Vinachem nhiều lần gửi văn bản đề nghị Hoàn Cầu cử cán bộ sang hoàn thiện hồ sơ quyết toán song phía nhà thầu vẫn không thực hiện...
Nhà máy Đạm Ninh Bình hiện chìm trong thua lỗ.
BẠCH DƯƠNG
Ban quản lý dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình (thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam - Vinachem) vừa có báo cáo gửi Phó thủ tướng Vương Đình Huệ về việc giải quyết tồn tại của hợp đồng EPC với nhà thầu Hoàn Cầu (Trung Quốc). Theo đó, có tới 15 tồn tại giữa hai bên là Vinachem và nhà thầu Hoàn Cầu.
Cụ thể, Vinachem và nhà thầu Hoàn Cầu vẫn chưa thống nhất được 10 nội dung quan trọng. Với vướng mắc về than cho chạy thử và chi phí chạy thử lần 2, chủ đầu tư vẫn tiếp tục yêu cầu nhà thầu chịu toàn bộ chi phí chạy thử nhưng nhà thầu không chấp nhận.
Trước đó, phía nhà thầu từng đề xuất chịu 190 tỷ đồng tiền than vượt và không yêu cầu thanh toán cho 1 hạng mục 14 tuyến đường nội bộ không nghiệm thu.
Kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực tới ngày bàn giao, chậm 60 tuần so với tiến độ nhưng nhà thầu vẫn giữ quan điểm cho rằng việc chậm tiến độ là do các nguyên nhân khách quan khác nữa. Các nguyên nhân này không được phía chủ đầu tư chấp nhận.
Theo văn bản mới nhất này, chủ đầu tư chỉ chấp thuận cho nhà thầu chậm tiến độ 47 ngày không do lỗi nhà thầu. Thời gian chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu được tính 373 ngày.
Về vấn đề thanh toán, phạt chậm thanh toán, đến thời điểm ngày 20/12/2016, chủ đầu tư đã thanh toán hơn 463,9 triệu USD, còn lại 48,8 triệu USD. Trong quá trình thực hiện dự án, do vấn đề nguồn vốn nên có việc chậm thanh toán cho nhà thầu.
Chủ đầu tư chấp nhận chịu phạt chậm thanh toán với số tiền đã được thống nhất tuy nhiên nhà thầu yêu cầu phải tính phạt thêm cả các mã hoá đơn hai bên đã kiểm tra xác nhận không đủ điều kiện thanh toán, cần bổ sung hoàn thiện.
Nhà thầu đề nghị chủ đầu tư thanh toán tiếp cho nhà thầu tuy nhiên chủ đầu tư yêu cầu giải quyết dứt điểm các tồn tại, tính toán số tiền còn lại của nhà thầu thì mới xem xét để thanh toán.
Đặc biệt, tổng giá trị hàng hoá, vật tư, máy móc được nhà thầu Hoàn Cầu kê khai và làm thủ tục hải quan là 326 triệu USD nhưng thực tế đến công trường lên tới 375,6 triệu USD. Như vậy, còn một bộ phận hàng hoá chưa được kê khai hải quan có giá trị 49,2 triệu USD…
Báo cáo nhấn mạnh nhà thầu Hoàn Cầu vẫn chưa bàn giao hồ sơ hoàn công dù cam kết chuyển cho Vinachem trước 15/11/2016. Để quyết toán hợp đồng EPC, Vinachem đã yêu cầu nhà thầu Hoàn Cầu cử cán bộ có liên quan sang Việt Nam để làm việc cùng với chủ đầu tư về vấn đề quyết toán A - B, bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Tuy nhiên, qua 4 lần gửi văn bản vào các ngày 11/8/2016, 5/10/2016, 13/2/2017, 15/3/2017 nhà thầu vẫn không thực hiện.
Áp dụng Điều 8 của Thông tư 09, Vinachem đã chỉ đạo Ban quản lý dự án tự quyết toán hợp đồng EPC để quyết toàn toàn bộ dự án hoàn thành. Ban quản lý Dự án Đạm Ninh Bình đến nay đã hoàn thành quyết toán dự án gửi bộ hồ sơ về Vinachem trong quý 1/2017.
Đến ngày 28/3/3017, Ban quản lý Dự án đã hoàn thành các nội dung quyết toán có ý kiến của kiểm toán độc lập cho một số gói thầu 1,3,4,6A,8A, 8B, 10,12… song do phía nhà thầu Trung Quốc không hợp tác nên việc quyết toán vẫn chưa thực hiện được.
“Dự án có khối lượng hồ sơ lớn, phức tạp, chứng từ thanh toán cho từng thiết bị hoặc hạng mục chia làm nhiều lần, nhiều nguồn vốn, nhà thầu EPC lại không thực hiện quyết toán hợp đồng EPC, trong đó quan trọng nhất là nhiệm vụ nhà thầu phải lập quyết toán A -B gây khó khăn rất lớn cho công tác quyết toán hợp đồng EPC”, văn bản nêu.
Nhân sự của Ban Quản lý dự án thời điểm nhận nhiệm vụ Vinachem giao là tháng 2/2017 có 5 cán bộ nhưng đến 20/3/2017 chỉ còn lại 4 người do một người thôi việc.
Đạm Ninh Bình được chấp thuận đầu tư từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư 667 triệu USD, công suất 560.000 tấn Ure. Vốn chủ sở hữu của Vinachem khi đó là 100 triệu USD và được phía Eximbank Trung Quốc đề nghị cho vay 250 triệu USD với lãi suất 4% một năm, với điều kiện ký kết hợp đồng với tổng thầu Trung Quốc.
Trước đó, Đạm Ninh Bình cũng có báo việc thua lỗ 1.078 tỷ đồng trong năm 2016, nâng tổng lỗ luỹ kế vượt 3.300 tỷ đồng kể từ khi đi vào vận hành từ năm 2012. Năm 2017, nếu dừng hoạt động nhà máy sẽ lỗ khoảng 1.200 tỷ đồng, còn nếu sản xuất số lỗ giảm xuống còn 250 tỷ đồng.
Cụ thể, Vinachem và nhà thầu Hoàn Cầu vẫn chưa thống nhất được 10 nội dung quan trọng. Với vướng mắc về than cho chạy thử và chi phí chạy thử lần 2, chủ đầu tư vẫn tiếp tục yêu cầu nhà thầu chịu toàn bộ chi phí chạy thử nhưng nhà thầu không chấp nhận.
Trước đó, phía nhà thầu từng đề xuất chịu 190 tỷ đồng tiền than vượt và không yêu cầu thanh toán cho 1 hạng mục 14 tuyến đường nội bộ không nghiệm thu.
Kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực tới ngày bàn giao, chậm 60 tuần so với tiến độ nhưng nhà thầu vẫn giữ quan điểm cho rằng việc chậm tiến độ là do các nguyên nhân khách quan khác nữa. Các nguyên nhân này không được phía chủ đầu tư chấp nhận.
Theo văn bản mới nhất này, chủ đầu tư chỉ chấp thuận cho nhà thầu chậm tiến độ 47 ngày không do lỗi nhà thầu. Thời gian chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu được tính 373 ngày.
Về vấn đề thanh toán, phạt chậm thanh toán, đến thời điểm ngày 20/12/2016, chủ đầu tư đã thanh toán hơn 463,9 triệu USD, còn lại 48,8 triệu USD. Trong quá trình thực hiện dự án, do vấn đề nguồn vốn nên có việc chậm thanh toán cho nhà thầu.
Chủ đầu tư chấp nhận chịu phạt chậm thanh toán với số tiền đã được thống nhất tuy nhiên nhà thầu yêu cầu phải tính phạt thêm cả các mã hoá đơn hai bên đã kiểm tra xác nhận không đủ điều kiện thanh toán, cần bổ sung hoàn thiện.
Nhà thầu đề nghị chủ đầu tư thanh toán tiếp cho nhà thầu tuy nhiên chủ đầu tư yêu cầu giải quyết dứt điểm các tồn tại, tính toán số tiền còn lại của nhà thầu thì mới xem xét để thanh toán.
Đặc biệt, tổng giá trị hàng hoá, vật tư, máy móc được nhà thầu Hoàn Cầu kê khai và làm thủ tục hải quan là 326 triệu USD nhưng thực tế đến công trường lên tới 375,6 triệu USD. Như vậy, còn một bộ phận hàng hoá chưa được kê khai hải quan có giá trị 49,2 triệu USD…
Báo cáo nhấn mạnh nhà thầu Hoàn Cầu vẫn chưa bàn giao hồ sơ hoàn công dù cam kết chuyển cho Vinachem trước 15/11/2016. Để quyết toán hợp đồng EPC, Vinachem đã yêu cầu nhà thầu Hoàn Cầu cử cán bộ có liên quan sang Việt Nam để làm việc cùng với chủ đầu tư về vấn đề quyết toán A - B, bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Tuy nhiên, qua 4 lần gửi văn bản vào các ngày 11/8/2016, 5/10/2016, 13/2/2017, 15/3/2017 nhà thầu vẫn không thực hiện.
Áp dụng Điều 8 của Thông tư 09, Vinachem đã chỉ đạo Ban quản lý dự án tự quyết toán hợp đồng EPC để quyết toàn toàn bộ dự án hoàn thành. Ban quản lý Dự án Đạm Ninh Bình đến nay đã hoàn thành quyết toán dự án gửi bộ hồ sơ về Vinachem trong quý 1/2017.
Đến ngày 28/3/3017, Ban quản lý Dự án đã hoàn thành các nội dung quyết toán có ý kiến của kiểm toán độc lập cho một số gói thầu 1,3,4,6A,8A, 8B, 10,12… song do phía nhà thầu Trung Quốc không hợp tác nên việc quyết toán vẫn chưa thực hiện được.
“Dự án có khối lượng hồ sơ lớn, phức tạp, chứng từ thanh toán cho từng thiết bị hoặc hạng mục chia làm nhiều lần, nhiều nguồn vốn, nhà thầu EPC lại không thực hiện quyết toán hợp đồng EPC, trong đó quan trọng nhất là nhiệm vụ nhà thầu phải lập quyết toán A -B gây khó khăn rất lớn cho công tác quyết toán hợp đồng EPC”, văn bản nêu.
Nhân sự của Ban Quản lý dự án thời điểm nhận nhiệm vụ Vinachem giao là tháng 2/2017 có 5 cán bộ nhưng đến 20/3/2017 chỉ còn lại 4 người do một người thôi việc.
Đạm Ninh Bình được chấp thuận đầu tư từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư 667 triệu USD, công suất 560.000 tấn Ure. Vốn chủ sở hữu của Vinachem khi đó là 100 triệu USD và được phía Eximbank Trung Quốc đề nghị cho vay 250 triệu USD với lãi suất 4% một năm, với điều kiện ký kết hợp đồng với tổng thầu Trung Quốc.
Trước đó, Đạm Ninh Bình cũng có báo việc thua lỗ 1.078 tỷ đồng trong năm 2016, nâng tổng lỗ luỹ kế vượt 3.300 tỷ đồng kể từ khi đi vào vận hành từ năm 2012. Năm 2017, nếu dừng hoạt động nhà máy sẽ lỗ khoảng 1.200 tỷ đồng, còn nếu sản xuất số lỗ giảm xuống còn 250 tỷ đồng.
- BẠCH DƯƠNGTính đến 20/12/2016, chủ đầu tư Đạm Ninh Bình là Vinachem đã thanh toán cho HQC 463 triệu USD, số tiền còn lại chỉ là 48,8 triệu USD...
- BẠCH DƯƠNGChủ đầu tư nhận bàn giao quyền vận hành từ tháng 9/2012, nhưng đến nay chưa quyết toán được gói thầu EPC...
- BẠCH DƯƠNGTừ khi đi vào hoạt động đến hết tháng 6/2016, Đạm Ninh Bình đã lỗ tổng cộng gần 2.700 tỷ, còn nợ tính đến cuối 2015 là hơn 8.300 tỷ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét