Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao đổi qua điện thoại "khoảng một tiếng đồng hồ" với người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nơi đang bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ.
Video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an có lúc phải rút lui trước sự phản ứng dữ dội của người dân |
Luật sư Trần Vũ Hải, đang có mặt tại địa phương, cho BBC biết ông gọi điện cho Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hôm 17/4.
"Sau khi nối máy với ông Chung, tôi đưa điện thoại cho người dân, gồm một người cao tuổi và một phụ nữ," ông Hải cho BBC biết.
"Ông Chung nói với người dân khoảng một tiếng đồng hồ và hứa ngày mai sẽ về Đồng Tâm."
Đã xảy ra căng thẳng tại xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, liên quan các vụ khiếu kiện đất đai.
Luật sư Trần Vũ Hải tường thuật: "Ông Chung nói người dân hay quan chức mà có hành động sai, cũng đều bị xử lý công bằng."
"Ví dụ, ông nói tại sao lực lượng cảnh sát cơ động lại tham gia việc này. Ông nói sẽ đề nghị Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thanh tra."
"Với người dân đang bắt giữ người thi hành công vụ, ông đề nghị họ hợp tác tránh làm phức tạp tình hình."
Theo thông tin trên truyền thông nhà nước từ mấy năm qua, đã có các vụ khiếu kiện, tố cáo ở xã Đồng Tâm liên quan đất đai.
Theo luật sư Trần Vũ Hải, trao đổi với người dân qua điện thoại, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói ông được biết có 44 hồ sơ, thì "32 hồ sơ đã được giải quyết".
Trên mạng internet xuất hiện một video, được cho là quay vài tuần trước đó, cho thấy một cụ ông giải thích trước đám đông về một số tranh cãi đất đai.
Cụ ông này sau đó được xác định tên là Kình, khoảng 80 tuổi. Theo tố cáo của một số người dân, cụ ông này đã bị bắt giữ.
Tuy vậy, luật sư Trần Vũ Hải cho biết Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói cụ Kình được tự do và ở Hà Nội để tham dự cuộc họp với Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Chủ tịch công ty viễn thông Viettel.
Có nhiều vụ kiện, tố cáo khác nhau tại xã Đồng Tâm nhưng một số người dân tố cáo vụ việc dẫn đến người dân bao vây, bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ, trong đó có cảnh sát cơ động, hôm 15/4 là liên quan một vụ đất đai của Viettel.
Video trên mạng
Trong video phát tán trên mạng, cụ ông Kình nói Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức vào cuối năm 2016 đã tham gia giải tỏa một khu đất để bàn giao cho Viettel.
Trong video, cụ ông này nói: "Ngày 21/11/2016 chúng tôi mang văn bản lên gặp ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, yêu cầu là 'thanh tra thành phố chưa có quyết định tại sao các đồng chí lại ra quyết định giải tỏa mà không báo cáo Ủy ban Nhân dân Thành phố'."
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông chưa nắm rõ vụ việc, nhưng theo tố cáo của một số người dân, Viettel "tìm cách mua gom đất của một số cán bộ xã mà họ tố cáo tham nhũng và biến nó thành dự án quốc phòng".
"Chúng tôi chưa thể khẳng định nhưng người dân nói họ đã kiện bao nhiêu năm nay, bị lừa nhiều lần nên họ rất cảnh giác."
Viettel chưa lên tiếng về vụ việc tại xã Đồng Tâm.
Tuy vậy, theo luật sư Trần Vũ Hải, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói ông đã mời cụ ông Kình lên làm việc, có mặt cả Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch Viettel.
"Ông Chung không nói ông kết luận gì, mà cho biết họ đang xem xét và ông Chung sẽ trực tiếp giải quyết."
Bao nhiêu người bị mỗi bên bắt giữ?
Con số cảnh sát và người của chính quyền bị bắt giữ cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.
Hôm thứ Bảy 15/4, ngày đầu tiên xảy ra vụ đối đầu giữa hai bên, một người dân địa phương nói với BBC số người thuộc bên công an và giới chức mà dân xã bắt giữ đưa vào Nhà Văn hóa xã là "khoảng 10 người".
Hôm 16/4, qua điện thoại, người trực ban của Công an huyện Mỹ Đức đề nghị không nêu danh tính, nói với BBC: "Có xảy ra việc người dân bắt giữ tổng cộng 32 người gồm cảnh sát cơ động và một số người thuộc ban ngành khác từ hôm qua."
Truyền thông nhà nước hôm 16/4 đưa tin: "Ngày 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ bốn công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra, làm rõ."
Những tin tức lan truyền trên mạng xã hội nói có 15 người dân của xã bị bắt đi.
Tuy nhiên, một người dân địa phương cho BBC biết giới chức ban đầu bắt năm người, khi những người này theo lời mời của chính quyền "ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm".
Một người khác cho biết khi một số người dân khác đuổi theo đòi người thì bị bắt tiếp bốn người nữa, khiến tổng số người Đồng Tâm bị bắt là chín người. Người này cho biết thêm tới nay tất cả những người bị bắt đã được thả về, trừ một người tên là Kình. Được biết chính quyền đã thông báo cho gia đình rằng cụ ông Kình hiện đang ở bệnh viện Việt Đức do bị 'rạn xương'.
Luật sư Trần Vũ Hải xác nhận thông tin ông Kình đang khám ở bệnh viện Việt Đức.
"Người dân vẫn không tin ông Kình được tự do. Ông Kình cho biết ông vẫn phải ở lại Hà Nội để làm việc với các lãnh đạo, và cũng cần đi khám bệnh."
"Theo lịch thì lúc 4h30 chiều 17/4 ông có hẹn ở bệnh viện, và khi đó sẽ xác định ông được tự do hoàn toàn hay không."
(BBC)
"Sau khi nối máy với ông Chung, tôi đưa điện thoại cho người dân, gồm một người cao tuổi và một phụ nữ," ông Hải cho BBC biết.
"Ông Chung nói với người dân khoảng một tiếng đồng hồ và hứa ngày mai sẽ về Đồng Tâm."
Đã xảy ra căng thẳng tại xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, liên quan các vụ khiếu kiện đất đai.
Luật sư Trần Vũ Hải tường thuật: "Ông Chung nói người dân hay quan chức mà có hành động sai, cũng đều bị xử lý công bằng."
"Ví dụ, ông nói tại sao lực lượng cảnh sát cơ động lại tham gia việc này. Ông nói sẽ đề nghị Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thanh tra."
"Với người dân đang bắt giữ người thi hành công vụ, ông đề nghị họ hợp tác tránh làm phức tạp tình hình."
Theo thông tin trên truyền thông nhà nước từ mấy năm qua, đã có các vụ khiếu kiện, tố cáo ở xã Đồng Tâm liên quan đất đai.
Theo luật sư Trần Vũ Hải, trao đổi với người dân qua điện thoại, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói ông được biết có 44 hồ sơ, thì "32 hồ sơ đã được giải quyết".
Trên mạng internet xuất hiện một video, được cho là quay vài tuần trước đó, cho thấy một cụ ông giải thích trước đám đông về một số tranh cãi đất đai.
Cụ ông này sau đó được xác định tên là Kình, khoảng 80 tuổi. Theo tố cáo của một số người dân, cụ ông này đã bị bắt giữ.
Tuy vậy, luật sư Trần Vũ Hải cho biết Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói cụ Kình được tự do và ở Hà Nội để tham dự cuộc họp với Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Chủ tịch công ty viễn thông Viettel.
Có nhiều vụ kiện, tố cáo khác nhau tại xã Đồng Tâm nhưng một số người dân tố cáo vụ việc dẫn đến người dân bao vây, bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ, trong đó có cảnh sát cơ động, hôm 15/4 là liên quan một vụ đất đai của Viettel.
Video trên mạng
Trong video phát tán trên mạng, cụ ông Kình nói Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức vào cuối năm 2016 đã tham gia giải tỏa một khu đất để bàn giao cho Viettel.
Trong video, cụ ông tên Kình giải thích về tranh chấp khiếu kiện tại xã Đồng Tâm |
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông chưa nắm rõ vụ việc, nhưng theo tố cáo của một số người dân, Viettel "tìm cách mua gom đất của một số cán bộ xã mà họ tố cáo tham nhũng và biến nó thành dự án quốc phòng".
"Chúng tôi chưa thể khẳng định nhưng người dân nói họ đã kiện bao nhiêu năm nay, bị lừa nhiều lần nên họ rất cảnh giác."
Viettel chưa lên tiếng về vụ việc tại xã Đồng Tâm.
Tuy vậy, theo luật sư Trần Vũ Hải, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói ông đã mời cụ ông Kình lên làm việc, có mặt cả Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch Viettel.
"Ông Chung không nói ông kết luận gì, mà cho biết họ đang xem xét và ông Chung sẽ trực tiếp giải quyết."
Bao nhiêu người bị mỗi bên bắt giữ?
Con số cảnh sát và người của chính quyền bị bắt giữ cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.
Hôm thứ Bảy 15/4, ngày đầu tiên xảy ra vụ đối đầu giữa hai bên, một người dân địa phương nói với BBC số người thuộc bên công an và giới chức mà dân xã bắt giữ đưa vào Nhà Văn hóa xã là "khoảng 10 người".
Hôm 16/4, qua điện thoại, người trực ban của Công an huyện Mỹ Đức đề nghị không nêu danh tính, nói với BBC: "Có xảy ra việc người dân bắt giữ tổng cộng 32 người gồm cảnh sát cơ động và một số người thuộc ban ngành khác từ hôm qua."
Truyền thông nhà nước hôm 16/4 đưa tin: "Ngày 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ bốn công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra, làm rõ."
Những tin tức lan truyền trên mạng xã hội nói có 15 người dân của xã bị bắt đi.
Tuy nhiên, một người dân địa phương cho BBC biết giới chức ban đầu bắt năm người, khi những người này theo lời mời của chính quyền "ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm".
Một người khác cho biết khi một số người dân khác đuổi theo đòi người thì bị bắt tiếp bốn người nữa, khiến tổng số người Đồng Tâm bị bắt là chín người. Người này cho biết thêm tới nay tất cả những người bị bắt đã được thả về, trừ một người tên là Kình. Được biết chính quyền đã thông báo cho gia đình rằng cụ ông Kình hiện đang ở bệnh viện Việt Đức do bị 'rạn xương'.
Luật sư Trần Vũ Hải xác nhận thông tin ông Kình đang khám ở bệnh viện Việt Đức.
"Người dân vẫn không tin ông Kình được tự do. Ông Kình cho biết ông vẫn phải ở lại Hà Nội để làm việc với các lãnh đạo, và cũng cần đi khám bệnh."
"Theo lịch thì lúc 4h30 chiều 17/4 ông có hẹn ở bệnh viện, và khi đó sẽ xác định ông được tự do hoàn toàn hay không."
(BBC)
Hơn 30 cảnh sát bị người dân bắt giữ, Hà Nội kêu gọi thả người
Chiều 15/4, hơn 30 người trong đó có nhiều cảnh sát cơ động đã bị người dân xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) bắt giữ đưa về Nhà văn hóa xã. Chính quyền Hà Nội đang tích cực tháo gỡ tình hình.
Vụ việc xảy ra vào ngày 15/4 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, liên quan đến việc giải tỏa đất phục vụ công trình dự án xây dựng sân bay Miếu Môn tại xã này.
Một số người dân cho biết, sáng 15/4 dân Đồng Tâm, Mỹ Đức ra đồng giải quyết việc đo đạc đền bù đất, nhưng sau đó 15 người đã bị công an bắt đưa đi.
Đến trưa, công an thành phố Hà Nội đã đưa cảnh sát cơ động đến xã Đồng Tâm để giữ trật tự. Tuy nhiên, sau đó hơn 30 người trong đó có nhiều cảnh sát cơ động đã bị người dân xã Đồng Tâm bắt giữ đưa về Nhà văn hóa xã.
Cho đến chiều 16/4, tình hình tại xã Đồng Tâm vẫn rất căng thẳng.
Chiều 16/4, Thành ủy Hà Nội ra thông điệp kêu gọi thả những người thực thi công vụ đang bị giam giữ trái pháp luật. “Đề nghị chấm dứt mọi hành vi vi phạm pháp luật”, Hà Nội kêu gọi.
Theo Thành ủy, gần đây tại xã Đồng Tâm liên tục xảy ra tình trạng vi phạm đất đai. Thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp giải quyết, đối thoại nhưng tình hình “ngày càng trở nên nghiêm trọng”.
Trước đó, ngày 30/3 Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an thành phố) khởi tố vụ án hình sự Gây rối trật tự công cộng. Ngày 15/4, cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt 4 người tại Mỹ Đức do cáo buộc có liên quan vụ án. Tuy nhiên quá trình thực thi lệnh bắt đã gặp phải sự phản ứng từ nhiều người dân.
Trưa 16/4, phóng viên VnExpress ghi nhận tại xã Đồng Tâm rất đông người dân lập nhiều chốt tại các ngả đường dẫn vào thôn. Khu vực nhà văn hóa có tường bao, cổng sắt được khóa kín, tất cả cửa sổ khung nhôm kính đều được cài chặt.
Trao đổi với VnExpress, một người dân tên Loan cho biết: “Các cảnh sát được chúng tôi cung cấp đồ ăn, nước uống đầy đủ và đối xử lịch sự”.
Giải thích về việc bắt giữ cảnh sát, hai người đàn ông nhận là đại diện cho dân Đồng Tâm cho biết, họ muốn chính quyền thả những người trong xã đã bị bắt chiều qua.
“Nguyện vọng của dân các thôn trong xã muốn việc thu hồi, giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng quy định”,một phụ nữ đứng canh ở nhà văn hóa nói.
Theo Thành ủy Hà Nội, các cơ quan chức năng đang tích cực giải quyết rốt ráo vấn đề nhằm ổn định tình hình với ưu tiên giải thoát cho những người bị bắt giữ.
Chính quyền đề nghị người dân bình tĩnh hợp tác, đảm bảo an toàn tính mạng cho những người đang thực thi nhiệm vụ.
Theo người dân xã Đồng Tâm, đầu thập niên 1980, ông Đỗ Mười, lúc đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (chức danh tương đương Phó Thủ tướng hiện nay), ký quyết định thu hồi 48 ha đất nông nghiệp ở xã Đồng Tâm để thực hiện một dự án quốc phòng liên quan tới an ninh quốc gia (xây dựng phi trường Miếu Môn và giao số đất nông nghiệp được thu hồi cho Lữ đoàn 28 của Quân chủng Phòng không – Không quân quản lý).
Tuy nhiên, vì dự án trên bất thành, nên năm 2007, Lữ đoàn 28 đã trả lại cho chính quyền huyện Mỹ Đức 48 ha nông nghiệp bị trưng dụng hồi đầu thập niên 1980. Nhiều năm qua, người dân xã Đồng Tâm đã gửi đơn thư khiếu nại chính quyền huyện Mỹ Đức và chính quyền thành phố Hà Nội không trả đất lại cho dân mà phân lô, mua bán, xây dựng…
Được biết, trước đó không có nhiều thông tin liên quan đến vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở xã Đồng Tâm. Duy chỉ có tờ Người Cao Tuổi đăng 1 bài viết về sự việc này hồi tháng 1 năm ngoái. Tuy nhiên, cũng trong năm ngoái, tờ Người Cao Tuổi đã bị đình bản, vì vậy chuyện đất đai ở xã Đồng Tâm không thấy tờ báo nào nhắc đến nữa.
Bảo An tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét