Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI ỨNG XỬ VỚI “VỤ ĐỒNG TÂM” CHẮC KHÓ HƠN VỤ MỸ TRIỆT BẮC TRIỀU TIÊN…; TIN MỚI NHẤTHÔM NAY (18/4) VỀ THÔNG TIN CÓ ĐÀM PHÁN GIỮA CHÍNH QUYỀN VÀ DÂN ĐỒNG TÂM.; Thu hồi đất tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Sai phạm nối tiếp sai phạm

Phạm Viết Đào.
Ảnh P.V.Đ chụp chung với các vị sư Chùa Thiên Mụ trong một dịp đến kiểm tra di tích này...

“Vụ Đồng Tâm” đã lặp lại theo đúng quy luật những gì từng xảy ra tại Thái Bình năm xưa, đó là quy luật “ tức nước vỡ bờ”; sau Thái Bình còn rất nhiều vụ như là Đoàn Văn Vươn, Văn Giang…
Phải thấy rằng nạn cưỡng đoạt đất bừa bãi của  dân nông dân đang xảy ra ngày một trở nên phổ biến là do bởi cái cơ chế nảy sinh từ cái chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân; Một số vị nhân danh chính quyền, nhân danh quyền lực trấn áp của bộ máy nhà nước để sử dụng vào lợi ích cá nhân, phe nhóm…
Hiện hàng ngày nếu chúng ta đến trụ sở tiếp dân của Thanh tra Chính phủ sẽ thấy sự người dân tập trung khiếu kiện rất đông, đến 60-70 vụ kiện liên quan tới quyền sử dụng đất đai bị thu hồi vô tội vạ. Làm sao người dân có thể an lòng khi mà đất của họ bị thu hồi và được đền bù với giá bèo bọt mấy trăm ngàn 1 m2, mấy chục triệu một sáo đất để giao cho các doanh nghiệp xây các công trình, các dự án kinh doanh bất động sản và số tiền đất được nâng lên cáo có nơi lên tới hàng trăm lần…
Nhà người viết bài này ở gần khu vực dinh đào Nhật Tân không khỏi ngậm ngùi trước tình cảnh hàng trăm ha đất trông đào bao đời nay bị thu hồi với giá đền bù 350.000 đ/m2 với điều kiện trên đất có đào. Đất này sau khi thu hồi được giao cho nhà đầu tư với giá 50 triệu đồng/m2; Bà con xin mua lại đất của chính mình bằng với giá như nhà đầu tư trả cho Hà Nội mà vẫn không được…
Nhà đầu tư xây các chung cư xấp xỷ 20 tầng và đã bán lại cho người Hà Nội với giá trên 6 tỷ một căn hộ khoảng 120 m2…Chỉ vài một con số khải toán như vậy để thấy người nông dân trắng tay chỉ với một chữ ký của ông Hoàng Văn Nghiên; còn các nhà đầu tư bất động sản Hàn Quốc đã thu lợi như thế nào ?
Gần đây, người dân Tây Hồ đang phản ứng, lập làng tự quản để chống lại lệnh cưỡng chế thu hồi đất; đất ven Hồ Tây được áp giá đền bù 1,5 triệu đồng/m2 trong khi đó thị trường giao động từ 200-300 triệu đ/m2 ?
Những vụ co kéo, cò cưa bảo vệ đất đai phần lớn người dân đều bại vì chỉ một số người nhỏ lẻ bị tước đoạt đứng lên đòi quyền lợi nên dễ bị trấn áp, vị bị xé nhỏ ra…trong cái tình thế thân cô thế cô…
Cách phản ứng đầy “sáng tạo” của Đoàn Văn Vươn giúp gia đình anh giữ được đất nhưng anh phải trả giá bằng cái án 6 năm tù cũng coi là một thương vụ có lời, không bị bại của Đoàn Văn Vươn…
Còn “vụ Đồng Tâm” cũng lặp lại cái kịch bản thu hồi đất của dân và lực lượng cưỡng chế đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt ngoan cường của người dân…
Qua những thông tin sơ bộ bước đầu cho thấy có 2 vấn đề đó là lực lượng cưỡng chế cũng có cái sai qua ý kiến của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung:
“Luật sư Trần Vũ Hải tường thuật: "Ông Chung nói người dân hay quan chức mà có hành động sai, cũng đều bị xử lý công bằng."

"Ví dụ, ông nói tại sao lực lượng cảnh sát cơ động lại tham gia việc này. Ông nói sẽ đề nghị Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thanh tra." ( BBC )
Vấn đề thứ 2 là chính lực lượng cơ động lại ngoan ngoãn để người dân tay không bắt lại như một thứ con tin mà không phản ứng lại ?
Những chuyện xảy ra không cá biệt ở Đồng Tâm Mỹ Đức Hà Nội giống như một thứ kịch bản đã lập trình mà chính người thầy của mấy vị lãnh tụ chóp bu của ĐCS Việt Nam Vladimia Ilich Le Nin từng tiên đoán đó là tình huống của “ đêm trước của cách mạng”…Tình huống này phát sinh do người dân bị dồn tới chân tường không còn đường lùi…
Để xem chính quyền Hà Nội sẽ ứng xử với nhừng người nông dân Đồng Tâm kiểu gì đây nhưng chắc chắn là khó hơn so với vụ Mỹ ứng xứ với Bắc Triều Tiên trong vụ thử hạt nhân tuần qua…
Để triệt với vụ Bắc Triều Tiên thử hạt nhân, Mỹ đã điều động những lực lượng quân sự hiện đại nhất trong đó có không quân và hải quân; Mỹ sẵn sang dùng những vũ khi hiện đại nhất, những phương tiện kỹ thuật tân tiến để bóp chết Bắc Triều Tiên nếu Kim Hun Un giở trò thử hạt nhân…
Ngày 23/12/2013, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014. Pháp lệnh Cảnh sát cơ động quy định 16 nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động trong đó có nhiệm vụ thứ 2:
Thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật…”
Theo Chủ tịch Nguyễn Đức Chung thì vụ bà con Đồng Tâm nổi lên đấu tranh đòi lại đất có nằm trong phạm vi điều chỉnh của nhiệm vụ thứ 2 thuộc chức trách của cảnh sát cơ động ? Khi tình huống chưa tới mức phải dùng công cụ trấn áp thì làm cách gì để bà con Đông Yên chịu thả hơn ba chục con tin theo thông tin báo chí…
Cách đây gần hai chục năm đã xảy ra một vụ lộn xộn tại Huế do bà con Phật tử nổi lên. Vị sư trụ trì tại chù Thiên Mụ được coi là kẻ cầm đầu của các vụ lộn xộn này nên chính quyền ra quyết định bắt giữ vị sư này.
Khi nghe tin chính quyền có ý định bắt vị sư này, bà con Phật tử Huế đã thành lập các đội tự vệ tự quản bảo vệ thành nhiều vòng, canh gác trong bán kình từ dăm bảy km xung quang chùa Thiên Mụ…
Để bắt gọn được vị sư này, chính quyền Huế đã dùng mẹo đặc công, lợi dụng sau nhiều đêm bà con phật tử canh gác mệt mỏi, cho một mũi đặc công đột nhập từ dòng sông Hương lên vì chùa Thiên Mụ bên bờ sông Hương. Bà con Phật tử lại canh gác trên bộ mà quên đội quân đánh thủy kiểu Lã Mông đánh chiểm Kinh Châu thời Tam Quốc. Kết quả là vị sư này đã bị bắt và khiêng xuống thuyền trước sự ngơ ngác của nhiều tổ tự quản.
Nghe nói công đầu trong vụ trấn áp Phật tử này là của ông Nguyễn Khoa Điềm, sau vụ này ông Điềm được điều ra làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa, sau đó là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách Ban Tư tưởng Văn hóa hiện là Ban Tuyên giáo…
Ông Nguyễn Khoa Điềm sau này chịu thúc thủ không leo lên được chức Chủ tịch nước do bị cánh Trần Đình Hoan “đột kích” vào lý lịch của ông Điềm thời ông bị bắt vào nhà lao Thừa Phủ trận Mậu Thân 1968…
Có nguồn tin nói do ông Điềm khai báo, nhận chào cờ; Cũng có nguồn tin nói: Ông Nguyễn Khoa Điềm được ông chú là Tướng Nguyễn Khoa Nam lệnh cho thả “ ông cháu” cho trở về R.
Sau khi trở về có nguồn tin nói ông Điềm bị nghi ngờ nên tổ chức cho đi trồng sắn, chăn bò và do bởi thực tế này mà ông sáng tác được bài Ngủ ngon A kay và đúc kết ra “đặc tính giỏi đi lừa” của dân Việt:
Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi 
Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi 
Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau 
Con nộm nang tre đánh lừa cái chết 
Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu 
Đánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặt 
Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh
Có lẽ ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Đức Chung nên hỏi thêm kinh nghiệm của ông Nguyễn Khoa Điềm trong các mẹo đánh lừa để giải cứu con tin Đồng Tâm…
Có lẽ khó vì vụ Huế nhiệm vụ của đặc công chỉ phải bắt một ông sư, còn hiện hơn ba chục chiến sĩ cảnh sát cơ động bị bắt và gần nhà văn hóa hình như không có con sông nào giúp Lã Mông, Nguyễn Khoa Điềm ém quân đột kích…
Để xem Hà Nội giải cứu vụ con tin ở Đồng Tâm thế nào, đành phải xem hồi sau nhưng chắc là khó hơn Trump triệt Kim Jun Un và ông Nguyễn Khoa Điềm bắt sư trụ trì chùa Thiên Mụ…

P.V.Đ.


TIN MỚI NHẤTHÔM NAY (18/4) VỀ THÔNG TIN CÓ ĐÀM PHÁN GIỮA CHÍNH QUYỀN VÀ DÂN ĐỒNG TÂM.
Ông Chung, Chủ tịch Hà Nội không đi đến Đồng Tâm
Tin từ FB LS Tran Vu Hai:

"Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà nội vừa gọi điện thoại cho tôi, rằng ông không hứa hẹn khi trao đổi điên thoại với một người dân xã Đồng Tâm, sẽ đến làm việc và đối thoại với dân Đồng Tâm trong ngày hôm nay và đề nghị tôi đính chính.
Tôn trọng ông Chung, tôi rút bỏ một stt loan báo điều đó, mặc dù nhiều người dân và chính luật sư Luân Lê (việc trao đổi qua điện thoại di động của luật sư này) cũng nghe rõ câu chuyện trao đổi qua điện thoại, được bật loa."
-------------------
LỜI BÌNH: CHƯA CÓ ĐÀM PHÁN THÌ CHƯA NGÃ NGŨ DÂN ĐỒNG TÂM ĐẤU TRANH GIỮ ĐẤT THẮNG LỢI HAY BÊN CƯỚP ĐẤT THẮNG LỢI. CHƯA CÓ ĐÀM PHÁN THÌ CHƯA NGÃ NGŨ PHẢN KHÁNG BẰNG BẠO LỰC CHÍNH ĐÁNG CỦA DÂN ĐỒNG TÂM HAY LUẬT RỪNG CỦA CHÍNH QUYỀN CHIẾN THẮNG

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận


(Xã hội) - Hàng loạt sai phạm trong quá trình thu đồi đất nông nghiệp, như không có quyết định thu hồi đất, không lập phương án đền bù, không họp dân thông báo công khai dự án… đã được làm rõ. Tuy nhiên, thay vì sửa sai thì chính quyền huyện Mỹ Đức lại có hàng loạt các sai phạm khác về mặt tố tụng.

Mất ruộng lại phải ngồi tù
Báo Năng lượng Mới nhận được đơn của người dân thôn Đục Khê (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) tố cáo hàng loạt sai phạm của chính quyền địa phương. Năm 2008, các dự án đường giao thông, công trình giáo dục được triển khai xây dựng trên địa bàn xã Hương Sơn. Đất phục vụ cho các dự án đều thuộc diện Nhà nước thu hồi theo Luật Đất đai 2003. Thế nhưng, thay vì tổ chức họp dân để công khai dự án, ban hành quyết định thu hồi, kiểm kê diện tích, bồi thường… chính quyền huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn lại “âm thầm” bật đèn xanh cho đơn vị thi công “nhảy dù” vào ruộng của người dân đang canh tác.
Hành động coi thường người dân của chính quyền khiến cho những người quanh năm chân lấm tay bùn hết sức bất bình. Dự án đầu tư xây dựng đường nối từ khu di tích Hương Sơn đến khu du lịch Tam Trúc (Hà Nam) là dự án lớn nằm trên địa bàn thôn Đục Khê, với tổng kinh phí đầu tư gần 200 tỉ đồng, nhưng người dân cũng không được chính quyền “tiết lộ” về quyết định thu hồi đất (?). Trong khi đó, ruộng của người dân thôn Đục Khê nói chung và đất nằm trong dự án đường nối từ khu di tích Hương Sơn đến khu du lịch Tam Trúc nói riêng là đất ruộng nông nghiệp được Nhà nước giao cho người dân sử dụng từ năm 1988.

Quyết định truy tố 10 người dân thôn Đục Khê về tội chống người thi hành công vụ
Ngày 12/7/2013, UBND huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn cùng lực lượng công an… điều động máy xúc, máy ủi tới ruộng lúa của người dân thôn Đục Khê để giải phóng mặt bằng, thi công dự án đường nối từ khu di tích Hương Sơn đến khu du lịch Tam Trúc. Thấy việc thu hồi đất của chính quyền không đúng trình tự, thủ tục và thiếu minh bạch nên nhiều người mất ruộng đã liều mình xông vào gầu máy xúc ngăn cản. Và rồi, hành động ấy bị Công an huyện Mỹ Đức bắt giữ về hành vi “chống người thi hành công vụ”. Trong số 10 người bị bắt thì có đến 9 người là phụ nữ chân yếu tay mềm. Ngày 2/10/2013, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Mỹ Đức ký quyết định truy tố 10 công dân trên về tội danh “Chống người thi hành công vụ”.
Sau hơn 8 tháng điều tra với 3 lần trả hồ sơ, ngày 28/2/2014 Tòa án Nhân dân huyện Mỹ Đức đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tiếng là xét xử công khai, nhưng cơ quan chức năng lại cấm người dân và báo chí tham dự. Phiên tòa chỉ diễn ra trong vòng 15 phút đã bị Hội đồng xét xử trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để củng cố hồ sơ, điều tra lại từ đầu. Theo Luật sư Hoàng Ngọc Biên (Văn phòng Luật sư Cát Tường), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ chồng bị cáo Đinh Văn Chính và Lê Thị Thu, việc tiến hành bắt giữ cả 2 vợ chồng anh Chính khi đang nuôi 3 con nhỏ (đứa lớn nhất 16 tuổi, đứa nhỏ 12 tuổi) mà không thực hiện quyền bảo vệ và chăm sóc trẻ em, không có người giám hộ trông nom là vi phạm pháp luật.
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những người dân ngăn cản đơn vị thi công dự án được Trưởng Công an huyện Mỹ Đức ủy quyền cho Trưởng Công an xã Hương Sơn có hiệu lực hết ngày 3-9-2013, nhưng đến ngày 28-9-2013, Trưởng Công an xã vẫn ký 13 quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thế nhưng, chính những người được cho là vi phạm hành chính cũng không hề nhận được quyết định nào về việc xử phạt vi phạm hành chính từ phía cơ quan công an.
Huyện và xã cùng sai phạm
Từ lá đơn tố cáo của người dân Đục Khê, hàng loạt các sai phạm trong quản lý đất của chính quyền xã Hương Sơn và huyện Mỹ Đức đã được Thanh tra TP Hà Nội làm rõ. Theo Thông báo số 202/TB-UBND của UBND TP Hà Nội, dự án xây dựng tuyến đường Đục Khê đi Tiên Mai được UBND tỉnh Hà Tây cũ quyết định phê duyệt. Tháng 5-2009, khi triển khai dự án, chính quyền huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn không tổ chức họp dân để công bố công khai dự án, không ban hành quyết định thu hồi đất, giao đất, không kê khai, kiểm đếm, điều tra xác nhận nguồn gốc đất. Chính quyền huyện Mỹ Đức không lập phương án giải phóng mặt bằng, không có quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân, mà vội ký hợp đồng và cho đơn vị trúng thầu tổ chức thi công, san lấp mặt bằng vào đất nông nghiệp của các hộ dân đang canh tác.
Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Huy Tưởng cho biết, việc làm của chính quyền huyện Mỹ Đức là không đúng với các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng đất, trình tự thu hồi và bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Các dự án đường số 2 nối sang đường số 3, Trường mầm non Hương Sơn B, Trường tiểu học Hương Sơn B, sân vận động Hương Sơn, đường dẫn vào trường tiểu học và đường Đục Khê đi Tiên Mai đều thuộc dự án do Nhà nước thu hồi. Trong 6 dự án, duy nhất có Dự án đường Đục Khê đi Tiên Mai có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Hà Tây cũ, các dự án còn lại chỉ dừng lại ở văn bản giao nhiệm vụ chủ đầu tư là xã Hương Sơn. Ấy vậy mà lãnh đạo xã này không làm thủ tục thu hồi đất, không lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, mà vội thi công dự án trái với quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sau thu hồi…
Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng chỉ rõ trách nhiệm thuộc về lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn nhiệm kỳ 2007-2010. Đồng thời cho rằng, theo quy định của pháp luật, các dự án nói trên phải bị cưỡng chế tháo dỡ trả lại nguyên trạng. Tuy nhiên, do các công trình này đều phục vụ mục đích công cộng, phúc lợi giao thông của nhân dân và đã xây dựng xong nên việc khôi phục nguyên hiện trạng ban đầu là không phù hợp.
Thành phố Hà Nội cũng làm rõ sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của chính quyền thôn Đục Khê và xã Hương Sơn. Trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa năm 2006, lãnh đạo các xóm thuộc thôn Đục Khê đã giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân không đúng đối tượng, không đúng Nghị định 64/NĐ-CP. UBND xã Hương Sơn thiếu trách nhiệm để các trưởng thôn, xóm tùy tiện điều chỉnh, chuyển đổi, giao đất trái thẩm quyền. Các trưởng, phó xóm, thôn giao đất còn cho mượn đất nông nghiệp. Đây là việc làm vi phạm pháp luật vì cấp thôn, xóm không có quyền về giao đất. Đất công ích không xét giao cho các hộ mà do UBND xã quản lý, cho hộ gia đình, cá nhân thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Việc các thôn tùy tiện điều chỉnh, chuyển đổi quỹ đất 5% và xét giao cho các hộ sử dụng đất này là trái pháp luật.
Dù sai phạm đã được UBND thành phố Hà Nội làm rõ, nhưng cách xử lý vẫn chưa triệt để. Mặc dù chính quyền huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn đã làm sai quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và đền bù đất, nhưng thành phố vẫn chỉ yêu cầu các đơn vị này nghiêm tục rút kinh nghiệm. Cách làm của thành phố Hà Nội đang tạo dư luận không tốt trong xử lý sai phạm. Còn những người nông dân đứng ra ngăn chặn việc làm sai trái của chính quyền xã lại bị bắt giam và gắn vào cái tội chống người thi hành công vụ. Thiết nghĩ, thành phố Hà Nội cần sớm làm sáng tỏ những uẩn khúc xung quanh dự án này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công dân.
(Theo PetroTimes)

Cả họ tham gia bộ máy lãnh đạo huyện

14/09/2015 23:25

Bộ máy chính quyền tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội có 13 phòng, ban thì hơn 10 người là anh em, họ hàng với lãnh đạo huyện

Mỹ Đức là huyện thuần nông ở Hà Nội với nhiều danh lam thắng cảnh có tiềm năng để phát triển du lịch, như khu danh thắng Hương Sơn, hồ Quan Sơn. Tại đây có nhiều cán bộ UBND huyện là người nhà của bí thư huyện ủy và lãnh đạo UBND huyện.
Nổi trội hơn mới chọn
Theo tìm hiểu, nhiều cán bộ công tác tại các vị trí quan trọng của UBND huyện có liên quan trực tiếp tới Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Lê Văn Sang (tái đắc cử nhiệm kỳ 2015-2020). Cụ thể, bà Lê Thị Vĩnh, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, là cô ông Sang; bà Đỗ Thị Lê Hương, Phó chánh Văn phòng Huyện ủy, là con thông gia với ông Sang; ông Lê Văn Nhiệm, phó ban quản lý dự án, là em họ ông Sang; bà Lê Hải Hồng, Phó Phòng Kinh tế, là chị họ ông Sang; ông Lê Văn Sức, Trưởng Phòng Dân tộc học, gọi ông Sang bằng chú; bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, là em bên họ vợ ông Sang; Nguyễn Thị Duyên, kế toán Phòng Quản lý đô thị, con dâu ông Sang...
Còn ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch huyện Mỹ Đức, có 2 con trai là Nguyễn Văn Hùng, Phòng Tài chính - Kế hoạch và Nguyễn Văn Hưng, Phòng Nội vụ của huyện.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy (chú ông Sang), xác nhận các mối quan hệ nói trên và cho biết cơ cấu UBND huyện có 13 phòng, ban quản lý về mặt nhà nước. Việc bổ nhiệm cán bộ trước tiên phải nằm trong quy hoạch, phẩm chất tốt, có năng lực... Các vị trí công tác đều cần thiết và trải qua quá trình tuyển chọn, cân nhắc theo đúng quy trình. Đơn cử, chị Nguyễn Thị Hương (có họ hàng với ông Sang), tốt nghiệp đại học kế toán chính quy, trước công tác ở Phòng Nội vụ, phải “dỗ” mãi mới sang làm phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) bởi lúc đó UBKT rất thiếu người. Tương tự, anh Lê Văn Trang (SN 1983), con ông Sang, hiện là Bí thư Đảng ủy xã An Phú, được quy hoạch là Phó Chủ tịch huyện Mỹ Đức, trước công tác ở Chi cục Thuế tỉnh Hà Tây cũ, đã có bằng thạc sĩ, thi vào công chức, sau về huyện làm Phòng Tài chính. Hiện đang đi cơ sở để đào tạo.
“Người trong nhà thì càng phải tính toán kỹ hơn. Trình độ phải nổi trội hơn người khác mới chọn” - ông Sơn nói.

Huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội nổi tiếng với lễ hội chùa HươngẢnh: Tuấn Vinh
Huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội nổi tiếng với lễ hội chùa HươngẢnh: Tuấn Vinh

“Trẻ hóa” cán bộ
Về vấn đề này, bà Nguyễn Lan Hương, Phó Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức, thừa nhận trước, trong và sau Đại hội Đảng, một số vị trí chủ chốt không như dự định nên có đơn thư khiếu nại. “Còn toàn bộ quy trình về công tác cán bộ đều theo đúng quy định, quy trình” - bà Hương khẳng định.
Theo bà Hương, việc xâu chuỗi toàn bộ các mối quan hệ của lãnh đạo huyện Mỹ Đức trong thời điểm hiện tại là không hợp lý vì trong số hơn 10 cán bộ này có những người từng làm trưởng phòng, tham gia thường vụ, trưởng ban từ trước khi ông Sang làm Bí thư huyện Mỹ Đức, không phải sau khi ông Sang làm bí thư mới bổ nhiệm.
“Một trong những lý do là bối cảnh thực tiễn của huyện hiện nay thiếu cán bộ trẻ, cán bộ nữ đều rất ít, chưa bảo đảm đúng yêu cầu trẻ hóa cán bộ do TP đề ra. Huyện đã làm từng bước theo quy trình đầy đủ để có nhân sự cho các phòng ban, các cơ quan. Nếu sai thì UBKT Thành ủy Hà Nội đã về kiểm tra rồi” - bà Hương trình bày.
Trong khi đó, ông Nguyễn Học Đồng, Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, lại cho biết Thành ủy chỉ quản lý một số cán bộ cấp cao của huyện, còn nhân sự cụ thể thì huyện mới trả lời được.

“Đường tắt” vào làm công chức?
Có một số thông tin cho rằng Ban Quản lý Di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) tuyển chọn nhiều nhân sự nhưng chỉ làm một thời gian rất ngắn thì được điều động về các cơ quan thuộc UBND huyện Mỹ Đức, sau 5 năm theo Luật Công chức, sẽ được đưa vào xét duyệt để trở thành công chức. Cụ thể: Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Hưng là con của ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch huyện, được đưa lên Phòng Tài chính - Kế hoạch và Phòng Nội vụ; Nguyễn Thị Duyên, con dâu bí thư huyện, được điều làm kế toán Phòng Quản lý đô thị; Lê Quang Hưng, con ông Lê Văn Cành, Phó Chủ tịch UBND huyện, được điều động về Phòng Nội vụ; Lê Đức Anh, con ông Lê Văn Sơn, sang Ban Quản lý dự án huyện; Nguyễn Minh Hoành, con bà Lê Thị Vĩnh, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, về công tác tại phòng này.
Về việc này, ông Sơn nói di tích thắng cảnh Hương Sơn là đơn vị sự nghiệp tự thu chi, hết mùa lễ không còn việc nên không có thu. “Ở chỗ này, con em cán bộ cũng được ưu tiên” - ông Sơn thừa nhận.

NGUYỄN QUYẾT

Không có nhận xét nào: