-Nguyễn Đăng Quang-
Thảm
họa Formosaxẩy ra đã tròn 1 năm. Đây là thảm họamôi trường tồi tệ nhất trong lịch
sử nước ta,gây ra hậu quả vô cùng nặng nề,hàng chục năm nữa mớicó thể khắc phục
được!Trong tuần lễ qua, các phương tiện truyền thôngđã đăng tải nhiều bài đề cập
đến thảm họa này. Đây là dịp tốt để Chính phủ thấy rõ những vấn đề mà trước đây
chính phủ đã không thấy hoặckhông muốn thấy!
Đến
nay,như dân Nghệ Tĩnh nói, Formosa Vũng Áng chẳng thấylợiở đâu, nhưng hại thì
đã nhãn tiền! Nóđã hủy hoại nặng nề môi trườngbiển các tỉnh Bắc Trung bộ, không
chỉ hiện tại mà còn trong hàng chục năm tới! Nhưng nguy hiểm hơn, Formosacòn gây
ra mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội, không chỉ ở 5 tỉnh miền Trung mà cả
trên phạm vi toàn quốc!Nó chỉ phải bỏ ra 500 triệu USD gọi là tiền bồi thường để
rồi ung dung khoanh tay “tọa sơn quan hổ đấu”! Theo đánh giá của nhiều chuyên
gia, số tiền đền bù trên chỉ bằng 1% sốthiệt hại chúng gây ra cho môi trường và
nhân dân miền Trungmà thôi!
Việc chấp thuậncho Formosa vào Hà Tĩnh là
sai lầm chiến lược lớn của ĐCSVN! Hậu quả để lại là khôn lường, ít ra làtrong
70 năm nữa! Ba sai lầm sau đây về Formosa cấu thành sai lầm chiến lược của
ĐCSVN, tạo ra mâu thuẫn gay gắt, giống quả bom nhiệt hạch nổ chậm trong lòng xã
hội Việt Nam, kể từ sau Phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh 1930-1931!
1/. Chấp nhận hy sinh môi trường để đánh
đổi phát triển kinh tế:
Vấn
đề này, hiện nay mọi người đã thấy rõ, tuy có hơi muộn. Thủ tướng Chính phủ
đãnhận thức ra và hạ quyết tâm: “Kiên quyết
không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế!”.Như vậycòn là may,muộn còn
hơn không! Song ta đã phải trả một cái giá quá đắt!
Cách
đây trên dưới 10 năm, bất cứ nhà đầu tư ngoại quốc nào đệ trình một dự án mà“vẽ
ra” được viễn cảnh, khi dự án của họ đi vào hoạt động, sẽ mang lại lợi ích kinh
tế 1- 2 tỷ USD/năm cho Việt Nam, thì kế hoạch đầu tư của họ mau chóng được chấp
thuận và triển khai, mặc cho có cácý kiến phản biện không đồng tình! Chính
trong bối cảnh đónên Việt Nam mới hứng chịunhiều trái đắng về môi trường nhưDự
án Bauxite Tây Nguyên, Formosa Hà Tĩnh, 2 nhà máy giấyĐại Dương (Tiền Giang) và
Lee & Man(Hậu Giang), cùng hàng trăm nhà máy nhiệt điện lạc hậu như Vĩnh
Tân 1, Vĩnh Tân 2 ở Bình Thuận,v.v…Việc “rước” Formosa vào Hà Tĩnh và cấp phép
70 năm cho nó là một sai lầm ấu trĩ. Nay ta mới thực sự ngấm đòn!
2/. Chon sai đối tác đầu tư một cách mù quáng:
Nói
đến Formosa là nói đến hồ sơ đen đầy tai tiếng về môi trường. Tập đoàn Formosa
bị cả thế giới căm ghét và tẩy chay! Ngay cả đất mẹ Đài Loan cũng xa lánh nó, bởi
Formosa là kẻnguy hiểm xấu xa, đi đến đâu nó gây ra ô nhiễm môi trường đến đó!
Cả thế giới đều rõ điều này và ghẻ lạnh, lánh xa nó! Thế nhưng Việt Nam lại mời
bằng được, bất chấp mọi hậuquả, và cònưu ái cấp phép đến 70 năm cho nó, quả là
điều cực kỳkhó hiểu!
Hơn
nữa, Formosa chỉ là Tập đoàn Công nghiệp hóa chất, chuyên kinh doanh và sản xuất
đồ nhựa. Luyện thép là lĩnh vực xa lạ với tập đoàn này!Vậy tại sao lại mời nó
vào làm thép?
Hà
Tĩnh “rước” Formosa vào Vũng Áng là lừa dốinhân dân và chính phủ.Chính phủ chấp
thuận Formosa vào đầu tư là một sai lầm vô cùng ngây thơ và khó hiểu! Chọn
Formosa là chọn cái xấu, chọn kẻ ác, là rước họa vào thân! Đây là sai lầm tối
tăm vàvô cùng tai hại!
3/. Giao nhầm vị trí chiến lược của đất
nước cho kẻ thù:
Sai
lầm chiến lược nguy hiểmnhất, tiềm ẩn nguy cơ mất nước lớn nhất, chính là việc
giao cho Formosacả một vùng chiến lược trọng yếu về mặt An ninh-Quốc phòng.
Việc “rước” Formosa vào Hà Tĩnh và giao cho
nó 2 địa điểm chiến lược xung yếu về Quốc phòng- An ninh là Vũng Áng và cảng nước
sâu Sơn Dương là một sự khờ dại rất khó hiểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta,
vì nếu Trung Quốc “động binh”,2 địa điểm trên sẽ là 2 tử huyệt chết người, ngay
lập tức nó sẽ cắt đôi nước ta, cô lập 2 miền Nam-Bắc với nhau; quyền kiểm soát
đất nước sẽ nhanh chóng rơi vào tay quân thù! Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Tổng
Tham mưu trưởng QĐNDVN, hiện là Phó Chủ tịch Quốc hội, đã nhìn thấu vấn đề khi
ông tuyên bố hôm 11/7/2016 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “Vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài nhiều vấn đề,
trong đó có vấn đề Quốc phòng – An ninh!”.
Ngay sau thảm họa, hôm 21/4/2016, Đoàn
giám sát của Bộ NN&PTNT do ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ trưởng Vụ nuôi trồng
thủy sản, làm trưởng đoàn, bất lực vì bị chặn lại trước cổng Formosa! Ông Ly
nói: “Đoàn công tác không vào được Vũng Áng vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài.
Đoàn không có thẩm quyền và chức năng kiểm tra khu vực này!”. Vấn đề không chỉ ở
Vũng Áng, quan trọng hơn là ở cảng nước sâu Sơn Dương: Tầu thuyền Trung Quốc và
Đài Loan vào cập cảng, ta có kiểm soát được không? Hàng hóa họ chở đi cũng như
số lượng, chủng loạihàng hóa họ chở đến, ta có biếtvà kiểm đếm được hết không?Nhưng
điều sau đây: Tầu ngầm quân sự “lạ” vào neo đậu tại đây, ta có kiểm soát và
ngăn chặn được không?
Qua việc ta cho Trung Quốc vào khai thác
bauxite ở Tây Nguyên, vàviệc “rước” Formosa vào làm thépở Hà Tĩnh, cũng chẳng
khác nào câu chuyện truyền thuyết lịch sửcách đây trên 2200 năm!Năm 210 TCN,
vua An Dương Vương,do ưng đồ “thách cưới”,đã chấp thuậnTrọng Thủy lấy Mỵ Nương
rồi cho nó “ở rể” trong kinh thành Cổ Loa nước Âu Lạc!Việc giao Tây Nguyên (“mái
nhà Đông Dương”) và 2 địa bàn trọng yếu về chiến lược ở Hà Tĩnh làVũng Áng và cảng
nước sâu Sơn Dương cho các đối tác Trung Hoacũng giống như vuaAn Dương Vươngchấp
thuận cho Trọng Thủy“ở rể” trong kinh thành Cổ Loa để rồi nó đánh tráo nỏ thần,
sau đó đưa quân sang cướpnướcÂu Lạc của tanhư cách đây trên 2200 năm về trước!
Truyền
thuyết lịch sửthời vua Thục An Dương Vương đã răn dạy và cảnh báo hậu thếrõ nhưvậy
màcác “vua”tập thểngày nay lạiu mê đến độ“ma chỉ đường, quỷ dẫn lối”để phạm phải
sai lầm chiến lược tày đình trên đây! Sai lầm thông thường đã là tai hại và
nguy hiểm, sai lầm chiến lược còn tai hại và nguy hiểm gấp bội phần, thậm chí
nó còn dẫn đến nguy cơ mất nước! Các vịhãy tỉnh lại đi và dũng cảm dừng lại trước
khi quá muộn!
Khi
thảm họa xảy ra, nhiều chuyên gia cho đây là cơ hộithuận lợi và hợp lý để chính
phủ sửa sai: Thay vì nhận bồi thường, chính phủ phải khởi tố hính sự và tuyên phạt
thật nặng Formosa (từ20-30 tỷ USD để làm sạch môi trường), đồng thời tuyên bốvĩnh
viễn đóng cửa và tống xuất Formosa khỏi Việt Nam! Đây là thượng sách và là giải
pháp tối ưu xét về tổng thể các mặt: Kinh tế, Xã hội, Môi trường, Chính trị, Quốc
phòng, An ninh, và nhất là ổn định lòng dân!Đóng cửa vĩnh viễn Formosa là bứng được ngòi của quả bom nhiệt hạch nổ
chậm trong lòng xã hội Việt Nam vậy!Nhưng rất tiếc,Chính phủ đã không
làm thế! Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ tuyên bố chiến thuật: “Sẽ đóng cửa
Formosa nếu tái phạm!”. Còn Bộ TN&MT chỉ đưa ra điều kiện lỏng lẻo: “Khi
nào Formosa khắc phục xong 53 lỗi vi phạm mới được phép hoạt động trở lại!”
Ngày
6/4/2017 vừa qua, sau đúng 1 năm thảm họa, Bộ TN-MT và UBND tỉnh Hà Tĩnh hồ hởi
công bố Formosa đã khắc phục được 52/53 lỗi, chỉ còn lại 1 lỗi duy nhất mà thôi!
Báo Hà Tĩnh, cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Tĩnh,còn hớn hở giật
tít: “Formosa đã khắc phục 52/53 lỗi,
đủ điều kiện vận hành lò cao số 1”. Thưa mấy ông lãnh đạo Hà Tĩnh: Cái
lỗi còn lại chưa khắc phục được mới là cái lỗi lớn nhất, là cái lỗi chủ yếu dẫn
đến thảm họa 1 năm trước!Formosa đã gian dối tự động chuyển đổi công nghệ từ dập
cốc khô sang dập cốc ướt! Đây chính là
nguyên nhân chủ yếu gây hủy hoại môi trường! Lẽ ra khi Formosa áp dụng công nghệ
dập cốc ướt gâytàn phá môi trường như vậy, Bộ TN-MT phảikhởi tố hình sự và phạt
thật nặng Formosa vì đã gian dối, làm trái cam kết nên dẫn đến thảm họa cá chết,
biển chết, môi trường chết!Nhiều chuyên gia cho rằng lỗi hủy diệt môi trường
như Formosa gây ra, các nước có thể phạt tới hàng chục tỷ USD! Nhưng ở Việt
Nam, trước thiệt hại to lớn như vậy, Formosa chỉ phải bồi thường có 500 triệu
USD, một cái giá quá bèo bọt! Chính khoản tiền 500 triệu USD này làm nảy sinh
nhiều mâu thuẫn và bất đồng giữa người dân và chính quyền!Xin trở lại nói về
cái lỗi 53, chính Formosa thú nhậnlà phải hơn 2 năm nữa, đến tháng 6/2019, nó mới
khắc phụcxong lỗi này!Vậy cớ sao các ông đã vội dọn đường, chuẩn bị dư luận cho
Formosa sớm vậy, và để nhằm mục đích gì đây?
Để kết thúc bài này, người viết muốn nhắc
lại điều sau đây: Formosa Hà Tĩnh giống như quả bom nhiệt hạch nổ chậm treo lơ
lửng trên đầu nhân dân 5 tỉnh miền Trung. Tháo ngòi của quả bom nổ chậm này chỉ
có thể là Chính phủ và cũng là trách nhiệm của Chính phủ!Nếu Chính phủ cứ tiếp
tục ưu ái, bênh vựcvô lối,không tìm cách đóng cửa vĩnh viễn Formosa, ngược lại
coi việc người dân thể hiện sự bất bình và chống đối Formosa là do bị các thế lực
thù địch, phản động xúi dục, kích động với mục đích chống Đảng và Nhà nước để rồi
trừng phạt họ thay vì trừng phạt Formosa, thì việc nàychẳng khác nào kích ngòi
cho quả bom nhiệt hạch Formosa sớm phát nổ! Và khi quả bom này phát nổ, ngoài kẻ
thù chung của đất nước, chẳng có ai hưởng lợi, màchỉ có
nhân dân là người gánh chịu hậu quả khôn lường mà thôi!
Hà Nội,
ngày 13/4/2017.
N.Đ.Q.
Xuất hiện cá chết dạt vào bãi biển Hà Tĩnh
Các lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương kiểm tra, xác minh nguyên nhân khiến cá biển chết trôi dạt vào khu vực bãi biển, thuộc thôn Hải Phong 2, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Chiều 13.4, ông Phạm Văn Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho biết, đơn vị này phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Phòng cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Hà Tĩnh) và Viện Công nghệ Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường), xuống lấy mẫu xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân cá chết trôi dạt vào bãi biển vào sáng cùng ngày.
TIN LIÊN QUAN
Cá chết hàng loạt trên sông Trầu do vi khuẩn Aeromonas sobria
Bước đầu cơ quan chức năng xác định tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Trầu, đoạn qua thôn Phú Quý 3 (xã Tam Mỹ Đông, H.Núi Thành, Quảng Nam) do vi khuẩn Aeromonas sobriagây ra.
Theo ông Hùng, sáng 13.4, đơn vị nhận được tin báo của người dân, dọc bờ biển thôn Hải Phong 2, xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) xuất hiện xác cá biển chết rải rác bị sóng đánh dạt trôi vào bờ. Số cá chết được người dân thu gom lại với trọng lượng hơn 80 kg, chủ yếu là cá chang.
“Theo phản ánh của người dân xã Kỳ Lợi, cá dạt vào bờ chủ yếu là cá chang, chết cách đây khoảng hơn 10 ngày vì cá đã thối rữa. Người dân cũng cho biết loại cá này sinh sống ở ngoài khơi xa, có thể tàu thuyền nào đó đánh mìn thu bắt không hết nên bị sóng đánh trôi dạt vào bờ”, ông Hùng nói.
Phạm Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét