 10.3 là giỗ ai?
Vào ngày Giỗ tổ, người người nô nức hướng về Đền Hùng thắp hương để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhưng cụ thể là giỗ ai, chưa chắc đã có người biết.
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng là dịp lễ quốc gia nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các Vua Hùng. Cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.
Nhưng theo truyền thuyết thì nước ta có 18 đời Vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự như nhà Lê, nhà Nguyễn sau này và có thể có 1 hoặc vài chục vị vua. Do đó, tuy chỉ có 18 đời Vua Hùng, nhưng lịch sử ghi nhận vào thời kỳ này nước ta có đến 108 vị vua.
Rõ ràng Giỗ tổ Hùng Vương chỉ có một ngày, vậy là giỗ vua nào? Đây là một câu hỏi nhiều người vẫn thắc mắc.
Đầu tiên phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.
Hùng Vương như vậy là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.
Trên thực tế theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".
Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò của thời đại các Vua Hùng đã xây dựng giang sơn. Vì thế, hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng lên đất nước - các Vua Hùng nói chung.
Vì sao giỗ Vua Hùng ngày 10.3?
Liệu ngày 10.3 có phải là ngày mất của tất cả các vị Vua Hùng? Đương nhiên là không thể nào.
Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10.3, thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân - thu chứ không định rõ ngày nào.
Lễ cúng Tổ ở địa phương thì lại được cử hành vào ngày 12.3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ. Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc.
Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.
Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10.3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10.3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Xem thêm: Kẻ định cưỡng hiếp y tá bị tóm sống ở Sài Gòn: Chưa làm được gì mà! Clip công an bắt nhiều cặp đôi vào nhà nghỉ, nữ DJ quẩy sung làm triệu anh em bấn loạn
Kiếm trên dưới 23 triệu/ngày, chuyên gia tình dục điển trai vẫn ế
Thiếu gia Hà thành té dập mông vì bốc đầu xe SH, sinh nhật bé 1 tuổi quy tụ 100 dân xăm trổ
Giật mình vì mặt mộc của nữ đại gia U60 đòi quan hệ 28 lần/ngày
Sau tố giác tội phạm, cô gái 2001 bị nhóm thanh niên cắt tai, đánh vỡ giác mạc
Trợ lý Nhã Phương tìm người yêu ở Bạn muốn hẹn hò, nữ chủ quán buffet ở Sài Gòn đánh khách
Nhân Hoàng (tổng hợp)
Vua Hùng họ Lộc?
Vào thời kỳ Hồng Bàng, truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay).
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.
Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.
Theo thuyết này, người ta cho rằng từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỉ được chia ra thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, dù điều này không có ghi chép lịch sử xác nhận.
Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù,… những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương.
Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hoá Đông Sơn).
1. Hùng Vương (tức Kinh Dương Vương – Lộc Tục)
2. Hùng Hiền (tức Lạc Long Quân – Sùng Lãm)
3. Hùng Lân
4. Hùng Việp
5. Hùng Hy (Hi)
6. Hùng Huy
7. Hùng Chiêu
8. Hùng Vỹ (Vĩ)
9. Hùng Định
10. Hùng Hy (Hi)
11. Hùng Trinh
12. Hùng Võ
13. Hùng Việt
14. Hùng Anh
15. Hùng Triều
16. Hùng Tạo
17. Hùng Nghị
18. Hùng Duệ
Như vậy, Vua Đế Minh (không rõ tên họ), sinh ra Lộc Tục (làm vua hiệu là Kinh Dương Vương), Lộc Tục sinh ra Sùng Lãm (làm vua hiệu là Lạc Long Quân). KTS. Lê Minh Hưng mới suy luận là tên họ và hiệu khi làm vua là không giống nhau. Ví dụ: Nguyễn Huệ (họ Nguyễn, có anh là Nguyễn Nhạc), làm vua lấy hiệu là Quang Trung, nên tạm cho rằng họ của Vua Quang Trung là Nguyễn.
Do đó, Vua Hùng đầu tiên của nước ta – hiệu khi đăng quang là Kinh Dương Vương – có tên họ Lộc Tục nên họ sẽ là Lộc.
Có người sẽ hỏi, con của Lộc Tục tại sao không phải là Lộc Lãm mà là Sùng Lãm? Lý do rất đơn giản: Vì ngày xưa theo chế độ Mẫu hệ, con lấy họ mẹ chứ không lấy họ cha.
Tuy nhiên, KTS. Lê Minh Hưng lại suy luận tiếp nhưng có thể không chính xác rằng, sau khi được cha chia ra 2 cõi riêng biệt trị vì Bắc-Nam, Kinh Dương Vương muốn tạo nên một triều đại mới của mình, nên mới đặt thêm danh xưng vương mới là Hùng Vương, bắt đầu bằng chữ Hùng.
Giống như trong cách đặt tên của vua Minh Mạng – bài Đế Hệ Thi – sau này vậy: Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh – Bảo, Quý, Định, Long Trường – Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật – Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ, mỗi chữ là tên đầu chứ không phải họ cho một ông vua kế vị, nên sau Hùng Vương thì có: Hùng Hiền, Hùng Lân, Hùng Việp… (các đời Vua Hùng tiếp theo).
Vậy Hùng là tên đầu chứ không phải họ của 18 đời Vua Hùng.
Tóm lại, theo những suy luận của KTS. Lê Minh Hưng, họ của Vua Hùng đầu tiên chính là: Lộc.
Câu trả lời còn lại xin nhường cho các nhà nghiên cứu sử học với những dẫn chứng chính xác mang tính học thuật hơn…
Có 18 đời Vua Hùng, vậy 10.3 là giỗ ai?
Vào ngày Giỗ tổ, người người nô nức hướng về Đền Hùng thắp hương để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhưng cụ thể là giỗ ai, chưa chắc đã có người biết.
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng là dịp lễ quốc gia nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các Vua Hùng. Cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.
Nhưng theo truyền thuyết thì nước ta có 18 đời Vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự như nhà Lê, nhà Nguyễn sau này và có thể có 1 hoặc vài chục vị vua. Do đó, tuy chỉ có 18 đời Vua Hùng, nhưng lịch sử ghi nhận vào thời kỳ này nước ta có đến 108 vị vua.
Rõ ràng Giỗ tổ Hùng Vương chỉ có một ngày, vậy là giỗ vua nào? Đây là một câu hỏi nhiều người vẫn thắc mắc.
Đầu tiên phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.
Hùng Vương như vậy là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.
Trên thực tế theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".
Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò của thời đại các Vua Hùng đã xây dựng giang sơn. Vì thế, hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng lên đất nước - các Vua Hùng nói chung.
Vì sao giỗ Vua Hùng ngày 10.3?
Liệu ngày 10.3 có phải là ngày mất của tất cả các vị Vua Hùng? Đương nhiên là không thể nào.
Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10.3, thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân - thu chứ không định rõ ngày nào.
Lễ cúng Tổ ở địa phương thì lại được cử hành vào ngày 12.3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ. Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc.
Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.
Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10.3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10.3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Giỗ Tổ Hùng Vương, tìm về nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên” của dân tộc Việt
Cứ đến ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, người dân lại nô nức về lại Đền Hùng để tưởng nhớ tổ tiên đất Việt. Tương truyền nơi đây người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Vậy vì sao xưa nay người ta vẫn thường quen nói, nguồn gốc tổ tiên của dân tộc Việt là “Con Rồng cháu Tiên”? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm về nguồn cội này.
Ngược dòng thời gian, tìm về nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên”
Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi chép:
“Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là dòng dõi Bàn Cổ. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: ‘Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh’. Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời.
Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu, đều là ghi sự thực như thế. Con cháu dòng dõi Thần Nông là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái gốc đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?”.
Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái của tác giả Trần Thế Pháp, một danh sỹ đời nhà Trần ghi chép lại, ông nội của Lạc Long Quân tên là Đế Minh, là cháu 3 đời của Viêm Đế (Thần Nông). Đế Minh sinh ra con cả Đế Nghi, rồi nam tuần đến núi Ngũ Lĩnh, gặp được nàng tiên nữ tên Vụ Tiên đem lòng thương yêu rồi cưới về, sinh ra được Lộc Tục có dung mạo đoan chính, thông minh.
Đế Minh kinh ngạc trước sự đoan chính, thông minh và tài trí của Lộc Tục, muốn Lộc Tục nối ngôi vua, nhưng Lộc Tục lại nhường cho anh. Đế Minh lập Đế Nghi cai trị phương Bắc (một phần Trung Quốc hiện giờ), phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị Phương Nam (đất Việt hiện nay), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ.
Kinh Dương Vương xuống Thủy Phủ, cưới con gái vua Động Đình tên là Long Nữ, sau đó sinh ra Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân.
Trong nhận thức và sự quan sát vạn vật của người thời xưa, Thủy Phủ song hành cùng Thiên Phủ và Địa Phủ, là các cõi không gian tồn tại đồng thời với không gian con người.
Như vậy theo những ghi chép này cũng như những sự tích được lưu truyền trong dân gian, ông ngoại của Lạc Long Quân vốn là một vị Long Vương cai quản hồ Động Đình, còn bà nội của Lạc Long Quân là một nàng tiên giáng trần.
Và nguồn gốc “Tiên”, “Rồng” của người dân Việt cũng chính bắt nguồn từ đó.
Hồ Động Đình (hồ lớn nằm ở đông bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hiện nay), là một hồ lớn nhất thời bấy giờ ở Trung Quốc và đất Việt nước ta. Sau Lạc Long Quân đổi tên nước thành Văn Lang, có biên giới phía Bắc giáp hồ Động Đình.
Tại Việt Nam trên đất An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ngày nay, cũng có một ngôi đền thờ “Vua Cha Bát Hải Động Đình”, xưa là Hoa Đào Trang Chính Sơn Nam, sau gọi là Trang Đào Động. Đây chính là ngôi đền đã tồn tại gần 4.000 năm (từ thời Vua Hùng) trên đất Thái Bình.
Lạc Long Quân và Âu Cơ dựng lập đất Việt
Theo ghi chép trong Lĩnh Nam Chích Quái, Lạc Long Quân thay cha trị nước. Lạc Long Quân dạy dân cách ăn mặc, bắt đầu có trật tự về Quân Thần, tôn ty, có luân thường về phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ). Lạc Long Quân thường vẫn đi về Thủy Phủ, nhưng trăm họ vẫn yên ổn.
Dân lúc nào có việc cần thì kêu Lạc Long Quân: “Bố đi đằng nào, không đến cứu chúng con”, thì Lạc Long Quân lập tức xuất hiện ngay, uy linh cảm ứng không ai có thể trấn lượng được. Những thần thông và năng lực phi phàm của Lạc Long Quân được mô tả rất giản dị, tự nhiên trong ghi chép của Lĩnh Nam Chích Quái.
Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc. Một ngày, Đế Lai cùng con gái là Âu Cơ và bộ chúng thị thiếp nam tuần qua Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có vua, bèn cùng mọi người lưu lại nơi này. Đế Lai chu du khắp thiên hạ, thấy biết bao kỳ hoa, dị thảo, trân cầm, dị thú, tê tượng đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn, các loại sơn hào hải vị, không thứ nào không có. Khí hậu bốn mùa lại dễ chịu, Đế Lai lưu lại quên cả ngày về.
Nhân dân nước Nam não khổ vì sự phiền nhiễu, không được yên ổn như xưa, đêm ngày mong đợi Lạc Long Quân về, nên mới cùng nhau kêu: “Bố ở phương nào, mau về cứu con dân”.
Lạc Long Quân nghe thấy tiếng kêu liền lập tức xuất hiện. Trông thấy nàng Âu Cơ dung mạo đẹp lạ lùng, mới hóa thành một chàng trai phong tú mỹ lệ, tiếng đàn ca vang tới. Âu Cơ trông thấy mà lòng cũng ưng theo, Lạc Long Quân bèn rước nàng về núi Long Trang.
Đế Lai sau khi tìm không thấy Âu Cơ bèn sai quân thần đi tìm khắp thiên hạ. Lạc Long Quân có thần thuật, biến hiện trăm cách, nào là yêu tinh quỷ mị, nào là long xà hổ tượng (rồng rắn hổ voi), quần thần được sai đi tìm không cách nào tìm được. Đế Lai đành trở về.
Bọc trăm trứng và cuộc phân ly
Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm, sinh ra một bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ra ngoài. Hơn bảy ngày sau, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, bèn đem về nuôi nấng, không cho ăn không cho bú mà tự nhiên cao lớn, trí dũng song toàn, ai cũng ngưỡng mộ.
Lạc Long Quân ở dưới Thủy Phủ, mẹ con Âu Cơ ở một mình, nhớ về Bắc quốc bèn đi lên biên giới. Vua đất Bắc lúc bấy giờ tên Hoàng Đế, nghe tin lấy làm sợ mới phân binh trấn ngự quan ải, mẹ con Âu Cơ không về được, đêm ngày gọi Lạc Long Quân: “Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ!”.
Lạc Long Quân đột nhiên lại xuất hiện, gặp mẹ con ở Tương Dã, Âu Cơ nói:
“Thiếp vốn người đất Bắc, cùng ở một nơi với chàng, sinh ra được một trăm con trai mà không có gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng không vợ, một mình vò võ…”.
Lạc Long Quân nói:
“Ta là loài rồng, sinh trưởng ở Thủy tộc, nàng là giống Tiên, người ở trên Đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp lại mà có con, nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con trai về thủy phủ phân trị các xứ, năm mươi con trai theo nàng ở trên Đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau”.
Phân chia bờ cõi và dựng lập đất nước
Trăm trai đều theo mệnh, rồi mới từ giã ra đi. Âu Cơ cùng năm mươi người con ở lại Phong Châu (bây giờ là huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người Hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang. Về bờ cõi của nước thì Đông giáp Nam Hải (Biển Đông), Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến Hồ Tôn Tinh (nước Chiêm Thành), chia trong nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Trường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quân, sai các em phân trị, đặt em thứ làm tướng võ, tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng Võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương.
Dân khi ấy ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm, lấy rễ gừng làm muối. Đất nương khi ấy trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm, gác cây làm nhà để tránh hổ và lang sói, cắt ngắn đầu tóc để tiện vào rừng núi. Con đẻ ra lót lá chuối cho nằm, nhà có người chết thì giã gạo để hàng xóm nghe mà chạy đến cứu giúp, trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, vì thời đó chưa có sự tích trầu cau.
*****
Người Việt Nam từ xưa nay vẫn luôn tự hào nói rằng mình là “con Rồng cháu Tiên”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguồn gốc của câu nói này cũng như nguồn cội cao quý của bản thân mình. Nhất là ngày nay, thời đại mà thuyết vô Thần tràn ngập, đầu độc tâm trí người ta, thì câu nói đó lại càng trở nên bị quên lãng.
Tuy nhiên, với những ghi chép và câu chuyện lưu truyền trong dân gian, có thể khẳng định rằng, “Con Rồng cháu Tiên” không chỉ là một câu nói hình tượng. Đây là câu nói khiến mỗi người dân đất Việt chúng ta tự hào về nguồn cội cao quý của mình.
Bảo An tổng hợp
Xem thêm: Kẻ định cưỡng hiếp y tá bị tóm sống ở Sài Gòn: Chưa làm được gì mà! Clip công an bắt nhiều cặp đôi vào nhà nghỉ, nữ DJ quẩy sung làm triệu anh em bấn loạn
Kiếm trên dưới 23 triệu/ngày, chuyên gia tình dục điển trai vẫn ế
Thiếu gia Hà thành té dập mông vì bốc đầu xe SH, sinh nhật bé 1 tuổi quy tụ 100 dân xăm trổ
Giật mình vì mặt mộc của nữ đại gia U60 đòi quan hệ 28 lần/ngày
Sau tố giác tội phạm, cô gái 2001 bị nhóm thanh niên cắt tai, đánh vỡ giác mạc
Trợ lý Nhã Phương tìm người yêu ở Bạn muốn hẹn hò, nữ chủ quán buffet ở Sài Gòn đánh khách
Nhân Hoàng (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét